Thứ Tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024

Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bình Chánh tại Đại hội lần thứ IV (1986)

Thưa các đồng chí!

Nghị quyết Đại hội lần trước đã đề ra cho nhiệm kỳ vừa qua 5 nhiệm vụ cơ bản sau đây:

1/ Trên cơ sở khai thác ngày càng cao tiềm năng của Huyện, phát triển mạnh mẽ và toàn diện sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để đến năm 1985 đáp ứng một cách vững chắc nhu cầu về lương thực cho toàn dân trong Huyện. đáp ứng yêu cầu hàng hoá tiêu dùng của địa phương, đồng thời tăng nhanh khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu từng bước tích cực gắn công nghiệp với nông nghiệp, lấy phục vụ cho nông nghiệp làm mục tiêu và từng bước hình thành cơ cấu nông công nghiệp của Huyện.

2/ Hoàn thành cơ bản cải tạo nông nghiệp theo CNXH củng cố và mở rộng tổ chức sản xuất và kinh doanh tập thể tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ kết hợp với mở rộng thương nghiệp quốc doanh để chi phối đại bộ phận thị trường mua và bán các mặt hàng chủ yếu.

3/ Tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và phục vụ sản xuất, xây dựng các cơ sở vật chất thuộc phúc lợi xã hội.

4/ Tích cực xây dựng các lực lượng vũ trang, các lực lượng tự vệ, màng lười an ninh nhân dân về số lượng và chất lượng đủ sức bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Huyện.

5/ Tích cực xây dựng Đảng bộ trong sạch và vững mạnh không còn Đảng bộ yếu kém, không còn Đảng viên yếu kém và xoá bỏ hoàn toàn những địa trắng. Trong nhiệm kỳ qua mặc dù phải đương đầu với những khó khăn chung của đất nước, thiên tai hạn hán, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân làm được nhiều việc. Nhưng cũng phạm phải không ít thiếu sót và khuyết điểm, đương nhiên về những khuyết điểm thiếu sot` đó chúng ta phải nghiêm túc tự phê bình. Nhưng ngay cả những việc đã làm được chúng ta phải xem xét kỷ lưỡng với tinh than tiến công cách mạng vì những cái được gọi là tốt ngày hôm nay có thể không còn đủ ốt cho ngày mai.

Với tinh thần đó, Đại hội chúng ta sẽ đi vào đánh giá thực chất mọi khía cạnh các vấn đề chủ yếu do cuộc sống của Huyện đã đặt ra và bao trùm trên hết là phải giải đáp cho được câu hỏi tại sao dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Huyện Bình Chánh vẫn còn những mặt yếu kém trong khi tiềm năng đất đai, con người, truyền thống cách mạng không thua kém ai và thậm chí ở mặt này hay mặt khác còn có thể thuận lợi hơn? Phân tích sâu sắc, để tìm ra cho được nguyên nhân của tình trạng trì truệ đó và trên cơ sở đó vạch ra những mục tiêu hiện thực, những việc phải làm để trong một thời gian tương đối ngắn đưa sản xuất tiến lên mạnh mẽ trên con đường từng bước hình thành cơ cấu nông nghiệp Huyện và từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đó là nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng và nhân dân giao cho chúng ta ở Đại hội này.

PHẦN THỨ NHẤT

KIỂM ĐIỂM VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CHỦ YẾU CỦA ĐẢNG BỘ TA TỪ ĐẠI HỘI III ĐẾN NAY

I/ VỀ CẢI TẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

A/ Cải tạo quan hệ sản xuất theo CNXH và phát triển sản xuất trong nông nghiệp:

1- Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần trước, khắc phục tư tưởng ngán ngại kéo dài trong Đảng bộ trên cơ sở những kinh nghiệm rút ra từ cao trào và biến động của những năm trước đây, trên tinh thần của Nghị quyết 01/1980 của Thường vụ Huyện ủy và triệt để thực hiện chỉ thị của cấp trên, toàn Đảng bộ với quyết tâm và nổ lực cao đã hoàn thành về cơ bản việc điều chỉnh ruộng đất và cải tạo nền nông nghiệp của Huyện theo Chủ nghĩa xã hoội trong một thời gian tương đối ngắn. Tính đến vụ mùa 1985 đã có 11.576 ha tức 81,05% đất ruộng được tập thể hoá xới 83% số nông hộ,291 tập đoàn sản xuất và 07 HTX. Hàng ngàn cán bộ quản lý các loại đã được đào tạo và bồi dưỡng. Chất lượng cải tạo nói chung còn thấp - loại tập đoàn sản xuất nông nhiệp khá chỉ chiếm 15%, loại yếu kém hoặc không hoạt động chiềm 40%. Nhiều tập đoàn nếu không gấp rút củng cố thì hoặc là tồn tại trên hình thức hoặc là tan rã nếu hoàn cảnh khách quan tác động. Tuy nhiên việc hoàn thành về cơ bản HTH nông nghiệp huyện là 1 thành quả lớn của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua và tạo thế cho Huyện tiếp tục tiến lên trong những năm sắp tới theo con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Một là thành quả đó chứng minh rằng nếu Đảng bộ có sự thống nhất ý chí và hành động nhằm mục tiêu đã được đã được xác định đúng, có phương pháp đúng và được ổ chức tốt thì Đảng bộ và nhân dân trong huyện có thể làm được nhiều việc có kết quả tốt hơn nữa. Hai là việc điều chỉnh ruộng đất thành công chẳng những hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện người cày có ruộng, xoá bỏ vĩnh viễn sự bốc lột thông qua ruộng đất mà còn tạo thế kinh tế và chính trị cho người nông dân nghèo trở thành người chủ thực sự ở nông thôn và là chổ dựa cho việc tiếp tục củng cố và phát triển các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp. Ba là tuy chất lượng cải tạo nông nghiệp nói chung còn thấp nhưng bộ mặt nông thôn bắt đầu có sự đổi mới về chất lượng và trên cơ sở đó nếu Đảng bộ lãnh đạo tốt thì có thể từng bước xây dựng nông thôn mới ở Huyện về vật chất và tinh thần, từng bước làm bộc lộ rõ tính ưu việt của lối làm ăn mới và tiến lên giành thắng lợi cuối cùng của Chủ nghĩa xã hội.

Đó là triển vọng đầy hiện thực, nếu ngay từ bây giờ Đảng bộ thấy rõ những mặt yếu về chất lượng của công cuộc hớp tác hoá vừa qua để có quyết tâm lãnh đạo khắc phục, những mặt yếu kém và nguyên nhân của những yếu kém đó có nhiều nhưng chủ yếu là:

- Nông dân đi vào làm ăn tập thể không phải vì lợi ích bức thiết của sản xuất và đời sống hoặc vì sự hấp dẫn của lối làm ăn theo CNXH mà chủ yếu là do yêu cầu của nghĩa vụ, của nhiệm vụ chính trị đối với chủ trương của Đảng. Một số lớn cán bộ đảng viên cũng có tâm trạng như vậy, sự thiếu tự giác khi đi vào tập đoàn và cũng với nó là sự thiếu phấn khởi, thiếu ý thức làm chủ tập thế là nhược điểm hết sức cơ bản của phong trào HTH nông nghiệp của Huyện và khiến cho việc xây dựng vững mạnh tập đoàn và HTX nông nghiệp chưa có thể trở thành phong trào sôi nổi của quần chúng. Tình hình này chỉ có thể khắc phục được bằng những cố găn của nhiều mặt kết hợp lại mà trước hết là bằng tổ chức sản xuất tốt, và có sự chi viện tích cực của Nhà nước để đưa năng suất lên, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của tập đoàn viên phải bằng hoặc cao hơn khi còn làm ăn cá thể. Nhưng rất tiếc vì thời gian quá ngắn, vì những thiếu sót trong tổ chức và lãnh đạo của chúng ta và vì những khó khăn khách quan khác chúng ta chưa làm được bao nhiêu theo hướng này.

- Trong công tác quản lý còn tồn tại nhiều vấn đề: Việc điều chỉnh ruộng đất chưa xong hết, ruộng đất khoán chưa ổn định làm cho nông dân chưa an tâm đi vào thâm canh tăng vụ, việc khoanh định hạng và mức thuế còn nhiều chỗ chưa chính xác làm cho nông dân thiếu phấn khởi. Việc khoán trắng còn là hiện tượng phổ biến và ngay chỉ thị 100 của Trung ương về khoán sản phẩm cũng còn có chỗ chưa hợp lý trong điều kiện hiện nay cũng kéo theo tới nó nhiều vấn đề phức tạp khác,,,, và mặc dù Huyện đã tốn kém khá nhiều để bồi dưỡng đaào tạo hàng ngàn cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật nhưng không được sử dụng tốt hoặc có sử dụng thì chưa phải đa số đã có quyết tâm phấn đấu cho sự nghiệp tập thể. Nói chung cán bộ quản lý tập đoàn, ban sản xuất các xã và Đảng ủy xã trình độ quản lý còn quá yếu so với yêu cầu.

- Cơ sở vật chất, đặc biệt là ngành nghề ở xã, tập đoàn và HTX chưa có gì đáng kể. Do Huyện và xã chưa thật sự quan tâm thích đáng để huy động mọi khả năng có thể huy động được, tập trung vốn liếng vật tư có thể tập trung được cho những trọng điểm tạo nên nhữn điển hình về làm ăn có hiệu quả kinh tế, vừa có sức thuyết phục vừa rút kinh nghiệm nhân rộng ra. Đã vậy Huyện lại còn sử dụng vào việc khác hầu như toàn bộ số vật tư Thành phố chi viện để xây dựng cơ sở vật chất cho HTX sau khi Huyện hoàn thành về cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp. Trong báo cáo chính trị ở Đại hội trước của Đảng bộ đã phê phán thiếu sót này và vạch rõ rằng không tăngcơ sở vật chất và mở rộng ngành nghề thì không sao củng cố vững chắc các tập đoàn và Hợp tác xã nông nghiệp được. Nhưng trong nhiệm kỳ, khuyết điểm chưa được sửa chữa bao nhiêu.

- Về mặc lãnh đạo và chỉ đạo từ Huyện đến xã còn nhiều khuyết điểm và nhược điểm: trong cong tac cai tạo nông nghiệp từ năm 1980 đến nay Huyện ủy có 2 nghị quyết rất cơ bản là Chỉ thị 01/1980 về điều chỉnh ruộng đất và củng cố tập đoàn và chỉ thị 07/1986 về việc cập bách nâng cao chất lượng các tập đoàn và hợp tác xã sau khi hoàn thành về cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp, nhưng sau đó thiếu cụ thể hoá trong tổ chức thực hiện, không đôn đốc việc kiểm tra thực hiện để mặc Ban cải tạo nông nghiệp tự xoay xở. Thật ra đó chỉ là biểu hiện bên ngoài của tư tưởng do dự, ngán ngại kéo dài của Thường vụ huyện ủy, Huyện ủy, các cấp ủy cơ sở và nói chung trong toàn Đảng bộ kể từ biến động năm 1979 – 1980 và cho đến nay cũng chưa phải đã hết hẳn. Vì vậy về mặc ý thức, cán bộ đảng viên, các ban ngành từ Huyện đến Xã và các cấp ủy từ Huyện đến cơ sở đã xem nhẹ thậm chí khôngquan tâm đến việc góp phần tích cực củng cố các tập đoàn và HTX nông nghiệp. Các ủy viên Thường vụ, Huyện ủy viên củng không bám sát các xã theo sự phân công.

Ở xã trong tổng số 578 đảng viên chỉ có 24 đồng chí tham gia các Ban quản lý tập đoàn và HTX sản xuất nông nghiệp. Đến nay thậm chí cũng còn 1 số đảng viên trong đó có đảng viên đang giữ trọng trách ở Huyện chưa chịu vào tập đoàn. Tình hình này góp phần làm cho chất lượng HTH nông nghiệp được nâng lên rất chậm và sự vững chắc của các tập đoàn và hợp tác xã nông nghiệp đang còn là một vấn đề phải phải được quan tâm hàng đầu. Tiện đây cần nêu lên một thực tế là không những trong cải tạo nông nghiệp mà còn ởnhiều lĩnh vực công tác khác, các Nghị quyết của Huyện ủy và Thường vụ Huyện ủy đã không nghiêm túc thực hiện. ra nghị quyết rồi coi như xong đã trở thành bệnh kinh niên trong tác phong lãnh đạo cua Huyện ủy, và Thường vụ Huyện ủy, nói lên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của Nghị quyết và thực hiện Nghị quyết trong việc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, nói lên có sự thiếu thống nhất về tư tưởng, lỏng lẻo về mặt tổ chức trong sinh hoạt Đảng, trong lề lối lãnh đạo của cấp ủy Huyện.

2- Đại hội kỳ trước của Đảng bộ đã khẳng định sự phát triển tương đối nhanh của sàn xuất nông nghiệp của Huyện từ năm 1980 đến 1982 đồng thời phê phán việc Huyện chưa có biện pháp đầy đủ và giành sự đầu tư thích đáng cho nông nghiệp cho các cây con khác không kém phần quan trọng so với cây lúa như: rau, đậu,mia, heo, cá..vvv.. trên cơ sở đó đại hội đã hội đã đề ra các chỉ tiêu cơ bản như sau: năm 1985, sản lượng lương thực quy thóc là 70.000 tấn đủ lương thực cho toàn dân trong Huyện, đậu phộng 1.500 đến 1.800 tấn với 1.500 ha, mía 55.000 tấn với 1.300 ha, heo từ 26.000 đến 30.000 con…Để thực hiện các chỉ tiêu đó phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp như điện Tân Túc, Bình Hưng Hòa, sử dụng có hiệu quả các trạm trại sẵn có, xây dựng các vùng chuyên canh, rau, thơm, mía …tập trung sứ làm thuỷ lợi nói chung và có trọng điểm, thâm canh tăng vụ, nghiêm túc giải quyết vấn đề thức ăn gia súc và phát triển ngành nghề ở nông thôn.

Tình hình nông nghiệp từ sau đại hội kỳ trước không được khả quan. Từ năm 1983 trở lại đây đà phát triển nói chung chậm lại và năm 1985 đã có loại sản phẩm dậm chân tại chổ thậm chí sụt giảm so với thời ký truớc đại hội III của Đảng bộ. theo thống kê của Ủy Ban Huyện, lúa sản phẩm chủ yếu năm 1983 đạt sản lượng 71.000 tấn cao nhất từ khi hoà bình lập lại và sau đó giảm dần, riêng năm 1985 chỉ đạt 94.660 tấn giảm 14% so với năm 1984. Cây mía – cây công nghiệp chuyên canh chủ yếu đã định hình và do huyện quản lý đạt đến mức cao nhất năm 1984 và giảm sút nghiêm trọng năm 1985 về năng suất, diện tích và sản lượng năm 1985 về năng suất, diện tích và sản lượng. Các vùng dự kiến chuyên và xen canh về rau, đậu phộng vẫn chưa hình thành nổi mặc dù vốn là cây truyền thống. Năm 1985, diện tích đậu phộng trồng rãi rác gộp chung lại được 571 ha và 576,5 tấn đạt 46% kế hoạch. Con heo gia súc chủ yếu của huyện trong suốt nhiệm kỳ sụt giảm dần và năm 1985 chỉ đạt 22,185 con, đạt 92% kế hoạh năm. Như vậy về mọi mặt, sản xuất nông nghiệp đều không đạt được các chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ đề ra.

Nguyên nhân của tình hình này về khách quan và chủ quan có nhiều. Về mặt khách quan, mấy năm liên tiếp không thuận lợi, vật tư nông nghiệp vẫn gặp khó khăn có lúc căng thẳng nhưng nổi bật lên là cơ chế giá cả do nhà nước qui định không bù đắp được chi phí sản xuất…. đã có tác động rất lớn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mặc dù nông dân vì sự sống còn của gia đình và bản thân đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường, đã hết sức xoay xở. Nhưng khó khăn khách quan đó lại còn được mở rộng thêm do những thiếu sót chủ quan trong lãnh đạo chỉ đạo và quản llý của chúng ta. Đương nhiên nói như vậy không phải không phải là phủ nhận những tiến bộ, những cố gắn của Huyện trong việc chi viện cho nông dân trong sản xuất, không phải không thấy những khó khăn chủ quan chưa có thể vượt qua được của Huyện. Sự cố gắn của phòng nông nghiệp về khâu làm đất và giống mới, của Phòng thủy lợi về xây d8ựng các công trình thủy nông, của công ty vật tư tổng hợp về phân bón, thuốc trừ sâu, của ban cải tạo nông nghiệp trong việc nâng cao chất lượng các tập đoàn và HTX sản xuất nông nghiệp… đã có những kết quả tốt hơn trước. Với vốn đầu tư chủ yếu của thành phố đã xây dựng được trại heo giống cấp 2, sân phơi, nhà kho của một số HTX nông nghiệp mấy chục cây số đường điện..Trong tình hình chung hiện nay những cố gắn đó cần được khẳng định là đúng hướng và đáng khích lệ.

Tuy vậy với ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện đường lối của Đảng, Lấy sản xuất nông nghiệp làm nhiệm vụ trung tâm hàng đầu trong những năm trước mắt và trên cơ sở tinh thần tự lực tự cường, nghiêm túc xem xét những vấn đề nằm trong tầm tay, chúng ta đã phạm phải những khuyết điểm chủ yếu trong lãnh đạo và chỉ đạo như sau:

- Trong nhiệm kỳ qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản phẩm có cố gắn hơn trước, nhưng còn quá ít ỏi về số lượng so với khả năng của Huyện và sự giúp đỡ ở trên, kém về chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế, thiếu tính kế hoạch và định hướng trong phân bố ngân sách cho xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất trước hết là cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đã như vậy ngay vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất trong 3 năm qua đều không sử dụng hết (trừ năm 1984 vượt dự kiến 0,3 % trong nông nghiệp) trong khi đó xây dựng cơ bản cho hành chính năm nào cũng vượt dự toán ngân sách dành cho nó và vượt rất xa. Để chứng minh chúng ta xem xét ở đây vài số liệu và vài sự việc mang tính chất tiêu biểu.

Trong 3 năm qua tổng số vốn dự kiến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở Huyện chỉ chiếm gần 1/8 ngân sách và không có năm nào vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho sản xuất được sử dụng hết. Thí dụ năm 1983 dự kiến cho khu vực sản xuất 35% tổng số đầu tư cho xây dựng cơ bản nhưng chỉ thực hiện 5.9% năm 1984 dự kiến 32,3% thực hiện 21,5% năm 1985 dự kiến 49,12% thực hiện 23,39%. Trong khi đó vốn xây dựng cơ bản cho cơ quan hành chánh năm 1983 dự kiến 4,2 % tổng số vốn đầu tư khi thực hiện 13,51%. Riêng về vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp dựkiến 3 năm 2.275000 đ (bằng hơn 26% tổng số vốn đầu tư chung cho xây dựng cơ bản, gần bằng 1/20 ngân sách chung) nhưng chỉ thực hiện được 1.491217đ. về thủy lợi dự kiến năm 1984 chỉ 3.200.000 tức 78%. Như vậy tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp trong 3 năm chỉ bằng gần 2 lần chi phí xây dựng trụ sở Huyện ủy, gấp 3 lần tiền xây dựng Nhà hàng ăn uống và 4 gian hàng của tổ dịch vụ văieät nam hoá thông tin cộng lại.

Về trại heo giống Bình Hưng Hòa, suốt 6 năm hết nghị quyết này đến nghị quyết khác, mãi đến đầu năm nay mới khánh thành nhưng đã qua nhiều tháng vẫn chưa đưa vào sử dụng được vì thiếu đồng bộ trong đó có đường điện chưa làm, giếng nước chưa có. Yếu tố tự phát biểu lộ rất rõ ở đây trong lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng kinh tế của chúng ta. Về vùng lúa năng suất cao, tong nhiệm kỳ trước là niềm tự hào của Huyện nhưng trong nhiệm này tình hình cơ bản vẫn như vậy, chưa có gì đổi mới hơn nữa theo chiều sâu kể cả thuỷ lợi. Công tác thủy lợi có tích cực cho việc thâm canh tăng vụ. Đến nay việc ngăn mặn vẫn là vấn đề cấp bách hàng đầu. Tư tưởng ỷ lại trông chờ cấp trên đầu tư, chất lượng công trình thủy lợi và tiêu cực trong việc sử dụng vốn liếng vật tư là những vấn đề phải quan tâm trong lãnh đạo chỉ đạo và quản lý sau này.

Và cũng còn nhiều vấn đề đã được định hướng rõ trong Nghị quyết Đại hội kỳ trước nhưng vẫn không bám sát, chưa thể hiện rõ quyết tâm để thực hiện trong kế hoạch, trong phân bổ ngân sách cũng như trong biện pháp chỉ đạo, mặc dù khả năng nằm tron tầm tay. Thí dụ Nghị quyết Đại hội kỳ trước đã đề cập rõ ràng đến việc đầu tư xây dựng các vùng chuyên và xen canh. Nhưng cho đến nay vùng đậu phộng vẫn còn dang dỡ. vùng mía thực chất đã được định hình hoàn toàn do công sức của dân chỉ cần quản lý tốt, chi viện cho nông dân vật tư nông nghiệp hợp lý, xây dựng các cơ sở chế biến như Nghị quyết Đại hội kỳ trước đề ra thì nhà nước có thể giúp nông dân khỏi bị tư thương chèn ép, nắm lấy sản phẩm và thu vào ngăn sách hàng chục triệu đồng. Nhưng chúng ta không làm, để kéo dài hết năm này đến năm khác, từ năm 1982 đến nay. Hậu quả rất nặng nề. Sản xuất mía sau đỉnh cao 1984 đã sụt giảm nghiêm trọng về diện tích, năng suất cũng như sản lượng. Về mặt quan điểm chỉ đạo đã sai lầm biểu lộ ở chỗ khi cần đường thì dùng biện pháp hành chính để thu mua cho được, khi không kham nổi thì bỏ mặc nông dân và về mặt chính chị, gieo trong lòng dân hình ảnh không hay về chính quyền cách mạng.

- Về cơ chế quản lý trong nông nghiệp có rất nhiểu vấn đề vượt ra khỏ tầm tay của chúng ta nhất là về giá cả nhưng lại cũng có nhiều vấn đề kể cả mặt nào đó về giá cả nếu chúng ta quan tâm đúng mức thì cũng có thể giúp cho sản xuất tiến lên. về mặt tổ chức chưa tập trung được mọi cố gắng của ngành phục vụ cho cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp nhiệm vụ hàng đầu của Huyện. vật tư nông nghiệp mỗi nơi nắm một ít và một khối lượng lớn trở thành phương tiện buôn bán nhằm mục đích thu lợi nhuận bằng những hợp đồng trao đổi không ngang giá mang tính chất gần như ép buộc với nông dân, trở thành món hàng đầu cơ móc ngoặc với tư thương, món hàng trao tay với địa phương khác để tìm lợi lộc riêng bất kể nhu cầu của Huyện, của nông dân trong Huyện cho sản xuất. Các vùng chuyên cây con theo sự phân công của Huyện thựctế là do một số công ty thương nghiệp chi phối đưa đến vì lợi ích bản vị mang tính chất kinh doanh thuần tuý nên xãy ra tình trạng ép cấp, ép giá không quan tâm đến người sản xuất và phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngay cả một số cán bộ nhân viên của ngành nông nghiệp Huyện hoặc phải phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như công ty vật tư tổng hợp củng tìm cách làm ăn kiếm lời..trong cho vay sản xuất, nhân giống và cho vay giống, bảo hiểm thực vật, thú y, bán thuốc trừ sâu… Đối với các cơ sở sản xuất quốc doanh, hợp doanh trong nông nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất nói chung trong Huyện, huyện cũng chưa nghiêm túc nghiên cứu các chế độ quản lý thích hợp để giải quyết các vướng mắc trong sản xuất, trong phục vụ cho sản xuất và giúp đở cho các cơ sở này đạt đến hiệu quả kinh tế ngày càng cao theo nhiệm vụ chính trị đã được xác định, các cơ sở này thực sự bị bỏ lỏng, tự xoay xở lấy như nông trường Huyện, xí nghiệp phân hữu cơ, đườn Xuân Bình, trại giống…Tình trạng tập trung cao độ dẫn đến quan liêu vào Ủy ban Huyện và sự chi phối của Thương nghiệp trong sản xuất trong khi đó xã và các ngành sản xuất như phòng nông nghiệp, phòng công nghiệp ở trong tình trạng có tiếng mà không có miếng, chưa thực sự làm chủ chức năng của nó, sự trì trệ trong việc vận dụng các chế độ chính sách của Nhà nước vào việc cải tiến cơ chế quản lý thích hợp với hoàn cảnh của Huyện đã dẫn đến nhiều thiệt hại cho sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng ở Huyện, tạo điều kiện cho các tiêu cực xảy ra và góp phần làm mất uy tín của Nhà nước đối với nhân dân.

B/ Cải tạo quan hệ sản xuất theo Chủ nghĩa xã hội và quản lý phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

1- Nghị quyết của đại hội Đảng bộ kỳ trước đề ra phương hướng cải tạo và phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong 3 năm 1983 – 1985 là phải tổ chức lại theo yêu cầu phục vụ cho phát triển nông nghiệp và theo hướng hình thành từng bước cơ cấu nông – công nghiệp Huyện, đến năm 1985 cơ bản hoàn thành cải tạo và tổ chức lại sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, lấy lực lượng công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh làm lực lượng chủ đạo, tập trung tiền vốn vật tư xây dựng quốc doanh, tăng cường quốc doanh, phát triển ngành nghề trong các tổ chức sản xuất tập thể trong nông nghiệp và trong gia đình ở nông thôn. Đầu tư xây dựng cho được 1 trại cưa mộc quốc doanh và 1 lò gạch có công suất từ 2 – 3 triệu viên/ năm, và các xã xây dựng 1 số cơ sở gạch thủ công có tổng công suất từ 4 – 5 triệu viên/ năm, xin thành phố 2 xí nghiệp nước nắm Hồng Lan và khôi phục xí nghiệp tương chao đưa công suất lên 1 triêu lít/ năm, xây dựng 1 xí nghiệp hợp doanh chế biến thức ăn gia súc 1- 2 tấn/ giờ, xây dựng cho được 3 cụm cơ khí Vĩnh Lộc, Tân Túc, Qui Đức.

Trong nhiệm kỳ qua về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mặc dù cũng nằm trong hoàn cảnh khó khăn chung, nói chung vẫn có phát triển về mặt hàng cũng như về tổng giá trị sản phẩm. năm 1985 ngành thực hiện được 303.933 triệu đồng (tính theo giá cố định năm 1982) đạt 108,54% chi tiêu của thành phố giao và tăng 22,7 % so với năm 84 trong đó có 92,5 triệu đồng hàng xuất khẩu.

- Một số cơ sở quốc doanh được xây dựng mới hoặc mua cua tư nhân tân trang lại hoặc đưa lên quốc doanh từ cơ sở hợp doanh như xí nghiệp xẻ gỗ và chế biến gỗ, nhà máy xay tân túc..một số xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh thức ăn gia súc, ngoài ra còn thành lập một số tổ hợp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Một số cơ quan đã tổ chức sản xuất tự túc với hình thức tổ hợp.. Tuy nhiên còn rất ít về hiệu quả kinh tế chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanhcòn phải theo dõi uốn nắn thêm nhưng nói chung là đúng hướng.

Tuy nhiên 4 vấn đề chủ yếu trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tồn tại từ trước đại hội lần thứ III của Đảng bộ và được đại hội ghi vào nghị quyết đến nay vẫn chưa được giải quyết:

- Từ lâu, Huyện tuyên bố về cơ bản hoàn thành cải tạo ngành tiểu tủ công nghiệp theo chủ nghĩa xã hội nhưng thực chất chỉ là hình thức, hiện nay tư liệu sản xuất nói chung vẫn còn là tư nhân, mối quan hệ chủ - làm công vẫn còn tồn tại việc dán nhãn hiệu cơ sở sản xuất tập thể được tư nhân lợi dụng triệt để để làm giàu và làm ăn bất chính; về phía nhà nước làm hại lớn cho thu ngân sách và tạo điều kiện cho cán bộ đảng viên hư hỏng; về phía nhân dân, các cơ sở này lợi dụng danh nghĩa chèn ép bốc lột nông dân trong thu mua chế biến nông sản bất chấp luật lệ. Tình hình này ai se cũng biết nhưng Huyện vẫn không có phương hướng và biện pháp để giải quyết.

- Đại hội kỳ trước của Đảng bộ đã xác định là phải găn nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với nhau để từng bước xây dựng cơ cấu nông công nghiệp, lấy phục vụ sản xuất nông nghiệp làm nhiệm vụ trung tâm, hảng đầu nhưng 3năm đã trôi qua, sự tách rời của các sơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với nguyên liệu, với sản xuất nông nghiệp và đời sống đại phương được khắc phục rất chậm có hai nguyên nhân đưa đến sự chậm trễ này, một là có sự lệch lạc về quan điểm xây dựng Huyện trong lãnh đạo và chỉ đạo và từ quan điểm lệch lạc đó dẫn đến không nghiêm túc thực hiện phương hướng đã đề ra trong đại hội kỳ trước, ảnh hưởng đến việc vạch kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế văn hoá của Huyện. Trong lãnh đạo và chỉ đạo, Huyện ủy, Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện còn xem nhẹ xây dựng các cơ sở sản xuất nhất là trong khâu chế biến nguyên liệu nông sản thực phẩm địa phương. Suốt nhiệm kỳ qua ngân sách chỉ dành 4% tổng số vốn xây dựng cơ bản cho xây dựng công nghiệp và không tới 1% trong ngân sách chung. Suốt 6 năm Huyện ủy chỉ xây dựng được vài cơ sở sản xuất công nghiệp tạm coi được nhưng đều nằm ngoài dự kiến kế hoạch. Còn nói chung các công trình sản xuất công nghiệp ghi trong nghị quyết đại hội kỳ trước vẫn chưa thực hiện được, một vài cái còn làm dang dỡ. hai là việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đại hội kỳ trước của Ủy ban nhân dân Huyện bị chi phối của tư tưởng chạy theo chênh lệch giá trong thương nghiệp là chủ yếu, tính toán lời lỗ đơn thuần, chọn con đường dễ dàng nhất, mau ăn nhất nhưng không cơ bản nhất. Sự chênh lệch này biểu hiện ở chỗ đáng lẽ bằng đồng tiền kiếm được trong thương nghiệp tập trung tạo cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển mạnh mẽ sản xuất để từ đó tăng tỷ trọng thu ngân sách từ sản xuất thì lại làm khác, làm ngược lại phương hướng cơ bản lâu dài. Sự chênh lệch đó trong tư tưởng chỉ đạo của Huyện đã có tác động không tốt đến cơ sở và cán bộ đảng viên về mặt tư tưởng cũng như về mặt hành động trong việc xây dựng Huyện, xã.

-Việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp kể cả của quốc doanh trong thời gian qua hầu như mang tính tự phát. Tư tưởng chạy theo lợi nhuận đơn thuần cũng chi phối ở ngành này dẫn đến cả các cơ quan nhà nước, cả tư nhân đổ xô vào những cái có lợi nhất trước mắt. Qui hoạch và kế hoạch dần trở thành hình thức, lợi ích lâu dài xây dựng Huyện theo hướng nông công nghiệp kết hợp đi vào quên lãng trong thực tiễn và tệ hơn gần đây đã phát triển một số cơ sở “tự túc” của các cơ quan hợp doanh với tư nhân nhưng thực chất là cho “thuê” danh nghĩa để thu lợi hoặc hùn hạp để chia lãi mà không tham gia vào quản lý sản xuất thực tế trở thành màng che cho tư nhân lợi dụng.

-Cơ chế quản lý các xí nghiệp quốc doanh không được quan tâm cải tiến. Biểu hiện chủ yếu ở các mặt: Chưa quan tâm giúp các cơ sở tháo gỡ các mặt khó khăn về nhiệm vụ chính trị, về nguyên liệu, về việc loại bỏ các trở ngại do chế độ quan liêu, bao cấp gây ra; về phương pháp quản lý… thiếu đi sâu nghiên cứu gắn công nghiệp với nông nghiệp, giải quyết mối quan hệ nhịp nhàng giữa thương nghiệp cới sản xuất theo hướng thương nghiệp phải phục vụ cho sản xuất, thương nghiệp và công nghiệp phải lấy phục vụ sản xuất nông nghiệp làm nhiệm vụ trung tâm hàng đầu, phải góp phần củng cố kết quả của cải tạo và tăng cường sức mạnh của khu vực quốc doanh và tập thể. Sự trì trệ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế nói chung rất thấp.

c/ Về ngành xây dựng:

Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Huyện bằng ngân sách của Huyện và Thành phố không kể thủy lợi, 3 năm qua có 62 công trình mới đã xây xong hoặc đang làm ở mức độ khác nhau gồm 04 cho sản xuất, nông nghiệp, 02 cho công nghiệp, 06 cho giáo dục y tế, 03 cho hành chính, 05 cầu đường, 02 văn hóa thể dục thể thao. Ngoài ra còn sửa chữa tu bổ thêm các công trình cũ. Như vậy là Huyện đã có cố gắng trong hoàn cảnh vật tư vốn liếng hạn hẹp và không đồng bộ. Nhưng bộc lộ rõ và kéo dài các khuyết điểm sau đây:

-Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hàng năm không những đã ít mà còn không được tuân thủ chặt chẽ khi thực hiện, đặc biệt là đối với công trình có liên quan đến sản xuất. Tùy tiện trong việc sử dụng tiền vốn, vật tự, có trường hợp trái với mục đích của đầu tư hoặc không có ghi trong kế hoạch. Theo thống kê của Phòng Tài chính, trong 62 công trình đó chỉ có 27 nằm trong kế hoạch được Huyện và Thành phố duyệt. Có những công trình liên quan đến sản xuất và thiết yếu cho đời sống của nhân dân thì không làm hoặc làm cầm chừng, có những việc chưa thật cần thì bỏ hàng triệu ra làm thật tích cực. Vì vậy hiệu quả kinh tế kém và không thể hiện được đầy đủ tư tưởng của Đảng bộ ghi trong Nghị quyết của Đại hội kỳ trước về phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa xã hội của Huyện.

