Tham dự hội nghị có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương; Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa, văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thọ Truyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT TP; Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT TP;…
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thọ Truyền cho rằng, trong năm 2023, Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT đã tổ chức được một số hoạt động tập huấn, có nhiều chương trình truyền thông trên truyền hình, phát thanh, tuy nhiên vẫn còn ít bài viết mang tính phản biện.
Hội nghị tập huấn do Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT được chuyển tải 2 nội dung gắn với VHNT giúp TP phát triển VHNT trên địa bàn, đó là chuyên đề xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Hiện các địa phương đã chủ động thực hiện, tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ trong nội dung xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh và TP sẽ tiếp tục trao đổi để xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương báo cáo chuyên đề tại hội nghị Đồng thời, các đại biểu cũng được nghe một số nội dung trọng tâm về công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn mới. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Nguyễn Thọ Truyền mong muốn qua buổi tập huấn, các đại biểu có thêm nhiều chất liệu, có nhìn nhận, đánh giá, tiếp thu vận dụng kiến thức, tham gia viết bài đánh giá phản ánh, định hướng dư luận trong công tác phê bình lý luận VHNT của TP.
Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã thông tin với các đại biểu chuyên đề về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở TPHCM. Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, TPHCM có vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật cả nước. Khái niệm không gian văn hóa Hồ Chí Minh gồm không gian vật thể và phi vật thể, hay nói cách khác là không gian tự nhiên, vật chất và không gian tư tưởng, tình cảm về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động, xúc động, thiêng liêng, gần gũi ở TP.
“Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là dành tình cảm, trí tuệ, một phần nguồn lực cần thiết để chấn hưng văn hóa, xây dựng con người TP mang tên Bác toàn diện, tiêu biểu, gương mẫu, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- văn hóa, quốc phòng-an ninh và công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị, nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025” - đồng chí Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.
Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ cũng cho rằng, không gian văn hóa Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh, kết nối với các địa phương, đơn vị bên ngoài TP. Trong đó, cần tập trung xây dựng VHNT TPHCM tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bản sắc địa phương; Phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng con người TP theo tinh thần nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị (khóa X).
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội nghị Chia sẻ về một số nội dung trọng tâm về công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn mới theo tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, đồng chí Nguyễn Minh Nhựt nêu một số định hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó là, tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức, trác nhiệm, năng lực của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của văn hóa và con ngườ trong phát triển vền vững đất nước, xác định phát triển văn hóa và xây dựng con người là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị.
Đồng thời, tập trung trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia dình Việt Nam trong thời kỳ mới; Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển văn hóa, văn nghệ; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; Chủ động, hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa, văn nghệ; Phát triển nguồn lực trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa, văn nghệ;…