Đồng thời, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tham gia tích cực bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố định hướng các cơ quan báo chí thành phố, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố, Đài Truyền hình Thành phố trong việc tăng cường thời lượng, dung lượng đưa tin, bài, phóng sự phản ánh về công tác bảo vệ và phát triển rừng; phát hiện, nêu gương điển hình cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng… kiên quyết đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
Hệ thống tuyên giáo thành phố đã tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã. Công tác tuyên truyền được tập trung phổ biến dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Thực hiện tờ bướm, băng rôn, áp phích tuyên truyền; tổ chức hội thi tìm hiểu Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai; tổ chức phát thanh lưu động tại khu dân cư; tham gia vận động người dân ký cam kết bảo vệ rừng, không mua bán, kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã; vận động cán bộ ngành tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên đẩy mạnh tuyên truyền trên internet, mạng xã hội…
Là địa phương có diện tích rừng lớn của thành phố, thời gian qua huyện Cần Giờ đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên tuyền truyền như: Tổ chức hội nghị tuyên truyền môi trường; tổ chức hội thi tìm hiểu về nghiệp vụ bảo vệ rừng, rừng ngập mặn dành cho các hộ dân giữ rừng; vận động đảng viên, viên chức, hộ giữ rừng, hộ sản xuất dưới tán rừng không xả rác sinh hoạt ra sông rạch, gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường”; vận động đảng viên, viên chức, hộ giữ rừng thu gom phế liệu, rác thải nhựa trên sông, rạch trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng; thực hiện hiệu quả mô hình “Giảm sử dụng túi ny lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” tại Điểm du lịch sinh thái Dần Xây; thành lập 25 Câu lạc bộ “Em yêu thiên nhiên” trong các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè với hơn 1.095 học sinh tham gia góp phần lan tỏa kiến thức đến tất cả học sinh trên địa bàn, khuyến khích những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường sống… Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học.
Song song với công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp được thực hiện quyết liệt; các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố đã chủ động nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng… từ đó tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép từng bước được ngăn chặn. Trong thời gian quan, trên địa bàn thành phố không xảy ra điểm nóng về phá rừng, không xảy ra cháy rừng lớn; việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp chặt chẽ và hiệu quả.
Qua hơn 5 năm Chỉ thị số 13-CT/TW của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thành ủy về tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố, hệ thống tuyên giáo phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc tham gia trồng, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng. Công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng; ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được đổi mới và đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học. Hình thức tuyên truyền ngày càng phong phú và đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương; qua đó đã phát huy tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện và tuyên truyền, vận động gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Du khách câu cá tại Khu du lịch Vàm Sát, Cần Giờ, TPHCM. (Ảnh: TTBC TPHCM)Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, đổi mới phương pháp tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo các cấp theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng được tuyên truyền, đặc điểm từng địa phương; trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung trọng tâm như sau:
Một là, đẩy mạnh truyên truyền Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”; tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của rừng, xác định rừng là tài nguyên, nguồn lực to lớn của đất nước; là tư liệu sản xuất quan trọng, có khả năng tái tạo, yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, quốc phòng, an ninh; là không gian sinh tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa gắn với đời sống, sinh hoạt của các cộng đồng dân cư, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo vệ, phát triển rừng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Hai là, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng trong việc phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng; phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng. Chú trọng triển khai đồng bộ và hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định dân cư, nhất là khu vực biên giới, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Ba là, tuyên truyền nêu bật những tác động tiêu cực của việc suy giảm chất lượng rừng, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước; tác động của rừng đến vấn đề ứng phó với biển đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; những khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Bốn là, tuyên truyền về việc thực hiện các giải pháp trọng tâm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Thực hiện nghiêm quy định rừng tự nhiên chỉ được chuyển mục đích sử dụng để phục vụ quốc phòng, an ninh, dự án quan trọng quốc gia và dự án cấp thiết khác; nghiên cứu tăng cường chế tài, đơn giản thủ tục tố tụng để xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, nhất là hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật; bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng; có chính sách đặc thù để thu hút cán bộ làm công tác lâm nghiệp; tập trung giải quyết đất ở, đất sản xuất, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất được giao của đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.
Năm là, tiếp tục tăng cường công tác quảng bá giới thiệu nhiều tour du lịch, tuyến du lịch đặc trưng đến các công ty lữ hành, các trường học trên thành phố và phấn đấu đưa thương hiệu rừng ngập mặn Cần Giờ - Khu Dự trữ sinh quyển thế giới trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái đặc trưng thu hút được nhiều khách tham quan. Đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển du lịch sinh thái dựa trên tài nguyên thiên nhiên phong phú sẵn có để tạo việc làm và thu nhập cho người dân giữ rừng. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân thành phố trong việc chung tay bảo vệ rừng bằng các việc làm cụ thể như: Giữ vệ sinh môi trường khi tham quan, du lịch dã ngoại tại các điểm có rừng; tích cực tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng; không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
Trên địa bàn TPHCM hiện có 35.823 ha rừng (chiếm trên 17,09% diện tích tự nhiên), phân bố trên địa bàn 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ; trong đó, rừng đặc dụng 29,92 ha; rừng phòng hộ 35.250,16 ha; rừng sản xuất 542,92 ha; độ che phủ của rừng là 15,93%; toàn bộ diện tích rừng được giao cho các đơn vị nhà nước làm chủ rừng.