-Thiếu ý thức tự lực tự cường, thiếu tiết kiệm và sử dụng đúng chỗ vật tự tiền vốn tự có, vốn đã rất ít ỏi của Huyện. Ỷ lại rất nặng nề đối với bên trên nhưng đồng thời thiếu tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của trên thậm chí có cái còn lừng khừng không nhận hoặc nhận về mang đi làm việc khác.

-Việc quản lý sử dụng tiền vốn vật tư xây dựng và sửa chữa quản lý thi công hết sức lỏng lẽo, việc kéo dài thời gian thi công do thiếu tập trung sức dứt điểm từng công trình có trọng điểm, việc nghiệm thu công trình có trường hợp không làm hoặc nếu có làm thì nói chung mang tính chất hình thức, việc không nghiêm túc thực hiện chế độ trách nhiệm bảo hành công trình… là những thiếu sót kéo dài dẫn đến chất lượng công trình xây dựng nói chung trong ba năm qua rất kém, thậm chí có công trình thi công sai cả thiết kế, có công trình vừa làm xong hoặc chỉ sử dụng được một thời gian đã phải sửa chữa hoặc không sử dụng được gây lãng phí nghiêm trọng về tiền vốn và vật tự làm giảm hiệu quả kinh tế. Có trường hợp còn sử dụng tiến vốn và vật tự sai mục đích tạo điều kiện cho những tiêu cực xảy ra thậm chí ó những việc hầu như không khai mà không hề bị xử lý.

d/ Về phân phối lưu thông:

1/Nghị quyết đại hội Đảng bộ kỳ trước đề ra cho ngành phân phối lưu thông những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Tập trung cải tiến, củng cố vàmở rộng hệ thống thương nghiệp XHCN lấy thương nghiệp quốc doanh làm chủ đạo. Mua tận gốc bán tận ngọn. Nắm đại bộ phận bán buôn, chi phối bán lẻ. tăng cường thu mua cho xuất khẩu để tự cấn đối một phần nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong Huyện. Đảm bảo vật tư nông nghiệp đến tay người sản xuất, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời hàng định lượng cho cán bộ và nhân viên, người ăn theo và gia đình chính sách. Loại trừ tư thương ra khỏi thị trường lương thực, nông sản, nguyên liệu, vật tư nông nghiệp, chọn lựa những tư tương tích cực làm đại lý nhưng phải hết sức cảnh giác mặt tiêu cực của họ. Kiểm tra chặt chẽ việc thu chi, kịp thời xử lý những vi phạmvề tiền hàng, tăng cường bộ máy lãnh đạo và nghiệp vụ cho các cơ quan thương nghiệp. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ nhân viên kém phẩm chất và thiếu năng lực, không bố trí những người không đủ tin cậy vào những khâu trọng yếu. Phải xác định cụ thể nhiệm vụ của các ngành trong hệ thống lưu thông phân phối, tránh tình trạng dẫm đạp lên nhau.

Nghị quyết cũng đã đề ra chỉ tiêu đến năm 1985 về bán lẻ đảm bảo 95đồng/người/năm, huy động lương thực 9.000 tấn/năm, thu 90% sản lượng các loại đậi bằng hợp đồng hai chiều để xuất khẩu 70-80% nông sản khác như mía. về xuất khẩu tăng trung bình hàng năm 50 – 60% giá trị hàng xuất nhập, một phần tư hàng xuất khẩu phải là nông sản địa phương, 70% hàng nhập phải là vật tư nguyên liệu cho sản xuất và xây dựng ở địa phương.

2/ Suốt trong nhiệm kỳ này, ngành lưu thông phân phối đều liên tục có nhiều cố gắng trong hoàn cảnh thị trường rất không ổn định, cơ chế giá cả do nhà nước qui định không phù hợp thậm chí có lúc không mua không bán được một cách tương đối bình thường. Một số cơ sở vật chất ngành thương nghiệp đã được xây dựng mới, hàng hóa đa dạng hơn, đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, nhiều hơn và đúng đối tượng hơn. Năm 1985 chỉ riêng ngành hợp tác xã mua bán cũng đã cung cấp cho mỗi hộ dân 131,5 đồng/tháng. Kỹ năng, nghiệp vụ buôn bán của cán bộ nhân viên ngành lưu thông phân phối có tiến bộ nhiều. Hiện nay khối lưu thông phân phối còn là nguồn đóng góp chủ yếu cho ngân sách huyện trong đó công ty xuất khẩu chiếm phần khá lớn. Tuy vậy ngành thương nghiệp còn các mặt yếu cơ bản như:

Tư tưởng chạy theo lợi lộc bằng con đường mua bán đang trở thành một căn bệnh của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, đang có nguy cơ trở thành nếp suy nghĩ, nếp sống của nhiều người và ngày càng lan rộng. Là khu vực trực tiếp với tiền, hàng các ngành sản xuất kinh doanh và thương nghiệp nói riêng thực sự đã chi phối nặng nề của tư tưởng chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Huyện ủy và Ủy ban nhân dân Huyện còn quan liêu, không sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo chưa tập trung nhiều cho sản xuất và phục vụ đời sống trong xây dựng phát triển kinh tế xã hội; lỏng lẽo trong quản lý nói chung, quản lý tiền, hàng và do nhu cầu bức bách thu ngân sách đang thiếu hụt… đã góp phần làm cho tư tưởng này phát triển và gây ra nhiều tác hại trong thực tiễn. Trong khi không thể cho ràng việc thực hiện chưa đầy đủ các nhiệm vụ đề ra chongành lưu thông phân phối do đại hội kỳ trước đề ra đều là lỗi của các cơ quan này, nhưng cũng cần thấy hết phần trách nhiệm của các cơ quan này. Việc không đạt được nhiệm vụ thu mua nông sản cho tiêu dùng địa phương và xuất khẩu, việc không đáp ứng kịp thời nhu yếu phẩm đảm bảo chất lượng cho cán bộ nhân viên, việc không chú trọng nhập khẩu vật tự cho sản xuất và xây dựng, hàng tiêu dùng cho địa phương (chỉ chiếm tỷ lệ 24,55% năm 1985, trong khi đó nghị quyết đại hội kỳ trước qui định là 70%), việc một khối lượng hàng hóa không nhỏ của nội địa và nhập khẩu đã đi khỏi huyện trong khi địa phương đang cần. Không phải không có phần không đúng của các cơ quan thương nghiệp về nhiều mặt trong đó có tư tưởng chạy theo lợi nhuận thuần túy.

Tư tưởng chạy theo lợi lộc trước mắt đã dẫn đến những tiêu cực như tham ô móc ngoặc, mua rẻ nói mắc, mua lậu bán lén, xoay sở bỏ túi riêng, phân phối nội bộ…, ngày càng phát triển và gần như được coi là hiện tượng bình thường. Nhiệm vụ chính trị phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân, phẩm chất cách mạng của một số người không còn là mối quan tâm hàng đầu nữa, và tệ hơn bắt đầu có tư tưởng “công thần” vì đã làm ra nhiều tiền cho huyện. Một số cơ quan thương nghiệp đã xem thường pháp luật nhà nước, phớt lờ sự lãnh đạo và kiểm tra của Đảng.

Do phân công, phân nhiệm không rõ ràng và dứt khoát, thiếu thể chế hóa mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất và kinh doanh, thương nghiệp; giữa các cơ quan thương nghiệp với nhau nên có tình trạng dẫm đạp lên nhau và thiếu sự nhịp nhàng giữa các mắc xích của hệ thống kinh tế XHCN thống nhất vì lợi ích của sản xuất kinh doanh, cho việc củng cố và tăng cường khu vực kinh tế XHCN mà mang tính chất tranh mua, tranh bán, bắt bí, chèn ép lẫn nhau, thậm chí còn từ chối giúp đỡ đơn vị bạn, dành ưu tiên cho các thành phần kinh tế phi XHCN, móc ngoặc với chúng và trong một số trường hợp thực tế trở thành kẻ “tiếp liệu” tận tụy, kẻ “cungcấp vốn tự nguyện” cho chúng.

Nhân viên thương nghiệp hết sức phức tạp có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là thiếu cảnh giác và bị ảnh hưởng của quan điểm “tài năng” phi chính trị trong tuyển dụng, thiếu thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, quan điểm phục vụ và thiếu kiên quyết xử lý những kẻ vi phạm. Có những trường hợp phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Đảng, tùy tiện lấy người phức tạp kể cả về chính trị và không chịu thực hiện nghị quyết của Thường vụ Huyện ủy loại bỏ số người này.

Tình hình trên là hết sức nghiêm trọng và ngày càng nghiêm trọng. Nhưng điều quan trọng nhất là tình hình đó gần như công khai và mặc nhiên như vậy.

đ/ Về hoạt động của các cơ quan kinh tế tổng hợp:

Cơ chế quan liêu bao cấp, tình hình chung của đất nước và của Thành phố và những thiếu sót chung của huyện trong quản lý đã có những ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động của các cơ quan kinh tế tổng hợp. Có thấy hoàn cảnh khách quan đó mới thấy hết những khó khăn phải vượt qua và những cố gắng của cơ quan kinh tế tổng hợp huyện trong việc thực hiện chức trách trong mấy năm qua. Mặc dù còn nhiều thiếu sót ở mặt này hay mặt khác. Ban kế hoạch huyện đã vạch ra đựơc bản qui hoạch tổng thể của Huyện cho năm 2000, làm cơ sở ban đầu cho việc tính toán xây dựng huyện trong những năm tới và đã giúp huyện ủy và ủy ban vạch ra kế hoạch hàng năm, điều hành việc thực hiện kế hoạch đó. Phòng tài chính, Phòng thuế, ngân hàng… có cố gắng và rất vất vả để đảm bảo thăng bằng thu chi ngân sách của huyện, xoay sở tiền mặt và điều hòa vốn cho các hoạt động của huyện và cho sản xuất…Thật không công bằng nếu nặng về trách móc những thiếu sót thậm chí không phải mọi thiếu sót đđều có nguyên nhân chủ quan của bản thân các cơ quan này mà quên những đóng góp không nhỏ của các cơ quan kinh tế tổng hợp đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa xã hội của Huyện.

Các cơ quan kinh tế tổng hợp cần nghiêm túc kiểm điểm và khắc phục những tồn tại cơ bản sau đây:

-Kế hoạch nhà nước huyện là nghị quyết quan trọng nhất, là cương lĩnh thứ hai của đảng bộ giữa hai kỳ đại hội thể hiện tư tưởng, ý đồ lãnh đạo của đảng bộ, của huyện ủy trong lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở huyện. Nó còn có ý nghĩa là công cụ để đảng bộ và huyện ủy huy động mọi sức người, sức của mọi cố gắng cùng hướng cùng chiều theo những mục tiêu đã được xác định ở đại hội đảng bộ kỳ trước và sự chỉ đạo của cấp trên. Do nhận thức chưa đầy đủ nên các cơ quan kinh tế tổng hợp đã chưa làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy. Ban kế hoạch nhà nước huyện và Phòng tài chánh chưa nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của huyện ủy có liên quan đến kế hoạch và ngân sách

Về phần mình huyện ủy và Thường vụ huyện ủy cũng chưa nắm chắc các cơ quan kinh tế tổng hợp làm công cụ thực hiện và thiếu kiểm tra chặt chẽ các cơ quan này trong việc thực hiện các ý đồ của đảng bộ được nêu trong các nghị quyết về xây dựng và phát triển kinh tế cấp huyện và các chủ trương chính sách của đảng.

-Với chức năng kiểm tra đôn đốc và trực tiếp nắm tiền, vật tự của nhà nước ở huyện, các cơ quan kinh tế tổng hợp chưa làm tròn nhiệm vụ trong việc đảm bảo thu đúng thu đủ, sử dụng và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế tiền vốn, vật tư vốn đã ít ỏi của huyện trước hết là cho sản xuất và đời sống của dân, cho sản xuất nông nghiệp và đời sống vật chất tinh thần củanông dân. Không ít hiện tượng tiêu cực đã xảy ra trong các cơ quan này khi thực hiện chức năng, chức trách như lạm dụng chức trách tham ô móc ngoặc…và góp phần làm nảy sinh ra tiêu cực ở các đơn vị khác. Hàng ngũ nhân viên ở các cơ quan kinh tế tổng hợp hiện nay vẫn còn phức tạp cần phải kiểm tra, chọn lọc lại kỹ theo hướng thật sự hồng và chuyên.

II/ VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN:

1/ Chỉ tiêu do đại hội kỳ trước về mặt sản xuất nông nghiệp đều không đạt được. Sản xuất sụt giảm, giá cả thu mua do nhà nước qui định quá thấp và giá bán hàng công nghiệp quá cao, thị trường biến động hàng ngày làm cho đời sống vật chất của người lao động nhất là nông dân hiện nay đã mất thế ổn định giành được vào cuối năm 1983 và ngày càng khó khăn. Chỉ tiêu lương thực 350 kg/người/năm chỉ đạt dưới 300 kg sau khi làm xong nghĩa vụ. Tình trạng tiếu ăn rất đáng lo ngại ở nông thôn. Huyện đã tổ chức thống kê thí điểm 45/291 tập đoàn và 3/7 hợp tác xã nông nghiệp thì lúa ăn còn thiếu đến 1.935 tấn, nếu tính bình quân 300 kg/người/ năm. Như vậy bình quân mỗi đầu người thiếu 109 kg, ở phía bắc thiếu 121,3 kg ở phía giữa thiếu 84 kg, ở phía nam thiếu 91,8 kg. Tình hình thiếu ăn rất đáng lo ngại không phải là vấn đề thiếu gạo vì nhân dân có thể xoay sở, hơn nữa được thế thuận lợi về vị trí huyện đầu cầu nối liền với đồng bằng Sông Cửu Long nhất là gạo từ Long An mà vấn đề là để mua gạo, mọi cố gắng mọi nguồn xoay sở về vốn đã ít ỏi đã phải hút gạo vào đó. Lo gạo, các nhu cầu khác về ở, mặc, học hành phải giảm hoặc tạm thời không tính đến. Tình trạng khó khăn này sẽ dẫn đến sự mở rộng của các thủ tục, mê tín, các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, bói toán, cho vay nặng lãi…

-Về nước uống, vấn đề gay gắt hàng năm vào mùa khô đã được giải quyết một phần nhỏ với hệ thống nước giếng Tân Túc đưa vào sử dụng mùa khô năm 1986. Hai nhóm giếng nước ở Cầu Xáng và Phong Phú đã khoan xong từ mùa mưa năm 1985 đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng và một trong ba ống giếng Cầu Xáng đã bị lấp đầy bằng gạch đá không thể phục hồi được nữa.

Về đi lại đã làm mới một đoạn đường Tân Nhựt đến Kênh C, đổ đá đỏ từ Cầu Xáng đến ngã ba Lý Văn Mạnh, đắp xong 80% nền đường Tân Kiên, sửa chửa và đổ thêm đá đỏ đường Bà Điểm-Bà Lát. Xây mới và đổ đá đỏ hệ thống cầu đường Bình Hưng, hệ thống cầu đường Bờ đắp mới… chủ yếu bằng kinh phí của thành phố và phần lớn do thành phố thi công. Nói chung chất lượng đều rất kém. Các công trình do huyện thi công cũng vậy. Có công trình khánh thành xong như cầu Bình Hưng tốn kém nhiều triệu đồng, chỉ trong thời gian ngắn không thể sử dụng được nữa và lại phải dự trù sửa chữa với số tiền cũng gần bằng như vậy. Có công trình đã nhận tiền và vật tự của Thành phố như các cầu bán kiên cố thay cầu khỉ ở Tân nhựt mấy năm trước nay mới làm…

2/ Về văn hóa xã hội có những việc làm được và chưa làm được như sau:

-Về giáo dục so với trước đại hội III của đảng bộ đã đi dần vào nề nếp và có nhiều chuyển biến tốt về dạy và học, về bổ túc văn hóa tại chức. Tổng số học sinh niên học 1984 – 1985 là 44.051 em. So với số lượng học sinh năm 1983 và sự tăng dân số tự nhiên trong 3 năm thì vẫn còn nhiều trẻ em đến tuổi đi học chưa đến trường, số học sinh tốt nghiệp cấp 2 năm 1984 – 1985 đạt 98,68%. Thành tích lớn là sau nhiều năm phấn đấu, năm 1985 đã địa phương hóa phần lớn đội ngũ giáo viên (mẫu giáo 100%, phổ thông cơ sở 80%). Về cơ sở vật chất có chú trọng hơn đặc biệt xây dựng được trung tâm thực hành nhưng vẫn chậm so với tốc độ tăng dân số tự nhiên, về chất lượng xây dựng và sửa chữa kém. Hiện nay, còn 3 vấn đề quan trọng chưa giải quyết được. Một là trường học cho phổ thông xây dựng mới trong 3 năm được 46 phòng học, may lắm chỉ bù đắp được số phòng cũ đã hư hỏng hoặc đáp ứng số học sinh vào lớp 1 chưa nói đến giảm bớt các lớp ca 3. Hiện nay đã có một số trường phải học ca 4. Tình hình học tập của trẻ em ở vùng căn cứ cách mạng cũ lại càng đáng buồn hơn nữa. Trường bổ túc văn hóa công nông hết sức quan trọng để bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ đã qua thử thách mở đường đào tạo đội ngũ cán bộ cho huyện vẫn trong tình trạng hư nát mặc dù năm này sang năm khác đều có nghị quyết. Hệ thống nhà trẻ và nhất là trường mẫu giáo thực tế là khoán trắng cho xã trong khi xã không được giao nguồn thu đảm bảo nào, do đó nói chung tình trạng rất tệ. Hai là số học sinh không được lên lớp 10 và thi rớt đại học hàng năm có hàng ngàn em, trở thành vấn đề hết sức nan giải của huyện. Ba là đời sống giáo viên hết sức khó khăn ảnh hưởng đến lòng yêu nghề của người giáo viên, làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Về xã hội, việc chăm lo sức khỏe của dân có đáp ứng một phần yêu cầu phòng trị bệnh trong khả năng và điều kiện hiện nay. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề có thể làm tốt hơn nếu dám nghĩ dám làm, thí dụ như nếu có biện pháp thiết thực và có hiệu quả hơn thì có thể ngăn chặn bước thụt lùi về kế hoạch học sinh để mà hiện nay đã đến mức báo động thậm chí có xã như Tân Nhựt tăng dân số tự nhiên lên đến 3,7%, Vĩnh Lộc 3,4%. Hoặc là nghiên cứu sử dụng tốt hơn số nhân viên y tế xã bằng cách thực hiện khuyến khích nào đó để xóa bỏ tình trạng (ngồi chờ) bệnh nhân đến. Công tác thương binh xã hội là một công tác lớn mang ý nghĩa chính trị và xã hội nhưng thực tế chưa ngang tầm của nhiệm vụ. Trở thành gần như một công việc đơn thuần hành chánh. Các nhà tình nghĩa vẫn chưa sử dụng hết trong khi đó còn nhiều gia đình chính sách nhà ở rách nát và đã có tình trạng một số vật tự ở trên cấp đã được sử dụng vào việc khác. Nghĩa trang liệt sĩ suốt 6 năm nay mới đổ mặt bằng, hài cốt liệt sĩ bốc về một số xã không được giữ gìn cẩn thận và chu đáo.

-Thể dục thể thao thực sự đã trở thành phong trào của quần chúng, nhưng nếu nghiên cứu sâu đưa liều lượng giáo dục chính trị thích hợp thì còn có thể kết quả tốt hơn nữa. Đài truyền thanh và Nhà văn hóa hoạt động tương đối khá nhưng ở tuyến xã nhất là vùng nông thôn sâu, tiếng nói, lời ca, tiếng hát cách mạng vẫn chưa tới thường xuyên, các hoạt động khác ở Phòng văn hóa thông tin còn mang nhiều tính chất hình thức khoa trương rất lãng phí và có mặt chạy theo doanh thu hơn là phục vụ.

III/ VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG:

1/ Tình hình kinh tế chung của đất nước rất gay go lại thêm những tác động của phần tử xấu tàn dư của chế độ cũ, sự tác động của thù trong giặc ngoài làm cho tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội càng thêm phức tạp không chỉ ở ngoài nhân dân mà còn ngay ở trong các cơ quan nhà nước. Trong tình hình như vậy, một mặt phải thấy hết mặt tích cực và giác ngộ của nhân dân trong việc giữ gìn an ninh chính trị và đảm bảo nói chung trật tự an toàn xã hội nhưng đồng thời cũng thấy hiện tượng mất cảnh giác vốn đã có mấy năm trước đây càng nặng nề thêm trong nhân dân cũng như trong Đảng và các cơ quan nhà nước. Các hiện tượng tiêu cực như phớt lờ pháp luật, đầu cơ buôn lậu, ăn cắp của công, móc ngoặc tiền hàng của nhà nước ra ngoài chẳng những không giảm mà còn lan ra, phải trái đúng sai lẫn lộn thậm chí buông xuôi hoặc thích ứng với những tiêu cực, cầu an sợ sệt khi phải đấu tranh với các hiện tượng sai trái. Có thấy hết tính chất phức tạp của tình hình mới thấy hết những cố gắng của các cơ quan nội chính trong mấy chục năm qua.

2/ Suốt trong nhiệm kỳ các lực lượng công an đã tập trung công sức vào việc nâng cao phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn cho cán bộ chiến sĩ, cố gắng xây dựng đảng bộ theo hướng trong sạch và vững mạnh, từng bước khắc phục những yếu kém của những năm trước như tư tưởng chuyên môn đơn thuần, hữu khuynh, thiếu nhạy bén trong đánh địch và các loại tiêu cực khác như cậy thế ỷ quyền, ăn hối lộ… Nhờ đó các vụ việc, phạm pháp chính trị và hình sự có tăng lên so với 3 năm trước nhưng khám phá nhanh gọn và chiếm tỷ lệ cao. Các vụ việc về an ninh chính trị so với 3 năm trước tăng 10 vụ, phá an được 96,61%. Các vụ việc về hình sự tăng hơn 3 lần so với 3 năm trước, phá án được 96,61%. Vì vậy được Sở Công an Thành phố công nhận là đơn vị tiên tiến năm 1985 về công tác chuyên môn. Tuy nhiên sự tiến bộ của công an huyện đạt được rất vất vả và mới chỉ được những bước ngắn. yếu tố kém của ngành công an huyện chủ yếu trên bốn mặt: Việc giáo dục chính trị cho cán bộ chiến sĩ còn rất hời hợt chưa ngang tầm của nhiệm vụ bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ dân. Là người đảm bảo thực hiện pháp luật nhưng chưa thực hiện là hiện thân của pháp luật, tính tiên phong cách mạng chiến đấu của đảng viên kể cả một số đảng ủy viên chưa cao, sự đấu tranh nội bộ chưa nghiêm túc làm cho đơn vị tiến lên rất khó khăn, trật tự an toàn xã hội tiến bộ rất chậm, nạn trộm cắp vẫn không giảm bớt nhất là ở thôn ấp.

3/ Trong 3 năm qua, công tác quân sự địa phương đã có những bước tiến đều trên các mặt. Một là dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, lực lượng quân sự đã phối hợp chặt chẽ với công an và phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản, đã có nhiều hoạt động tích cực bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện. Hai là đã bước đầu triển khai xây dựng được kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản của Huyện, kế hoạch chiến đấu bảo vệ tại chỗ của một số xã, một số xí nghiệp cơ quan. Hàng năm đều có tổ chức diễn tập. Ba là công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, huấn luyện quân sự học đường, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ đã có kết quả bước đầu. Công tác tuyển quân đi d6àn vào nền nếp, nhiều năm đạt chỉ tiêu giao quân, chất lượng tân binh tốt hơn. Đã đăng ký quân dự bị, tổ chức thành các đơn vị đại đội, tiểu đoàn và hàng năm đều có luyện tập kiểm tra. Lực lượng dân quân tự vệ đã được tổ chức chiếm 5,6% so với tổng số dân.

Tuy nhiên còn có những khuyết nhược điểm sau đây:

Một là trong các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên và nhân dân vẫn chưa có nhận thức sâu sắc về hai nhiệm vụ chiến lược. Huyện ủy chưa có nghị quyết về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn Huyện, chưa có kế hoạch xây dựng tiềm lực toàn diện bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.

Hai là chất lượng dân quân tự vệ còn nhiều mặt hạn chế. Đội ngũ cán bộ quân sự ở cơ sở thường thay đổi, trình độ năng lực chưa tương xứng với nhiệm vụ chức trách.

Ba là công tác tuyển quân chưa thật sâu sát và công bằng làm hạn chế phong trào ra đi bảo vệ tổ quốc. Mặt khác, Huyện cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ trên dưới và các ngành để làm tốt chính sách hậu phương nhất là đối với quân nhân giải ngũ.

4/ Bên cạnh thành tích trong việc đảm bảo an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, việc thực hiện luật pháp nhà nước còn tồn tại một số vấn đề lớn sau đây:

-Việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội chưa được các tổ chức trong toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản ở huyện thật sự xem là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu ở huyện và mỗi cán bộ nhân viên nhà nước cũng chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ đóng góp vào công tác này ít nhất bằng cách nêu gương “sống và làm việc theo phápluật”. Nói chung đã coi công tác này gần như là việc của các cơ quan nội chính và tất nhiên từ đó sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chưa được huy động tốt từ việc giáo dục quần chúng cho đến tổ chức quần chúng cán bộ nhân viên tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an atoàn xã hội, thậm chí còn có trường hợp dung dưỡng bao che những kẻ xấu, những hành động xấu.

Bản thân các ngành nội chính không phải lúc nào cũng hợp đồng chặt chẽ với nhau, có hiện tượng ăn rã. Do lề lối làm việc không khoa học, chưa đồng bộ, từ đó có phần làm giảm uy tín và hiệu lực của các cơ quan này. Do lề lối chỉ đạo của mình, Thường vụ huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện cũng có trường hợp làm cho hoạt động và sự phối hợp giữa các ngành này không được nhịp nhàng, thuận lợi, có trường hợp hữu khuynh.

-Là những cơ quan thực hiện pháp luật nhà nứơc nhưng cán bộ nhân viên chiến sĩ của các cơ quan nội chính không phải lúc nào cũng là hiện thân của luật pháp nhất là ở trong ngành công an. Vì vậy phải chú trọng công tác tuyển chọn kỹ, giáo dục thường xuyên cán bộ chiến sĩ về ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ và tư cách đạo đức.

IV/ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG:

A/ Công tác vận động quần chúng:

Vận động giáo dục giác ngộ và tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của đảng và nhà nước là công tác hàng đầu của đảng. Trong điều kiện đảng đã nắm chính quyền và các đoàn thể là một khâu quan trọng để thông qua đó, các tầng lớp nhân dân thực hiện các quyền làm chủ tập thể của mình. Nhưng trong nhiệm kỳ qua mặc dù đã có tiến bộ hơn trước, nói chung các mặt hoạt động của các đoàn thể vẫn còn yếu và ở huyện chưa dấy lên phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng. Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tập thể đã có sự kiên trì đi vào quần chúng. Công đoàn có phần chuyển động hơn trước nhất là ở các cơ quan Mặt trận Huyện hoạt động từng đợt. Riêng Đoàn thanh niên cộng sản có những đợt công tác có hiệu quả như làm thủy lợi… Nhưng nói chung những năm sau này của nhiệm kỳ hoạt động sa sút nhiều.

Khách quan mà nói trong hoàn cảnh chung hiện nay công tác vận động quần chúng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên càng khó khăn bao nhiêu lại càng phải đi vào quần chúng, nhưng chúng ta chưa làm tốt việc đó là do các nguyên nhân chủ yếu về mặt chủ quan sau đây:

-Công tác vận động, giáo dục giác ngộ và tổ chức quần chúng thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước phải là kết quả tổng hợp của các cố gắng chung của đảng bộ, của mọi ngành, của từng đảng viên, nhân viên và phải được quán triệt trong mọi chủ trương biện pháp của Huyện trên mọi lĩnh vực. Không thể đạt được kết quả tốt trong vận động quần chúng nếu chỉ có các đoàn thể hoặc đoàn thể nói một đường, đảng viên và thủ trưởng sống và làm khác, các chủ trương và biện pháp lại khác nữa… Sự thiếu sót trong nhận thức và không đồng bộ trong thực tiễn đã hạn chế kết quả của công tác vận động quần chúng. Mặt khác bản thân các cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan từ huyện đến xã cũng xem nhẹ các đoàn thể, sử dụng các đoàn thể như một phương tiện khi cần thì hỏi đến, khi hết cần thì bỏ lững.

Bản thân đa số các đồng chí được phân công làm công tác đoàn thể cũng không hào hứng thiết tha với công tác này, đồng thời hết sức lúng túng trong nội dung và hình thức cụ thể vận động quần chúng trong hoàn cảnh hiện nay. Do đó rất ái ngại đi vào quần chúng và các đoàn thể đang dần trở thành một cơ quan hành chính. Hoạt động của các đoàn thể rất rời rạc chưa thành một sức mạnh tổng hợp cùng hướng, cùng chiều, cùng lúc đấu tranh cho mục tiêu đã được xác định tạo thành phong trào quần chúng sôi nổi ở Huyện. Đại hội kỳ III đã nhận thấy tình hình này và đã vách ra cho các đoàn thể một cách đúng đắn rằng phải nắm bắt và xuất phát từ việc đi vào giải quyết những yêu cầu bức thiết của quần chúng và vận động những hình thức thích hợp cho từng giới để tập hợp quần chúng tạo uy tín và gắn bó quần chúng với đoàn thể để giáo dục giác ngộ và tổ chức họ. Nhưng Thường vụ huyện ủy đã không cụ thể hóa nghị quyết đại hội trong chỉ đạo của mình và thiếu quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện cho các đoàn thể hoạt động và đến nay về cơ bản chưa có gì đổi mới trong công tác vận động quần chúng.

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ 1986 – 1988 VÀ ĐẾN NĂM 1990

*

Thưa các đồng chí, chúng ta sắp bước vào nhiệm kỳ IV của Đảng bộ. Để có thể đề ra các mục tiêu phấn đấu cho ba năm 1986 – 1988 và đến năm 1990 một cách sát đúng. Đại hội cần đánh giá hết những mặt thuận lợi và khó khăn của Huyện.

Về mặt thuận lợi:

-Trong Đại hội này chúng ta phấn khởi trước tình hình của Huyện trong mấy năm qua đã định hướng được bước đi đúng đắn nhằm khai thác ra tiềm năng và thế mạnh của Huyện. Trong sản xuất mặc dù chưa khai thác hết nhưng đã chỉ rõ và từng bước hình thành vùng lúa năng suất cao và vùng cây công nghiệp ngắn ngày. Nếu khai thác triệt để chúng ta sẽ có lương thực đảm bảo cho mức ăn của nhân dân và một số lượng lớn hàng hóa nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

-Trong bản báo cáo và kiểm điểm nhiệm kỳ trước, đại hội lần này đã có sự nhất trí cao của Ban chấp hành và qua các cuộc họp cán bộ cho thấy chúng ta đã nhìn nhận các thiếu sót một cách thẳng thắn, trung thực, thấy rõ những nguyên nhân tồn tại trong nhiệm kỳ và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm lớn cho nhiệm kỳ tới.

-Trong nhiệm kỳ III chúng ta đã đạt được thắng lợi là đã đưa diện tích tập thể hóa lên trên 80% và đã hình thành một số mô hình sản xuất tiên tiến hạt nhân cho phong trào làm ăn tập thể cho thời gian sắp tới.

-Với vị trí cửa ngõ phía tây nam của Thành phố, Huyện có thế thuận lợi để mở rộng các hoạt động phân phối lưu thông và dịch vụ nhằm tạo ra vốn phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất và phục vụ tích cực cho sản xuất của Huyện phát triển.

-Trong điều kiện thực hiện cơ chế mới về xóa quan liêu bao cấp tạo quyền chủ động cho các cấp để mở ra cho Huyện và cơ sở cách chủ động tháo gỡ nhằm tạo hướng làm ăn mới có hiệu quả kinh tế. Với thuận lợi này cộng với truyền thống đấu tranh bất khuất và tính cần cù chịu khổ của nhân dân và đảng bộ sẽ tạo sức vươn lên mới của Đảng bộ.

Về mặt khó khăn của Huyện:

- Tiềm năng về đất đai lao động của Huyện có nhiều, nhưng muốn khai thác phải có vốn và có thời gian để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phải có các chính sách khuyến khích, sản xuất đúng đắn. Những điều kiện đó muốn thức hiện phải có sự đồng bộ giữa các ngành các cấp trong Huyện và sự hỗ trợ tích cực của Thành phố.

-Tình hình đời sống của nhân dân lao động và cán bộ công nhân viên còn gặp khó khăn, cơ sở phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, đường sá đi lại còn rất ít, đòi hỏi một số vốn đầu tư khá lớn để khắc phục được những hạn chế hiện tại.

-Tình hình tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội đang phát triển một cách đáng lo ngại, nhưng các biện pháp khắc phục chưa đạt hiệu quả gây mất lòng tin ở một số cán bộ và nhân dân. Điều này sẽ có nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị của Huyện nhất là vận động phong trào hành động cách mạng của quần chúng.

-Trong điều kiện biến động của giá cả, việc đề ra các biện pháp để đẩy mạnh các hoạt động của phân phối lưu thông dịch vụ đi theo một hướng lành mạnh là vấn đề rất phức tạp. Do đó phải có trí tuệ tập thể. Sự chuyển hướng đồng bộ ý thức phục vụ, đời sống và sản xuất thì mới có thể khai thác được thế mạnh của vị trí đầu cầu của Huyện.

-Bộ máy của Huyện còn nhiều vấn đề khó khăn đặt ra chế độ quản lý kinh tế còn lỏng lẽo, chưa có một sự thống nhất để lãnh đạo các đơn vị theo một cơ chế chung thống nhất cụ thể nhất là trong phong cách làm ăn của các đơn vị không đồng bộ, sự non yếu của cán bộ không theo kịp với công việc đi đến sự rã rời không ăn khớp. Tình trạng trên sẽ gây một khó khăn lớn trong quản lý kinh tế.

Nhận thức thấu suốt các thuận lợi, khó khăn của Huyện, trong đại hội này cần phải phấn đấu thực hiện các mục tiêu chủ yếu sau đây:

1/ Tập trung khai thác ngày càng cao tiềm năng của Huyện lấy sản xuất lương thực, thực phẩm làm trọng tâm để giải quyết nhu cầu ăn của nhân dân trong huyện và đóng góp nhiều hơn cho nhà nước. Xây dựng và khai thác có hiệu quả cao vùng chuyên canh mía, đậu phọng, rau, cá tôm để có một khối lượng hàng hóa cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu. Riêng về vùng mía phấn đấu xây dựng thành vùng công nông nghiệp hoàn chỉnh nào năm 1990, Sắp xếp lại sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và gắn chặt với sản xuất nông nghiệp lấy công nghiệp chế biến nông sản làm trọng tâm từng bước hình thành cơ cấu nông công nghiệp trên địa bàn huyện.

2/ Củng cố và nâng cao chất lượng tập đoàn và hợp tác xã. Phấn đấu mỗi xã đều có một hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, có kinh doanh tổng hợp nhằm tạo mô hình xã theo cơ cấu nông – công – thương tín dịch vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh kinh tế gia đình và nghề phụ trong tập đoàn và hợp tác xã.

3/ Khai thác thế mạnh của Huyện cửa ngõ thành phố để đẩy mạnh các khâu phân phối lưu thông, dịch vụ nhằm tích lũy vốn, vật tự phục vụ cho nhu cầu xây dựng Huyện.

4/ Tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và các cơ sở phúc lợi phục vụ cho đời sống tốt hơn.

5/ Củng cố công tác an ninh quốc phòng trên toàn huyện phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, có kết hợp kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế nhằm từng bước xây dựng pháo đài huyện.

6/ Tích cực xây dựng đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, tổ chức bộ máy đảng, nhà nước, các đoàn thể tinh gọn có hiệu lực. Hoạt động theo qui chế thống nhất, tạo nền nếp trong sinh hoạt sửa đổi tác phong làm việc.

Nhận thức thấu suốt các thuận lợi và khó khăn trên. Trong đại hội này cần phải phấn đấu thực hiện các mục tiêu phấn đấu chủ yếu sau đây. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề ra các mục tiêu cơ bản của đảng bộ. Đại hội lần này chúng ta có nghị quyết về phương hướng và các chỉ tiêu cụ thể sau đây:

A/ CÁC NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU CỤC THỂ:

I/ Tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật kết hợp với các biện pháp cải tạo XHCN để xây dựng mô hình sản xuất Huyện nông công nghiệp:

1/ Nông nghiệp:

a/ Xương sống của kế hoạch huyện 1986 – 1988 là đạt 76 ngàn tấn lương thực để giải quyết nhu cầu ăn của toàn dân trong Huyện, đóng góp nhiều hơn cho nhà nước và phấn đấu phải có lương thực hàng hóa vào năm 1990. Do dó vùng lúa năng suất cao ở các xã Hưng Long, Tân Qui Tây, Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, Tân Tạo và An Phú Tây phải được xây dựng hoàn chỉnh về thủy lợi trước mắt là hoàn thành việc ngăn mặn, có cơ sở nhân giống, sửa chữa máy nông nghiệp, đội máy kéo, nhà kho vật tự, cơ sở tiểu thủ công nghiệp để phục vụ tích cực cho sản xuất nông nghiệp. Cố gắng phấn đấu để nâng vùng lúa năng suất cao đạt 5 tấn/ha/vụ. Bên cạnh vùng lúa năng suất cao, cố gắng khai thác hết diện tích trong toàn huyện để tăng được diện tích hè thu lên 5.500ha. Năng suất lúa bình quân toàn huyện phải đạt 3,8 tấn/ha/vụ.

b/ Hình thành cho được vùng cây công nghiệp ngắn ngày chuyên và xen canh ở các xã cánh bắc như: Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông. Diện tích đậu phọng phấn đấu đạt 1.500 ha và diện tích rau thời vụ đạt 1.200 ha. Để có đất trồng đậu, rau khuyến khích nông dân tập trung cho một vụ lúa, thời gian còn lại trong năm trồng rau đậu. Lấy đậu phọng vụ đông xuân làm vụ chủ yếu. Lấy Vĩnh Lộc làm trung tâm tiểu vùng có kết hợp với công nghiệp chế biến đậu phọng, thức ăn gia súc và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

c/ Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh cơ cấu công – công nghiệp tiểu vùng mía Bình Lợi (gồm xã Bình Lợi, nông trường Láng Le, vùng kinh tế mới An Hạ). Với diện tích mía 2.000ha. Cơ cấu công – nông nghiệp được hoàn chỉnh trên cơ sở phát triển cân đối trồng trọt với chế biến đường và tận dụng các phụ phẩm. Có cơ chế quản lý kinh tế - hành chính hợp lý, kết hợp hài hòa lợi ích của nông dân, xã, huyện. Xây dựng khu vực Cầu Xáng thành trung tâm tiểu vùng.

d/ Qui hoạch khu vực cánh nam (các xã Đa Phước, Phong Phú, Bình Hưng) thành vùng nuôi tôm xuất khẩu và kết hợp trồng các loại cây thích hợp, tổ chức lại và phát triển các ngành nghề truyền thống như: nuôi vịt giống, ấp vịt, chế biến nông thủy sản…Cần nghiên cứu các bước đi và hình thức thích hợp, đi từ thí điểm, qui mô nhỏ đến qui mô lớn làm cơ sở hoàn chỉnh cơ cấu nông – công nghiệp sau năm 1988.

đ/ Ngoài các khu vực trọng yếu nói trên, huyện cũng cần đẩy mạnh các khâu như: chăn nuôi heo, cá, vịt và khai thác các khả năng như trồng gừng, ớt, rau, thuốc lá (trong đó quốc doanh và gia công chế biến từ 6.000 – 8.000 con heo và 500 heo nái) trên đất gò, bờ mẫu, đất giồng.

Phấn đấu đạt 26.000 – 28.000 con heo năm 1988. Tận dụng hết diện dích mặt nước, ao hồ quanh vùng ruộng để nuôi cá, tôm ở khu vực gia đình, tập thể và quốc doanh. Đặc biệt phát huy mạnh mẽ kết quả đã đạt được ở Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, An lạc, Tân Nhựt… Tận dụng tay nghề nuôi vịt đẻ và ấp trứng ở khu vực Bình Hưng, Phong Phú để có nguồn vịt trao đổi lấy vịt thịt và một số các mặt hàng khác. Giữ cho được đàn trâu, bò hiện nay và phát triển đàn gia cầm toàn Huyện, trong đó phấn đấu đạt 500.000 con vịt.

Nhằm đạt các mục tiêu trện phải có những biện pháp tích cực đồng bộ là:

-Khâu đầu tiên và quan trọng bậc nhất là thủy lợi. Trong nhiệm kỳ này phải dành một số vốn đầu tư thích đáng cho thủy lợi. Có thể chiếm từ 30 – 40% số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, có trọng điểm và hoàn chỉnh từng tiểu vùng bắt đầu từ các xã vùng giữa chạy dần xuống các xã cánh nam. Chú trọng đầu tư cho các cống đầu mối chủ yếu. Riêng khu vực Vĩnh Lộc cố gắng đến nắm 1987 hoàn chỉnh hệ thống kinh mương, sử dụng hết công suất trạm bơm để chủ động tưới tiêu cho 700 ha. Khai thác mạch nước ngầm các xã cánh bắc phục vụ cho vùng đậu phọng và rau thời vụ.

Về sản xuất nông nghiệp phải cố gắng chủ động cân đối, dự trữ và cung cấp kịp thời phân bón, xăng dầu và một số vật tư cần thiết khác, thông qua các hợp đồng ký kết với nông dân. Tập đoàn và hợp tác xã có ưu tiên cho ba cây, cây lúa năng suất cao, cây đậu phọng và cây mía. Nghiêm túc thực hiện chế độ trách nhiệm giữa nông dân với nhà nước và nhà nước với nông dân, có bồi thường về thiệt hại trong thực hiện sai hợp đồng.

Cần có qui định thỏa đáng định mức và phương thức trao đổi giao nộp sản phẩm. Sản phẩm giao nộp vượt định mức hoặc ngoài hợp đồng có tỷ giá trao đổi ưu đãi để khuyến khích được sản xuất. Nếu trường hợp cung ứng được sản phẩm xuất khẩu thì được quyền hưởng ngoại tệ theo tỷ lệ thỏa đáng nhập để lại một số vật tư máy móc phục vụ lại sản xuất phát triển.

-Áp dụng các mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: đưa giống năng suất cao kháng sâu bệnh, lịch thời tiết phổ biến các qui trình kỹ thuật trong thâm canh tăng vụ. Củng cố các trạm trại về quan điểm phục vụ, về tổ chức quản lý để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp như: trại nhân giống mới, bảo hiểm thực vật và cơ giới hóa khâu làm đất, cải tạo đồng ruộng. Phấn đấu đến năm 1988 cơ giới hóa được 48% khâu làm đất, kéo thêm đường điện trung thế và hạ thế cho khu vực trồng đậu phọng. Tổ chức làm và sử dụng phân chuồng, phân xanh để mỗi ha có được từ 3-5 tấn phân hữu cơ nhằm cải tạo được đất. Ban khoa học và kỹ thuật của huyện cần củng cố thực sự hoạt động, có chương trình nghiên cứu thiết thực phục vụ cho sản xuất.

-Về chăn nuôi khâu vướng mắc nhất là giá và thức ăn. Về thức ăn ngoài nguồn và phụ phẩm nông nghiệp cần tích cực thu mua nguyên liệu cho nhà máy chế biến của huyện. Cần nghiên cứu giá thức ăn gia súc và thể lệ hợp đồng gia công hợp lý. Khai thác triệt để diện tích mặt nước, có khả năng nuôi được tôm cá bằng cách thiết lập các bờ bao khoảnh nhỏ, tăng dần để mở rộng cả khu vực, vừa nuôi tôm vừa cải tạo được đồng ruộng.

Cần tích cực nghiên cứu phương thức hợp lý tập hợp mọi cố gắng của ngành kinh tế thương nghiệp phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Chất lượng tập đoàn và hợp tác xã hiện nay còn rất kém. Vì vậy trọng tâm công tác cải tạo nhiệm kỳ lần này là củng cố, nâng cao chất lượng tập đoàn và hợp tác xã. Phấn đấu năm 1988 mỗi xã có 01 hợp tác xã khá về sản xuất cũng như quản lý. Toàn huyện có 02 hợp tác xã nông nghiệp mạnh toàn diện. Xóa bỏ tình trạng khóan trắng ăn chia công bằng, yếu tố quyết định nhất để nâng cao chất lượng tập đoàn và hợp tác xã là công tác quản lý và người quản lý. Vì vậy phải lựa chọn những người có trách nhiệm, có năng lực quản lý kinh nghiệm sản xuất, biết lo cho tập thể và thù lao cho họ thích đáng theo khối lượng và chất lượng cống hiến. Trong thời gian tới cần có kế hoạch sử dụng tốt các học sinh đã tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp để tạo hạt nhân cung cách làm ăn mới có khoa học, có kỹ thuật trong tập đoàn và hợp tác xã. Cần mở rộng thêm ngành nghề như: chế biến nông sản phẩm, sửa chữa máy móc, tiểu thủ công, làm hàng tiêu dùng từ nguyên liệu tại chỗ. Để tạo thu nhập thêm cho xã viên. Khuyến khích xây dựng kinh tế gia đình như: lập vườn cây, ao cá trên đất thổ cư hoặc sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguyên liệu tại chỗ.

Mở rộng các lớp học về hợp tác hóa để đào tạo đội ngũ cán bộ cho tập đoàn và hợp tác xã, vừa có khung hợp tác xã mạnh, vừa có khung kế cận. Tích cực xây dựng những hợp tác xã điển hình từng mặt và nhiều mặt đặc biệt về mặt quản lý.

2/ Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Để khắc phục tình trạng công nghiệp tách rời với nông nghiệp, không phục vụ cho các mục tiêu sản xuất và tiêu dùng của Huyện, trong nhiệm kỳ này phải đưa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tích cực phục vụ nông nghiệp, chế biến hàng nông sản thực phẩm và gắn với khu vực trồng các cậy nguyên liệu theo từng tiểu vùng và kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp trên địa bàn Huyện. Bên cạnh đó tranh thủ triệt để nguồn nguyên liệu ngoài Huyện để mở rộng sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.

Trước hết củng cố và xác định rõ nhiệm vụ chính trị, mặt hàng phục vụ nông nghiệp của các xí nghiệp quốc doanh, hợp doanh.

Đối với các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng như xà bông, nấu đúc nhôm đồng, vỏ ruột xe đạp, dệt bao ny long cần sắp xếp theo ngành nghề, có kế hoạch cung cấp vật tư, nắm được sản phẩm. Cần có biện pháp khuyến khích các hộ gia đình sản xuất theo QĐ 34 để huy động được vốn, lao động và mở rộng được ngành nghề mà quốc doanh và tập thể chưa có hoặc có nhưng chưa đủ sức. Ngành tiểu thủ công nghiệp của Huyện nghiên cứu liên kết giúp đỡ các tập đoàn và HTX nông nghiệp đưa ngành nghề vào HTX nhất là cơ khí nông cụ cầm tay, xây dựng cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu tại chỗ, thúc đẩy sản xuất và giúp cho khu vực nông nghiệp tăng được nguồn thu nhập ngoài cây lúa, sử dụng được lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.

- Để phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội, phấn đấu xây dựng xí nghiệp gạch ngói 4 triệu viên năm, trên cơ sở mở rộng lò gạch hiện có, cải tạo các cơ sở hiện nay để đạt thêm từ 2-3 tiệu viên năm. Song trong đó khuyến khích các TĐ và HTX xây dựng các lò gạch thủ công để có thể đạt tổng công suất về gạch là từ 8 triệu viên năm và 2 – 3 triệu viên ngói vào năm 1988.

- Khai thác thế mạnh của vị trí đầu cầu trong các dịch vụ sửa chữa ô tô, in ấn, thu hút khách hàng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng cường và mở rộng hành lang dịch vụ của Huyện.

- Xây dựng cho được xí nghiệp giày da để gia công đóng giày da xuất khẩu theo kế hoạch Thành phố giao cho Huyện nhằm tạo cơ sở giải quyết việc làm, vừa tăng được nguồn thu nhập.

- Trong khâu cải tạo cần phải sắp xếp theo ngành hàng và kiểm tra sản xuất tốt. Quyết định 34/UBNDRP những tổ hợp và hợp tác xã trá hình. Đối với các tổ hợp và HTX đã có thì nâng chất XHCN, chủ yếu là tập thể hoá thực sự tư liệu sản xuất, xoá bỏ quan hệ chủ thợ. Cần sắp xếp quản lý theo từng ngành hàng kiểm tra chất lượng giá cả và quản lý thu mua cho được sản phẩm.

- Cải tiến công tác quản lý các xí nghiệp quốc qoanh, hợp doanh theo hướng xoá bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp, hạch toán đủ và có lãi, có một quy chế hoạt động hợp lý, chủ động trong xây dựng kế hoạch sản xuất, tiền vốn, vật tư tiết kiệm được nguyên liệu, tạo hiệu quả trong sản xuất, mở rộng sản xuất và tăng cường chất lượng sản phẩm, cố gắng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

3/ Đối với công tác xây dựng cơ bản:

Phải khắc phục thiếu sót kéo dài, đi chệch hướng phục vụ sản xuất văn hoá phúc lợi của Huyện bằng cách củng cố và tăng cường ngay các cơ quan có liên quan như Ban kế hoạch Huyện và ngành xây dựng. Phải lấy chất lượng công trình và tiết kiệm vật tư tiền vốn làm mục tiêu phấn đấu. Cần tăng cường kiểm tra công tác xây dựng sửa đổi lại quy chế xí nghiệp xây dựng, tổ chức quản lý chặt chẽ khâu thi công và tăng cường kiểm tra chất lượng. Nghiêm túc thực hiện các qui định của nhà nước trong xây dựng đặc biệt trong việc thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế, nghiệm thu công trình và chế độ trách nhiệm bảo hành công trình.

Trong những năm tới cần đặt mục tiêu theo thứ tự ưu tiên cho các công trình sau đây:

- Công trình phục vụ cho sản xuất, thuỷ lợi, cơ sở sản xuất, như nhà xưởng kho tàng, đường sá, cầu cống.

- Công trình phục vụ cho phúc lợi xã hội: Trường học, bệnh viên, nhà trẻ mẫu giáo mà các chỉ tiêu cụ thể cần đạt: Bệnh viện Huyện hoàn thành 1988, xây dựng 150 phòng học và sửa chữa 270 phòng cho đến 1988. Đối với nhà trẻ mẫu giáo kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để mỗi xã đều có nhà trẻ và mỗi ấp đều có trường mẫu giáo. Cần ưu tiêu xây dựng cho các xã vùng căn cứ kháng chiến cũ.

Sử dụng đồng vốn hợp lý trong việc sửa chữa các công trình công cộng. Tranh thủ nguồn vốn của Thành phố cấp để xây dựng khu nhà ở cho CB-CNV.

4/ Giao thông vận tải và bưu điện:

Nhằm phục vụ tích cực cho sản xuất và đi lại, khai thác đúng mức khả năng giao thông Huyện hiện có bằng cách củng cố lại đội ngũ vận tải quốc doanh, các HTX. Xe khách, nắm thật chắc đầu xe (của nhà nước và của tư nhân) xăng dầu phục vụ đúng đối tượng mục tiêu theo kế hoạch, tổ chức, giáo dục phát động thành phong trào tiết kiệm nhiên liệu, phục vụ tốt hành khách trên các tuyến đường, tổ chức vận chuyển vật tư và lương thực kịp thời. Giữ nghiêm kỷ luật giá vận tải hành khách và hàng hoá.

Về cầu đường với vốn, vật tư của Thành phố và Huyện nâng cấp sửa chữa các đường Bình Chánh đi Hưng Long. Đường Phạm Văn Hai đi Bình Hưng Hoà, đường cầu kinh C, xây dựng các cầu bê tông thay thế cầu khỉ ở các xã Tân Nhựt. Bình Lợi để phục vụ cho việc đi lại nhất là đối với cháu đi học.

Vận động nhân dân làm lại các con đường xóm ấp và đường nội đồng kết hợp thủy lợi nội đồng để cải tạo đồng ruộng và phục vụ sản xuất, đi lại.

- Đối với thông tin liên lạc củng cố nâng cao chất lượng thông tin trong nội bộ Huyện, cố gắng 1988 các xã đều có hệ thống điện thoại.

II/ Khai thác thế mạnh vị trí cửa ngỏ của Huyện để đẩy mạnh các hoạt động phân phối lưu thông dịch vụ và các ngành tổng hợp nhằm tích cực phục vụ cho nhu cầu xây dựng Huyện.

1/ Về thương nghiệp: Trước hết lấy việc phục vụ sản xuất đời sống nhân dân trong Huyện làm mục tiêu chủ yếu của Thương nghiệp. Trong đó bảo đảm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: Gạo, thịt, đường, chất đốt, nước chấm, vải, dầu thắp. Các mặt hàng Huyện tự cân đối được phải phục vụ kịp thời cho đời sống, một số mặt hàng Huyện không có phải cố gắng qua kế hoạch trên cấp, liên kết liên doanh để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu cho tiêu dùng của nhân dân và sản xuất.

Mở rộng các hoạt động HTX mua bán ở các xã bằng các hình thức đại lý, tổ chức kết hợp với TĐ và HTX để đưa hàng xuống tận tay người tiêu dùng, đồng thời cũng thông qua mạng lưới tổ chức thu mua hàng nông sản thực phẩm, hàng tiều thủ công nghiệp tăng khối lượng hàng hoá cho Huyện, có điều kiện liên doanh trao đổi. Có kế hoạch hợp đồng với các cơ sở sản xuất của Huyện cung cấp nguyên liệu thu mua sản phẩm tạo chân hàng ổn định cho Huyện.

Khai thác thế mạnh của cửa ngỏ Thành phố, đẩy mạnh thu mua hàng trôi nổi nhất là nông sản thực phẩm từ đồng bằng sông Cửu Long. Cần nghiên cứu phương thức quản lý thích hợp chợ An Lạc, củng cố hoạt động lại chợ đầu cầu quan trọng của Thành phố.

Giá cả thị trường là khâu phức tạp cần bằng các biện pháp tổ chức thu mua thích hợp hàng tại chỗ, kết hợp với các biện pháp cải tạo tích cực tổ chức thu mua tận tay ngừơi sản xuất với giá cả thoả đáng, loại bỏ các hình thức trung gian bất hợp lý, chân rết, tạo nguồn hàng… để nắm được hàng và góp phần ổn định giá thống nhất giá trong Huyện.

Đối với các công ty kinh doanh, phân công rõ ràng từng khu vực và ngành hàng để quản lý chặt, đồng thời có mối quan hệ nhịp nhàng với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, xoá bỏ tình trạng tranh mua tranh bán. Tổ chức lại bộ máy các công ty thật tinh gọn và có hiệu quả trong kinh doanh. Đối với các vật tư sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống không được chạy theo chênh lệch giá và bán đúng đối tượng. Các công ty cần sử dụng vốn tự có của mình xây dựng các cơ sở chế biến để chủ động tạo nguồn hàng của mình và nâng cao giá trị sản phẩm.

Một tồn tại lớn trong khối lượng lưu thông phân phối là tình hình tiêu cực trong nội bộ, tệ cửa quyền, hách dịch cần phải kiên quyết loại bỏ để lành mạnh hoá đội ngũ cán bộ. Do đó phải xây dựng ý thức phục vụ, lòng trung thực trong quản lý kinh doanh, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp tiêu cực và tăng cường công tác thanh tra kiểm soát, hạn chế các mặt tiêu cực trong khối. Xây dựng bộ máy các công ty kinh doanh thật gọn nhẹ và có hiệu quả nhạy bén trong kinh doanh bảo quản được hàng hoá, tiết kiệm được chi phí lưu thông đảm bảo đúng chế độ kinh doanh, nộp lợi nhuận cho nhà nước.

2/ Hoạt động xuất nhập khẩu:

- Trong nhiệm kỳ 1986 – 1988 cần phấn đấu để tăng lượng hàng tại chỗ xuất khẩu năm 1986 đạt từ 25 – 30% và năm 1988 đạt 40% như đậu phộng, chiếu cói, gừng, ớt, lúa, đặc sản bằng cách đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, nguyên liệu vật tư cho các vùng sản xuất các mặt hàng này và với điều kiện hợp đồng có lợi thích đáng cho nông dân. Đối với các xã và cơ sở sản xuất như TĐ.HTX cần có chế độ được hưởng ngoại tệ nếu họ sản xuất hàng xuất khẩu và giao nộp được đủ sản phẩm đạt chất lượng, nhập lại một số máy móc vật tư phục vụ trở lại sản xuất.

- Hoạt động của xuất khẩu phải gắn với sản xuất trong Huyện. Do đó cần phải có kế hoạch lãnh đạo thật chặt chẽ hoạt động của xuất khẩu.

- Mở rộng quan hệ với các Công ty của Huyện và các địa phương bạn để trao đổi, chung vốn khai thác hàng xuất. Đối với hàng đối lưu hoặc hàng nhập cần có kế hoạch phối hợp, tiêu thụ và phục vụ chủ yếu thông qua các ngành nội thương của Huyện theo một quy định chung đảm bảo điều hoà lợi ích của hai bên.

- Hạn chế tối đa nhập hàng xa xỉ phẩm và các mặt hàng tiêu dùng không cần thiết. Vật tư nhập phải dành tỷ lệ thích đáng đưa vào kế hoạch để cân đối cho khu vực sản xuất, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Đầu tư phát triển khâu chế biến hàng xuất khẩu theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Huyện.

3) Hoạt động dịch vụ:

Khai thác lợi thế vị trí đầu cầu, nơi có khối lượng người qua lại lớn, cần mở rộng các loại dịch vụ như sửa chữa, ăn uống, in ấn, giới thiệu mặt hàng, nhận gia công… Mở rộng các dịch vụ khác phục vụ cho nhu cầu khách vãng lai của bến xe Miền tây.

4) Về kế hoạch:

Kế hoạch hoá là một yêu cầu không thể thiếu được trong lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Vì vậy Huyện ủy và cấp ủy xã cần nắm chắc kế hoạch. Cần phải nhanh chóng khắc phục các mặt yếu kém trong công tác kế hoạch. Kế hoạch phải thể hiện được ý đồ của Đảng bộ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế văn hoá xã hội của Huyện, phải sát với thực tế, khai thác tích cực mọi khả năng của Huyện và phải trên cơ sở cân đối được các mặt vật tư, tiền vốn, cơ sở, vật chất, lao động ….

Song song với xây dựng kế hoạch phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch từ các khâu cung cấp vật tư nguyên liệu, tiến độ sản xuất, các trở ngại trong quá trình sản xuất, tình hình cân đối vật tư để kịp thời tháo gở những vướng mắc để tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng qua quá trình thực hiện kế hoạch mà từng bước bổ sung quy hoạch tổng thể của Huyện.

5) Về thống kê và lao động:

Công tác thống kê hết sức quan trọng cho việc lãnh đạo chỉ đạo. Vì vậy cần chấn chỉnh và tăng cường cơ quan này đủ sức làm việc và đảm bảo đầy đủ nhanh chóng, chính xác và kịp thời theo yêu cầu đòi hỏi.

Về lao động: Với mục tiêu phấn đấu là mọi người ai cũng có công ăn việc làm, ai cũng có điều kiện cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng đát nước, nhưng trong điều kiện hiện nay chưa có thể làm được nhiều, cần tập trung vào các việc sau đây:

- Cố gắng giải quyết sắp xếp việc làm cho các gia đình chánh sách, những anh em bộ đội hoàn thành nghĩa vụ vào các nhà máy, xí nghiệp nông trường để ổn định việc làm.

- Giải quyết việc làm cho số thanh niên có sức lao động bằng cách tuyển dụng vào lực lượng thanh niên xung phong đưa đi xây dựng các công trình thủy lợi nông trường, các xí nghiệp, nhà máy…

- Lao động trong nông nghiệp cần được đảm bảo có ruộng đất theo tiêu chuẩn của từng địa phương và thu hút vào ngành nghề phụ.

6) Tài chánh giá cả - thuế ngân hàng:

Hoạt động về tài chánh, tiền tệ là một hoạt động chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế của Huyện, do đó phải nắm thật chặt các khâu thu chi, phấn đấu cân đối cho được ngân sách Huyện. Tài chánh phải có biện pháp kiểm tra chặt chẽ tình hình sử dụng đồng vốn trong sản xuất kinh doanh, ưu tiên đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn như sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi, xây dựng các nhà máy chế biến nông sản phẩm và công trình phúc lợi của nhân dân lao động.

Qua kiểm tra uốn nắn các lệch lạc và tăng cường giám sát thu chi đúng nguyên tắc có hiệu quả kinh tế. Không một cơ quan nào được từ chối việc kiểm tra của tài chính, đồng thời tài chính không được gây khó khăn cho các đơn vị được cấp vốn.

Về ngân sách trong những năm qua do tình hình sản xuất chưa ổn định và phát triển chưa tạo hiệu quả, do đó ngân sách Huyện chủ yếu dựa vào các ngành kinh doanh dịch vụ. Trong nhiệm kỳ 1986-1988 cũng chưa thể khắc phục ngay tình hình này nhưng để tạo thế ổn định ngân sách, cần từng bước thay đổi cơ cấu trên bằng cách ưu tiên đầy đủ cho sản xuất tạo thế lâu dài và vững chắc đồng thời đầu tư thích hợp để mở rộng các hoạt động phân phối lưu thông, dịch vụ để triệt để khai thác torng những năm trước mắt.

Ngân sách Huyện là khâu quyết định trong đầu tư sản xuất và phát triển các mặt của Huyện, do đó Ban chấp hành, Ban thường vụ phải nắm thật chặt chẽ về ngân sách. Hàng năm đều phải có dự toán ngân sách cho năm sau và quyết toán ngân sách năm trước kiểm tra việc thu chi đúng chính sách, đúng đối tượng, khuyến khích mở rộng các nguồn thu hợp lý để làm giàu cho Huyện.

Đối với một số công ty kinh doanh, các xí nghiệp hợp doanh, các cơ sở dịch vụ cần tằng cường kiểm tra nguồn thu nhập, đánh giá đúng mức năng lực kinh doanh để thu ngân sách đúng mức quy định. Cần có kế hoạch điều tiết hợp lý phần thu nhập của các ngành kinh doanh để đưa vào cân đối trong kế hoạch xây dựng hài hoà giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Huyện.

Chăm lo cho ngân sách Huyện đồng thời phải chú trọng việc xây dựng ngân sách xã. Muốn thực hiện khâu nầy phải triệt để phân cấp cho xã, giao xã tự lo các công trình xã có và các nguồn thu ổn định về các nguồn thuế nông nghiệp, công thương nghiệp dịch vụ cần để một tỷ lệ thích đáng cho xã để xã chủ động xây dựng ngân sách và vạch kế hoạch xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống cho xã quản lý. Có như vậy Huyện mới không còn bao cấp, xã có điều kiện phát triển.

Về thuế phải đảm bảo thu đủ thu đúng do đó phải có kếp hợp với các ngành liên quan như ngân hàng, công nghiệp, liên hiệp xã, kế hoạch .v.v.. với cải tạo quản lý thị trường trong việc đánh thuế đối với khu vực thương nghiệp. Cần có biện pháp có hiệu quả chống các hiện tượng tiêu cực trong ngành thuế.

7/ Về ngân hàng:

Qua cơ cấu tín dụng của ngân hàng, lượng tiền mặt của Ngân hàng có thể đánh giá được sự phát triển của nền kinh tế. Do đó trong nhiệm kỳ nầy Đảng phải tăng cường lãnh đạo hoạt động của Ngân hàng. Phải có tỷ lệ đầu tư thích đáng cho nông nghiệp, trong đó ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp như: Trồng trọt chăn nuôi và chế biến nông sản thực phẩm. Ưu tiên cho vay tín dụng trong sản xuất nông nghiệp. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phân phối lưu thông cần xét thứ tự ưu tiên cho từng ngành sản xuất, từng thời vụ, ưu tiên cho quốc doanh và tập thể.

Ngân hàng cần phải cùng với các cơ quan đơn vị lên kế hoạch tiền mặt, tín dụng tháo gỡ vướng mắc dần dần giành thế chủ động nắm chắc tiền mặt đồng thời đảm bảo hoạt động của các đơn vị trước hết là của quốc doanh và tập thể.

Vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, mua công trái, tham gia cổ phần với HTX tín dụng, xây dựng và phát triển HTX tín dụng thật mạnh, huy động vốn của nhân dân của các tổ chức kinh tế tập thể, mở rộng các dịch vụ cho vay sản xuất kể cả khu vực kinh tế gia đình vừa mở rộng sản xuất vừa góp phần xoá bỏ các quan hệ bóc lột ở nông thôn như bán lúa non, cho vay nặng lãi. Thủ tục ngân hàng cần phải thật đơn giản chính xác, nhanh chóng cho việc cho vay, cấp vốn. Tích cực đấu tranh chống các mặt tiệu cực trong ngân hàng như định phần trăm khi rút tiền mặt hoặc gây khó khăn cho cơ sở sản xuất quốc doanh hoặc trì trệ trong thủ tục kiên quyết xử lý những kẻ vi phạm thoái hoá.

III/ - Trên cơ sở sản xuất phát triển từng bước thiết lập trật tự phần phối lưu thông góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động từng bước xây dựng nếp sống mới ở khu vực nông thôn:

1- Để phục vụ tốt đời sống của nhân dân lao động, tập trung vào các khâu ăn ở, học tập, trị bệnh:

a) Về ăn, ở và mặc: Mục tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ là cố gắng đạt được mức ăn 359 kg lương thực/ ngừơi (đã làm xong các nghĩa vụ). Giải quyết cơ bản nhu cầu nước uống, vải mặc, cải thiện bữa ăn, một bước ổn định nhà ở để có 40% ngói hoá 1988.

Để đạt được các mục tiêu trên cần có những biện pháp tích cực sau:

Về lương thực: Cùng với nổ lực của nông dân, nhà nước tích cực chi viện cho nông dân phát triển sản xuất. Vận động nhân dân tận dụng đất thổ cư của từng hộ xây dựng và phát triển kinh tế gia đình, trong đó thí nghiệm công thức VAC (vườn cây, ao cá, chăn nuôi). Phòng nông nghiệp cần nghiên cứu và hướng dẫn các gia đình các loại cây con thích hợp, chú ý con cá, con tôm và gia cầm, tuỳ theo từng vùng thích hợp.

Về nước uống: Khai thác hết công suất các giếng nước ngọt Tân túc để phục vụ cho các xã Tân Túc, Tân Kiên, Tân Nhựt bà một phần xã An Phú Tây – nhanh chóng đưa sử dụng các giếng tại Cầu Xáng, Phong Phú và Bình Chánh mùa khô 1986-1987. Tích cực khoan thăm dò thử nghiệm ở các xã cách nam khu vực Hưng Long, Tân Qúi Tây. Nếu có nước ngọt thì khai thác ngay để phục vụ cho sinh hoạt. Song song với việc thăm dò sử dụng nguồn nước ngầm các TĐ và HTX nên dành mộ số diện tích nhất định đào ao làng, đảm bảo những xã nầy mỗi ấp có một ao làng.

Về ở: Quy hoạch tổng thể của Huyện đã xác định các vùng và các khu vực dân cư cần nhanh chóng tiến hành quy hoạch từng xã theo thứ tự ưu tiên được xác định. Từ đây đến năm 1988, hoàn thành quy hoạch các vùng cầu Bình Điền, Chợ Đệm, Cầu Xáng, Bình Chánh, Quy Đức, Bình Hưng. Trong khi chưa có quy hoạch của xã nên cho phép nhân dân xây dựng dọc theo các lộ chính, ven các bờ sông, rạch để tập trung dân cư. Khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng tận dụng đất đai bờ vùng, bờ thửa, kinh mương … Huyện, xã, TĐ và HTX tích cực tổ chức sản xuất gạch ngói, gạch lát phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở.

b- Về học tập: Trong 3 năm giải quyết dứt điểm các lớp ca 3. Để đạt được mục tiêu trên, trong 3 năm phải xây dựng mới 150 phòng học, sửa chữa và cải tạo lại 270 phòng học, đồng thời kết hợp dần dần hoàn chỉnh các mô hình trường học đáp ứng với yêu cầu cải tạo giáo dục.

Ra sức nâng cao chất lượng dạy và học theo yêu cầu của sự nghiệp cải cách giáo dục đặc biệt chú ý phải vừa nâng cao tính mô phạm của thầy cô, vừa nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức, phẩm chất của học sinh. Cố gắng đào tạo lực lượng giáo viên tại chỗ đến năm 1988 toàn bộ cấp I giáo viên tại chỗ học hành của trẻ em, đời sống của giáo viên. Các quyền lợi chính đáng của giáo viên phải được ưu tiên giải quyết.

Mở rộng hoạt động trung tâm thực hành thí nghiệm và thành lập trung tâm dạy nghề để cho học sinh khi hết cấp tốt nghiệp phổ thông. Đề nghị Thành phố cùng với Huyện nhanh chóng xây dựng trường cấp III cho xã cách Bắc và 2 nông trường. Phòng giáo dục chuẩn bị nhận quản lý các trường cấp III theo quyết định của Bộ giáo dục và ngay từ năm nay, Huyện chú trọng đào tạo giáo viên cấp III người của địa phương.

Đưa hoạt động BTVH xuống tận TĐ.HTX có biện pháp vận động Đoàn viên, hội viên đều học BTVH. Đẩy mạnh hoạt động của các trường BTVH dân chính có kết hợp với cơ quan xí nghiệp tạo điều kiện và các biện pháp khuyến khích mọi cán bộ, nhân viên đều học BTVH, mỗi năm lên 1lớp. Phấn đấu đến năm 1988, cán bộ lãnh đạo của Huyện phải phổ cập được cấp III, cán bộ xã phải hết cấp II và chủ chốt đạt cấp III.

Với hệ mẫau giáo nên củng cố lại hệ thống trường lớp, mở rộng xuống từng ấp và nếu có điều kiện xuống tận HTX, xóm tập trung dân, đối tượng chủ yếu là tất cả các em ở độ tuổi phải được vàp lớp để chuẩn bị vào lớp 1. Phấn đấu để mỗi xã đều có nhà trẻ vào đầu năm 1988.

c) Chăm sóc sức khoẻ:

Phấn đấu đến năm 1988 xây dựng xong cơ bản bệnh viên Huyện và các trạm y tế, Bình Lợi, Trạm khám đa khoa khu vực cầu Xáng. Tăng cường công tác khám và điều trị của các trạm y tế, tổ chức tiêm phòng các bệnh cho trẻ em, người lớn thật rộng rãi. Mỗi xã đều phải phấn đấu lên danh sách cán hộ già đình chính sách neo đơn, khám bệnh và điều trị tại nhà các hộ nầy. Cán bộ y tế xã cần thay đổi cách phục vụ, phân công phụ trách ấp theo phương châm “ Thầy thuốc đến bệnh nhân” và kết hợp với các đoàn tuyên truyền phòng chống các loại bệnh, ăn ở có vệ sinh, cần có chính sách khuyến khích cán bộ y tế Huyện và xã đi về thôn ấp phục vụ nhân dân bằng ngân sách Huyện xã và đóng góp của dân.

Đối với phong trào 5 dứt điểm cần phải tổ chức, vận động quần chúng một cách tích cực, trong đó chú trọng kế hoạch hoá gia đình và quản lý bệnh xã hội. Phấn đấu năm 1988 tỉ lệ sinh đẻ của Huyện còn từ 1.8% đến 2%. Kết hợp với hội phụ lão TĐ.HTX trồng và chế biến thuốc nam, phổ biến rộng rãi các toa thuốc phổ biến để sử dụng trong gia đình.

Đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao mở rộng phong trào quần chúng hiện có rèn luyện sức khoẻ, tổ chức thi đấu, luyện tập nhằm xây dựng phong trào lành mạnh ở nông thôn. Trong đó chú ý phát hiện, bồi dưỡng các tài năng để tham gia thi đấu bộ môn của Huyện và Thành phố.

2/ Về đời sống văn hoá tinh thần:

Hoạt động văn hoá góp phần thực hiện cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng nhất là trên địa bàn nông thôn. Do đó trong các năm tới đẩy mạnh hoạt động để phát triển văn hoá quần chúng vừa có tác dụng giải trí vừa có tác dụng giáo dục và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực. Muốn được vậy phải đưa hoạt động nhà văn hoá Huyện vừa là nơi sinh hoạt văn hoá, vừa là nơi bồi dưỡng các hình thức nghệ thuật để mở rộng xuống tận xã, chú ý giúp đỡ các tổ chức văn hoá quần chúng không chuyên, khuyến khích phong trào văn hoá, văn nghệ ở các cơ quan xí nghiệp xã, ấp, HTX … để tạo phong trào rộng khắp ở nông thôn.

Nâng cao nhận thức nhân dân bằng cách đưa báo chí, sách, bản tin xuống từng tổ dân phố, từng TĐ.HTX, từng hộ. Khuyến khích xây dựng thư viện xã. Đẩy mạnh hoạt động của đài truyền thanh nhằm phổ biến đường lối chủ trương và các tin tức kịp thời, đấu tranh một cách có hiệu quả chống lại tuyền truyền xuyên tạc của địch, bài trừ mê tín dị đoan.

Tích cực đưa các loại hình văn hoá, văn nghệ, chiếu phim, cải lương, kịch, triển lãm, biểu diễn văn nghệ xuống xã, nhưng chú ý phục vụ cho các xã vùng sâu. Đến năm 1988 phấn đấu xây dựng được 1 rạp hát ở chợ Đệm, thành lập mỗi cụm xã 01 đội phim. Nâng mức độ hưởng thụ văn hoá của ngừơi dân lên 10 lần trong năm và dùng quỹ ngân sách để trợ cấp một phần chi phí tính theo đầu người.

3/ Các hoạt động xã hội:

a) Công tác thương binh liệt sĩ: Đây là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, do đó phải tập trung chăm lo tốt chính sách này.

- Đối với các chính sách dành cho thương binh gia đình liệt sĩ, hưu trí cần phải tổ chức thực hiện 1 cách chu đáo. Tiền trợ cấp lương thực, thực phẩm và các quyền lợi khác phải được giải quyết đúng định lượng chất lượng và nhanh chóng.

- Tổ chức chăm sóc về sức khoẻ như giúp đỡ trong lúc đau yếu khó khăn, thăm viếng trong các ngày lễ tết. Đảng bộ, chính quyền các cơ sở cần vận động quần chúng và tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của Thành phố tham gia việc chăm sóc này bằng cách xây dựng các nhà tình nghĩa, tổ chức các cơ sở sản xuất để chăm lo đời sống, tổ chức câu lạc bộ sinh hoạt cho các cụ hưu trí.

- Thực hiện quỹ bảo trợ thương binh liệt sĩ bằng cách vận động cán bộ nhân viên, các công ty xí nghiệp đóng góp để có điều kiện chăm sóc tốt hơn.

b) Có ưu tiên tuyển chọn con em liệt sĩ gởi đi đào tạo các trường văn hoá chính trị, nghiệp vụ các chiến sĩ làm xong nghĩa vụ vào làm ở các cơ quan xí nghiệp nhà nước.

c) Đến năm 1988 phải hoàn thành xong nghĩa trang liệt sĩ Huyện.

IV/ Thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động thông qua các hoạt động của Hội đồng nhân dân và của các đoàn thể quần chúng, nêu cao việc giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực Kinh tế - xa 4hội và tăng cường công tác giáo dục pháp luật:

Vận động giáo dục và tổ chức quần chúng thực hiện quyền làm chủ tập thể và thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước là công tác hàng đầu của Đảng trong điều kiện Đảng nắm chính quyền.

1) Ra sức xây dựng các đoàn thể vững mạnh để xây dựng cơ sở cách mạng vững chắc:

Các đoàn thể quần chúng cần xây dựng phương hướng hoạt động có mục tiêu được xác định, nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi, của từng giới và các trọng tâm công tác của Huyện từng thời kỳ.

a) Đối với công đoàn:

Nhiệm vụ chủ yếu của công đoàn là động viên cán bộ công nhân viên chức hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước tạo thành phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực hoạt động. Song song đó tổ chức học tập tư tưởng lập trường của giai cấp công nhân, lý tưởng cách mạng và nhiệm vụ xây dựng CNXH tạo khí thế sôi nổi trong cơ quan đơn vị. Công đoàn phải là người tích cực tham gia xây dựng cơ chế quản lý mới, động viên phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đấu tranh xoá bỏ quan liêu bao cấp. Trong từng cơ quan đơn vị, công đoàn phải giám sát các hoạt động của cơ quan Nhà nước đấu trang chống các hiện tượng tiêu cực về phẩm chất đạo đức. Cấp ủy Đảng, thủ trưởng cơ quan chăm lo công tác xây dựng công đoàn, tạo điều kiện cho công đoàn tham gia tích cực vào công tác quản lý, chăm lo tốt đời sống của CBCNV. Tích cực xây dựng lực lượng trong cơ sở tiểu thủ công nghiệp vốn bị buông lỏng trong nhiều năm nay để từng bước giáo dục giác ngộ chủ nghĩa xã hội cho người thợ thủ công cá thể. Cố gắng xây dựng các tổ công đoàn xã, nâng cao sinh hoạt công nhân viên chức khối xã. Công đoàn các cơ quan đơn vị tích cực xây dựng cơ sở sản xuất, cải thiện đời sống CBCNVC.

b) Hội liên hiệp nông dân tập thể:

Giữ vai trò quan trọng ở nông thôn trong việc xây dựng hợp tác hoá, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nông thôn mới XHCN. Do đó, nông hội phải tổ chức nông dân vào các chi hội, tổ hội gắn hoạt động chi hội với tập đoàn sản xuất, HTX nông nghiệp để vừa giáo dục động viên nông dân trong phong trào làm ăn tập thể áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động và tham gia vào quản lý các tập đoàn và HTX đi đúng hướng làm ăn có hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất khu vực nông thôn, vừa tổ chức cho họ tích cực tham gia vào việc xây dựng nông thôn mới trên các lĩnh vực văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng.

Để làm đúng chức năng của hội cần tăng cường đội ngũ cán bộ hội từ Huyện đến cơ sở, chi hội, tổ hội. Bồi dưỡng lực lượng trẻ có trình độ khoa học kỹ thuật có văn hoá vào Ban chấp hành và tạo phong cách làm việc mới của Hội, tích cực tham gia xây dựng Đảng chính quyền thật vững mạnh.

c) Hội liên hiệp Phụ nữ:

Hoạt động của hội phụ nữ trong thời gian sắp tới tập trung vào các mục tiêu:

- Phát huy vai trò tích cực của Phụ nữ trong lao động sản xuất, chăn nuôi xây dựng kinh tế tập thể và gia đình, góp phần xây dựng vững chắc các tập đoàn và hợp tác xã, tham gia tổ chức quản lý các tập đoàn và HTX.

- Trên mặt trận phân phối lưu thông, giáo dục các hộ tiểu thương, người buôn bán nhỏ, bán đúng giá, làm tròn các nghĩa vụ và quản lý được hàng hoá, thị trường, giáo dục thái độ phục vụ của nhân viên ngành thương nghiệp. Từng bước tuyên truyền giáo dục đưa họ vào các tổ chức tập thể.

- Là một lực lượng đông đảo có mặt trên tất cả các lĩnh vực, tổ chức vận động quần chúng tham gia tích cực phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, phát hiện quản lý các đối tượng xã hội, thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyến đầu tổ quốc.

Trên lĩnh vực văn hoá xã hội, từng bước giáo dục, bồi dưỡng nâng cao vai trò người phụ nữ, đấu tranh nam nữ bình đảng chống mê tín dị đoan xây dựng nếp sống mới, kế hoạch hoá gia đình, giáo dục và vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ của Đảng.

- Từng bước có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ nữ đưa vào các chức danh chủ chốt của xã, Huyện và các cơ quan nhà nước. Đưa sinh hoạt của Hội vào nề nếp gắn với tổ nhân dân, thu hút 90% Phụ nữ tham gia sinh hoạt hội.

d) Hoạt động của Ủy ban thiếu niên nhi đồng gắn với hoạt động của đoàn thanh niên và chủ yếu tập trung vào việc chăm sóc sức khoẻ học tập sinh hoạt của thnah thiếu niên.

đ) Mặt trận tổ quốc cần tăng cường giáo dục và động viên các tầng lớp tôn giáo, người hoa đóng góp xây dựng Huyện tích cực lao động sản xuất, chấp hành các chủ trương chính sách của Nhà nước, giữ gìn trật tự địa phương. Đặc biệt đối với tôn giáo và nhân sĩ trí thức phải có hình thức vận động thích hợp vừa đảm bảo được chủ trương của Đảng vừa tôn trọng được tín ngưỡng của những người theo đạo. Mặt trận tổ quốc sẽ là nồng cốt tập hợp các đoàn thể quần chúng đẩy mạnh các cuộc vận động quần chúng tạo thành phong trào cách mạng ở nông thôn. Hoạt động của mặt trận chú trọng đi sâu vào các vùng tôn giáo như Phạm Văn Hai, An LẠc, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hoà, Bình Hưng. Củng cố tổ chức các hội Phụ lão tham gia xây dựng kinh tế gia đình. Thành lập câu lạc bộ hưu trí Huyện để có điều kiện cho các đồng chí hưu trí sinh hoạt.

Tóm lại công tác vận động giáo dục quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước là kết quả tổng hợp của Đảng bộ, của các ngành, của từng đảng viên cán bộ không thể giao khoán cho các đoàn thể quần chúng được và chính hiệu quả của lao động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống có 1 tác động rất lớn trong công tác vận động quần chúng. Do đó chăm lo công tác vận động quần chúng và các đoàn thể là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của Đảng bộ, từng cấp ủy.

2) Nâng cao hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ huyện đến xã để thực hiện có hiệu quả đường lối chủ trương của Đảng:

Các cơ quan Nhà nước là công cụ của nhân dân lao động để thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình, là người thực hiện và cụ thể hoá các chủ trương của Đảng.

Do đó phải củng cố thật vững mạnh hệ thống chính quyền từ Huyện đến xã, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ Đảng đã giao.

Trước hết, hội đồng nhân dân huyện và xã phải thực hiện chức năng của mình là cơ quan quyền lực của địa phương. HĐND phải quyết định các kế hoạch phát trểin kinh tế xã hội, ngân sách, công tác an ninh quốc phòng, chăm lo đời sống nhân dân… và tổ chức giám sát hoạt động của UBND và các nhành của UBND. Mỗi đại biểu HĐND phải có liên hệ chặt chẽ với cử tri, phản ánh kịp thời các nguyện vọng của cư tri.

Ủy ban ND và Hội đồng nhân dân là cơ quan tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của HĐND, phải hết sức nhạy bén, linh hoạt tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của HĐND.

Về lề lối làm việc, cần sửa đổi lại lề lối làm việc sinh hoạt hội họp, giảm bớt các cuộc hội nghị không cần thiết, giữ nghiêm kỷ luật về giờ giấc, chế độ báo cáo thỉnh thị, thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể đối với UBND và chế độ thủ trưởng của các ngành chuyên môn, chống các hiện tượng độc đoán hình thức, phô trương gây phiền hà cho dân.

Cần phân cấp triệt để cho xã trên các lĩnh vực để giúp xã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. trong nhiệm kỳ này phải thực hiện xong việc đó.

3/ Tăng cường công tác giáo dục pháp luật và kiểm tra việc thi hành pháp luật:

Kết hợp với các đoàn thể quần chúng, phối hợp với các phong trào vận động quần chúng và bằng các hình thức báo đài hội họp, học tập để phổ biến sâu rộng luật pháp xã hội chủ nghĩa như Hiến pháp, Luật hình sự, Luật hôn nhân gia đình và một số điều luật cơ bản khác để từng bước nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân, dần dần tạo nếp sống và làm việc theo luật pháp, tôn trọng luật pháp giải quyết đúng đán nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm đến đời sống tập thể và ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng.

Các cơ quan nội chính, cơ quan chính quyền đều phải tổ chức buổi tiếp dân trong tuần và giải quyết đến nơi đến chốn những thắc mắc khiếu nại của quần chúng và bản thân của các cơ quan nầy phải bằng tấm gương của mình nêu cao tinh thần sống và làm việc theo pháp luật.

V/ Nâng cao cảnh giác Cách mạng, giữ vững an ninh chính trị bảo vệ kinh tế trật tự an toàn xã hội củng cố các lực lượng vũ trang dân quân tự vệ hình thành mạng lưới an ninh vững chắc tại cơ sở:

Nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ tới là phải tích cực bảo vệ các thành quả xây dựng trong các năm qua và những năm tới bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn XH trên địa bàn Huyện, tích cực hoàn thành các chỉ tiêu về NVQS, về xây dựng lực lượng vũ trang kết hợp chặt chẽ quốc phòng và kinh tế, kinh tế và quốc phòng từng bước xây dựng pháo đài Huyện.

Cần phải làm cho toàn Đảng toàn dân, toàn bộ hệ thống CCVS nhận thức rõ nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị trật tự của toàn xã hội là nhiệm vụ của mọi người không phải chỉ là của các cơ quan nội chính.

Về mặt an ninh trật tự, trong những năm tới phải phát động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc thật sâu rộng, giáo dục tinh thần cảnh giác Cách mạng của quần chúng trên các lĩnh vực kinh tế xã hội an ninh quốc phòng. Để phục vụ cho công tác này cần nắm chắc lại di biến động về hộ khẩu, phân loại đối tượng và có biện pháp quản lý chặt chẽ. Xây dựng cơ sở sâu rộng xuống tận xóm ấp, trong từng địa bàn trọng điểm để kịp thời pháp hiện những nhen nhóm tổ chức phản cách mạng, nắm chắc và đối phó kịp thời các luận điệu chiến tranh tâm lý của kẻ địch. Về mặt trật tự xã hội quản lý thật chặt đối tượng hình sự, đấu tranh chống các mặt tiêu cực của xã hội, bài trừ các tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, các vụ cướp giựt, trộm cắp… để đảm bảo được trật tự an toàn xã hội nhất là xóm ấp.

Về mặt kinh tế, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành nội chính về kinh tế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan xí nghiệp, các tổ chức sản xuất tập thể, tư nhân để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các mặt tiêu cực. Từng bước thanh lọc nội bộ, đưa các phần tử xấu ra khỏi các đơn vị kinh tế, nắm tiền hàng để lành mạnh hoá hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Huyện.

Tổ chức xây dựng lực lượng an ninh, lực lượng cảnh sát từ huyện đến xã thật trong sạch vững mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp các điều lệnh, chủ trương của ngành cũng như của nhà nước, kết hợp với các ban ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức chăm lo đời sống nhân dân để củng cố lòng tin của quần chúng đối với lực lượng công an.

Về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên cơ sở giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ tổ quốc thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc, cần làm thật tốt chính sách hậu phương. Làm tốt công tác tuyển quân hàng năm. Thi hành nghiêm chỉnh luật pháp đối với thanh niên không chấp hành NVQS, nhằm tạo sự công bằng trong xã hội và kiên quyết xử lý những bao che, ăn hối lộ trong tuyển quân.

Xây dựng vững chắc lực lượng dân quân tự vệ, dân quân tập trung và dân quân rộng rãi, thường xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu có hiệu quả trong mọi tình huống, đủ sức bảo vệ hậu phương.

Tổ chức nắm chắc lực lượng, quân dự bị và có kế hoạch kiểm tra luyện tập hàng năm để khi có lệnh và điều đủ quân số và chuẩn bị sẳn sàng các phương tiện phục vụ khi cần thiết.

VI/ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ ĐOÀN THANH NIÊN CÔNG SẢN:

1/ Công tác xây dựng Đảng:

Trong nhiệm kỳ 3 của Huyện công tác xây dựng Đảng chưa được quan tâm đúng mức. Bộ máy Đảng, chính quyền và các đoàn thể còn yếu nhiều mặt, nhất là trong điều kiện phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế rất phức tạp. Để khắc phụ tình hình trên, nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ này, trướ hết là phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ, vững vàng kiên định về lập trường, có năng lực quản lý kinh tế xã hội và có phong cách làm việc khoa học có đạo đức phẩm chất cách mạng tốt, biết vận động quần chúng thành phong trào hành động cách mạng tại cơ sở. Muốn đạt được các yêu cầu trên Đại hội nầy phải được các điểm sau đây:

a) Trước hết cần kiện toàn lại bộ máy Đảng, chính quyền và các đoàn thể với đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo dức biết vận động quần chúng tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng.

- Phải chọn những cán bộ có năng lực phẩm chất, có kinh nghiệm đưa vào bộ máy Đảng nhất là bộ phận tham mưu như Văn phòng Huyện ủy. Ba ban của Đảng để đủ sức làm tham mưu cho BCH, Ban thường vụ đề ra các nghị quyết, quyết định phù hợp và các biện pháp tổ chức kiểm tra việc thực hiện quyết định đó một các có hiệu quả.

- Về cán bộ có kế hoạch nắm và đánh giá lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Huyện, xã và các Ban ngành, nhanh chóng củng cố các đơn vị yếu kém, trong đó chú trọng khối kinh tế tổng hợp và khối sản xuất kinh doanh. Đề bạt người có phẩm chất đạo đức Cách mạng, có uy tín đối với quần chúng, biết làm ăn và hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân. Đồng thời kiên quyết thay thế những cán bộ kém năng lực và phạm nhiều sai sót mà không sửa chữa.

Cán bộ cơ sở giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện đường lối chủ trương của đảng, chính quyền và là người trực tiếp với quần chúng. Do đó phải chọn lựa những người thực sự có trách nhiệm, người biết lo cho cuộc sống của nhân dân và chính kết quả chăm lo đời sống nhân dân là thước đo để đánh giá cán bộ đảng viên. Cán bộ xã có đạo đức phẩm chất tốt, có uy tín với quần chúng cũng chưa đủ mà phải có năng lực tổ chức thực hiện, sáng tạo, biết khai thác tiềm năng về đất đai lao động, tài nguyên mà xã có, biết cách làm ăn để nâng cao đời sống nhân dân. Do đó cần tích cực bồi dưỡng giáo dục đề bạt người tại chỗ, tạo đội ngũ cán bộ cơ sở vững chắc trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng.

- Xây dựng bộ máy tuyển chọn, bố trí cán bộ chưa đủ mà còn tổ chức bồi dưỡng và đào tạo để có đội ngũ cán bộ kế thừa và luôn luôn được bổ sung, ngày càng nâng cao năng lực phẩm chất của cán bộ. Trong nhiệm kỳ này cần vạch ra các tiêu chuẩn chọn lựa, đào tạo và sử dụng các loại cán bộ, nhân viên, cần tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ nhân viên. Trên cơ sở đó từ nay đến năm 1988, huyện đã hoàn chỉnh qui hoạch cán bộ từ huyện đến xã, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về văn hóa, chính trị nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Quỹ đào tạo của Huyện cần được tăng cường để phục vụ cho công tác đào tạo này. Bên cạnh đó ngân sách xã cũng có khoản dành cho đào tạo cán bộ cấp xã và cán bộ quản lý hợp tác xã.

b/ Đổi mới phong cách làm việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng là yêu cầu cấp bách để giữ vững sự đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, để tăng cường sức chiến đấu của Đảng. Vì vậy trong nhiệm kỳ này chúng ta cần phải:

- Xây dựng qui chế làm việc cho các cấp ủy đảng, các ban đảng và mối quan hệ lãnh đạo của cấp ủy với các cơ quan đơn vị trong toàn hệ thống chuyên chính vô sản. Qui chế cần vạch ra các nhiệm vụ cụ thể, những nguyên tắc phải theo, những qui định cụ thể về lề lối làm việc, về phân công trách nhiệm và về công tác kiểm tra.

- Cần nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, giữ nghiêm kỷ luật đảng và tổ chức tự phê bình và phê bình thường xuyên theo định kỳ.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng bằng các nghị quyết, quyết định và bằng công tác kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các nghị quyết, quyết định đó; chống lề lối dân chủ hình thức, độc đoán, xem thường tập thể. Ban Thường vụ huyện ủy có kế hoạch giao cho các Ban của đảng tổ chức theo dõi quá trình thực hiện các nghị quyết, quyết định và kịp thời báo cáo kết quả kiểm tra đó.

- Cần có qui định chặt chẽ và phân công các ủy viên và ủy viên thường vụ cấp ủy các cấp phụ trách các khối, cụm và thường xuyên họp dân, sinh hoạt các đoàn thể để nắm sát tình hình và nguyện vọng của dân.

Trên cơ sở kiện toàn tổ chức đảng, bộ máy nâng cao phẩm chất đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của từng chi, đảng bộ cơ sở mà xây dựng đảng bộ huyện trong sạch vững mạnh. Phấn đấu năm 1988 đạt 80% chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh và khá, loại bỏ chi, đảng bộ yếu kém, cần tập trung sức giúp đỡ các chi bộ, đảng bộ yếu kém vươn lên.

- Về mặt phát triển Đảng, trọng tâm là xây dựng lực lượng trong các tập đoàn, hợp tác xã nông nghiệp để góp phần củng cố và nâng chất phong trào hợp tác hóa trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp để tăng cường lực lượng công nhân trong đảng… Phấn đấu đến năm 1988 mỗi hợp tác xã nông nghiệp đều có chi bộ, mỗi tập đoàn sản xuất có tổ Đảng hoặc tổ trung kiên và 50% hợp tác xã, xí nghiệp hợp doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chi bộ, còn lại là tổ Đảng.

-Trong khu vực trường học có kết hợp giữa chi bộ Phòng Giáo dục và Đảng bộ, chi bộ xã-thị trấn phấn đầu đến năm 1988 mỗi trường học đều có đảng viên. Đối với trường có đông học sinh và giáo viên cần xây dựng được chi bộ hoặc tổ đảng. Nói chung đến năm 1988 toàn huyện phát triển được 400 – 500 đảng viên mới.

c/ Công tác giáo dục tư tưởng nâng cao phẩm chất đảng viên, chống các hiện tượng tiêu cực trong Đảng.

Tình hình diễn biến phức tạp về kinh tế xã hội khiến cho tình hình tư tưởng đảng viên có những mặt tiêu cực. Do đó cần giúp cho đảng viên xác định được quan điểm lập trường người cộng sản, sáng suốt trước tình hình và có đời sống phù hợp, giữ vững được thanh danh, phẩm chất cao quí của người đảng viên. Nếu làm tốt công tác tư tưởng sẽ tạo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ đảng và phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nghị quyết của đảng.

- Công tác tư tưởng trong thời gian tới cần xác định quan điểm tiến lên chủ nghĩa xã hội, xác định được ranh giới của hai con đường tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội, giữa tiêu cực và tích cực, nhận thức được cái đúng và cái sai. Đó là trách nhiệm của từng đảng viên, từng chi, đảng bộ. Mỗi cấp ủy cần có biện pháp giáo dục đảng viên luôn giữ gìn phẩm chất của mình nâng cao được nhận thức đảng, ý thức về trách nhiệm của đảng viên trước tình hình đất nước và có trách nhiệm trong việc chăm lo đến đời sống quần chúng, cùng với chi bộ Đảng tích cực đấu tranh chống các biểu hiện sai trái trong Đảng và ngoài xã hội.

- Xác định tư tưởng vì dân phục vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người đảng viên, sống gần gũi với quần chúng. Mỗi cấp ủy đảng ở cơ quan, xã đều có chương trình giáo dục đảng viên, có kiểm tra, thường xuyên giúp đảng viên phấn đấu và kịp thời phát hiện những mặt tiêu cực để uốn nắn.

- Thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với giáo dục truyền thống. Trong các chi bộ xã cần quan tâm rèn luyện loại bỏ tính chất sản xuất nhỏ tiểu nông, phải nâng nhận thức đảng viên bằng các hành động cách mạng cụ thể và giúp đảng viên trưởng thành qua phong trào quần chúng nhất là đảng viên mới.

Tăng cường cơ sở vật chất và cán bộ giảng dạy cho Trường Đảng huyện để thường xuyên mở lớp bồi dưỡng cho đảng viên mới bằng các hình thức học tập tập trung, tại chức. Đưa các loại sách báo xuống tận chi, đảng bộ cơ sở tạo điều kiện cho mỗi đảng viên đều được tiếp xúc báo chí tin tức và diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội để qua đó nâng cao ý thức đảng viên.

- Đối với các trường hợp đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc những đảng viên có vi phạm kỷ luật cần phổ biến công khai để quần chúng học tập và kiểm tra được đảng viên.

- Mỗi chi, Đảng bộ cần sắp xếp một đồng chí có năng lực, có quan điểm lập trường vững vàng làm công tác tuyên huấn giúp cho đảng viên học tập từng bước nâng cao trình độ. Mỗi đảng viên phải phấn đấu tự học văn hóa, nghiệp vụ, chính trị để nâng cao nhận thức của mình, có kế hoạch lãnh đạo của cơ quan truyền thanh, tuyên truyền thực hiện tốt việc vận động giác ngộ quần chúng.

2/ Đối với Đoàn Thanh niên cộng sản:

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là cánh tay và là đội hậu bị tin cẩn của Đảng, nhưng nhiệm kỳ qua Đoàn chưa đáp ứng với yêu cầu đó. Vì vậy trong nhiệm kỳ tới cần phải:

-Trước hết phải xác định vai trò xung kích của đoàn là thực hiện các nhiệm vụ của Đảng giao cho trên mọi lĩnh vực. Phải giáo dục đoàn viên quán triệt và thấu suốt vai trò đó và biến thành hành động cụ thể.

Phải có phương thức hoạt động phong phú, đa dạng thích hợp với thanh niên như: tổ chức những tổ nhóm sáng kiến trong sản xuất, quản lý; câu lạc bộ trẻ và kỹ thuật; đội tuyên truyền chống tệ nạn xã hội; các công trình thanh niên… để thu hút được thanh niên và có hiệu quả trong giáo dục.

Cần bố trí cán bộ có năng lực, củng cố các chi đoàn gắn với tập đoàn và hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã hoặc các xí nghiệp hợp doanh, tiểu thủ công nghiệp nhằm động viên thanh niên tích cực trong lao động sản xuất, tham gia tích cực xây dựng kế hoạch và phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch tiến công vào khoa học kỹ thuật, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Qua các phong trào đó, trong hai năm tới phát triển 600 đoàn viên mới và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng từ 15 – 20% tổng số đoàn viên.

Có biện pháp tổ chức đưa thanh niên khu vực nông thôn vào các hình thức sinh hoạt và tổ chức các lớp học văn hóa, giúp đỡ cho những người không có điều kiện đến lớp.

- Cần chú trọng giáo dục thanh niếu niên truyền thống yêu nước và lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa bằng nhiều hình thức sinh động. Xây dựng các phong trào tuổi nhỏ của thiếu niên, tổ chức cho các em nghèo thất học đến trường.

Với truyền thống cách mạng, với tiềm năng phong phú của Huyện, với sự chuyển biến mới qua Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IV và những kết quả thu được ở Đại hội Đảng bộ Huyện, chúng ta tin chắc rằng trong nhiệm kỳ tới, Huyện có đủ điều kiện tiến lên vững chắc./.

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH CHÁNH

Thông báo