Thứ Bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024

Về ngày, giờ cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968

Ngôi nhà số 7 đường Yên Đỗ nay là Đường Lý Chính Thắng, quận 3, nơi phát lệnh nổ súng Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968

Đến nay, không ít người vẫn chưa biết đúng về thời gian cụ thể mở đầu cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, mà chỉ biết “Giờ G và “Ngày N”. Đó là mật hiệu quy ước về thời gian hiệp đồng nổ súng của ta. Mật hiệu này nhằm giữ bí mật với địch mà cả trong nội bộ ta ở từng cấp độ khác nhau. Có khi ngày N không phải là con số cụ thể mà được gọi theo ký hiệu: N – 1, N – 2 , N + 2, N + 3, N + 4...

Tuy nhiên, ngày N của toàn miền Nam không thống nhất, nguyên do là có “Sự cố khoa học” của năm con khỉ nên giao thừa của Sài Gòn muộn hơn giao thừa của Hà Nội một ngày, tương ứng với ngày 30/1 Dương lịch. Do đó, một số địa phương ở miền Trung như Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Nẵng… nổ súng trước Sài Gòn một ngày.

Có nhiều người vẫn nhầm lẫn ở điểm này, cho rằng ta tấn công vào đêm giao thừa là không đúng mà là đêm Mùng 1 Tết Mậu Thân. Bởi vì lịch Tết miền Bắc sau đó trở lại như cũ.

Về Giờ G, ta cũng nên hiểu rằng đây là giờ Hà Nội, chứ không phải giờ Sài Gòn. Trước giải phóng 30/4/1975, giờ ở Sài Gòn sớm hơn ở Hà Nội 1 giờ (thực ra Hà Nội và Sài Gòn cùng nằm trong một múi giờ).

Vậy chính xác giờ G chiến dịch Mậu Thân ở Sài Gòn là từ 0 giờ đến 2 giờ. Ngày N: 31/1/1968 (đêm Mùng 1 rạng Mùng 2 Tết Mậu Thân). Đây là thời điểm của hiệu lệnh Tổng tấn công.

Về thời điểm, nếu tinh ý, ta có thể đoán biết Xuân Mậu Thân 1968 là Xuân Tổng tiến công, mà bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch là một mệnh lệnh tiến công:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.

Thắng trận tin vui khắp nước nhà.

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.

H.M

Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo