Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024

Chùm ảnh:

Chuyến thăm hữu nghị Pháp của phái đoàn Quốc hội Việt Nam năm 1946

(Thanhuytphcm.vn) - Triển lãm “Phái đoàn Quốc hội Việt Nam khóa I thăm chính thức Cộng hòa Pháp năm 1946 – Biểu tượng của khát vọng hòa bình” tại Đường Sách TPHCM (đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1) đang thu hút sự quan tâm của công chúng với gần 200 hình ảnh, tài liệu lần đầu tiên được Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước công bố.

Điểm lại lịch sử để chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của chuyến đi lịch sử này. Ngày 2/9/1945, sau thành công của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 6/1/1946, sau gần một thế kỷ dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam được hưởng quyền tự do, dân chủ đi bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ra đời trong bối cảnh thế giới biến động sâu sắc, chính quyền cách mạng non trẻ Việt Nam “không đồng minh, không tiền, hầu như không có vũ khí” phải đứng trước những thách thức nghiêm trọng khi đối phó cùng lúc nhiều thế lực ngoại xâm, nền kinh tế kiệt quệ, nạn đói nghèo, mù chữ. Trong thời điểm vô cùng khó khăn ấy, mặt trận ngoại giao được mở ra như một vũ khí sắc bén để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền nhân dân, phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc theo chủ trương “thêm bạn bớt thù”. Chuyến thăm hữu nghị nước Pháp của phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 là nhằm mục đích ấy, bày tỏ thiện chí hòa bình, kiên trì thương lượng trên nguyên tắc phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết, độc lập, thống nhất của Việt Nam, thể hiện rõ trí tuệ và nhân cách Việt Nam.

Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh quý được trưng bày tại Triển lãm:

Cuộc tổng tuyển cử năm 1946 bầu ra những đại biểu đầu tiên của Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, đã có 333 đại biểu trúng cử Cuộc tổng tuyển cử năm 1946 bầu ra những đại biểu đầu tiên của Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, đã có 333 đại biểu trúng cử
Kỳ họp Quốc hội khóa I ngày 2/3/1946 đã thông qua Tuyên ngôn khẳng định: “Chủ quyền của nước Việt Nam độc lập thuộc về toàn thể dân Việt Nam. Vận mệnh quốc gia Việt Nam ở trong tay Quốc hội Việt Nam. Chính thể của nước Việt Nam là chính thể cộng hòa, có nhiệm vụ bảo vệ tự do và mưu đồ hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân” Kỳ họp Quốc hội khóa I ngày 2/3/1946 đã thông qua Tuyên ngôn khẳng định: “Chủ quyền của nước Việt Nam độc lập thuộc về toàn thể dân Việt Nam. Vận mệnh quốc gia Việt Nam ở trong tay Quốc hội Việt Nam. Chính thể của nước Việt Nam là chính thể cộng hòa, có nhiệm vụ bảo vệ tự do và mưu đồ hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân”
Biên bản phiên họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6/3/1946 thông qua chính sách ngoại giao với nước Pháp. Đây là cơ hội hiếm hoi để công chúng phía Nam được xem tận mắt văn bản quý hiếm với chữ ký của các thành viên Hội đồng chính phủ đương thời được Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước lưu giữ cẩn thận 73 năm qua Biên bản phiên họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6/3/1946 thông qua chính sách ngoại giao với nước Pháp. Đây là cơ hội hiếm hoi để công chúng phía Nam được xem tận mắt văn bản quý hiếm với chữ ký của các thành viên Hội đồng chính phủ đương thời được Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước lưu giữ cẩn thận 73 năm qua
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh có chữ ký và lời đề tặng bằng tiếng Pháp: “Nguyện vọng lớn nhất của Việt Nam là bước đi trên con đường kháng chiến và giải phóng của Pháp năm 1789” của Người tặng Hội Hữu nghị Pháp - Việt năm 1946 Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh có chữ ký và lời đề tặng bằng tiếng Pháp: “Nguyện vọng lớn nhất của Việt Nam là bước đi trên con đường kháng chiến và giải phóng của Pháp năm 1789” của Người tặng Hội Hữu nghị Pháp - Việt năm 1946
Phái đoàn Quốc hội Việt Nam khóa I và đại biểu kiều bào ở phi trường Le Bourget ngày 25/4/1946 Phái đoàn Quốc hội Việt Nam khóa I và đại biểu kiều bào ở phi trường Le Bourget ngày 25/4/1946
Buổi đón chính thức phải đoàn Quốc hội Việt Nam của Quốc hội Pháp ngày 26/4/1946. Tại đây, Trưởng Phái đoàn Quốc hội Việt Nam Phạm Văn Đồng đã phát biểu: “Chúng tôi là phái đoàn hữu nghị. Chúng tôi mang lời chào của Quốc hội Việt Nam đến với Quốc hội Pháp. Nhân danh tình hữu nghị này, chúng tôi đề nghị thực thi nghiêm túc Hiệp ước Sơ bộ ngày 6/3/1946, đặc biệt, ngay lập tức ngưng chiến ở Nam kỳ để tạo ra một môi trường thuận lợi tiến tới các cuộc hội đàm chính thức ở Paris trong nửa cuối tháng 5 sắp tới” Buổi đón chính thức phải đoàn Quốc hội Việt Nam của Quốc hội Pháp ngày 26/4/1946. Tại đây, Trưởng Phái đoàn Quốc hội Việt Nam Phạm Văn Đồng đã phát biểu: “Chúng tôi là phái đoàn hữu nghị. Chúng tôi mang lời chào của Quốc hội Việt Nam đến với Quốc hội Pháp. Nhân danh tình hữu nghị này, chúng tôi đề nghị thực thi nghiêm túc Hiệp ước Sơ bộ ngày 6/3/1946, đặc biệt, ngay lập tức ngưng chiến ở Nam kỳ để tạo ra một môi trường thuận lợi tiến tới các cuộc hội đàm chính thức ở Paris trong nửa cuối tháng 5 sắp tới”
Kiều bào với cờ đỏ sao vàng diễu hành qua Quảng trường La Nation - Paris kỷ niệm Quốc tế Lao động ngày 1/5/1946 Kiều bào với cờ đỏ sao vàng diễu hành qua Quảng trường La Nation - Paris kỷ niệm Quốc tế Lao động ngày 1/5/1946
Phái đoàn Quốc hội Việt Nam tiếp kiến Thủ tướng Pháp Felix Goulin ngày 4/5/1946 Phái đoàn Quốc hội Việt Nam tiếp kiến Thủ tướng Pháp Felix Goulin ngày 4/5/1946
Phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm kiều bào - lính chiến tại Trại Việt Nam ở Marseille ngày 5/5/1946 Phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm kiều bào - lính chiến tại Trại Việt Nam ở Marseille ngày 5/5/1946
Danh sách thành viên Phái đoàn Quốc hội Việt Nam khóa I thăm hữu nghị Cộng hòa Pháp năm 1946 gồm 10 thành viên chính với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là Trưởng đoàn, cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Phó đoàn Danh sách thành viên Phái đoàn Quốc hội Việt Nam khóa I thăm hữu nghị Cộng hòa Pháp năm 1946 gồm 10 thành viên chính với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là Trưởng đoàn, cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Phó đoàn
Ngọc Tuyết
 Từ khóa
Quốc hội
1946

Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo