Thứ Bảy, ngày 12 tháng 7 năm 2025

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Câu 118: Hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật về thuế?.

Trả lời: Căn cứ điều 103 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì những hành vi sau đây được coi là vi phạm pháp luật thuế:

1. Vi phạm các thủ tục thuế.

2. Chậm nộp tiền thuế.

3. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.

4. Trốn thuế, gian lận thuế.

Câu 119. Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế?

Trả lời: Điều 104 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. 3. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện. 4. Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. 5. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp. 6. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. 7. Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.

Câu 120: Hành vi nào được coi là vi phạm về thủ tục thuế?

Trả lời: Theo quy định tại điều 105 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì những hành vi sau bị coi là vi phạm thủ tục thuế :

a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế sau ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế;

b) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế nêu trên;

c) Nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật hải quan. Ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan là ngày thứ 30 kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;

d) Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định;

đ) Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

e) Vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Câu 121. Hành vi nào bị xử phạt chậm nộp tiền thuế?

Trả lời: Căn cứ điều 106 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì các hành vi sau bị xử phạt chậm nộp tiền thuế:

1. Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.

2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại điểm 1 nêu trên.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra mà đối tượng nộp thuế tự phát hiện ra những sai sót ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì cũng bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại tại điểm 1 nêu trên.

Câu 122. Số tiền xử phạt do chậm nộp tiền thuế được tính và thực hiện như thế nào?

Trả lời: Điều 106 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

1. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt 0,05% mỗi ngày chậm nộp tính trên số tiền thuế chậm nộp .

Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.

2. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.

Câu 123. Hành vi nào bị coi là hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn? Mức xử phạt là bao nhiêu?

Trả lời: Căn cứ điều 107 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì những hành vi sau được coi là hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:

1. Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.

2. Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn còn bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và phạt tiền thuế chậm nộp trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn.

Câu 124. Hành vi nào bị coi là trốn thuế, gian lận thuế? Mức xử phạt đối với những hành vi này?

Trả lời: Theo điều 108 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì những hành vi sau là hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 5 Điều 32, hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế nêu trên; 2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; 3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán; 4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; 5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; 6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; 7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế; 9. Sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế.

Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trên đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.

Câu 125: Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế?

Trả lời: Theo điều 109 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế được quy định như sau:

1. Đối với hành vi vi phạm các thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo quy định của Luật này và Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với hành vi: Chậm nộp tiền thuế; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; Trốn thuế, gian lận thuế thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.

Câu 126: Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế được quy định như thế nào?

Trả lời: Căn cứ điều 110 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì:

1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; hành vi chậm nộp tiền thuế; hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.

Câu 127: Nếu quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì có bị xử phạt nữa không?

Trả lời: Điều 110 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

“Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào Ngân sách nhà nước”.

Câu 128: Trường hợp nào được miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế?

Trả lời: Điều 111 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

1. Người bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác.

2. Không miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Câu 129: Trường hợp cơ quan quản lý thuế thực hiện không đúng theo quy định của Luật quản lý thuế gây thiệt hại cho người nộp thuế thì xử lý như thế nào?

Trả lời: Điều 112 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện không đúng theo quy định của Luật quản lý thuế gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Pháp luật.

2. Trường hợp ấn định thuế, hoàn thuế sai do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp ra quyết định hoàn thuế chậm hơn so với thời hạn quy định do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi theo quy định của Chính phủ.

Câu 130: Đối với công chức quản lý thuế vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Điều 113 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

1. Công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.

2. Công chức quản lý thuế thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định của Pháp luật về thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.

3. Công chức quản lý thuế lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

4. Công chức quản lý thuế lợi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt theo quy định của Pháp luật.

Câu 131: Trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của Ngân sách Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Căn cứ điểm 1, điều 114 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì:

Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của Ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì tùy theo từng trường hợp cụ thể xử lý như sau:

a) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không bị xử phạt trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của Ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp;

b) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác bị xử lý vi phạm trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp nhưng ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp của người nộp thuế thì ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng đó bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của Ngân sách nhà nước.

Câu 132: Trong trường hợp nào thì người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế nộp thay cho người nộp thuế được bảo lãnh?

Trả lời: Căn cứ điểm 2, điều 114 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì:

“Trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế vào tài khoản của Ngân sách nhà nước hoặc vi phạm pháp luật về thuế thì người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế được bảo lãnh đó”.

Câu 133: Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân có liên quan như thế nào?

Trả lời: Điều 115 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Luật quản lý thuế nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

Thông báo