Chủ Nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024

Tưng bừng Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa

Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa là chiến công oanh liệt nhất của Hoàng đế Quang Trung

Ngày 14/2/2024 (mùng 5 Tết), tại Công viên văn hóa Đống Đa, đã diễn ra Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2024), tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Ngay từ 6 giờ sáng mùng 5 Tết, Công viên văn hóa Đống Đa (Hà Nội) đã đông kín người tham dự Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2024) Ngay từ 6 giờ sáng mùng 5 Tết, Công viên văn hóa Đống Đa (Hà Nội) đã đông kín người tham dự Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2024)
Mở đầu là phần dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương Mở đầu là phần dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương
Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, quận Đống Đa, khi xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa từng là chiến trường diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ. Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, quận Đống Đa, khi xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa từng là chiến trường diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Đội tế lễ dâng hương trước tượng đài vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. Đội tế lễ dâng hương trước tượng đài vua Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Nghi thức tế lễ được thực hiện trong không khí trang nghiêm. Nghi thức tế lễ được thực hiện trong không khí trang nghiêm.
Nghi thức tế lễ được thực hiện trong không khí trang nghiêm. Nghi thức tế lễ được thực hiện trong không khí trang nghiêm.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và các đại biểu tham dự lễ hội. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và các đại biểu tham dự lễ hội.
Lễ hội mang ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Lễ hội mang ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Chương trình biểu diễn tái hiện quá trình dựng nước, giữ nước của vua Quang Trung. Theo sử liệu, tháng 10/1788, triều đình Mãn Thanh đưa 29 vạn quân, chia thành ba hướng tiến đánh nước ta. Chương trình biểu diễn tái hiện quá trình dựng nước, giữ nước của vua Quang Trung. Theo sử liệu, tháng 10/1788, triều đình Mãn Thanh đưa 29 vạn quân, chia thành ba hướng tiến đánh nước ta.
Trước tình hình cấp bách thù trong, giặc ngoài, ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 năm Mậu Thân), người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung và ra lệnh tiến quân ra bắc. Trước tình hình cấp bách thù trong, giặc ngoài, ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 năm Mậu Thân), người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung và ra lệnh tiến quân ra bắc.
Ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, Hoàng đế Quang Trung khao quân ăn Tết sớm. Ngài hẹn với ba quân sẽ ăn Tết tại kinh thành Thăng Long vào mùng 7 Tết Kỷ Dậu năm 1789. Ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, Hoàng đế Quang Trung khao quân ăn Tết sớm. Ngài hẹn với ba quân sẽ ăn Tết tại kinh thành Thăng Long vào mùng 7 Tết Kỷ Dậu năm 1789.
Sau chiến thắng, vua Quang Trung đem cành đào về tặng hoàng hậu Ngọc Hân. Sau chiến thắng, vua Quang Trung đem cành đào về tặng hoàng hậu Ngọc Hân.
Lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 14/2-16/2/2024. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong khu vực nội thành Hà Nội. Lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 14/2-16/2/2024. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong khu vực nội thành Hà Nội.
Theo NHANDAN.VN

Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo