Thứ Năm, ngày 16 tháng 1 năm 2025

Giới thiệu quận Bình Thạnh

Tên cấp ủy: Quận ủy Bình Thạnh

Địa chỉ: 6A Phan Đăng Lưu, Phường 14, quận Bình Thạnh

Điện thoại:

Bí thư: Vũ Ngọc Tuất

Phó Bí thư Thường trực: Triệu Lệ Khánh

Phó Bí thư, Chủ tịch: Đinh Khắc Huy

Chánh VPQU: Nguyễn Thị Mỹ Linh


Bình Thạnh - Cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố

Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây vốn là 2 xã thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, xã Bình Hòa đổi thành quận Bình Hòa, xã Thạnh Mỹ Tây thành quận Thạnh Mỹ Tây. Tháng 6/1976, hai quận được sát nhập lại làm một lấy tên là Quận Bình Thạnh cho đến ngày nay.

Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 2056 ha và dân số 410.000 người, 21 dân tộc, đa số là người Kinh. Lúc đầu quận Bình Thạnh được chia làm 28 phường (theo số thứ tự), đến ngày 26/8/1982 thực hiện quyết định số 147/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng phân vạch lại địa giới một số phường của quận, giải thể P8 và P20, sát nhập vào P14 và P18, hạ số phường xuống còn 26 phường. Ngày 27/8/1988, thực hiện quyết định số 136/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng điều chỉnh địa giới một số phường của quận, giải thể các P9, 10 và 18, tách địa bàn một số tổ dân phố nhập vào các phường lân cận; đồng thời sát nhập các phường sau: P3 với P4 thành P3, hợp nhất P15 với P23 thành P15, nhập 2 phường 16, 17 thành P17. Từ đó đến nay, quận Bình Thạnh bao gồm 20 phường: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27 và 28.

Ở vị trí thuận lợi là cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, giáp với nội đô-cùng với sức phát triển của mình, Bình Thạnh sớm được biết đến với tư thế là trung tâm tỉnh lỵ Gia Định cũ. Điều đó không chỉ được thể hiện bởi những công trình kinh tế-văn hoá được mở mang mà còn là nơi nhân dân Bình Hòa- Thạnh Mỹ Tây đã thể hiện tinh thần yêu nước, cách mạng, đoàn kết, dũng cảm, kiên cường qua các thời kỳ lịch sử, trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Nếu Cầu Sơn, Bình Hòa, Lăng Ông, Bà Chiểu, Thị Nghè là sự minh chứng cho một thời khai phá vẻ vang của thế kỷ 18, 19 thì mặt trận Thị Nghè, Cầu bông, trận đánh Đồng Ông Cộ…gắn liền với những chiến công oanh liệt của Bình Thạnh trong thế kỷ 20 hào hùng.

Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà – Thạnh Mỹ Tây và bên cạnh là ngành chăn nuôi và đánh cá. Duới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng đối với vị trí địa lý thuận lợi của nhiều đuờng giao thông thủy bộ quan trọng, trung tâm tỉnh lỵ Gia Định, thời công nghiệp, thương nghiệpp có điều kiện phát triển và mở rộng.Trong thập niên 60, kinh tế Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây chưa có thay đổi . Sau năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch.

Nhìn chung 29 năm qua, kể từ ngày quận Bình Thạnh chính thức được thành lập, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn đã nổ lực không ngừng xây dựng và phát triển quận nhà, để dần trở thành là một trong những quận trung tâm của Thành phố mang tên Bác Hồ vĩ đại. Vượt qua bao khó khăn thử thách của thời kỳ đổi mới, Bình Thạnh luôn giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hệ thống chính trị được xây dựng vững chắc và thường xuyên củng cố-trụ vững trong lòng dân. Phát triển đô thị, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá là tiền đề để thúc đẩy kinh tế quận nhà vươn lên, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của Thành phố. Thương mại - dịch vụ ngày càng rõ thế mạnh hàng đầu và tăng trưởng mạnh. Nhờ tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân Bình Thạnh được cải thiện, cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo; hầu hết con em trong độ tuổi đều được đến trường học tập; 100% đường giao thông trong nội bộ khu dân cư được bê tông hoá. Với mức phát triển kinh tế-xã hội của quận hiện nay chưa thể gọi là cao để thoả nguyện với mục tiêu dân giàu, nước mạnh song rõ ràng đó là sự phát triển có hiệu quả trong suốt quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân quận Bình Thạnh.

Đảng bộ quận Bình Thạnh

Tin khác

    Thông báo