Nam;
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy khóa VIII;
Căn cứ Hướng dẫn số 13-HD/BTCTW, ngày 22 tháng 11 năm 2002 của Ban Tổ chức Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Tỉnh, Thành ủy và các quy định của Trung ương về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ;
Căn cứ Quyết định số 473-QĐNS/TU ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Ban Thường vụ Thành ủy về hợp nhất Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Thành ủy thành Ban Tổ chức Thành ủy;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Thành ủy.
BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.Chức năng của Ban Tổ chức Thành ủy:
Ban Tổ chức Thành ủy là cơ quan tham mưu của Thành ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tổ chức - cán bộ, chính sách cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị thành phố; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của thành phố.
Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Tổ chức Thành ủy:
1/ Nghiên cứu đề xuất :
1.1- Nghiên cứu đề xuất với Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy (dưới đây gọi tắt là Thành ủy) cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và các giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ.
1.2- Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các nghị quyết, chỉ thị, quyết định. . . của Thành ủy về các mặt công tác nêu trên theo chỉ đạo của Thành ủy.
1.3- Tham mưu cho Thành ủy về công tác quản lý cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ diện Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy quản lý; quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ trẻ của thành phố và công tác cán bộ nữ.
1.4- Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy.
1.5- Tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy xét tặng Huy hiệu Đảng và khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên theo quy định của Trung ương.
1.6- Tham mưu cho Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy kết luận đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện Thành ủy quản lý có vấn đề cần xem xét về chính trị; xử lý và bố trí sử dụng những trường hợp cán bộ, đảng viên thuộc diện Thành ủy quản lý có vấn đề về chính trị; xem xét việc kết nạp người vào Đảng mà bản thân hoặc gia đình có vấn đề về lịch sử chính trị; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề chính trị của cán bộ diện Thành ủy quản lý.
2/ Thẩm định :
- Thẩm định các đề án về tổ chức bộ máy, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ do tổ chức đảng cấp dưới đề xuất trình Thành ủy.
- Thẩm định và trình Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy nhân sự dự kiến đề bạt, bổ nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Thẩm định tiêu chuẩn chính trị cán bộ, đảng viên phục vụ cho công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý và thẩm định tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên thuộc diện quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở quản lý khi có yêu cầu.
3/ Hướng dẫn - kiểm tra :
3.1- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các ban Thành ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng và các cấp ủy trực thuộc Thành ủy triển khai thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng và của Thành ủy về công tác tổ chức, cán bộ, chính sách cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và việc thi hành Điều lệ Đảng trong Đảng bộ thành phố.
3.2- Hướng dẫn các cấp ủy trực thuộc Thành ủy về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý hồ sơ cán bộ diện Thành ủy quản lý và hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ; thống kê cơ bản về tổ chức đảng, cán bộ và đảng viên. Thực hiện nghiệp vụ công tác đảng viên theo quy định.
3.3- Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các cơ quan chính quyền của thành phố trong việc thể chế hóa các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, bảo vệ chính trị nội bộ.
4/ Phối hợp với các ban Thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các đảng ủy trực thuộc Thành ủy trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.
5/ Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ Thành ủy ủy quyền:
5.1- Công tác cán bộ :
- Thông báo bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ giữ chức danh cấp phó diện Thành ủy quản lý ở khối chính quyền.
- Thông báo ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về giới thiệu nhân sự ứng cử giữ chức vụ ủy viên ban thường vụ quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở.
- Quyết định về công tác cán bộ đối với cán bộ chuyên trách công tác đảng, đoàn thể (không thuộc diện Thành ủy quản lý) tại các đảng ủy cấp trên cơ sở, đảng ủy cơ sở trực thuộc Thành ủy; quyết định bổ nhiệm ngạch lương, nâng lương ngạch chuyên viên chính cho cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể.
- Quyết định tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng - đoàn thể thành phố. Kiểm tra việc tuyển dụng, công nhận, bố trí, đào tạo và thực hiện chính sách đối với cán bộ diện quy hoạch dài hạn.
- Quyết định việc đi công tác, học tập, trị bệnh, tham quan, giải quyết việc riêng ở nước ngoài và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Thành ủy.
- Quản lý tổ chức bộ máy và biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp thành phố, quận - huyện và tương đương:
5.2- Công tác tổ chức cơ sở đảng, đảng viên :
- Ký Quyết định việc chuyển giao, sáp nhập tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Trung ương và chủ trương sắp xếp tổ chức của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy. Thông báo ý kiến đối với những trường hợp phải điều động quá 1/3 số cấp ủy viên cơ sở do đại hội đã bầu.
- Giải quyết các vấn đề về đảng tịch.
- Xét và thông báo ý kiến về kết nạp đảng viên đối với những trường hợp phải xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy theo quy định của Trung ương.
5.3- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ:
- Thẩm tra, xác minh cán bộ, đảng viên thuộc diện Thành ủy quản lý có vấn đề cần xem xét về chính trị, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét kết luận.
- Tham gia ý kiến với Ban thường vụ quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở kết luận đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện cấp ủy cơ sở quản lý và diện quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở quản lý có vấn đề về chính trị hiện nay hoặc có vấn đề về lịch sử chính trị đến mức phải xử lý.
- Giải quyết hoặc phối hợp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề chính trị của cán bộ, đảng viên không thuộc diện Thành ủy quản lý.
6/ Trưởng ban Tổ chức Thành ủy được cử cán bộ dự các cuộc họp bàn về công tác xây dựng Đảng, về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của các quận ủy, huyện ủy, các ban Đảng, ban cán sự, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Thành ủy.
Điều 3. Tổ chức bộ máy:
1/ Lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy :
Có Trưởng ban và các Phó trưởng ban (trong đó có 1 Phó trưởng ban là Giám đốc Sở Nội vụ kiêm nhiệm) do Ban Thường vụ Thành ủy quyết định bổ nhiệm.
2/ Cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức Thành ủy: Trưởng ban Tổ chức Thành ủy căn cứ chức năng, nhiệm vụ và biên chế được duyệt để quyết định sắp xếp, tổ chức các phòng trực thuộc Ban cho phù hợp, hoạt động có hiệu quả.
3/ Về biên chế:
Căn cứ nhiệm vụ được giao, Ban Tổ chức Thành ủy trình Ban Thường vụ Thành ủy quyết định biên chế của Ban.
Điều 4. Chế độ làm việc:
Ban Tổ chức Thành ủy làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với chế độ tập thể lãnh đạo nhằm phát huy trí tuệ và trách nhiệm của các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Thành ủy về mọi hoạt động của Ban. Các phó trưởng ban giúp Trưởng ban chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác theo sự phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phần việc được phân công.
Điều 5. Quan hệ công tác của Ban Tổ chức Thành ủy :
1/ Ban Tổ chức Thành ủy chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy về những nhiệm vụ được giao; được thông tin về tình hình, chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, trước hết là những nội dung có liên quan đến công tác xây dựng đảng về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.
2/ Ban Tổ chức Thành ủy chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tổ chức Trung ương. Báo cáo Ban Tổ chức Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng theo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu.
3/ Quan hệ giữa Ban Tổ chức Thành ủy với các ban Thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn và các cấp ủy trực thuộc Thành ủy là mối quan hệ phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi đơn vị để tham mưu cho Thành ủy về công tác xây dựng Đảng, tổ chức, cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ.
4/ Quan hệ giữa Ban Tổ chức Thành ủy với Sở Nội vụ thành phố là mối quan hệ phối hợp trong công tác quản lý, nghiên cứu, xem xét đánh giá về tổ chức, cán bộ, chính sách cán bộ ở khu vực chính quyền thuộc diện Thành ủy quản lý.
Điều 6: Điều khoản thi hành :
1/ Căn cứ quyết định này, Ban Tổ chức Thành ủy ban hành quy chế làm việc, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, tổ công tác và các chức danh chủ chốt của Ban; quy định cụ thế chế độ công tác, chế độ trách nhiệm, phân công lĩnh vực phụ trách và các mối quan hệ làm việc của Ban.
2/ Các ban Thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cấp ủy trực thuộc Thành ủy có trách nhiệm cùng với Ban Tổ chức Thành ủy thực hiện quyết định này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề mới cần kịp thời báo cáo, đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy để bổ sung cho phù hợp.
3/ Chánh Văn phòng Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ Thành ủy kiểm tra việc thực hiện quyết định này.
Quyết định này thay cho Quyết định trước đây và có hiệu lực kể từ ngày ký.
| T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
(Đã ký)
Nguyễn Văn Đua |