(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 29/12/1978, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI ban hành Nghị quyết phê chuẩn huyện Duyên Hải (Cần Giờ) chính thức sáp nhập vào TPHCM - một quyết định mang tính chiến lược, tạo điều kiện cho Cần Giờ và TPHCM cùng phát triển.
Từ một vùng đất gần như trơ trụi vì bom đạn chiến tranh, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn, người dân phải đối mặt với nạn thiếu đói, mù chữ,… sau 40 năm về lại TPHCM, với những chủ trương, sách lược đúng đắn của Trung ương và TP cùng sự nỗ lực, sáng tạo của nhân dân Cần Giờ đã mang đến những cơ hội, tiềm năng cho vùng đất tiền tiêu nghèo khó trở thành một đô thị xanh vươn mình ra biển lớn.
Năm 2018, Cần Giờ có 7/7 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; bảo hiểm y tế đạt 92%; lao động qua đào tạo đạt 82,73%; tất cả các ấp đều đạt ấp văn hóa; các xã đạt trung bình 13 tiêu chí nông thôn mới…
Với sự đa dạng về giá trị thiên nhiên và văn hóa - nổi bật là Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Di tích Căn cứ Rừng Sác, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, hệ thống di tích khảo cổ, đình chùa độc đáo…, Cần Giờ có đầy đủ lợi thế thúc đẩy chuyển biến kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Nhân kỷ niệm 40 năm sáp nhập Duyên Hải - Cần Giờ về TPHCM, Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM giới thiệu đến bạn đọc những hình ảnh đẹp về Cần Giờ trên đường phát triển hôm nay.
Con đường xuyên Rừng Sác đầm lầy - con đường gần như không tưởng ngày nào - nay đã là Đại lộ Rừng Sác với 4 làn xe và chỉ còn qua một phà Bình Khánh Đường giao thông nông thôn xã Lý Nhơn - công cuộc làm đường ở Cần Giờ là thành quả của “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, sức dân được huy động mạnh mẽ để phát triển đường giao thông nông thôn đến với tất cả các ấp Học sinh Trường Tiểu học Thạnh An tham quan, tìm hiểu về rừng ngập mặn Cần Giờ - từ vùng đất bị chất độc hóa học và bom đạn hủy diệt thành bình địa, với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Giờ cùng với sự chi viện của TP, sau 22 năm trồng và bảo vệ, rừng ngập mặn Cần Giờ đã hồi sinh và được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam với tổng diện tích 38.556ha vào ngày 22/1/2000 : Chiến khu Rừng Sác anh hùng ghi dấu bao chiến công của các chiến sĩ đặc công “Đoàn 10 Rừng Sác” đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước Thiên nhiên tươi xanh tại Khu Du lịch Vàm Sát Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - lễ hội truyền thống của ngư dân huyện Cần Giờ và là lễ hội dân gian duy nhất của TPHCM - được tổ chức vào rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm, đón gần 100.000 lượt khách tham gia Vào mùa thu hoạch hào. Năm 2018, Cần Giờ đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đạt trên 35.000 tấn Dù còn nhiều khó khăn, sản xuất muối vẫn là nghề truyền thống của nhiều cư dân vùng biển Cần Giờ. Những năm qua, diêm dân Cần Giờ đã tiếp nhận công nghệ để sản xuất muối sạch Người dân làm thuốc Nam ở thị trấn Cần Thạnh Cơ ngơi khang trang của Trường Trung học Thạnh An Học sinh Trường Tiểu học Hòa Hiệp (xã Long Hòa) trong giờ thực hành tin học Học sinh Trường Tiểu học Lý Nhơn (xã Lý Nhơn) trong tiết học ngoài trời Đưa hàng hóa ra xã đảo Thạnh An Các chiến sĩ biên phòng tuần tra trên xã đảo Thạnh An Thế hệ trẻ Cần Giờ vẫn ghi nhớ công ơn bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống giữa biển trời rừng đước