Thứ Năm, ngày 12 tháng 12 năm 2024

Sự trừng phạt thích đáng dành cho Nguyễn Lân Thắng

Nguyễn Lân Thắng với status mang thông tin xấu độc

(Thanhuytphcm.vn) - Kể từ sau khi bị cơ quan Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (5/7/2022), “tên tuổi” và “thành tích” của nhân vật Nguyễn Lân Thắng lại một lần nữa được “xướng lên” và trở thành một chủ đề “hấp dẫn” để các điễn đàn “đen”, tài khoản “bẩn” trên mạng xã hội nhằm vào, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo tại Hà Nội hôm 12/4/2023 vừa qua.

Điều đáng nói là trong “lần trở lại này”, cùng với bộ mặt “trí thức yêu nước”, Nguyễn Lân Thắng được khoác thêm chiếc áo của một “người hùng thất thế”, nhà hoạt động dân chủ “nhiều thành tích” đang “sa cơ, lỡ vận”, “vướng vòng lao lý”, một bậc “hiền tài” đang bị “kìm kẹp, giam giữ” vì những “lý tưởng nhân quyền” không rõ ràng,... Dĩ nhiên, trong “bộ dạng” ấy, Nguyễn Lân Thắng được “sắm vai” là một nhân vật “đáng thương” cần phải được “bênh vực”, “bảo vệ” để nhanh chóng thoát khỏi “tình cảnh” hiện tại…

Lần theo tấm áo choàng mà “trí thức yêu nước” đang khoác, khảo qua cáo trạng hàng chục trang về bị cáo Nguyễn Lân Thắng, và rồi bất kỳ ai trong chúng ta cũng không khỏi thất vọng với “dãy thành tích nối dài” từ tháng 6/2018 đến 12/2020 của nhân vật này, trong khoảng thời gian ấy, Nguyễn Lân Thắng thực hiện nhiều cuộc trả lời phỏng vấn từ các diễn đàn, trang mạng phản động và được đăng tải lên internet với 12 video clip, tàng trữ 2 tài liệu có nhiều nội dung tuyên truyền thông tin nhằm chống phá Nhà nước, trong đó có đến 14 nội dung tuyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, 36 nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, 22 nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân… đối với những người am hiểu pháp luật, tôn trọng lẽ phải, có tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc khi thẩm sơ lai lịch chống phá chính quyền của nhân vật này, đều cảm thấy bị xúc phạm, chỉ mong có một sự trừng phạt thích đáng dành cho Nguyễn Lân Thắng, chứ chưa nói đến là giang tay “bênh vực”, “bảo vệ”.

Còn nhớ, cách đây hơn 9 tháng, khi Nguyễn Lân Thắng bị khởi tố, bắt giam để phục vụ công tác điều tra, một phần dư luận trong và ngoài nước tỏ ra “hoang mang”, “ngờ vực”, “hoài nghi” với quyết định của cơ quan chức năng. Điều này cũng dễ hiểu, bởi thời điểm ấy, với những ai yêu mến gia đình dòng họ Nguyễn Lân, ít người tin được là nhân vật đang bị Nhà nước khởi tố, bắt giam chính là một trong những thành viên của gia tộc ưu tú này. Tuy vậy, với kết luận của cơ quan điều tra, cáo trạng của Viện Kiểm sát, cùng với đó là bản án trong phiên sơ thẩm được công bố bởi Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên với Nguyễn Lân Thắng vừa qua, dường như đã giải mã được thực hư, ngọn ngành lý do vì sao Nguyễn Lân Thắng phải ra hầu tòa, theo đó dư luận cũng dần vơi đi những “tâm trạng” tiêu cực trước đó. Nếu bất kỳ ai trong chúng ta có thời gian “loanh quanh” trên mạng, chắc hẳn không khó để bắt gặp được được những status, comment, bình luận, phản hồi của cộng đồng mạng bày tỏ sự đồng tình, nhất trí, ủng hộ với quyết định của cơ quan tòa án, không những vậy, vô số ý kiến cho rằng hình phạt được Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra dường như “chưa tương xứng”, nếu không muốn nói là nhẹ so với với tính chất, hậu quả mà những hành vi của nhân vật này đã gây ra cho xã hội, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Và với thực tế những gì đã diễn ra, liệu rằng ai có thể chấp nhận đứng ra để “bênh vực”, “bảo vệ” cho Nguyễn Lân Thắng.

Cũng phải thẳng thắn chấp nhận một thực tế là bị can Nguyễn Lân Thắng đã nhiều lần câu kết, móc nối với các thế lực thù địch bên ngoài tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia với mưu đồ uy hiếp đến vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chống phá chế độ XHCN, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Hành vi phạm tội của Nguyễn Lân Thắng đi ngược lại nề nếp gia phong, truyền thống của gia tộc, phản bội lợi ích của quốc gia, gây tổn hại cho đất nước, gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tội trạng đó, chiếu theo quy định của pháp luật hiện hành, hình phạt dành cho Nguyễn Lân Thắng không chỉ dừng lại ở 6 năm tù và 2 năm quản chế. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất nhân văn của chế độ, tính khoan hồng của pháp luật, đặc điểm về nhân thân của bị cáo cùng với sự công tâm, khách quan của các cơ quan áp dụng và thực thi pháp luật trong quá trình điều tra, xét xử và tuyên án, phán quyết cuối cùng vừa là lời răn đe, cảnh tỉnh, đồng thời, chính phán quyết ấy đã tạo ra một “lối mở” để Nguyễn Lân Thắng có thời gian suy xét, ăn năn, sám hối về những hành vi lệch lạc của mình, từ đó tu thân, cải nhân để sớm được về nhà, được sống trong vòng tay yêu thương gia đình, người thân, bạn bè, bà con lối xóm.

Thực tế vậy, vẫn có một số thành phần nhân danh “bảo vệ nhân quyền, “bảo trợ trí thức”, dưới vỏ bọc “xã hội dân sự”, họ cố tình “bịt mắt” dư luận, làm ngơ trước chân lý, chà đạp lên lẽ phải, lớn tiếng “bênh vực”, “bảo vệ” cho Nguyễn Lân Thắng, với họ, Nguyễn Lân Thắng “đáng thương” đến nỗi, họ ra sức khai thác “hình ảnh”, “thành tích chẳng mấy hay ho” của Nguyễn Lân Thắng, họ tìm đánh vào tâm lý “xót thương” của gia đình, bạn bè, người thân bị can này hòng tác động, lôi kéo, góp thêm tiếng nói vào những âm mưu, ý đồ đen tối “nung nấu” bấy lâu; lúc này mới thấy Nguyễn Lân Thắng chẳng khác gì là một “con rối” trong vô số các “con rối” mà họ đã và đang điều khiển. Vậy mới biết Nguyễn Lân Thắng thật “đáng thương” nhường nào.

Kiến Văn


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo