Kính thưa Đoàn Chủ tịch
Kính thưa các đồng chí đại biểu
Hôm nay trong khí thế mới của cả nước, chúng ta phấn khởi tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 5 lần thứ III.
Hơn 3 năm qua kể từ Đại hội đại biểu lần thứ II, tình hình trong cả nước và thành phố trãi qua những biến đổi to lớn có tác động đến mọi mặt phát triển của Quận .
Bước vào nhiệm kỳ II, ánh sáng nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ II và tiếp theo các chủ trương, chính sách mới của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhất là nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư V, nghị quyết 01 của Bộ chính trị, nghị quyết 03 của ban chấp hành Trung ương Đảng như một nguồn sức mạnh mới mở ra những hướng suy nghĩ mới, hướng làm ăn mới tạo thế bung ra cho kinh tế. Chính sự chuyển hướng chính sách kinh tế của Trung ương Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của thành ủy soi đường cho Đảng bộ Quận 5 vươn lên tạo được chuyển biến rõ rệt về kinh tế và xã hội.
Nhiều nhân tố mới và tiến bộ mới đã xuất hiện, một khí thế mới, một niềm tin mới đang nhen lên. Đảng bộ đang chuyển mình thấy rõ con đường đi lên, nhận thức cách mạng nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ đấu tranh để giải quyết dứt khoát và triệt để vấn đề “ai thắng ai” giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, để cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, gắn chặt với cuộc đấu tranh quyết liệt và phức tạp của nhân dân ta chống kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc cấu kết với đế quốc Mỹ.
Kính thưa các đồng chí đại biểu,
Được tác động sâu sắc những thuận lợi lớn trên đây, hơn 3 năm qua, chấp hành nghị quyềt Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ II, bằng lao động sáng tạo, với tinh thần tự lực vươn lên, Đảng bộ và nhân dân quận 5 đã phấn đấu đạt được những thành quả đáng kể.
Chúng ta kiểm điểm và tổng kết tình hình quận 5 trong 3 năm qua, đánh giá đầy đủ những cố gắng to lớn của Đảng bộ và nhân dân, rút ra những bài học kinh nghiệm, ra sức phát huy những mặt tích cực, khắc phục những thiếu sót tồn tại, phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tích to lớn, toàn diện hơn.
Sau đây là tình hình các mặt công tác của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua :
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT :
1) Sản xuất công nghiệp và TTCN :
Bước vào năm 1980, năm đầu thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận, mặc dầu có nghị quyết 6 của Trung ương và nghị quyết 9 của Thành ủy mở ra nhiều triển vọng tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, nhưng sản xuất công nghiệp và TTCN quận 5 còn rất nhiều khó khăn về nguyên liệu, sự trói buộc về cơ chế quản lý cũ đã hạn chế việc khai thác tiềm năng của sản xuất TTCN, mãi đến khi có nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và các chủ trương, chính sách mới tiếp theo của Đảng và Nhà nước mới tạo được thế bung ra, mở ra những suy nghĩ mới, hướng làm ăn mới, tháo gở dần những trói buộc của cơ chế quản lý hành chánh bao cấp, đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Trên cơ sở quán triệt các nghị quyết của Trung ương và Thành ủy, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, của các ngành quản lý kinh tế có chuyển biến một bước về cung cách quản lý, hợp tác xã hội chủ nghĩa đồng bộ hơn, tháo gở dần những trói buộc không phù hợp, thực hiện phân công phân cấp quản lý cho phường, bước đầu biết sử dụng các quan hệ thị trường bổ sung cho kế hoạch, tạo lực đầy cho sản xuất phát triển.
Quan hệ sản xuất mới được tăng cường, củng cố, các cơ sở sản xuất và người lao động yên tâm hơn, đầu tư chiều sâu, cải tiến thiết bị, ứng dụng những iến bộ về kỹ thuật phát huy quyền chủ động của cơ sở tự tìm khách hàng, khai thác, tận dụng nguyên liệu, phế liệu tại chổ để sản xuất, sáng tạo nhiều mặt hàng mới có chất lượng phục vụ cho nông nghiệp, xuất khẩu và tiêu dùng.
Phương thức kinh doanh từng bước được cải tiến, nhiều công ty, ngành hàng mạnh dạn phát triển kinh doanh thu mua nắm hàng theo giá thỏa thuận đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp – TTCN đã vượt qua những khó khăn phấn đấu liên tục 3 năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt được 704 triệu giá trị tổng sản lượng.
Tỷ lệ giao nộp sản phẩm cho nhà nước 80%, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 60%, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 1980 giá trị tổng sản lượng 128,759 triệu, vượt 13% kế hoạch, 3% so với nghị quyết đại hội và tăng 41% so với năm 1979.
Năm 1981 giá trị tổng sản lượng 208,388 triệu, vượt 35,30% kế hoạch, 45% so với nghị quyết đại hội và tăng 57,60% so với năm 1980.
Năm 1982 giá trị tổng sản lượng 372,6 triệu, vượt 16,40% kế hoạch và tăng 84% so với năm 1981.
Giá trị hàng xuất khẩu trong 3 năm đạt 34,340 triệu đồng, trong đó năm 1982 đạt 22,4 triệu, tăng gấp 4 lần năm 1980, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 4.000 lao động, có 60 cơ sở tập thể và tư nhân sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, nghề chế biến nông hải sản, dược liệu xuất khẩu đang được phục hồi và phát triển mạnh.
Năng suất lao động bình quân trong khu vực TTCN năm 1982 đạt 21.900 đồng, bằng 204% so với năm 1980, trong 3 năm qua đã có hơn 400 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi hàng chục triệu đồng. Đến nay số vốn ngành TTCN quận 5 lên đến 65 triệu đồng, tăng 340% so với năm 1980, trong đó vốn cố định chiếm 75%, nhiều đơn vị hợp tác xã, tổ sản xuất, cải tiến kỹ thuật, thu nhập của người thợ thủ công ngày càng tăng.
Nhìn chung, mặt dù sản xuất công nghiệp và TTCN trong 3 năm qua có rất nhiều khó khăn, nhất là vật tư nguyên liệu, giá cả thị trường và nguồn điện nhưng sản xuất tương đối ổn định và phát triển với tốc độ nhanh. Ban chấp hành Quận ủy tập trung chỉ đạo các khâu then chốt, công tác quản lý và phân công phân cấp quản lý giũa ngành và phường đi dần vào nề nếp, ngày càng chứng minh phường là cấp quản lý sâu sát và có hiệu quả nhất : hoạt động đồng bộ giữa các ngành sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu; vận dụng kế hoạch hóa kết hợp với quan hệ thị trường lấy kế hoạch hóa làm trung tâm, đẩy mạnh ký kết hợp đồng kinh tế, kết hợp hình thức gia công với thu mua thành phẩm theo giá thỉa thuận; phát huy quyền chủ động, tinh thần tự lực tự cuờng của cơ sở và người sản xuất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích, đã tạo ra năng lực mới, nhân tố mới thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh và vững chắc. Năm 1981 ngành TTCN quận 5 được Chính phủ tăng huân chương lao động hạng ba và năm 1982 được tiếp tục đề nghị khen thuởng.
2) Cải tạo và tổ chức lại sản xuất :
Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, công tác cải tạo tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất mới được củng cố và phát triển một bước, trình độ quản lý có tiến bộ, trong 3 năm đã xây dựng được 4 xí nghiệp hợp doanh, 2 nhóm sản phẩm, 9 hợp tác xã và 139 tổ sản xuất, thu hút hơn 3.000 lao động. Khu vực sản xuất quốc doanh, hợp doanh và tập thể được tăng cường, chiếm 48% lao động và 46% giá trị tổng sản lượng.
- Khu vực sản xuất quốc doanh, hợp doanh, năm 1980 từ 3 xí nghiệp với gần 100 công nhân sản xuất được trên 1 triệu đồng giá trị tổng sản lượng, tốc độ tăng hơn 5 lần, nâng tỷ trọng từ con số không đáng kể lên 2,5% so với tổng số trong năm 1982.
- Khu vực sản xuất tập thể có 12 hợp tác xã với 1.000 xã viên, trong 3 năm sản xuất được giá trị tổng sản lượng 32 triệu đồng, trong đó năm 1982 là 16 triệu chiếm tỷ trọng 4,3% tăng 2 lần so với năm 1980, các hợp tác xã 2/9, Quyết Tiến, Dũng Tiến, Thanh Xuân ... đều là những đơn vị có cách làm ăn khá, dẫn đầu phong trào TTCN quận 5.
- Khu vực tổ sản xuất tập thể có 295 cơ sở, thu hút hơn 7.500 lao động, trong 3 năm đã sản xuất được giá trị tổng sản lượng 264 triệu đồng, trong đó năm 1982 đạt 143,4 triệu tăng hơn 3 lần so với năm 1980, chiếm tỷ trọng 38% tổng số trong năm 1982 và qua phân loại có trên 60% số tổ là loại tốt và khá, nhiều tổ có điều kiện để nâng lên hình thức hợp tác xã.
Tuy nhiên, công tác cải tạo, tổ chức lại sản xuất còn lơi lỏng và trì trệ, chưa đạt yêu cầu theo nghị quyết đại hội và yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ban chấp hành Đảng bộ tuy từng lúc có nghị quyết uốn nắn về công tác cải tạo, tổ chức lại sản xuất, nhưng do nhận thức còn mơ hồ về đấu tranh giữa hai con đường, về chuyên trách vô sản trong chặng đường đầu tiên lên chủ nghĩa xã hội, các ngành quản lý còn chần chừ, lượn xượn, nên kết quả là lực lượng sản xuất quốc doanh chưa được dồn sức chăm sóc đúng mức, khu vực hợp tác xã dẩm chân tại chổ, tổ sản xuất tập thể chưa được củng cố tốt, trình độ tập thể hóa về tư liệu sản xuất, một số tổ hợp còn quan hệ bóc lột chủ thợ. Khu vực sản xuất quốc doanh và tập thể mới chiếm 48% về lao động và 46% về giá trị, trong đó quốc doanh và hợp tác xã chỉ chiếm 6,8%. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tập thể và cá thể, quản lý và tự phát còn diễn ra gay gắt, có xu hướng làm ăn riêng lẽ không muốn đi vào con đường hợp tác hóa, sản xuất tư nhân, cá thể còn quá nhiều gây ra không ít những biểu hiện tiêu cực; mua chuộc cán bộ, mọi vật tư nguyên liệu của Nhà nước, hàng gian, hàng giả, chất lượng sản phẩm kém, trốn thuế, tránh né sự kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước v.v... Hiện nay còn 2.303 cơ sở sản xuất tư nhân và cá thể có gần 10.000 lao động (trong đó có 129 cơ sở thuê mướn từ 10 công nhân trở lên) sản xuất trong 3 năm được 394 triệu trong đó năm 1982 đạt 204 triệu, tăng 170% so với năm 1980, chiếm tỷ trọng 54% giá trị và 51% về lao động.
3) Sản xuất nông nghiệp :
Cùng với sản xuất công nghiệp – TTCN, sản xuất nông nghiệp cũng được phát triển nhằm giản dân ra bớt vùng ven.
a) Nông trường kinh tế mới An Hạ :
Từ một khu kinh tế mới có nhiệm vụ giãn dân những người không có công ăn việc làm của quận 5 ra lập nghiệp làm ăn sinh sống, tháng 4/1981 Ủy ban Nhân dân Thành phố giao cho Quận 5 xây dựng nông trường kinh tế mới An Hạ với diện tích gần 10.000 ha đất hoang chua mặn. Vậy xây dựng mô hình kinh tế mới thế nào để chăm lo được đời sống cho dân và giữ được dân. Từ suy nghĩ trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành thành phố, qua 2 năm vừa khắc phục rất nhiều khó khăn, vừa đấu tranh về quan điểm, đã xây dựng được nông trường kinh tế mới An Hạ mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp trồng mía và tiểu công nghiệp chế biến ra sản phẩm từ cây mía, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Đã biến một vùng đất hoang hóa thành một vùng đất sản xuất của cải cho xã hội, đưa được dân từ các vùng kinh tế mới chạy về thành phố và dân sống lang thang vĩa hè ra lập nghiệp, chế biến sản phẩm từ cây mía, tạo công ăn việc làm có thu nhập quanh năm, quần chúng tin tưởng bám trụ định cư làm ăn sinh sống.
Về nông nghiệp đã hoàn thành khai hoang xây dựng đồng ruộng, trồng được 626 ha mía (không kể diện tích xâm canh của dân và quận 11, huyện Thủ Đức) đang thu hoạch vụ thứ hai với năng suất bình quân 20 tấn mía cây trên 1 ha tự nhiên. Trồng xen 38.000 cây điều lộn hột phục vụ cho xuất khẩu.
Về tiểu công nghiệp đã xây dựng các cơ sở ép mía, kết tinh đường, làm giấy, sản xuất rượu, cồn sút, Clo, xưởng cơ khí, mộc v.v... phục vụ cho chế biến ra các sản phẩm từ cây mía, đến nay đạt giá trị hơn 7 triệu đồng.
Nông trường đã xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho nhân dân như trường học, nhà trẻ, trạm xá, nhà hộ sinh, cửa hàng thương nghiệp ... Đã tiếp nhận 455 hộ với 2.400 nhân khẩu thuộc dân kinh tế mới vĩa hè ra định cư lập nghiệp, bà con đượccấp nhà ở, đất thổ cư, cuộc sống của bà con tương đối ổn định có thu nhập khá.
Tuy nhiên mới đây là kết quả bước đầu nông trường còn phải phấn đấu rất nhiều về kiệnt oàn củng cố tổ chức và công tác quản lý kinh tế, quản lý dân. Tồn tại của nông trường là quy hoạch nông trường thành một đơn vị kinh tế nông – công nghiệp theo mô hình nào cho hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển kinh tế gia đình nhằm góp phần cải thiện đời sống dân cư.
b) Nông trường Duyên Hải :
Thành lập từ cuối năm 1978, được Thành phố giao 400 ha tổ chức thí nghiệm nuôi tôm và trồng cây công nghiệp, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế còn phục vụ cho an ninh, quốc phòng. Các năm qua do chưa xác định phương hướng rõ rệt nên chưa được đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế còn rất hạn chế. Đến nay nông trường đã xây dựng cải tạo được 300 ha, trong 3 năm 1980 – 1982 đã đánh bắt được 300 ha, trong 3 năm 1980 – 1982 đả đánh bắt được 20 tấn tôm, trồng thí nghiệm 5 ha lúa, 40 ha đước, 10 ha dừa nước, các loại cây bạch đàn, xoan, mãng cầu ghép bình bát ...
Nhìn chung, nông trường Duyên Hải đang còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu cán bộ quản lý và kỹ thuật, lực lượng lao động chính là hơn 100 anh chị em trường cải tạo lao động ở Tiền Giang của công an chuyển sang, số tiến bộ lần lượt cho về, ít người tình nguyện ở lại xây dựng lâu dài nông trường, cơ sở vật chất, kỹ thuật thiếu thốn ... Hướng tới của nông trường Duyên Hải theo chỉ đạo của thành phố sẽ được ngành thủy hải sản đầu tư xây dựng thành xí nghiệp nuôi trồng thủy hải sản là chính kết hợp với trồng một số cây hợp với vùng rừng sát.
c) Trại gà Vĩnh An :
Từ một cơ sở tiếp quản xây dựng thành một cơ sở chăn nuôi tập thể hoạt động đi vào nề nếp và có hiệu quả kinh tế trong 3 năm đã đạt doanh thu 9 triệu đồng. Đàn gà thường xuyên có từ 15 – 20 ngàn con, phấn đấu nâng lên 40 ngàn con năm 1983. Cơ sở hợp đồng gia công cho xí nghiệp gia cầm Trung ương, trong 3 năm đã cung cấp 200.000 con gà thịt, 300.000 gà giống, 4 triệu quả trứng cho các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố và quận. Trại gà Vĩnh An là đơn vị làm ăn có hiệu quả kinh tế và đang chuyển thành xí nghiệp hợp doanh chăn nuôi.
II. TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI LƯU THÔNG VÀ ĐỜI SỐNG :
1) Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa :
Từ Đại hội Đảng bộ lần thứ II đến nay, trên lĩnh vực lưu thông phân phối và đời sống xã hội có sự chuyển biến đang kể. Sự chuyển biến đó là :
- Vào quý 1/1980, thành phố làm thử phân cấp cho quận về thương nghiệp, chăm lo đời sống cho nhân dân trong Quận, quản lý thị trường. Lúc bấy giờ lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa còn nhỏ yếu, chưa có kinh nghiệm, chưa kết hợp được các lực lượng với nhau, chưa đủ sức mạnh để quản lý thị trường xã hội.
- Trên lĩnh vực này, cuộc đấu tranh giai cấp giữa ta và các lực lượng tư thương càng gay gắt; Lực thương nghiệp và dịch vụ, ăn uống tư nhân phát triển tràn lan, bọn đầu nậu gian thương lợi dụng thời cơ kinh doanh trục lợi, dùng mọi mánh khóe tranh mua, tranh bán với thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, có mặt đã chi phối được thị trường, nhất là giá cả và nguồn hàng, có người trở thành tư sản mới. Chợ cũng “tự phát ” mở rộng, có quy mô lớn hơn so với trước như : chợ gạo Trần Chánh Chiếu, chợ vải Xóm Vôi, chợ trời kim khí điện máy Tân Thành. Thương nghiệp tư nhân từ trong nhà nhảy ra vỉa hè, chợ trời để trốn thuế, do vậy tính chất chợ cũng biến đổi từ bán lẽ thành bán buôn, trốn tránh sự kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước.
- Sự lãnh đạo của Quận lúc đầu có lúng túng trong việc tổ chức quản lý kinh doanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, chưa lường hết được tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận lưu thông; đôi lúc buông lơi chuyên chính vô sản, buông lỏng quản lý, cải tạo thị trường, cải tạo tư thương v.v...
Trước bối cảnh nói trên, nhứt là từ khi có nghị quyết 6 và nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị, trong lãnh đạo ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa Đảng bộ thường xuyên xác định các quan điểm sau đây :
- Kế hoạch hóa ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa gắn với quan hệ thị trường lấy kế hoạch làm trung tâm. Trong việc sử dụng quan hệ thị trường phải đấu tranh cải tạo thị trường, không được lấy cơ chế thị trường thay thế cho kế hoạch, mà chỉ có tính cách bổ sung cân đối thêm cho kế hoạch. Phải gắn bó chặt 3 ngành : sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu, nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân, tạo ra được quỹ hoàng hóa nhiều và phong phú phục vụ đời sống và xuất khẩu.
- Về quản lý thị trường, trước tiên là tổ chức sắp xếp quản lý tốt các chợ. Các chợ biểu hiện rõ những mâu thuẫn trên thị trường, nhu cầu tiêu dùng trong xã hội và chợ cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và tư thương bằng kinh tế, hành chính và giáo dục. Quản lý chợ trước tiên phải quản lý được một số mặt hàng nhu yếu và quản lý gái cả. Chúng ta cho ngành thương nghiệp làm thử liên doanh với một số tư thương có tay nghề, tiền vốn (có chọn lọc kỹ) trước tiên là ngành gạo và thịt nhằm phân hóa lực lượng tư thương đưa họ hoạt động theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cải tạo tư thương, cải tạo thị trường, nhưng ta chưa theo dõi chỉ đạo rút kinh nghiệm tốt, nên kết quả so với yêu cầu rất hạn chế, nhất là cải tạo họ trở thành người lao động mới xã hội chủ nghĩa.
- Trong kinh doanh phải chỉ đạo chặt chẽ khâu mua buôn, bán buôn và tổ chức phân phối bán lẻ, chống việc chạy theo doanh số, chạy theo lợi nhuận v.v... Tổ chức rộng rãi mạng lưới bán lẻ, đưa hoạt động thương nghiệp xã hội chủ nghĩa sâu xuống các phường và đường phố phục vụ cho hộ dân. Hình thức đại lý bán lẽ cũng là một hình thức rất tốt để cải tạo và thay thế dần lực lượng tiểu thương.
Gần đây có nghị quyết 01 của Bộ Chính trị về công tác của thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết 17 của Thành ủy sáng tỏ nhiều vấn đề cụ thể trên mặt trận lưu thông, giúp cho Đảng bộ nhận rõ được mặt mạnh, mặt yếu, những gì còn tồn tại cần khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
Dưới đây là những kết quả chủ yếu đã đạt được :
- Về mặt xây dựng và phát triển lực lượng, đến nay đã có 4 công ty và 5 cửa hàng kinh doanh loại lớn. Màng lưới bán lẻ được phát triển với 554 điểm bán, trong đó có 245 điểm bán tham gia thị trường và 230 điểm bán đại lý (trong đó có 246 điểm bán ở chợ), 9 cửa hàng ký gởi có doanh số và quy mô khá lớn.
- Về doanh số hàng năm đều tăng với tốc độ cao :
+ Năm 1979 doanh số mua vào chưa đến 100 triệu đồng, năm 1982 đạt 942 triệu, tăng 8 lần so với 1980. Doanh số bán ra năm 1982 đạt 950 triệu đồng, tăng gấp 8 lần so với 1980. So với nghị quyết Đại hội lần thứ 2 đề ra thì đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu trên 10 lần, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước từ 2 đến 3 lần, trong đó có tăng do yếu tố giá cả.
- Đối tượng phục vụ từ 8.000 người, đến 1982 lên 80.000 người vừa hưởng chế độ cung cấp và ăn theo. Ngoài tiêu chuẩn định lượng cho các đối tượng phục vụ và ăn theo, nhờ có quỹ hàng hóa khá quận tự khai thác 75% nên quận còn phân phối thêm cho một số đối tượng cần thiết như : vải mặc cho các lực lượng vũ trang, thầy cô giáo, một số gia đình có công với cách mạng và một số nhu yếu phẩm khác như : gạo, đường, bột ngọt, trứng v.v...
- Về cải tạo và quản lý thị trường, bước đầu các chợ được củng cố sắp xếp lại theo ngành hàng, có trật tự vệ sinh. Ban quản lý chợ được tăng cường củng cố, có chức năng, nhiệm vụ quản lý rõ ràng hơn. Thương nghiệp xã hội đã bắt đầu tổ chức được màng lưới bán lẻ ở các chợ nhằm phục vụ nhân dân và đấu tranh quản lý thị trường, quản lý giá cả v.v... Riêng những chợ đầu cầu, có tổ chức của hàng liên doanh mua bán, các trạm thu mua nắm hàng, nhưng kết quả còn rất hạn chế.
- Được Ủy ban Nhân dân Thành phố cho phép, Công ty xuất nhập khẩu trực dụng của quận được thành lập, trong một thời gian ngắn (2 năm) đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm hơn 4.000 người có công ăn việc làm, khôi phục một số ngành nghề truyền thống về chế biến thực phẩm, nông, hải, súc sản và dược liệu xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế hơn 15 tỉnh, thành, tây nguyên, cung cấp vật tư cho sản xuất, tăng được quỹ hàng hóa cho xã hội, doanh số xuất nhập được gần 40 triệu USD. Đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu trên 100 triệu đồng. Trong hàng nhập, nguyên liệu vật tư chiếm trên 60%, phần lớn giao về thành phố phân phối hơn 5.500 tấn, riêng phần quận có trên 560 tấn phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Từ khi có cửa hàng kinh doanh lương thực mở rộng hoạt động mua bán, chọn lọc liên doanh và cải tạo tư thương có tay nghề, tổ chức hàng trăm đại lý bán lẽ gạo ở 24 phường, kết hợp việc quản lý hành chánh của phường đã góp phần ổn định thị trường gạo.
Bên cạnh những ưu điểm, chúng ta còn những khuyết điểm thiếu sót lớn, có mặt nghiêm trọng :
+ Chưa quán triệt sâu sắc cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận lưu thông, sau cải tạo 1978 chúng ta buông lơi chuyên chính vô sản, buông lỏng quản lý, cải tạo thị trường, cải tạo tư thương. Trong một thời gian dài dậm chân tại chỗ không phát triển lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa; tổ chức thu mua nắm hàng, đặc biệt là nắm hàng TTCN để trao đổi với các tỉnh thu về nông sản thực phẩm phục vụ sản xuất và đời sống còn kém. Tư sản thương nghiệp, bọn đầu cơ buôn lậu ngóc đầu dậy hoạt động phá rối, lực lượng tiểu thương phát triển quá mức gây sức ép thường xuyên đối với chúng ta trên mặt trận lưu thông.
+ Về quản lý hành chánh kinh tế trên mặt trận lưu thông nhiều lúc ta buôn lỏng chức năng quản lý nhà nước. Trong thời gian dài các chợ bị buông lỏng quản lý, giá cả tăng vọt. Các tổ chức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (kể cả nội ngoại thương) tranh mua tranh bán làm cho giá hàng tăng nhanh đặc biệt là hàng hóa có giá trị xuất khẩu. Nhiều cơ quan không có chức năng kinh doanh thương nghiệp cũng tổ chức buôn bán để gây quỹ. Những việc làm tiêu cực trong việcchấp hành quy định mua bán, trong quan hệ với khu vực kinh tế tư nhân, sử dụng tư thương có nhiều sơ hở gây rối loạn và khó khăn trong việc quản lý thị trường, giá cả và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa.
+ Các đơn vị thương nghiệp xã hội chủ nghĩa chưa nắm chắc mục đích kinh doanh XHCN là phục vụ sản xuất và đời sống, còn chạy theo doanh số, chạy theo lợi nhuận, nặng bán buôn, nhẹ bán lẻ, xem nhẹ những mặt hàng thiết yếu phục vụ 2 bữa ăn của người lao động.
Nhìn chung, tuy có những thiếu sót khuyết điểm nhưng từ khi có nghị quyết của trung ương, sự chỉ đạo của thành ủy, Đảng bộ quận 5 đã nhận ra đuợc sớm tình hình và đã có nhiều biện pháp để khắc phục. Mặt trận lưu thông tuy còn nóng bỏng, gay gắt nhưng đang chuyển biến ngày càng có lợi cho thị trường có tổ chức.
2) Về tài chính – ngân sách :
Từ năm 1980 quận thực hiện như một cấp có ngân sách đã mở đường cho việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
So với năm 1980, năm 1982 thu tăng 12 lần và chi tăng 11 lần. Đặc biệt thu thuế được 237 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Công tác tài chính của quận đã thực hiện được một số kết quả bước đầu trong việc làm chủ các nguồn thu chi; ngân sách cũng đạt được một số chỉ tiêu đã đề ra nhất chỉ tiêu về thuế, và nguồn thu từ khu vực quốc doanh tăng lên rất nhanh (tăng lên 295 lần từ 1980 – 1982) chỉ rõ kinh tế của nhà nước được phát triển phù hợp với quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Chính vì quận có ngân sách và ngân sách bội thu, quận đã làm đầy đủ nghĩa vụ đối với cấp trên, đồng thời tự mình phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa, giáo dục xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên hoạt động của tài chính chưa theo kịp yêu cầu của một cấp có ngân sách : chưa làm chủ được các nguồn thu; về chi chưa thể hiện đầy đủ các nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng bộ đề ra; quản lý tài chánh còn lỏng lẻo. Ngành tài chánh chưa sâu sát cơ sở, còn nặng hoạt động theo kiểu hành chánh quan liêu, chưa thực hiện được là một công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế, quản lý tài sản Nhà nước.
3) Về hoạt động của ngân hàng :
Tuy còn có những khó khăn nhất định nhưng Ngân hàng quận 5 đã đóng góp tích cực đáp ứng được các yêu cầu trong sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu. Điểm nổi của ngân hàng là phát động được quần chúng gởi tìen tiết kiệm thành một phong trào sôi nổi liên tục, 3 năm liền được thành phố khen thưởng. Qua hoạt động tín dụng tiền tệ, thanh toán, giám đốc tiền hàng v.v... ngân hàng đã thực hiện được một phần nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, đồng thời góp phần đưa hoạt động của các cơ sở sản xuất và kinh doanh đi vào nề nếp xã hội chủ nghĩa, hạn chế được nhiều tiêu cực trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên tình hình lưu thông tiền tệ còn mất cân đối về tiền mặt, mất cân đối giữa tiền và hàng, mất cân đối về kinh tế giữa khu vực này với khu vực kia; lượng tiền mặt nằm trong nhân dân còn quá lớn v.v... chánh sách lãi suất tiết kiệm chưa khuyến khích người gởi, tín dụng chưa thật mở rộng để khuyến khích và mở rộng sản xuất kinh doanh.
4) Về đời sống :
Tuy đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là khu vực cán bộ, công nhân viên và người lao động nghèo. Nhưng với sự nỗ lực cố gắng của chúng ta mở rộng sản xuất, lưu thông, làm xuất nhập khẩu v.v... trong 3 năm qua giải quyết được 33.900 người có công ăn việc làm. Với người 17.000 người lao động trong khu vực TTCN và hàng vạn người lao động trong khu vực lưu thông, dịch vụ, hơn 2.000 lao động ra lập nghiệp ở nông trường An Hạ; đời sống của họ đã được cải thiện một bước so với trước. Về cán bộ, công nhân viên và người ăn theo bảo đảm được các mặt hàng theo tiêu chuẩn định lượng và còn bán thêm một số hàng nhu yếu theo giá ổn định. Trong khu vực hành chánh sự nghiệp, các lực lượng võ trang và công an mỗi người được trợ cấp ăn trưa mỗi tháng 100 đồng (hơn 5.000 người).
Trong 3 năm qua đã cấp hơn 300 nhà cho cán bộ, công nhân viên và diện chính sách, sửa chữa 147 nhà cửa hư dột (không kể phần do nhà nước bán vật liệu cho dân tự sửa chữa). Về mặc, qua nhiều hình thức phân phối vải, đại bộ pận cán bộ, công nhân viên và gia đình lao động được bảo đảm đủ mặc. Đại bộ phận các cháu được đi học, các cháu nghèo thất học cũng được đưa vào trường 26/3 vừa học vừa làm, phong trào bổ túc văn hóa trong nhân dân được duy trì. Về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng được thể hiện qua các phong trào vệ sinh phòng bệnh; phong trào 5 dứt điểm y tế, phong trào rèn luyện thân thể, hoạt động thể dục thể thao.
Về chăm lo đời sống còn bình quân chủ nghĩa trong phân phối : chưa kịp thời phân phối và phân phối lại các loại thu nhập trong các tầng lớp sao cho hợp lý; để còn tình trạng trong nội bộ có nơi mức thu nhập có sự cách biệt không hợp lý.
III. MỘT SỐ TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁC :
1) Về nhiệm vụ kế hoạch hóa :
Từ năm 1980 quận được phân công là một cấp có kế hoạch, có ngân sách, công tác kế hoạch hóa đã được thực hiện tương đối toàn diện và tốt hơn so với trước; kế hoạch được xây dựng từ cơ sở lên có hiệu quả, kích thích được sản xuất, lưu thông, đẩy mạnh được mọi hoạt động khác trong xã hội. Công tác kế hoạch hóa tuy còn nhiều thiếu sót nhưng nó đã trở thành một công cụ quản lý quan trọng của chính quyền quận, thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ đề ra trong 3 năm qua.
Trong kế hoạch hóa cũng còn một số tồn tại cần phải được khắc phục :
- Trong nền kinh tế còn nhiều thành phần, tư liệu sản xuất phân tán, các tổ chức hoạt động về kinh tế chưa thật ổn định, chức năng nhiệm vụ chưa được rõ ràng v.v... việc kế hoạch hóa rất khó, chúng ta còn rất ít kinh nghiệm và chất lượng bị hạn chế.
- Bộ máy xây dựng kế hoạch và con người tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Kế hoạch hóa chưa kết hợp chặt chẽ ngành với địa phương và vùng lãnh thổ (kế hoạch hiện nay chỉ mới làm phần của địa phương là chủ yếu).
2) Công tác giao thông vận tải :
Công tác giao thông vận tải trong thời gian qua đã tổ chức và quản lý các phương tiện vận tải được phân cấp. Đã vận động xây dựng được 5 hợp tác xã vận tải hàng hóa, vận tải khách và vận tải đường sông với 2.100 các loại phương tiện cơ giới nhẹ và thô sơ. Trong 3 năm đã thực hiện vận tải được 224.000 tấn hàng hóa, 1.453.000 lượt hành khách đi lại, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, góp phần cho yêu cầu sản xuất và phân phối lưu thông.
Về giao thông thường xuyên làm công tác sửa, dặm, vá các đường hẽm, vét cống rãnh trong các khu xóm lao động.
Nhìn chung, công tác giao thông vận tải còn yếu, nhất là quản lý ngành chưa tốt, hiện nay còn 171 cơ sở cá thể chưa được cải tạo, tổ chức lại, việc quản lý xăng dầu, giá cả, bến bãi chưa tốt, nhiều mặt còn tiêu cực.
3) Công tác quản lý nhà đất :
Toàn quận có 24.743 ngôi nhà, tổng diện tích sử dụng chính là 1.975.800m2, trong đó nhà nước quản lý 10.100 căn với diện tích sử dụng 912.360m2, chiếm 46% tổng số nhà.
Trong 3 năm qua đã phân phối 312 căn nhà ở với diện tích 10.750m2 cho cán bộ, công nhân viên. Sửa chữa và bảo dưỡng 147 nhà hư dột với số vốn đầu tư là 3.244.000 triệu đồng.
Nhìn chung, nhà cửa ở Quận 5 đa số thuộc dạng nhà phố, xây cất đã lâu năm, tỷ lệ hư hỏng 45% trong các năm qua ta mới sửa chữa khoảng 10%, nhà bị xuống cấp nhanh, các khu nhà ổ chuột trong các khu xóm lao động dọc theo sông Hàm Tử còn nhiều. Việc quản lý nhà chưa chặt chẽ còn nhiều khó khăn phức tạp, chưa kết hợp chặt với các ngành chức năng và phường, hiện nay còn 869 nhà bị chiếm dụng. Một số phường còn tùy tiện cấp nhà cho cán bộ, công nhân viên, tổ sản xuất, cửa hàng hợp tác xã. Việc phân phối, sử dụng chưa công bằng và hợp lý, một số ban ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hàng vạn m2 diện tích bỏ trống hoặc sử dụng không đúng mục đích, trong khi hàng trăm cán bộ, công nhân viên được duyệt nhưng không có nhà để cấp và hàng ngàn đơn xin cấp nhà chưa được giải quyết.
4) Tình hình phân hóa giai cấp :
Cuộc đấu tranh giai cấp để giải quyết “ai thắng ai” giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa diễn ra rất gay gắt và quyết liệt, thể hiện khá rõ trong tình hình phân hóa giai cấp trên địa bàn quận năm.
Theo bộ thuế, đến cuối năm 1982 toàn quận có khoảng trên 18.000 hộ kinh doanh công thương nghiệp, trong đó có 2.314 hộ A và 2.539 hộ B.
- Khu vực TTCN của tư nhân cá thể có 117 hộ A và 163 hộ B. So với năm 1979 sau khi cải tạo tư sản thương nghiệp, diện tư sản “lép” chỉ có 77 hộ. Doanh số thu cao nhất lên đế 160.000đ/tháng.
- Khu vực thương nghiệp tư nhân có 1.720 hộ A, 2.264 hộ B. Qua điều tra cơ bản có 220 hộ bán buôn có doanh thu từ 300.000 đến hơn 1.000.000đ/tháng, mức lãi ròng từ 50.000 đến 100.000đ/tháng. Riêng chợ Xóm Vôi có 70 hộ bán buôn lớn có mức doanh thu từ 900.000 đến 1,5 triệu đồng /tháng, mức lãi từ 180.000 đến 300.000đ/tháng. Ngành kim khí điện máy có hộ cuyên buôn bán các loại niền xe, doanh thu lên đến 500.000đ/tháng.
- Ngành ăn uống, dịch vụ có 123 hộ A, 220 hộ B. Cá biệt nhà hàng Thiên Tân 42 – 44 đường Tạ Uyên tháng 12/1982 doanh thu lên đến hơn 1 triệu đồng, mức lới hơn 300.000 đồng.
- Ngành giao thông vận tải có 171 hộ sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, bộ. Có hộ doanh thu từ 100.000 đến 270.000đ/tháng.
Tình hình phân hóa giai cấp cho thấy trong mấy năm qua ta có buông lỏng việc quản lý và cải tạo. Một bộ phận tư sản cũ đã phục hồi dưới nhiều hình thức biến dạng và một số tư sản mới ra đời có mức thu nhập khá cao, phần lớn họ nấp sau lưng những người lao động buôn bán nhỏ và họ chi phối tiền vốn, giá cả, lợi nhuận để làm giàu, họ đang nắm giữ một tỷ trọng lớn tiền, hàng và đang chi phối nhiều mặt trong đời sống kinh tế, xã hội.
IV. TÌNH HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI :
1) Về văn hóa tư tưởng :
Trong 3 năm qua, cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng diễn ra gay gắt, phức tạp. Kẻ thùlợi dụng những hậu quả tư tưởng văn hóa của chủ nghĩa thực dân mới và tàn dư phong kiến còn rơi rớt lại trong quần chúng nhân dân để đánh phá ta, nhất là trên mặt trận văn hóa văn nghệ.
Thực hiện chỉ thị 05 của Thành ủy, ta đã phát động sâu rộng trong nội bộ và nhân dân thấy rõ nọc độc của những tàn dưvăn hóa văn nghệ phản động, đồi truỵ tác động xấu dân đời sống của nhân dân, nhất là đối với từng lớp trẻ. Phát động rộng rãi phong trào văn nghệ quần chúng; uốn nắn những lệch lạc về nội dung và phong cách biểu diễn, chống mọi biểu hiện văn hóa văn nghệ đồi truỵ, lai căng, chạy theo thị hiếu tầm thường, đưa dân văn hóa mới xã hội chủ nghĩa vào trong quần chúng nhân dân.
Chúng ta rất chú trọng phát động phong trào hành động cách mạng của quần chúng như phong trào lao động sản xuất, bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào xây dựng nếp sống mới, phong trào học và nhân điển hình tiên tiến … Trong 3 năm qua, có hàng vạn lượt người và tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, hàng vạn lượt người đăng ký xây dựng gia đình văn hóa mới, đã xuất hiện những tập thể, cá nhân và biết bao gương người tốt, việc tốt trong mọi giới, mọi ngành, mọi lứa tuổi.
Cơ sở vật chất về phúc lợi văn hóa được tăng cường như câu lạc bộ, thư viện, nhà truyền thống, nàh văn hóa… thành phố giao quận quản lý 7 rạp chiếu bóng chúng ta đã khôi phục và sửa chữa lại, cải tiến cung cách phục vụ tốt và có văn hóa hơn.
Đi đôi với vận động, giáo dục, chúng ta đã sử dụng lực lượng quần chúng kết hợp với lực lượng chuyên môn phát hiện truy quét các tụ điểm văn hóa cũ như quán cà phê nhạc vàng, chiếu phim đồi truỵ, kinh doanh sách báo, văn hóa phẩm xấu, có những vụ hoạt động văn hóa phản động phải truy tố trước toà án như vụ “Mai Hùng” v.v…
Tuy nhiên, kết quả trên chỉ là bước đầu, cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng còn diễn ra gay gắt, dai dẳng và phức tạp. Nọc độc văn hóa cũ và tàn dư của phong kiến còn ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân khá nặng nề. Sự chỉ đạo của ta còn thiếu tập trung và liên tục, nhận thức của quần chúng chưa sâu nên phong trào tham gia đấu tranh còn hạn chế. Trong hoạt động văn hóa văn nghệ chưa nhạy bén, hiệu lực chưa cao, còn tư tưởng kinh doanh, nhẹ phục vụ quần chúng lao động và đấu tranh bài trừ văn hóa văn nghệ lai căng, mất gốc. Xây dựng và phát triển lực lượng văn hóa mới ta làm chưa nhiều, xây dựng con người mới chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, phúc lợi về đời sống văn hóa, tinh thần của quần chúng lao động còn thấp.
2) Về xã hội :
Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, chúng ta đã cố gắng chăm lo việc thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước đối với 2.637 gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, quân nhân phục viên, cán bộ hưu trímất sức. Quận đã giành một phần phúc lợi của địa phương chăm lo về ăn ở, nhà cửa, trị bệnh v.v…. đỡ đầu 100% con em liệt sĩ.
Các gia đình chính sách có tinh thần phấn đấu tốt, phát huy truyền thống cách mạng, có 357 gia đình và cá nhân phấn đấu đạt danh hiệu “gia đình cách mạng gương mẫu” và “người công dân kiểu mẫu”, có 806 đồng chí hưu trí, mất sức tham gia các công tác chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố.
Về giải quyết các tệ nạn xã hội, Đảng bộ đã chỉ đạo với tinh thần kiên trì và quyết tâm, đã đưa được hơn 2.000 người ở vĩa hè ra lập nghiệp ở nông trường kinh tế mới An Hạ, đưa hơn 2.000 cháu thất học sống lang thang vào trường 26/3 vừa học vừa làm, đưa hằng trăm gái bán dâm đi vào trường phục hồi nhân phẩm, đồng thời cũng phải bắt buộc hàng ngàn người hút xì ke, trộm cắp, giật dọc đến đến trại giáo dục lao động để trở thành người công dân tốt.
Tệ nạn xã hội là một tồn tại lớn, phức tạp đối với quận 5, phải giải quyết lâu dài và kết hợp nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều mặt mới đạt kết quả tốt.
- Thực hiện chương trình cải cách giáo dục lớp 1, lớp 2 và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp2 bước đầu đạt kết quả. Chất lượng dạy và học có tiến bộ, đội ngũ giáo viên được nâng lên và trình độ chính trị và nghiệp vụ. Niên học 1981 - 1982 có 208 giáo viên dạy giỏi và 57 giáo viên giỏi toàn diện, 12 chiến sĩ thi đua, 60% giáo viên đạt lao động tiên tiến, 85% giáo viên đạt tiêu chuẩn hóa, 92% học sinh chuyển cấp 1 lên cấp 2 và 91,2 % học sinh tốt nghiệp cấp2. Trường lớp tương đối ổn định và khang trang hơn, ngành học đi dần vào nề nếp. Nhà trẻ, mẫu giáo phân cấp về phường quản lý được quan tâm chăm sóc, có 19/24 phường đã huy động 100% trẻ 5 tuôi vào trường mẫu giáo.
Để đáp ứng nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, chúng ta còn phải cố gắng nổ lực nhiều hơn nữa, nâng cao chất lượng chính trị, nghiệp vụ cho thầy cô giáo, tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường. Cần phải tiếp tục chăm lo hơn nữa đối với đời sống của thầy cô giáo hiện còn có nhiều khó khăn.
- Công tác chăm lo sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân lao động thể hiện qua các phong trào; đã có 7 phường đạt 5 dứt điểm; phong trào kế hoạch hóa gia đình vượt 50% kế hoạch, tỷ lệ sinh đẻ đạt 1,6% thấp hơn yêu cầu; phong trào trồng cây dược liệu và điều trị bằng thuốc dân tộc đang phát triển rộng rãi. Các cơ sở y tế như phòng khám khu vực, trạm y tếphường, hằng năm có hơn 500 ngàn lượt người khám và điều trị, điều tra cơ bản bệnh xã hội và quản lý điều trị 100% số đã phát hiện. Đặc biệt y tế phường 16 là một điển hình tốt về quản lý, điều trị bệnh lao dượcy tế thành phố công nhận và y tế thế giới ngợi khen. Hội chữ thập đỏ đang củng cố và phát triển rộng rãi ở 24 phường và đến tận tổ dân phố với hơn 13.000 hội viên là lực lượng nồng cốt trong các phong trào vệ sinh phòng bệnh và các hoạt động mang tính nhân đạo, từ thiện ở địa phương.
Trong hoạt động y tế ta chưa làm tốt công việc cải tạo và quản lý các cơ sở tư nhân hành nghề điều trị bệnh, bào chế thuốc, buôn bán thuốc… Các loại bệnh xã hội tuy có thu hẹpnhưng vẫn còn nhiều chưa quản lý hết được. Vệ sinh công cộng còn quá yếu ảnh hưởng đến văn minh và sức khoẻ của nhân dân.
- Phong trào rèn luyện thân thể như tập thể dục buổi sáng, giữa giờ, bơi lội, chạy phổ thông v.v… thành những hoạt động thường xuyên ở các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học. Đi đôi với phong trào quần chúng, đã đào tạo, bồi dưỡng được 220 hướng dẫn điền kinh, 180 năng khiếu, 650 vận động viên các môn bóng, điền kinh, bơi lội, vật võ v.v… làm nồng cốt cho các phong trào, nâng cao chất lượng thi đấu. Cơ sở vật chất được sửa chữa và trang thiết bị mới nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao.
Phong trào thể dục thể thao chưa thật sâu rộng trong quần chúng, nhiều cơ sở chưa có phong trào, nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên, điều kiện hoạt động thể dục thể thao còn nhiều hạn chế chưa thu hút được nhiều người.
V. CÔNG TÁC AN NINH, NỘI CHÍNH, QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG :
1)Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội :
Trong 3 năm qua, bọn phản động Bắc kinh cấu kết với đế quốc Mỹ và các thế lực phản động tiến hành kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống phá cách mạng nước ta, mà quận 5 là một địa bàn trọng điểm. Chúng lợi dụng các khó khăn kinh tế, đời sống và tình hình tiêu cực, suy thoái trong nội bộ của ta, dùng chiến tranh tâm lý gây hoang mang, hoài nghi hòng gây rối kích động bạo loạ; đồng thời lợi dụng bọn lưu manh, côn đồ và những tệ nạn xã hội khoét sâu thêm các tiêu cực trong đời sống kinh tế, xã hội để phá rối trật tự, trị an. Chúng tăng cường hoạt động gián điệp, đưa người thâm nhập từ bên ngoài vào, nhằm thu nhập tình báo, xây dựng cơ sở, móc nối tập hợp bọn phản cách mạng phá hoạita bằng nhiều thủ đoạn, trên nhiều lĩnh vực.
Thực hiện nghị quyết 31 của Bộ chính trị, nghị quyết 11 của Thành ủy, 3 năm qua Đảng bộ tập trung chỉ đạo công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đạt kết quả.
Đảng bộ biết lấy việc thực hiện chỉ thị 92 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng “vận động xây dựng lực lượng công an trong sạch vững mạnh và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc” làm động lực thúc đẩy. Đã liên tục phát động và củng cố phong trào quần chúngbảo vệ an ninh tổ quốc đến nay đã có những chuyển biến tốt cả bề rộng và bề sâu. Số phường có phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc khá tăng gấp 2 lần năm 1980, 75% cơ quan, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn, phong trào bắt đầu đi vào chiều sâu ở từng tổ dân phố.
Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ta đã tiến hành sưu tra, quản lý chặt các đối tượng chính trị, hình sự, tiến hành truy quét và bắt giữ 262 tên nhen nhóm phản động và hoạt động tình báo, gián điệp. Khám phá hằng trăm băng ổ đầu cơ, buôn lậu, trộm cướp, ăn cắp và tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; bắt giữ 3018 tên đưa đi cưỡng bức lao động và hàng ngàn tên được đưa về các địa phương quản lý giáo dục tại chỗ, thu hồi tài sản về cho Nhà nước hàng chục triệu đồng. Số vụ hình sự năm 1982 giảm 26% và trọng án giảm 63% so với năm 1980.
Kết hợp 2 hình thức giáo dục tại chỗ và cưỡng bức lao động, trại giáo dục lao động Tiền Giang kết hợp giáo dục cải tạo với lao động sản xuất, vừa cải tạo được con người qua lao động, vừa làm ra của cải vật chất trại viên ra trại nhiều người trở thành công dân tốt, về sản xuất cũng đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho trại viên, tiết kiệm ngân sách của Nhà nước. Trong 3 năm 1980 - 1982 đạt giá trị 1.630.000 đồng và đã nộp cho ngân sách quận 247.000 đồng. Hai năm 1980 - 1981 trại Tiền Giang được Bộ nội vụ tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng.
Thực hiện chỉ thị 92 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, lực lượng công an được học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức về quan điểm lập trường, về đường lối chủ trương của Đảng, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân được nâng lên, tỷ lệ sai phạm của cán bộ, chiến sĩ năm 1982 giảm rõ rệt so với các năm trước. Năm 1982 Công an Quận 5 được Bộ Nội vụ tặng danh hiệu là đơn vị Quyết thắng, Đội săn bắt cướp, Đội hình sự được chính phủ tặng huân chương lao động hạng 2 và 3, qua bình bầu khen thưởng có 4 đơn vị được công nhận là đơn vị Quyết thắng, Phường 9 đạt danh hiệu Quyết thắng 3 năm liền.
Ba năm qua, Đảng bộ, nhân dân và ngành công an đã nổ lực phấn đấu bảo đảm được an ninh, trật tự, biết lấy việc thực hiện chỉ thị 92 của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm động lực, phối hợp chặt chẽ giữa sự lãnh đạo của cấp ủy, ngành và phong trào quần chúng ở phường thành sức mạnh tổng hợp.
Tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tựchưa ổn định vững chắc, chiến tranh tâm lý của địch còn tác động thường xuyên, các loại đối tượng chính trị, hình sự và các tệ nạn xã hội còn tập trung địa bàn quận khá nhiều và phức tạp, hàng ngày còn tác động đến cuộc sống an toàn của nhân dân. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc tuy có tiến bộ nhưng chưa thật vững chắc. Lực lượng an ninh cơ sở ở nhiều khu phố, tổ dân phố, cảnh sát khu vực còn yếu, quản lý nhân hộ khẩu và các đối tượng chính trị, hình sự còn nhiều sơ hở. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ còn biểu hiện tiêu cực, còn vi phạm về phẩm chất, đạo đức, thiếu liên hệ mật thiết với quần chúng làm ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin của nhân dân đối với lực lượng công an.
2)Hoạt động của khối nội chính :
Các ngành Tòa án, kiểm sát, Thanh tra, Pháp chế được củng cố kiện toàn một bước, duy trì được chế độ sinh hoạt, cải tiến lề lối làm việc, tăng cường mội quan hệ và phối hợp giữa các ngành ngày càng tốt hơn dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy.
Để giải quyết đơn tố cáo, khiếu nại của dân có kịp thời và sâu hơn giải đáp được những yêu cầu về quyền lợi chính đáng của quần chúng, tôn trọng tính chất pháp luật xã hội chủ nghĩa. Kết luận, xử lý kịp thời một số vụ vi phạm nghiêm trọng về kinh tế, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, văn hóa văn nghệ góp phần ngăn ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Hệ thống tư pháp và tổ hoà giải được xây dựng từ quận đến phường góp phần tuyên truyền và hướng dẫn thi hành pháp luật trong quần chúng nhân dân. Ban thanh tra nhân dân và Ban thanh tra công nhân đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong các cơ quan, các ngành nhất là trong các ngành quản lý kinh tếgóp phần cùng các ngành khắc phục các vi phạm nguyên tắc quản lý kinh tế, chấn chỉnh tổ chức, tránh những sơ hở, ngăn ngừa tiêu cực, chống suy thoái bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.
Kết quả về công tác thực hiện pháp luật, đã đưa ra xét xử 837 vụ, trong đó có 361 vụ hình sự, 133 vụ dân sự, 359 vụ hôn nhân gia đình. Đã đưa ra xét xử kịp thời 40 vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, 16 vụ vi phạm kinh tế, 5 vụ văn hóa văn nghệ, có tác động tích cực vào cuộc đấu tranh chống tội phạm.
Tuy nhiên, việc giáo dục pháp luật trong quần chúng còn ít, pháp chế xã hội chủ nghĩa thực hiện chưa nghiêm, những biểu hiện tiêu cực còn nhiều nhất là trong quản lý kinh tế, tài sản xã hội chủ nghĩa còn thất thoát lớn, quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động chưa được phát huy, khiếu nại tố cáo của dân giải quyết chưa thật kịp thời, tổ chức ở cơ sở còn yếu.
3)Công tác quân sự địa phương :
Thực hiện cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang”, 3 năm qua lực lượng quân sự địa phương được xây dựng và củng cố. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thường xuyên được giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hoàn chỉnh các loại phương án chiến đấu và phòng thủ, bảo đảm các chếâ độ trực ban, trực chiến, tổ chức nhiều cuộc diễn tập kiểm tra sẵn sàng chiến đấu, trong đó 2 lần tham gia diễn tập cấp thành phố đạt kết quả tốt, cùng với lực lượng công an tuần tra canh gác bảo vệ các mục tiêu chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Về xây dựng lực lượng đã kiện toàn Ban chỉ huy quận đội và phường đội; củng cố xây dựng lực lượng tự vệ phường, tự vệ các cơ quan, xí nghiệp, với hơn 2.500 lực lượng tự vệ nồng cốt được trang bịvà huấn luyện thường xuyên theo chương trình hằng năm đạt kết quả khá. Lực lượng tập trung của quận và phường được giáo dục, rèn luyện, trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật được nâng lên, năm 1982 số vi phạm kỷ luật giảm 60% so với các năm trước.
Công tác vận động nghĩa vụ quân sự được củng cố đi dần vào nề nếp. Đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự trong nhân dân và thanh niên, huy động giao quân 3 năm được 1,372 thanh niên lên đường làm nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, công tác quân sự địa phương còn một số yếu. Phường đội và lực lượng tự vệ phường chưa được kiện toàn, củng cố vững chắc, trình độ chính trị, chiến đấu kỹ thuật còn yếu, ý thức sẵn sàng chiến đấu chưa cao. Quản lý quân dự bị chưa chặt chẽ, công tác nghĩa vụ quân sự chưa thật đi vào nề nếp. Đời sống của lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn.
VI. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG :
1)Về xây dựng chính quyền :
Ba năm qua chính quyền quận và phường không ngừng được kiện toàn và củng cố, phát huy được hiệu lực của một nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng bộ đề ra. Từ một cấp quản lý hành chánh nhà nước đến quản lý toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân, chính quyền quận và phường không ngừng được trưởng thành về nhiều mặt; nâng cao được nănglực quản lý, thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, chính quyền quản lý” ngày càng tốt hơn. Bộ máy từng bước được giản nhẹ, nâng cao hiệu suất công tác, chức năng nhiệm vụ được xây dựng rõ hơn và ngày càng được phát hc, chức năng nhiệm vụ được xây dựng rõ hơn và ngày càng được phát huy.
Thực hiện quyết định về xây dựng cơ chế tổ chức cấp cơ sở phường, cấp ủy đã tập trung chỉ đạo củng cố kiện toàn 86 khu phố và 1.071 tổ dân phố đi vào hoạt động có nội dung và nề nếp tốt hơn, duy trì chế độ sinh hoạt của tổ dân phố hàng tháng có tác dụng giáo dục, đoàn kết, động viên hướng dẫn quần chúng tham gia vào các phong trào sản xuất, tiết kiệm, bảo vệ an ninh Tổ quốc và thực hiện các chủ trương, chánh sách của Đảng và Nhà nước.
Tổ chứcvà hoạt động của Hội đồng nhân dân quận và phường được thực hiện đúng theo hiến pháp quy định. Với 70 đại biểu hội đồng nhân dân cấp quận và 1.061 đại biểu cấp phường đã được bồi dưỡng tập huấn về chức năng, nhiệm vụ, nhiều đại biểu đã thể hiện xứng đáng lòng tin cậy đối với cử tri. Các tổ đại biểu thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của cử tri, phản ánh được tình hình chung trong quận và có những đóng góp xây dựng cụ thể mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.
Tuy nhiên công tác của chính quyền cũng còn những tồn tại. Hiệu lực của Nhà nước chuyên chính vô sản chưa được phát huy, pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa chưa được tôn trọng, xử lý các vụ việcxảy ra cũng chưa kịp thời, quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động chưa được pháp huy đúng mức.
2)Hoạt động của các đoàn thể :
Công tác vận động quần chúng trong 3 năm qua Đảng bộ có quan tâm chỉ đạo, đã liên tục phát động phong trào hành động cách mạng của quần chúng động viên và tổ chức các từng lớp nhân dân khắc phục khó khăn về kinh tế và đời sống, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ đề ra. Từ việc các đoàn thể hoạt động tách rời quần chúng, động viên giáo dục chính trị chung chung nay đã từng bước đi sâu vào giới, đặc biệt bước đầu hướng hoạt động đi vào kinh tế, xã hội và đời sống. Gắn bó, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng,chính quyền, đồng thời ngày càng thể hiện nội dung làm chủ trên nhiều lĩnh vực. Các từng lớp nhân dân lao động ngày càng tin tưởng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, dần dần hiểu được bản chất của chế độ mới.
- Hoạt động công đoàn :
Công đoàn là một tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân. Công đoàn đã giáo dục tổ chức, động viên toàn thể công nhân, viên chức phát huy quyền làm chủ tập thể thực hiện các chủ trương, chính sách và chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Giáo dục nâng cao ý thức giai cấp, xây dựng người công nhân mới xã hội chủ nghĩa, làm chủ trong quản lý sản xuất và chăm lo đời sống quần chúng.
Phong trào thi đua của giai cấp công nhân động viên được trên 1.200 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm lợi cho nhà nước hàng triệu đồng. Hiện nay có 77 tổ chức công đoàn cơ sở và hội lao động hợp tác. Đã có hơn 80% công đoàn cơ sở được củng cố, vận động công nhân, viên chức vào tổ chức công đoàn đạt 96,18% và 70% thợ thủ công vào các hội lao động hợp tác. Trong 3 năm đã bình chọn được 8.770 lượt người lao động tiên tiến, 34 chiến sĩ thi đua và 87 tổ, đội lao động tiên tiến.
Hoạt động của đội kiểm tra công nhân được cùng các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo, chống các hiện tượng tiêu cực, bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức và nhân dân lao động.
