Tham gia cùng đoàn có các ĐBQH gồm: Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM; Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM…
Tiếp đoàn có Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường.
Kiến nghị xử phạt hành vi gây ồn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có phát sinh tiếng ồn không liên tục
Tại buổi giám sát, đại diện UBND TP kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ; Ban hành Luật Khu công nghiệp trong đó có các quy định về hoạt động BVMT, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn và cộng sinh trong Khu công nghiệp.
Đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, UBND TP kiến nghị sớm ban hành các quy định chi tiết về việc thực hiện cộng sinh công nghiệp, tái sử dụng nước thải sau xử lý; hướng dẫn chuyển đổi mô hình KCN truyền thống sau KCN sinh thái. Đồng thời, xem xét đối với hành vi vi phạm “Không có giấy phép môi trường theo quy định”: chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không áp dụng hình thức phạt bổ sung là “đình chỉ hoạt động có thời hạn” trong trường hợp doanh nghiệp chủ động nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường và các nguồn phát sinh khí thải, nước thải phải xử lý trước khi xả ra môi trường có công trình xử lý đảm bảo yêu cầu về BVMT; xem xét bổ sung độ ồn nền tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT.
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ ban hành quy định việc xử phạt hành vi gây ồn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có phát sinh tiếng ồn không liên tục và quy định hình thức xử phạt thông qua các hình ảnh thu thập được đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định.
Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm rõ thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trong việc quy định các nhóm chất thải sau phân loại phù hợp với hạ tầng kỹ thuật BVMT, công nghệ xử lý chất thải của địa phương; đồng thời, bổ sung quy định, cơ chế trong Nghị định sửa đổi để khuyến khích hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc phân loại nhóm chất thải thực phẩm và chất thải sinh hoạt khác; tiếp tục chia sẻ các dữ liệu quan trắc môi trường không khí chung; Hỗ trợ các địa phương trong nâng cao năng lực quản lý chất lượng môi trường không khí, tạo điều kiện để các địa phương chia sẻ, học hỏi các mô hình hiệu quả về kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất lượng môi trường không khí tại các địa phương trong và ngoài nước…
Tăng cường thực hiện công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn
Tại buổi giám sát, các đại biểu cho rằng, cần tăng cường thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó cần lưu ý cập nhật, điều chỉnh các quy định pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và thực trạng môi trường trong điều kiện ngày càng nhiều tình huống phát sinh mới; cần có những chính sách pháp luật cụ thể cho các ngành, lĩnh vực đặc thù. Đồng thời, cần cấp rõ ràng về cơ chế quản lý giữa các cấp chính quyền. Bên cạnh đó, tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng trong hoạt động BVMT; duy trì và nhân rộng mô hình, công trình, cách làm hay có hiệu quả như các tổ tự quản, các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện tham gia vào công tác BVMT tại cơ sở.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại buổi giám sát ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng, HĐND TP cần ban hành Nghị quyết về công tác BVMT; tăng cường hoạt định khen thưởng người tham gia BVMT; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức các em học sinh trên địa bàn TP về công tác BVMT. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bảo vệ tiếng ồn; quan tâm đến nguồn nước của TP; phân loại rác tại nguồn; quét rác bằng xe cơ giới…
ĐBQH Trần Kim Yến cho rằng, cần rà soát, tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải có phát sinh khí thải trên địa bàn, làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện; quan tâm đến công tác quan trắc, giám sát thường xuyên các chỉ tiêu tài nguyên môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, chất thải rắn, môi trường sinh thái và tiếng ồn.
ĐBQH Trần Kim Yến phát biểu tại buổi giám sátBên cạnh đó, tăng cường tổ chức thực hiện công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn; Triển khai giá dịch vụ thu gom - vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định hiện hành…
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ cho rằng, TP cần áp dụng công nghệ trong quản lý và giám sát trực tuyến để theo dõi việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn…
ĐBQH Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại buổi giám sát Bên cạnh đó, cần quan tâm rà soát di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ở khu dân cư; Tăng cường hiệu quả các ứng dụng, kênh thông tin để người dân có thể phản ánh kịp thời tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cần khuyến khích tái chế và tái sử dụng các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm nhựa, khó phân hủy.
Một số đại biểu cho rằng, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và năng cao nhận thức về BVMT trong cộng đồng dân cư, khuyến khích tham gia BVMT của cộng đồng; Có cơ chế giám sát độc lập, minh bạch để đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng, công khai thông tin kết quả giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong công tác BVMT.
Đồng chí Bùi Xuân Cường phát biểu tại buổi giám sátBên cạnh đó, triển khai công tác quét dọn vệ sinh, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quận, huyện; Hoàn thiện hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt với phương tiện chuyên dụng, hiện đại nhằm thực hiện việc thu gom kịp thời, hiệu quả, hoàn thiện hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt ngay từ đầu để giảm thiểu chi phí xử lý và tối ưu hóa việc tái chế…
Kết luận tại buổi giám sát, ĐBQH Hà Phước Thắng ghi nhận và đánh giá cao UBND TP, các sở, ngành, đơn vị của TP và UBND quận,huyện: Cần Giờ, Bình Chánh, 8, 12; Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TPHCM đã triển khai việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn TPHCM từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2024.
Đồng thời, mong muốn TP đề xuất các kiến nghị, giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn TPHCM.
Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường trên 75,8 tỷ đồng
Từ năm 2022 đến năm 2024, qua công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường, Công an TP ghi nhận tình trạng xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật của nhiều cá nhân, tổ chức, khu công nghiệp, khu dân cư… gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nguồn nước trong khu dân cư và trên các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn TP… Từ kết quả công tác nắm tình hình, Công an TP đã phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và kiểm tra 2159 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BVMT trên địa bàn TP. Qua đó đã tham mưu cho Thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền ban hành 1915 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với trên 75,8 tỷ đồng; chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp khởi tố 5 vụ 7 bị can tội “Gây ô nhiễm môi trường” nghiêm trọng trên địa bàn TP…