TS Bùi Thị Ngọc Trang nêu ý kiếnNgày 16/6, Khoa Lý luận cơ sở Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức hội thảo khoa học “Rà soát, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo đại học ngành Chính trị học”, nhằm xây dựng chương trình đào tạo phù hợp hơn với bối cảnh mới.
Định hướng về chương trình đào tạo đại học ngành Chính trị học, PGS-TS Nguyễn Tấn Phát, Giám đốc Học viện Cán bộ TPHCM nhấn mạnh, hiện cấu trúc tổ chức bộ máy bên trong, thể chế chính trị của nước ta đã có sự thay đổi rất lớn.
Với tinh thần tiếp thu cái mới, sẵn sàng cho những bước tiếp theo trong công cuộc đổi mới, PGS-TS Nguyễn Tấn Phát mong muốn, chương trình đào tạo đại học ngành Chính trị học tới đây phải được thiết kế có tính đột phá, đổi mới, để các cử nhân chính trị khi ra trường có thể nắm bắt tốt vấn đề rất phức tạp của xã hội.
Đại diện sinh viên ngành Chính trị học trình bày ý kiến tại hội thảoThảo luận tại hội thảo, TS Bùi Thị Ngọc Trang, Giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TPHCM cho rằng, ngoài nội dung đào tạo về “đạo đức công vụ”, cần bổ sung cụm từ mới là “đạo đức nghề nghiệp” vào học phần giải dạy. TS Bùi Thị Ngọc Trang phân tích, nếu chỉ đào tạo đạo đức công vụ sẽ tạo suy nghĩ cử nhân ra trường chỉ làm việc trong môi trường Nhà nước, trong khi nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay là khu vực ngoài Nhà nước cũng rất cần nhân lực có sự hiểu biết về chính sách, đường lối của Đảng.
Còn TS Vũ Thị Mai Oanh, nguyên Trưởng Khoa Lý luận Chính trị, Học viện cán bộ TPHCM, cho rằng, với những thay đổi hiện nay vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho sinh viên ngành Chính trị học tìm chỗ đứng.
TS Hoàng Văn Tú phát biểu kết luận hội thảoTuy nhiên, TS Mai Oanh lưu ý cần phải tính toán lại khối kiến thức lý luận và kỹ năng, năng lực thực hành. Trong đó, nên bổ sung thêm khối kiến thức có thể gọi là kỹ năng hoạt động chính trị, bởi hiện ngành học có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống nhưng còn thiếu về kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, thậm chí cần cả văn hóa từ chức…
Phát biểu kết luận hội thảo, TS Hoàng Văn Tú, Trưởng bộ môn Chính trị học, Học viện Cán bộ TPHCM, cho biết, hội thảo đã nhận 32 bài viết và nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp các thầy cô, các nhà tuyển dụng và các em sinh viên. Đây là những góp ý thiết thực, bám sát thực tiễn hiện nay; là chất liệu quan trọng để ngành Chính trị học tham khảo khi xây dựng, thiết kế chương giảng dạy đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.