Kiến nghị, đề xuất những chính sách đột phá
Nhấn mạnh TPHCM cần đánh giá về vấn đề lý luận, tư duy tư tưởng trong phát triển về xã hội, về văn hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, TPHCM sẽ là nơi thể hiện một bức tranh, đầy đủ, toàn diện đi đầu trong vấn đề triển khai các chính sách về kinh tế xã hội. Theo đồng chí Trần Hồng Hà, trên thực tế, TPHCM đã đưa cho cả nước rất nhiều bài học, nhiều kết quả để từ đó hoàn thiện về lý luận, hoàn thiện về chính sách, về chủ trương chính sách.
Với mục đích, yêu cầu và quá trình tổng kết này, đồng chí Trần Hồng Hà cho rằng, từ thực tiễn đổi mới, đặc biệt là vấn đề xã hội, trong đó có những vấn đề như văn hóa, giáo dục, phát triển con người, văn học nghệ thuật… TPHCM cần tăng thêm đầu tư, gia tăng chất lượng về mặt khoa học, trong quản lý, trong hoạch định chính sách, trong đó tập trung về văn học, nghệ thuật, văn hóa, đặc biệt không thể thiếu, một mảng vô cùng lớn, đó là mảng về xã hội.
“Nếu nói về giáo dục, về y tế, nói về các lĩnh vực trong đó có vấn đề an ninh con người, kinh tế, nước sạch, môi trường. Vì đã bao trùm trong chính sách xã hội, chính sách xã hội nó còn rộng lớn hơn tính đến các tác động khác, quá trình kinh tế. Do vậy, TP cần đổi mới mô hình phát triển và bắt đầu từng bước làm rõ nội hàm về các chính sách xã hội” – Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý.
Đồng chí Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc Đồng chí Trần Hồng Hà cho rằng, chính sách xã hội, văn hóa, phát triển con người vẫn chậm hơn các chính sách đổi mới kinh tế. Điều này sẽ đưa ra rất nhiều hệ lụy và thay đổi điều này cả thế giới hiện nay phải thay đổi, đó là vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Đó là vấn đề liên quan đến đô thị hóa, quá tải, hạ tầng bất cập, môi trường, ô nhiễm giao thông, ùn tắc… Bên cạnh đó, chính sách chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang tác động. Do vậy, TPHCM cần tổng kết về quá trình, dấu mốc lịch sử, thành tựu tồn tại và đặc biệt là nguyên nhân và giải pháp.
Ngoài ra, TPHCM cần chủ động trong việc nghiên cứu để tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, kiến nghị, đề xuất có trọng tâm, trọng điểm những chính sách đột phá trong thời gian tới, sẽ biến thách thức thành cơ hội. Ngoài ra, nghiên cứu sâu và làm rõ hiện nay chính sách xã hội, kinh tế, văn hóa, đào tạo… “Trong nghị quyết sắp tới, chính sách xã hội, phải tiếp cận tổng thể bao trùm. Muốn phát triển được xã hội, phải xuất phát từ định hướng về lý luận, tư tưởng phát triển, về kinh tế hiện nay”- đồng chí Trần Hồng Hà lưu ý.
Không ngừng hoàn thiện các chính sách cho phù hợp
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trân trọng cảm ơn đoàn công tác thuộc Nhóm 3 đã đến nghiên cứu và khảo sát tại TPHCM. Đồng chí cũng đề nghị các cơ quan liên quan của TP tiếp thu nghiêm túc và sẽ phối hợp làm rõ từng vấn đề trong các cuộc khảo sát tiếp theo. Đồng chí Nguyễn Văn Nên hy vọng các cuộc khảo sát tiếp theo của đoàn sẽ tìm thấy và đưa yêu cầu rõ nét hơn trong quá trình xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội và con người TPHCM để góp phần vào công tác tổng kết thực tiễn của Trung ương.
Quang cảnh buổi làm việc Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, có thể nói lĩnh vực văn hóa, xã hội, đến giờ chưa có định nghĩa nào đầy đủ nhất, tùy theo góc nhìn. Đây là lĩnh vực lớn, đó là sự tương tác giữa con người, thể hiện qua từng cá nhân. Cho nên theo từng góc nhìn của từng người có thể nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy, quan trọng là lĩnh vực này vô cùng phong phú… Đồng chí Nguyễn Văn Nên đề nghị tiếp tục nghiên cứu, để tìm ra những giá trị trong suốt chặng đường Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP thực hiện.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP luôn nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí và tầm quan trọng của xây dựng và phát triển văn hóa xã hội con người với mục tiêu phát triển văn hóa xã hội đồng bộ như phát triển kinh tế luôn bám sát định hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thích ứng với bối cảnh kinh tế thị trường hội nhập quốc tế. “Thành tựu trong 40 năm qua, có thể không kể hết nhưng nổi bật là lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, môi trường, an ninh xã hội”- đồng chí Nguyễn Văn Nên bày tỏ.
Bên cạnh những mặt được, đồng chí Nguyễn Văn Nên cũng nhìn nhận vẫn còn nhiều vấn đề chúng ta chưa làm được, chưa ngang tầm với phát triển kinh tế. Những giải pháp về huy động, phát huy mọi nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực này chưa tương xứng và thiếu đồng bộ… Đồng chí Nguyễn Văn Nên cho rằng khi khảo sát văn hóa, có thể nhìn nhận con người TPHCM theo hướng văn minh, hiện đại, nghĩa tình, hội nhập quốc tế; vừa giữ được cốt cách, bản sắc vùng đất Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, TPHCM; là nơi hội tụ văn hóa của 54 dân tộc và sắc thái văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới; là một trung tâm kinh tế văn hóa đặc trưng, truyền thống đoàn kết, nhân ái, nghĩa khí hào sảng, năng động, sáng tạo được hình thành hàng trăm năm qua.
“Do vậy, cần phải tiếp nối, giữ gìn, phát huy và tiếp tục khai thác mạnh mẽ các nguồn lực văn hóa tinh thần để tạo thành sức mạnh nội sinh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, phải kết hợp, không ngừng hoàn thiện các chính sách cho phù hợp” – đồng chí Nguyễn Văn Nên chia sẻ. Đồng thời, đồng chí Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị cũng khẳng định TPHCM đang ra sức tập trung xây dựng môi trường văn hóa đi đôi với giáo dục công dân. Đây là nhiệm vụ cốt lõi để mọi người sống trên địa bàn TP phải tự hào là công dân của TP, tuân thủ pháp luật, công việc thường nhật, bồi đắp để bù đắp những nhân cách nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ, lý tưởng sống…
Tiếp tục nghiên cứu sâu, không ngừng đổi mới
Kết luận tại buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, trong báo cáo và phát biểu của các đại biểu đã làm rõ thêm một bước về sự phát triển nhận thức của TPHCM về văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến nay, đặc biệt là trong 10 năm gần đây.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc Đồng thời, TPHCM đã bổ sung, nhấn mạnh thêm nhiều vấn đề đoàn khảo sát đã quan tâm, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa trong văn hóa, văn học nghệ thuật về thể thao, văn hóa truyền thống và giáo dục đào tạo và nguồn lực con người… Bên cạnh đó, TP đã phân tích, làm rõ hơn về thực trạng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa xã hội và xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đổi mới trên địa bàn TP, nhất là những thành tựu nổi bật và cách làm sáng tạo của TP.
Trên cơ sở đánh giá chung về đường lối phát triển văn hóa, xã hội, con người, dự báo bối cảnh trong nước, quốc tế và những vấn đề đặt ra về phát triển văn hóa, quản lý, phát triển xã hội và xây dựng con người Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, TPHCM đã mạnh dạn đề xuất một số quan điểm đổi mới có định hướng, giải pháp, kiến nghị những quyết sách và các vấn đề để phát triển văn hóa, xã hội, con người Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa mong muốn TPHCM tiếp tục nghiên cứu sâu, kỹ để không ngừng đổi mới tư duy, nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa, xã hội con người trong sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất hiến kế những giải pháp mang tính đột phá, làm sáng tỏ và tính sáng tạo cao nhằm phát triển văn hóa xã hội, xây dựng con người TP nói riêng và của cả nước nói chung, đặc biệt là đối với TPHCM cùng với cả nước và cả nước cùng với TP.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi làm việc Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa mong muốn TPHCM sẽ có cơ chế đặc thù để tạo ra đột phá để phát triển TP.