Nhìn chung hoạt động của tổ chức công đoàn có những chuyển biến tốt, nhưng việc giáo dục về Đảng, về lý tưởng cộng sản, về chủ nghĩa xã hội cho công nhân viên chức chưa chú ý đúng mức, nhất là lực lượng lao động thủ công đã tập hợp 70% vào hội, nhưng vai trò sinh hoạt của hội lao động hợp tác chưa phát hiện và chưa động viên được quần chúng đấu tranh bảo vệ quyền lợi, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, nhiều tổ hợp, nhiều cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể còn quan hệ chủ thợ, bóc lột người lao động.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh :
Trong 3 năm qua các cấp ủy có quan tâm xây dựng, củng cố đoàn ở cơ sở. Đoàn viên và thanh niên được giáo dục về lý tưởng cộng sản, về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa xã hội và nghĩa vụ của thanh niên. Qua sinh hoạt, rèn luyện trong thực tiễn công tác chất lượng đoàn viên có nâng lên.
Đoàn đã phát huy được vai trò xung kích của thanh niên, động viên thanh niên đi đầu trong phong trào thi đua lao động sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tổ quốc có chuyển biến tốt. Ba năm liền Quận đoàn 5 đạt đơn vị xuất sắctoàn thành phố.
Lực lượng và tổ chức cơ sở đoàn ngày càng phát triển, đến nay có 4.325 đoàn viên sinh hoạt trong 114 cơ sở đoàn, đã có 1.578 đoàn viên được nhận thẻ đoàn. Trong 3 năm đã kết nạp được 2.366 đoàn viên mới, phát triển 3.462 hội viên Hội Liên Hiệp thanh niên Việt Nam, huy động 70% thanh niên tham gia sinh hoạt trong các tổ chức, phát triển 15.557 đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, xây dựng được 11 chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các hợp tác xã sản xuất TTCN, đã thành lập 1 trường 26/3 của quận và 12 phân hiệu ở các phường thu hút hơn 2.000 trẻ em nghèo thất học. Hưởng ứng phong trào lao động sản xuất đoàn đã xây dựng 118 công trình thanh niên và 327 sáng kiến được công nhận. Ba năm qua có 1.372 thanh niên nhập ngũ và 2.023 thanh niên gia nhập lực lượng thanh niên xung phong.
Tuy nhiên, nhìn chung lực lượng đoàn viên còn ít, tỷ lệ đoàn viên chiếm chưa đến 10% trong số 46.172 thanh niên, tỷ lệ đoàn viên trong khu vực sản xuất và phân phối lưu thông lại càng ít, cơ cấu tổ chức, bố trí lực lượng đoàn chưa cân đối, hợp lý. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa chú ý giáo dục về lý tưởng, về lẽ sống cách mạng cho đoàn viên và thanh niên. Nếp sống văn hóa cũ còn ảnh hưởng nặng trong thanh, thiếu niên. Tình trạng phạm pháp hình sự trong lứa tuổi này còn đáng lo ngại. Tổ chức cơ sở Đoàn chưa xây dựng vững mạnh chất lượng đoàn viên còn yếu, giác ngộ về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, sự hiểu biết về Đảng còn hạn chế.
- Hội Liên Hiệp phụ nữ :
Phong trào phụ nữ được phát động, tập hợp giáo dục các từng lớp phụ nữ thành một lực lượng chính trị tham gia trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông, chăm lo đời sống, công tác hậu phương quân đội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nuôi dạy con cái… góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Qua nhiều năm giáo dục, trình độ chính trị, sự hiểu biết về chủ nghĩa xã hội, về truyền thống người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa đã giúp chị em nâng thêm được nhận thức tư tưởng.
Toàn quận có 36.537 hội viên phụ nữ, hoạt động trong 1.014 tổ chức cơ sở hội, chiếm 74,6% tổng số phụ nữ toàn quận, tốc độ phát triển hội viên tăng 40,38% so với năm 1980 và gần 82,28% số chị em phụ nữ tham gia các hình thức tổ chức của chánh quyền và tập thể.
Qua các phong trào hành động cách mạng đã có 12.726 lượt người đăng ký xây dựng gia đình văn hóa mới, người phụ nữ mới, nuôi con giỏi, dạy con ngoan, đã bình chọn được 5,178 lượt chị đạt tiêu chuẩn.
Hai năm liền 1981 –1982 quận hội giữ cờ luân lưu của thành phố. Nhìn chung hoạt động của hội tuy có tiến bộ, nhưng tổ chức cơ sở hội chưa được củng cố vững chắc, trình độ năng lựccủa cán bộ hội chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vai trò và khả năng to lớn của phụ nữ chưa được động viên và phát huy; tệ mê tín di đoan còn ảnh hưởng khá nặng trong chi em.
- Mặt trận Tổ Quốc :
Cùng với các đoàn thể, mặt trận đã tập hợp, động viên các từng lớp nhân dân, các tôn giáo, nhân sĩ, trí thức cùng nhau đoàn kết, yêu nước, tích cực tham gia lao động sản xuất, công tác và các hoạt động văn hóa, xã hội. Phong trào phụ lão 3 giỏi đã có tác dụng tốt trong quần chúng, đã có 92,50% các cụ được tổ chức vào hội. Mặt trận và phụ lão đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động xã hội, nhất là chăm lo chính sách hậu phương quân đội, phong trào vì tuyến đầu tổ quốc, động viên con cháu thi hành các chủ trương, chính sách và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Là một quận có hơn 90.000 người Hoa, chiếm hơn 50% dân số, trong mấy năm qua đã đoàn kết tham gia phong trào quần chúng và thực hiện chủ trương chính sách của Đảng có nhiều tiến bộ, nhưng công tác vận động của ta vừa qua có có phần xem nhẹ, thiếu đi sâu, phát triển lực lượng nồng cốt trong người Hoa còn quá ít.
Nhìn chung công tác vận động tập hợp quần chúng chưa chuyển kịp tình hình nhiệm vụ mới, còn bề rộng, chưa đi sâu giáo dục ngộ xã hội chủ nghĩa cho mọi tầng lớp, nhất là đối với giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động. bồi dưỡng quần chúng tích cực từ phong trào cách mạng của quần chúng để xây dựng hạt nhân nồng cốt và giới thiệu vào Đảng còn quá ít.
VII. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG :
Trong 3 năm qua, công tác xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ, Đảng bộ đã có bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức; nội bộ đoàn két - nhất trí; cán bộ, đảng viên giữ gìn phẩm chất cách mạng và liên hệ gắn bó với quần chúng, tổ chức cơ sở được kiện toàn; nhận thức về đường lối chính sách của Đảng và trình độ, năng lực quản lý kinh tế, xã hội của cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở được nâng lên; đã tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ phấn đấu thực hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ II và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước 3 năm liền.
1)Tình hình tư tưởng, chính trị :
Đảng bộ coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng làm mỗi Đảng viên nắm chắc hơn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, bồi dưỡng kiến thức cần thiết về kinh tế, nâng cao năng lực và phẩm chất cách mạng, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Qua các đợt sinh hoạt chính trị quan trọng như học tập nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V, nghị quyết 01 của của Bộ chính trị, nghị quyết 03 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã tạo được sự nhất trí trong Đảng bộ đối với đường lối, chính sách của Đảng và củng cố thêm nhận thức tư tưởng, lập trường giai cấp công nhân, đấu tranh giữa hai con đường trong thời kỳ quá độ, nâng trình độ hiểu biết quản lý kinh tế, xã hội, phấn đấu tự rèn luyện, giữ lối sống trong sạch, giản dị, có kỷ luật. Đảng bộ đã xây dựng, giữ gìn được sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ, phát huy tập thể lãnh đạo, bảo đảm chế độ tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Thành ủy. Phát động phong trào cách mạng của quần chúng, lấy việc học tập, nhân điển hình tiên tiến làm động lực, khắc phục các hiện tượng trì trệ, phát huy các nhân tố mới, tự lực vươn lên với tinh thần cách mạng tiến công hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong 3 năm qua.
Bên cạnh những ưu điểm trên, tình hình chính trị, tư tưởng của Đảng bộ còn nhữngtồn tại, khuyết điểm:
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa theo kịp yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ những vấn đề cơ bản về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về đấu tranh giữa hai con đường, về chuyên chính vô sản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội … nên đã có những biểu hiện mơ hồ về giai cấp, thiếu tinh thần cảnh giác cách mạng, buông lơi chuyên chính vô sản trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Chưa kiên định lập trường giai cấp công nhân, trước những khó khăn của tình hình đất nước thường biểu hiện bi quan, dao động, hoài nghi, thiếutin tưởng ở việc thực hiện nghị quyết của Đảng; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, ý chí cách mạng xa sút, xa rời lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thoái hóa, biến chất, thu vén cá nhân, thậm chí có đảng viên chạy theo kinh doanh làm giàu vô tình hoặc cố ý tham gia bóc lột trở thành đối tượng của cách mạng
2) Tình hình tổ chức, cán bộ :
Đảng bộ luôn quan tâm đến công tác củng cố kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp về nâng cao chất lượng đảng viên nhằm tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ của Đại Hội để ra. Tổ chức cơ sở Đảng ngày càng được củng cố, các cấp ủy được tăng cường về chất lượng và được bổ sung cán bộ cán bộ trẻ trưởng thành từ phong trào ở cơ sở, nhất là các cấp ủy phường qua Đại hội Đảng lần nầy đã bầu 38% đồng chí trẻ, trưởng thành từ cơ sở vào cấp ủy mới.
Chất lượng cơ sở Đảng được nâng lên, số cơ sở vững mạnh trong sạch hằng năm đều tăng. Qua phân loại năm 1980 Đảng bộ có 2 cơ sở trong sạch vững mạnh, 92% cơ sở khá và trung bình, 6,20% cơ sở yếu kém; Năm 1981 có 6 cơ sở trong sạch vững mạnh; Năm 1982 dự kiến đề nghị 13 cơ sở trong sạch vững mạnh, số còn lại đạt khá và trung bình, không còn cơ sở yếu kém.
Hiện nay Đảng bộ quận có 108 cơ sở với 1.881 đảng viên. Khối phường có 24 cơ sở với 736 đảng viên (có 422 hưu trí), chiếm 39,12%; khối cơ quan hành chánh và sự nghiệp có 26 cơ sở với 257 đảng viên, chiếm 13,65%; khối sản xuất 12 cơ sở với 132 đảng viên, chiếm 7%; lực lượng vũ trang có 2 cơ sở với 132 đảng viên, chiếm 7%; lực lượng vũ trang có 2 cơ sơ với 211 đảng viên, chiếm 11,21%, khối lưu thông phân phối có 25 cơ sở với 286 đảng viên, chiếm 15,20%; khối bệnh viện có 12 cơ sởvới 195 đảng viên, chiếm 10,33%, khối trường học có 7 cơ sở với 64 đảng viên, chiếm 3,40%.
Phát thẻ đảng viên là công tác lớn về xây dựng Đảng trong 3 năm qua. Qua phát thẻ Đảng đã giáo dục nâng cao chất lượng đảng viên, làm cho Đảng viên xác định rõ tư cách và trách nhiệm của mình, đấu tranh hạn chế tiêu cực trong nội bộ Đảng, tổ chức cơ sở Đảng được kiện toàn, củng cố, chất lượng đảng viên được nâng lên. Kết quả phân loại đảng viên trong đợt tổng kết công tác phát thẻ Đảng có 1.762 đảng viên đủ tư cách, chiếm 96,10% trong đó có 254 đảng viên ưu tú; số đảng viên để lại xem xét 66, chiếm 3,50% và số đưa ra khỏi Đảng 10, chiếm 0,53%.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt nói chung đại bộ phận là tốt, có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất và năng lực. Trước tình hình còn nhiều khó khăn gay gắt về mọi mặt số đông cán bộ giữ vững phẩm chất cách mạng, lý tưởng cộng sản, tin tưởng đường lối chủ trương của Đảng, cố gắng học tập, bám phong trào, tích lũy được kinh nghiệm, sáng tạo nhiều biện pháp tốt trong lãnh đạo và chỉ đạo, nhất là cán bộ trực tiếp ở cơ sở.
Công tác quản lý, đào tạo và quy hoạch cán bộ đang được tiến hành từng bước, tạo lực lượng trẻ, kế thừa có phẩm chất, năng lực.
Nhìn chung, trong 3 năm Đảng bộ có quan tâm công tác tổ chức và công tác cán bộ nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh; giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên nâng cao phẩm chất và năng lựclãnh đạo có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Tuy nhiên, công tác tổ chức, công tác cán bộ chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chỉ nghĩa xã hội, yêu cầu của phát triển kinh tê, xã hội, mà tồn tại lớn nhất là công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Bố trícán bộ còn bị động chấp vá chưa bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa trong bộ máy lãnh đạo và quản lý các cấp. Cán bộ có năng lực tổ chức và quản lý còn quá thiếu, chất lượng của cơ sở không đều, một số nơi chưa phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.
3)Tình hình công tác phát triển Đảng :
Trong 3 năm qua, Đảng bộ đã kết nạp được 251 đảng viên mới, trong đó có 14,70% trực tiếp sản xuất, kinh doanh; 6,08% thành phần công nhân, 41% nữ, 71,30% trẻ tuổi và 64 % là người tại chỗ.
Công tác phát triển đảng viên mới tuy hằng năm có tăng lên, năm 1982 tăng 60% so với năm 1980, nhưng nhìn chung còn chậm, chưa đáp ứng kịp yêu cầu lãnh đạo của Đảng và tương ứng với phong trào hành động cách mạng của quần chúng. Nhiều bộ phận quan trọng, nhất là trong khu vực sản xuất, kinh doanh, trường học không có đảng viên hoặc tổ trung kiên. Trong cơ cấu đảng viên mới kết nạp thành phần công nhân còn quá thấp, trong 3 năm qua chỉ kết nạp được có 17 thuộc thành phần giai cấp công nhân.
Nguyên nhân chủ yếu là nhiều chi bộ chưa thực sự quan tâm đúng mức công tác phát triển Đảng, mỗi Đảng viên cũng chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền phát triển Đảng, việc đánh giá quần chúng còn hẹp hòi, bảo thủ. Các đoàn thể công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản và hội phụ nữ cũng chưa thấy hết trách nhiệm của mình trong việc tạo nguồn, lựa chọn, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng.
4)Tình hình công tác kiểm tra kỷ luật trong Đảng :
Việc xây dựng 4 nền nếp giữ gìn kỷ luật ở tổ chức cơ sở Đảng đã được nhiều cấp ủy coi trọng đã có hơn 90% chi bộ tiến hành xây dựng đạt kết quả, đã đấu tranh ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tỷ lệ đảng viên vi phạm kỷ luật năm 1982 giảm 50% so với năm 1980, đảng viên yếu kém giảm dần.
Việc giải quyết đơn tố cáo, khiếu nại và xử lý kỷ luật được kịp thời hơn. Trong 3 năm qua đã xử lý kỷ luật 153 đảng viên, trong đó 59 khai trừ và 13 xóa tên và đưa ra khỏi Đảng. Những trường hợp vi phạm nhiều nhất là thoái hóa biến chất, sa sút ý chí, ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm điều lệ Đảng.
NHẬN XÉT CHUNG
Trong 3 năm qua bằng lao động sáng tạo, với tinh thần tự lực vươn lên, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân quận 5 phấn đấu đạt được những thành quả đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội. Ba năm liền hoàn thành kế hoạch nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1982 so với năm 1980 sản xuất công nghịêp và TTCN tăng 2,80 lần, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa tăng 8,4 lần. đạt được giá trị lớn với hơn 2,7 tỷ doanh số, 30,437 triệu đô la giá trị xuất nhập khẩu và 704 triệu giá trị tổng sản lượng.
Công tác văn hóa, tư tưởng, xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng, phát động được phong trào quần chúng sôi nổi liên tục, giữ được an ninh chính trị, trật tự xã hội ở một địa bàn phức tạp.
Đạt được những thành tích trên là nhờ được các nghị quyết chuyển hướng chính sách kinh tế của Trung ương Đảng, được sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy và sự hướng dẫn giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể thành phố. sự chỉ đạo của Ban chấp hành quận ủy biết bám chặt chủ trương mới, nghiên cứu vận dụng phù hợp với thực tế của quận, đoàn kết nhất trí trong cấp ủy, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, tự lực vươn lên, mạnh dạn vận dụng các chủ trương, chính sách mở ra cách làm ăn mới, những hình thức tổ chức quản lý có hiệu quả, không toàn, củng cố cơ sở, phát động phong trào hành động cách mạng của quần chúng, học và nhận điển hình tiên tiến. Đó là những nguyên nhân quan trọng và là bài học kinh nghiệm của Đảng bộ cần được phát huy.
Tuy nhiên, tình hình trong quận đang còn khó khăn gay gắt trên nhiều mặt :
- Khuyết điểm lớn của ta là buông lơi cải tạo, buông lơi chuyên chính vô sản trên nhiều lãnh vực kinh tế vfa văn hóa. Đảng có khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa của những người sản xuất nhỏ và đặc biệt là tiểu thương. Cơ câsu trong kinh tế chưa thay đổi bao nhiêu, chưa tận dụng và khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của quận về sản xuất, phân phối lưu thông và xuất nhập khẩu.
- An ninh trật tự chưa ổn định vững chắc, có mặt, có lúc diễn biến khá phức tạp.
- Công tác xây dựng Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và tình hình, nhiệm vụ mới. đội ngũ cán bộ, đảng viên tuy có trưởng thành, nhưng năng lực, trình độ tổ chức, quản lý và kiến thức còn hạn chế.
- Công tác vận động quần chúng, phát triển lực lượng mọi mặt còn chậm, hiệu quả còn thấp, chưa cân xứng với phong trào cách mạng của quần chúng.
Những tồn tại, khuyết điểm trên do các nguyên nhân :
- Chúng ta chưa nhận thức sâu sắc nội dung và tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tính chất đấu tranh gay gắt, phức tạp giải quyết “ai thắng ai” giữa hai con đường nên có buông lơi chuyên chính vô sản, chưa nhận thức đúng xu thế phát trỉên của 5 thành phần kinh tế nên có lúc bị động, lúng túng, để sơ hở cho thế lực kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh lấn áp kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng chỉ đạo giữa công việc trước mắt về kinh tế, đời sống với chỉ đạo xây dựng lực lượng cách mạng chưa cân đối; còn coi nhẹ công tác tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng lực lượng nồng cốt cho quan hệ sản xuất mới, kiện toàn củng cố tổ chức cơ sở Đảng; phát triển và bố trí lực lượng nồng cốt không cân đối, hợp lý nên thiếu lực lượng thực hiện, hiệu quả của chính sách, nghị quyết chưa phát huy đầy đủ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn tư tưởng hoài nghi, bi quan, sa sút ý chí, tê liệt cảnh giác cách mạng, thái độ bàng quan thiếu trách nhiệm trước khó khăn chung của đất nước.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo chưa giáo dục cho cán bộ, đảng viên quán triệt sâu chính sách, nghị quyết của Đảng nên các ngành hoạt động chệch choạt, chưa đồng bộ, không phát huy được sức mạnh tổng hợp, chưa khai thác và phát huy hết khả năng cách mạng to lớn của quần chúng nên thành đạt được còn nhiều hạn chế.
- Chưa chỉ đạo tốt việc hợp tác xã chủ nghĩa, hợp đồng thống nhất giữa các ngành, các cấp trong những mặt công tác trọng tâm hơn, tư tưởng cục bộ, địa phương còn nặng. Chỉ đạo thực hiện thiếu cụ thể và dứt điểm, thiếu kiểm tra đôn đốc, nhiều việc chưa được tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời. Lề lối làm việc còn chồng chéo, sự vụ, hội họp nhiều, thiếu sâu sát cơ sở.