Quang cảnh tọa đàm(Thanhuytphcm.vn) – Chiều 16/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức Tọa đàm “50 năm Văn học, nghệ thuật TPHCM - Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”.
Dự tọa đàm có các đồng chí: Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Thân Thị Thư, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM; Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thọ Truyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM;…
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, đồng chí Lê Hồng Sơn cho biết, Tọa đàm “50 năm Văn học, nghệ thuật TPHCM - Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai” với mục đích tiếp tục trao đổi, lắng nghe các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ góp ý, đề xuất các giải pháp phát huy hiệu quả việc xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật TP trong thời gian tới. Sau tọa đàm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP sẽ tổng hợp các nội dung, kết quả của tọa đàm từ đó đề xuất Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trong xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật TP trong thời kỳ mới.
Thay mặt Ban tổ chức tọa đàm, đồng chí Lê Hồng Sơn nêu một số gợi ý, để các đại biểu, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, văn nghệ sĩ, quan tâm tập trung trao đổi, thảo luận. Trong đó, tập trung các nội dung về thành tựu đạt được của văn học, nghệ thuật TP sau 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những vấn đề thực tiễn và phương hướng trong những năm tới; kết quả xây dựng và phát triển các hội văn học, nghệ thuật TP; giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường nguồn lực xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật; giải pháp gắn kết giữa phát triển văn học, nghệ thuật với ngành du lịch, dịch vụ, hình thành các chương trình, sản phẩm văn hóa, du lịch xứng tầm, mang nét đặc trưng của TPHCM; giải pháp xây dựng công nghiệp văn hóa tại TPHCM; giải pháp quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao.
Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại tọa đàmBên cạnh đó, cần làm rõ các nội dung như: Tác động của phát triển công nghệ thông tin, mạng xã hội đến hoạt động văn hóa, nghệ thuật; vai trò các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông TP và các nền tảng mạng xã hội tham gia tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, văn hoá, con người Việt Nam, con người TP đến với bạn bè quốc tế, trên không gian mạng; giải pháp bảo tồn, phát huy các loại hình văn học, nghệ thuật truyền thống, đặc trưng của TP; giới thiệu, xuất bản tác phẩm văn học, nghệ thuật trong nước ra nước ngoài; hợp tác công - tư trong xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ văn học, nghệ thuật TP; xu hướng phát triển của từng lĩnh vực nghệ thuật và định hướng phát triển.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM Lê Hồng Sơn phát biểu đề dẫn tọa đàm“Ban Tổ chức mong các đại biểu tham gia phát biểu trao đổi những vấn đề thực tiễn, góp ý, đề xuất thêm những giải pháp đối với việc xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật TP trong thời gian tới phù hợp với tình hình phát triển xã hội trong bối cảnh nền công nghiệp phát triển vượt bậc có tác động lớn đến văn học, nghệ thuật. Những ý kiến thảo luận, hiến kế của các đại biểu sẽ là những chất liệu quan trọng để Ban tổ chức nhận định, đánh giá và tham mưu cho lãnh đạo định hướng hoạt động văn học, nghệ thuật trong thời gian tới” - đồng chí Lê Hồng Sơn nêu.
Ban tổ chức tọa đàm đã nhận được 86 tham luận, qua thẩm định đã thống nhất chọn 65 tham luận để biên tập kỷ yếu. Nội dung các tham luận là mỗi góc nhìn khác nhau đối với các nhóm chủ đề về thành tựu đạt được và giải pháp xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật TP sau 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.