Chủ Nhật, ngày 11 tháng 5 năm 2025

Giải pháp gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ dân sinh

Các đại biểu tham dự hội thảo

(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 22/4, Sở Công thương TPHCM tổ chức Hội thảo “Hệ thống chợ dân sinh tại TPHCM – Nhìn về tương lai”.

Hội thảo nhằm thông tin, báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 của Đề án về đề xuất mô hình thí điểm chợ dân sinh và chiến lược, giải pháp phát triển hệ thống chợ dân sinh TPHCM giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn đến năm 2035 để đáp ứng nhu cầu phát triển chung trong bối cảnh chuyển đổi số; đồng thời, trao đổi, đề xuất các giải pháp để chợ dân sinh trên địa bàn Thành phố thích ứng, bảo tồn và tiếp tục phát triển.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Công hương TPHCM Nguyễn Nguyên Phương cho biết, cùng với quá trình hình thành và phát triển của TPHCM, các chợ dân sinh cũng hình thành và phát triển theo lịch sử phát triển của TP.

Trong hoạt động thương mại ngày nay, sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của một vùng bởi chợ là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Sự phát triển mạng lưới chợ cũng là phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Chợ vẫn giữ vai trò là đầu mối lưu thông hàng hoá, là nơi cung cấp thực phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày của người dân. Đến với chợ không chỉ là nơi để mua bán, mà chợ còn là nét văn hóa của người dân Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Nguyên Phương cho biết, hiện nay, trên địa bàn TPHCM có 232 chợ. Lượng hàng hóa tại hệ thống chợ chiếm 60 - 65% tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường TP; hệ thống siêu thị chiếm 13 – 15% và doanh nghiệp bình ổn thị trường, Ddanh nghiệp khác cung ứng ra thị trường (đã trừ lượng hàng cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại) chiếm khoảng 22 – 25%.

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng ngày nay khách hàng ngày ngày càng chú trọng hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc sản xuất rõ rang. Trong khi đó, không thể phủ nhận một điều rằng bên cạnh điều kiện kinh doanh tại rất nhiều chợ đang xuống cấp. Các chợ vẫn còn tình trạng bán không đúng giá niêm yết, hàng nhái, hàng giả, hàng không có nguồn gốc rõ ràng bán tràn lan, khiến người tiêu dùng mất dần niềm tin, quay lưng với chợ truyền thống.

Phó Giám đốc Sở Công thương TP Nguyễn Nguyên Phương phát biểu tại hội thảo Phó Giám đốc Sở Công thương TP Nguyễn Nguyên Phương phát biểu tại hội thảo

Đồng chí Nguyễn Nguyên Phương cho rằng, bất cập trong kinh doanh và công tác quản lý chợ cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm thu hút khách hàng đến với chợ như: chính sách đầu tư của nhà nước, quy hoạch phát triển thương mại của địa phương, đầu tư cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, mô hình quản lý, nhận thức của ban quản lý chợ, của chính tiểu thương và cả người tiêu dùng đến chợ.

Để khắc phục tình trạng này, đồng thời cụ thể hóa các nội dung quy định liên quan tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đồng chí Nguyễn Nguyên Phương cho rằng, cần thiết phải có hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ trước hết là phải thay đổi mô hình chợ, nâng cao chất lượng phục vụ tại chợ, hình thành các chính sách thu hút đầu tư để huy động sự tham gia của xã hội vào phát triển của hệ thống chợ tại TPHCM.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đánh giá hiện trạng hoạt động vai trò của chợ dân sinh trong hệ sinh thái phân phối hàng hóa tiêu dùng tại TPHCM; dự báo nhu cầu tiêu dùng tại chợ dân sinh trên địa bàn TPHCM gắn với tốc độ đô thị hóa và sự thay đổi hành vi tiêu dùng. Đồng thời, đưa ra giải pháp góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ dân sinh trên địa bàn TP cũng như đề xuất giải pháp chuyển đổi mô hình hoạt động của các chợ dân sinh trên địa bàn, thích ứng với bối cảnh dịch bệnh phát sinh và chuyển đổi số – từ góc nhìn, thực tiễn của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương…

M.Hiệp


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo