Từ cuối năm 1982, Đảng bộ Quận chúng ta đã tập trung sức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 01 của Bộ Chính Trị về công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó vấn đề nổi bật là khẩn trương phấn đấu khắc phục việc buông lỏng chuyên chính vô sản trên mặt trận lưu thông, phân phối. Tiếp theo, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội V của toàn Đảng, Đại hội III của Đảng Bộ đã xác định phương hướng nhiệm vụ của Quận 11 từ năm 1983 đến 1985 tóm tắt như sau:
1/Phấn đấu nhằm cơ bản ổn định và cải thiện một số mặt về đời sống của nhân dân lao động, trước hết tập trung vào công nhân viên chức (và người ăn theo) lực lượng vũ trang, Công an, các đối tượng chính sách, cán bộ hưu trí, lao động nghèo.
2/Hoàn thành về cơ bản cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, tập trung cải tạo kết hợp với tổ chức lại các ngành TTCN, Thương nghiệp ăn uống dịch vụ.
3/Đáp ứng các nhu cầu về người và phương tiện vật chất nhằm giữ vững an ninh, trật tự, đẩy mạnh công tác quân sự địa phương, củng cố quốc phòng.
Ba năm qua, trong tình hình tiếp tục khó khăn nhất là từ sau tháng 9 năm 1985 đến nay, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đản bộ Quận và Thành phố lần thứ III, và các Nghị quyết của Trung ương đã thu được những kết quả đáng kể về hai nhiệm vụ chiến lược. Các mặt kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững và phát triển.
PHẦN THỨ NHẤT: TÌNH HÌNH NHIỆM VỤ.
I.KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN :
A.Nhiệm vụ kinh tế xã hội :
1/Về sản xuất :
Từ năm 1983, vật tư, nguyên liệu, điện, giá cả tiền mặt ngày càng khó khăn hơn, nhất là từ sau khi có những sai lầm trong thực hiện việc cải cách giá lương tiền:
Tuy vậy, sản xuất vẫn tiếp tục phát triển. Các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm Thành phố giao đều hoàn thành. Các mục tiêu Đại hội III của Quận đề ra hầu hết đều đạt được.
Sản xuất hàng năm đều có tăng, nhưng tiến độ tăng hàng năm có chiều hướng chậm dần.
Giá trị sản phẩm giao nộp và thu mua chiếm tỷ trọng cao dần, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu do Đại hội III đề ra.
Tỷ trọng hàng xuất nhập khẩu giảm dần về giá trị, về tỷ lệ.
Các xí nghiệp quốc doanh còn nhiều khó khăn, phát triển chậm, chưa thật sự phát huy vai trò chủ đạo của mình.
Sản xuất chưa ổn định, thiếu vững chắc, phát triển còn mang tính tự phát, năng lực sản xuất mới phát huy được khoảng 45% năng lực sản xuất của Quận, năng suất chất lượng, hiệu quả còn thấp, các mặt hàng chủ yếu hàng năm thường không đạt chỉ tiêu, tự sản tự tiêu còn lớn.
Cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng chậm được xác định để có hướng đầu tư chiều sâu cho nên chưa phát triển được mặt hàng mũi nhọn, mặt hàng truyền thống, mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, có sản lượng lớn. Chưa quan tâm đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phát triển.
- Việc liên kết với các xí nghiệp quốc doanh của Trung ương, của Thành phố trên địa bàn Quận theo ngành kinh tế kỹ thuật để giúp đỡ lẫn nhau phát triển và tiến tới xây dựng kinh tế trên địa bàn lãnh thổ chưa được thực hiện.
- Trong lãnh đạo và quản lý kinh tế của chúng ta có thiếu sót là còn hạn chế trong tư duy kinh tế, cho nên chưa có những biện pháp tích cực có hiệu quả nhằm khai thác tiềm năng để đưa sản xuất phát triển căn cơ, có tính chiến lược mà còn lúng túng.
Về sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có nhiều cố gắng, xí nghiệp Nuôi Trồng các năm đều đạt những chỉ tiêu chủ yếu, còn khó khăn lớn là thiếu thức ăn gia súc và con giống. Nông trường Duyên Hải đã mở rộng khai thác tôm tự nhiên và đang triển khai kế hoạch nuôi tôm công nghiệp (năm 1985 đánh bắt được 23,5 tấn tôm xuất khẩu). Khai thác và chế biến lâm sản gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, về tổ chức cán bộ, về địa bàn hoạt động nên hàng năm không hoàn thành kế hoạch.
2/Về lưu thông phân phối :
Các ngành Thương nghiệp XHCN ở Quận và các phường đều có tiến bộ trong khâu nắm hàng và trong phuơng thức phân phối. Các hoạt động dịch vụ ăn uống, văn hóa và dịch vụ tổng hợp đều phát triển khá, nhất là dịch vụ ăn uống và văn hóa.
Thị trường có tổ chức được mở rộng dần. Hoạt động của Thương nghiệp XHCN có bung ra tham gia thị trường tự do và từng lúc có giành được phần chủ động nhất là dịp Tết và ngày lễ lớn.
Năm 1983, tổng doanh số đạt 143,5% so với chỉ tiêu Đại hội III đề ra. Năm 1985, tổng doanh số đạt 114,8 % chỉ tiêu Đại hội III bằng 2 lần năm 1983. Mức tăng bình quân hằng năm là 43,2%.
Mức bán lẽ trong năm 1985 bằng 1,88 lần năm 1983 tăng bình quân 36,98%. Tỷ trọng bán lẽ mỗi năm đều tăng và đều đạt chỉ tiêu Đại hội III đề ra. Tuy nhiên mức tăng lượng hiện vật chậm.
Các hợp tác xã tiêu thụ thường có nhiều cố gắng vươn lên mở rộng kinh doanh phục vụ, vừa khai thác nguồn hàng ngoài Quận, vừa thu mua sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tại chỗ, mức bán lẽ trong năm 1985 bằng 1,33 lần so với năm 1983, bình quân mỗi năm tăng 35,4% . Tuy nhiên mức bán lẽ bình quân hộ/tháng của Hợp tác xã tiêu thụ thường còn thấp so với nhu cầu xã hội và so với chỉ tiêu Đại hội III đề ra.
Hoạt động phục vụ sản xuất của các ngành Thương nghiệp dịch vụ, vật tư từ năm 1985 có bước tiến bộ trên một số mặt. Trong năm 1985, Cty Cung Ứng Vật Tư đã đạt 68% doanh số chung, Công ty cung ứng hàng Xuất Khẩu đạt 43% doanh số nhập về quỹ vật tư phục vụ sản xuất. Mức mua hàng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương cũng có tăng dần.
Công tác xuất nhập khẩu có nhiều cố gắng. Trong năm 1985 đã tạo được nguồn ngoại tệ là 54.864 rúp và 667.758 Đô la bằng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Quận.
-Các ngành Tài Chánh, Ngân hàng, Thuế, giá cả Quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng, bước đầu có góp sức tháo gỡ một phần những vướng mắt của cơ chế cũ, giải quyết được một phần khó khăn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những mặt tiến bộ, nhìn chung tồn tại lớn nhất của các hoạt động lưu thông phân phối – XHCN là chưa gắn liền và phục vụ tốt được cho sản xuất, nắm sản xuất trên địa bàn Quận còn ít, chưa tạo được mặt hàng xuất khẩu ổn định, có giá trị cao. Tự tiêu còn lớn, chưa làm chủ được thị trường. Hàng hóa của Nhà nước tuồn ra thị trường tự do còn nhiều, tiền mặt thiếu nghiêm trọng, thuế còn thất thu, tài chính không cân đối được thu chi, công tác quản lý trên các mặt còn lỏng lẽo, còn tình trạng tranh mua tranh bán, kinh doanh đơn thuần, chạy theo một số mặt hàng có giá trị cao, có lợi nhuận lớn, chậy theo chênh lệch giá, còn tự do tùy tiện, làm cho thị trường thêm lộn xộn.
3/Xây dựng cơ bản : trong 3 năm qua, dù có nhiều khó khăn về vốn vật tư, nhưng do có nhiều cố gắng và với Phương châm nhà nước và Nhân dân cùng làm, chúng ta đã xây dựng được một số công trình và đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 75 căn nhà phường 15 khu nhà An Xuyên – Ba Xuyên, khu dịch vụ trung tâm Phú Thọ, khách sạn Phú Thọ, nhà hàng Đầm Sen, trung tâm Thương nghiệp, trường Trần Văn Ơn, câu lạc bộ Nhân dân và 3 công trình dở dang mới đưa vào sử dụng từng phần như: Chợ Phó Cơ Điều, khu văn hóa Đầm Sen, phòng khám Đa Khoa.
Còn một số công trình được đề ra trong Nghị quyết Đại hội III chưa thực hiện được.
Nhìn chung việc đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn đều, phân tán, thiếu quan tâm cho khu vực sản xuất, còn có phần tập trung cho khu vực phi sản xuất. Việc chuẩn bị luận chứng kinh tế, dự toán, vật tư thiết bị cho nhiều công trình còn chậm, thiếu chính xác, dẫn đến xây dựng kéo dài, dở dang, gây nhiều tốn kém.
4/Cải tạo XHCN : đã hoàn thành công tác điều tra cơ bản phân loại các tổ hợp sản xuất và các HTX, TTC trong năm 1984.
Công tác cải tạo, sắp xếp lại sản xuất được đẩy mạnh trong năm 1985, đến nay đã xây dựng thêm 10 xí nghiệp hợp doanh, đã nâng từ 15 HTX, 273 tổ hợp sản xuất lên 54 HTX, 621 tổ hợp sản xuất vào cuối năm 1985, và từ34% lên 71% lao động vào khu vực tập thể.
Các ngành dệt, phụ tùng xe đạp, in đã được sắp xếp thành xí nghiệp hợp doanh và hợp tác xã.
Trong thương nghiệp, tiểu thương được tổ chức sắp xếp theo tổ ngành hàng. Đã tập hợp các hộ thương nghiệp, dịch vụ loại A –B vào hình thức cửa hàng hợp tác kinh doanh, có thu được kết quả khá.
Trong công tác cải tạo XHCN, nhìn chung chất lượng, hiệu quả còn thấp, chưa vững chắc, kết quả mới giải quyết một phần về chế độ sở hữu.
Bên cạnh nguyên nhân không đủ thời gian (vì thực tế cho thấy không thể hoàn thành về cơ bản cải tạo XHCN trong năm 1985) chúng ta có khuyết điểm là chưa quán triệt phương châm “Cải tạo để sử dụng, sử dụng để cải tạo tốt hơn đối với công thương nghiệp, tư bản tư doanh, chưa nắm vững phương hướng quan trọng nhất trong quá trình cải tạo XHCN, sắp xếp lại sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất là phải tăng cường các lực lượng XHCN, làm cho kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm vị trí chủ đạo, chi phối trong nền kinh tế quốc dân. Đến nay, việc củng cố các cơ sở sản xuất tập thể sau khi điều tra phân loại và việc đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở quốc doanh thiếu được quan tâm. Chúng ta cũng không quán triệt quan điểm cải tạo XHCN, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới là nhiệm vụ phải tiến hành thường xuyên, liên tục suốt thời kì quá độ đi lên XHCN, làm cho quan hệ sản xuất luôn luông phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở mỗi quá trình phát triển nên còn tư tưởng nóng vội không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi và quản lý dân chủ.
5/Đời sống của cán bộ, công nhân viên và nhân dân lao động :
Đời sống vừa là mục tiêu hàng đầu được Đại hội III đề ra, vừa là Nghị quyết 02 của Thành Ủy phải quyết tâm thực hiện.
Chúng ta có nhiều cố gắng phấn đấu thực hiện cả trên hai mặt, vừa hạn chế phát triển dân số, vừa quan tâm giải quyết công ăn việc làm, chăm lo đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân lao động.
Về đời sống vật chất :
Bằng cách từng nơi tự lo và Ban đời sống Quận lo cho một số ngành không có khả năng tự lực, chúng ta đã giải quyết được thêm một khoảng 100đ/tháng so với mức 100đ – 200đ/người/tháng của Đại hội III.
Đã cấp được 349 căn nhà cho cán bộ công nhân viên so với chỉ tiêu 350 căn của Đại hội III. Có nhiều trường hợp phải hợp thức hóa nhà để ở do một số phường đơn vị, cá nhân tùy tiện chiếm dụng. Do vậy, vịec cấp nhà ở chưa đảm bảo đúng trật tự, ưu tiên, chưa thật sự công bằng, hợp lý. Đã sửa chữa được 445 căn nhà và xây mới 233 căn để giải tỏa khu nhà lụp xụp, so với mức Đai hội III đề ra là từng bước giải quyết 1.800 căn nhà.
-Đã xây dựng và sửa chữa được nhiều đường hẻm, cống rãnh, khắc phục dần tình trạng ngập đường, lầy lội trong mùa mưa, xây dựng được giếng nước ở một số khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khu vực quá chật chội mất vệ sinh chưa giải tỏa hoặc cải thiện được, thiếu nước sinh hoạt.
-Đã giải quyết được công ăn việc làm cho 19 ngàn lao động vượt mức Đại hội III đề ra (11 ngàn) tuy vậy số chưa có việc làm còn nhiều (khoảng 9 – 10 ngàn lao động).
Về đời sống văn hóa :
Giáo dục : số học sinh trong năm học 1984 – 1985 tăng dần 3000 em so với năm học 1982 – 1983 (34.675 / 31.891) trên 87% số trẻ em từ 6 tuổi vào lớp một, gần 60% trong độ tuổi được đưa vào trường mẫu giáo chưa đạt mức 60 – 70% do Đại hội III đề ra.
Phong trào bổ túc văn hóa trong CBNV tiếp tục phát triển. Các lớp phổ cập ban đêm được duy trì. Nhưng bổ túc văn hóa cho nhân dân không được quan tâm.
Chất lượng giảng dạy có giữ được không để giảm sút hơn, đời sống của giáo viên có được quan tâm chăm sóc. Tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn có ảnh hưởng đến việc dạy học.
Việc kết hợp 3 môi trường giáo dục chưa tốt, ảnh hưởng tiêu cực của gia đình tác động mạnh đến học sinh làm cho việc nâng chất lượng giáo dục mọi mặt cho học sinh ở nhà trường có bị ảnh hưởng nhiều.
Cơ sở vật chất đang đà xuống cấp đáng lo. Trường lớp không đúng quy cách và còn thiếu so với nhu cầu, đã xuất hiện một trường có ca ba.
Về chăm lo sức khỏe :
-Đã có 19/20 phường đạt kế hoạch 5 dứt điểm với yêu cầu cao hơn. Tỷ lệ tăng dân số đã giảm dần từ 1,8% xuống 1,45% và 1,25% năm 1985. Mạng lưới y tế được sắp xếp lại theo hướng tăng cường cho cơ sở. Việc phòng bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh đạt kết quả. Đang triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc tập luyện thể dục hằng ngày, đặc biệt phong trào y tế dưỡng sinh trong giới phụ lão được phát triển khá rộng.
Bên cạnh còn những khó khăn, hạn chế : Thuốc thông dụng còn thiếu, chất lượng điều trị có phần giảm sút. Vấn đề ô nhiễm môi sinh, môi trường còn lớn.
-Phong trào Thể dục thể thao tiếp tục phát triển và vừa mở rộng vừa có nâng cao. Đang còn có khó khăn lớn chưa được quan tâm khắc phục là thiếu cơ sở vật chất.
Về văn hóa văn nghệ :
Đời sống văn hóa của nhân dân lao động có nâng lên, câu lạc bộ nhân dân, khu văn hóa Phú Thọ, Công viên Đầm Sen, tụ điểm văn hóa ở mộ số phường... đã phát huy được tác dụng tích cực vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa, và từng bước hướng đến thị hiếu về văn hóa của quần chúng.
Phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì.
Việc xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa mới được thường xuyên phát động, hường dẫn, có sự phối hợp của các đoàn thể và các ngành đã tạo được một số đổi mới đáng kể trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.
Tuy vậy, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này còn phức tạp, gay go, nạn mê tín dị đoan còn nặng và có chiều hướng gia tăng.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ có khuynh hướng chạy theo doanh thu đơn thuần, chưa kết hợp tốt hai chức năng giáo dục và giải trí.
Thương binh và xã hội :
Việc chăm lo đời sống cho các đội tượng chính sách được quan tâm bằng những biện pháp cụ thể, tích cực như giải quyết công ăn việc làm, giúp đở tổ chức sản xuất gia đình, tập thể ở phường và xây dựng cơ sở sản xuất của quận, xây nhà tình nghĩa, nhận nuôi dưỡng, đở đầu. Làm tốt việc trợ cấp xã hội, tạo thêm thuận lợi cho việc mua lương thực và các mặt hàng tiêu sùng thiết yếu, nhận lương định kỳ.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc sống của một số cán bộ về hưu, bộ đội phục viên, gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình nghèo khó, cô đơn, bệnh tật, già yếu
Về an ninh quốc phòng :
1/Về an ninh : phát động được liên tục phong trào bảo vệ an ninh Tổ Quốc, đã cùng Thành phố khám phá được một số tổ chức chính trị phản động. Hạn chế được tin đồn nhảm, chiến tranh tâm lý.
Số vụ xâm phạm tài sản XHCN giảm khoảng 70%, phạm pháp hình sự giảm 40%, tăng tỷ lệ phá án lên 17%.
Nhìn chung, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn giữ được. Qua phong trào thực hiện 6 lời dạy của Bác Hồ, lực lương Công An, nhất là cảnh sát khu phố được củng cố và tăng cường về chất lượng.
Công tác bảo vệ an ninh Tổ Quốc được nhiều Đảng bộ cơ sở ở phường và ban ngành, Cty, xí nghiệp quan tâm lãnh đạo bằng Nghị quyết định kỳ, có sơ kết, tổng kết.
Đến nay đã chuyển hóa được một số địa bàn trọng điểm và xây dựng một số khu vực an toàn.
Tuy vậy, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội chưa vững chắc, nhất là trên lĩnh vực kinh tế và ở những địa bàn trọng điểm, có nhiều phức tạp về cơ cấu dân cư (dân tộc, tôn giáo, khu cư xá cũ). Chưa đánh trúng bọn đầu sỏ phá hoại kinh tế, lủng đoạn thị trường. Còn bị động đối phó với các hoạt động chiến tranh tâm lý, hoạt động phá hoại của bọn xấu, bọn đầu cơ buôn lậu, kẻ địch. Phạm pháp hình sự, trọng án tăng giảm thất thường, và có chiều hướng tăng gần đây. Thiệt hại về tài sản XHCN có giảm nhưng vẫn còn lớn và nhiều, phá án nhanh nhưng xử lý các vụ án còn chậm và một số vụ còn kéo dài.
Ý thức cảnh giác cách mạng nhìn chung còn kém. Việc bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản XHCN chưa được các cơ quan sản xuất kinh doanh coi trọng. Việc bảo vệ nội bộ, bảo mật chưa nghiêm. Công tác kiểm tra và đấu tranh chống các hành vi sai trái trong hoạt động kinh tế chưa được tiến hành thường xuyên ở tại cơ sở.
Có nơi, có lúc còn chưa phối hợp chặt giữa lực lượng chuyên môn với công tác vận động quần chúng của các đoàn thể và Mặt trận. Lực lượng bảo vệ khu phố, an ninh cơ sở ở Tổ dân phố chưa được tuyển chọn chặt chẽ, việc nắm hộ, nắm người chưa chặt và còn thiếu chiều sâu. Việc quản lý tại chỗ các đối tượng chính trị, hình sự chưa chặt, chưa kết hợp chặt giữa lực lượng chuyên nghiệp (công khai và bí mật) với các tổ chức quần chúng tại Tổ dân phố.
Các cơ quan Nội Chính thông qua sinh hoạt định kỳ hàng tuần đã tạo được một sự phối hợp tốt hơn, nhờ vậy xử lý công việc được nhanh và có chất lượng hơn. Tuy vậy, kết quả còn dừng lại ở những vụ việc cụ thể trước mắt, chưa tạo cơ sở cho một sự phối hợp căn cơ có chiều sâu và chiều dài hơn.
2/Về quốc phòng :
Công tác Ngĩa vụ quân sự mỗi năm đều được hoàn thành. Giảm rõ tỷ lệ đào ngũ hoặc bị trả về, công tác chuẩn bị động viên khi có chiến tranh và tổ chức quân dự bị các loại có tiến bộ.
Việc xây dựng lực lượng tự vệ cơ quan, xí nghiệp và tự vệ rộng rãi ở phường gần đây có nhiều cố gắng. Đến nay đã có 90% đơn vị tổ chức xong đội tự vệ, lực lượng tự vệ rộng rãi ở các phường chiếm 5,6% dân số.
Chính sách hậu phương quân đội được quan tâm thực hiện.
Những mặt yếu kém là: Dân quân tự vệ còn ít về số lượng, chất lượng, chất lượng còn yếu, chưa có đảng viên đều khắp ở khắp phường đội. Công tác giáo dục luật nghĩa vụ quân sự chưa được tiến hành thường xuyên, đều khắp ở các ban ngành, công ty xí nghiệp, chỉ được triển khai từng đợt và chủ yếu trên địa bàn dân cư.
Việc nắm lực lượng quân dự bị còn chưa thật chặt. Việc tổ chức và rèn luyện thông qua huấn luyện và hoạt động thực tiễn của lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi còn nhiều hạn chế thiếu được sự quan tâm lãnh đạo của các Chi Ủy phường, kế hoạch động viên thời chiến mới làm được bước đầu thông qua diễn tập quân sự hàng năm, chưa thành phương án chủ động và kịp thời chuyển nền kinh tế sang thời chiến, chủ động ứng phó với mọi tình huống chiến tranh.
B.Nhiệm vụ xây dựng Đảng, các Đoàn thể quần chúng và Chính quyền :
1/Xây dựng Đảng :
a)Công tác chính trị tư tưởng được tiến hành thường xuyên thông qua các đợt triển khai các Nghị quyết của Đảng (của Đại hội 5 của Đảng, của Trung ương, Bộ Chính Trị, Đại hội 3 Đảng bộ Thành phố, các Nghị quyết của Thành Uy), các lớp lý luận chính trị của trường Đảng Quận, thực hiện chương trình mới cho đảng viên, các đợt kỷ niệm lớn năm 1985, các sinh hoạt kiểm điểm tư cách đảng viên, các đợt kỷ niệm lớn năm 1985, các sinh hoạt giáo dục chính sách về người Hoa, và tôn giáo… về thời sự.
Kết quả có nâng được kiến thức cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên về cuộc đấu tranh giữa hai con đường, về tính chất gay go phức tạp của cuộc đấu tranh gắn với đấu tranh địch ta, về thời kỳ quá độ và chặng đường đầu tiên, về đường lối chung, đường lối kinh tế trong chặng đường đầu tiên, về kiến thức quản lý kinh tế, năng lực công tác, trình độ lãnh đạo và quản lý kinh tế, đồng thời nâng được mặt phẩm chất đạo đức cho đa số cán bộ, đảng viên, công nhân viên.
Mặt khuyết điểm là triển khai Nghị quyết còn nặng một chiều truyền đạt, giải thích. Công tác chính trị tư tưởng còn bị động, thiếu kịp thời, thiếu tính chiến đấu cao. Việc vận dụng lý luận vào thực tiễn còn lúng túng, còn nhiều hạn chế nên chưa giúp cho cán bộ, đảng viên phân tích được thực tiễn và giải quyết được những vướng mắc trong công tác. Hiệu quả công tác tư tưởng còn ít, vì nhiều tổ chức cơ sở Đảng chưa thật sự lãnh đạo tư tưởng, chất lượng sinh hoạt chi bộ còn kém, việc tự phê bình và phê bình chưa thành nề nếp thường xuyên hàng tháng qua kiểm điểm công tác chung và riêng từng đảng viên, cán bộ chủ chốt ở các đơn vị cũng ít quan tâm làm công tác tư tưởng, chưa làm tốt nhiệm vụ của từng đảng viên như trong điều lệ qui định là phải tuyên truyển đường lối chính sách của Đảng.
Công tác chính trị tư tưởng cũng chưa đảm báo tính chân thật, tính công khai, còn xảy ra tình trạng dối trá, thổi phòng thành tích, che dấu khuyết điểm yếu kém, còn chưa dám nhìn thẳng và nói thẳng những khó khăn, thiếu sót và chưa biểu dương đúng mức những việc làm đúng, những cá nhân tiên tiến, vừa chưa mạnh dạn phê phán công khai những hiện tượng tiêu cực một số vi phạm nghiêm trọng của tổ chức, của tập thể và của cá nhân đã được phát hiện xử lý.
Công tác tư tưởng còn theo lối cũ cả về nội dung hình thức, tổ chức và phương pháp, con người và phương tiện tuyên truyền giáo dục.
b)Công tác tổ chức : có quan tâm sắp xếp tổ chức và đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn (có hơn 1.800 cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng tại Quận và gởi về trên). Bộ máy tổ chức ở nhiều phường và một số đơn vị sản xuất kinh doanh có được tăng cường, thông qua đào tạo bồi dưỡng ở các trường lớp và rèn luyện trong thực tiễn công tác, trình độ và năng lực công tác của cán bộ có được nâng lên. Đoàn kết nội bộ cơ bản được đảm bảo và được tăng cường.
Việc chọn lựa, đề bạt, sắp xếp cán bộ có chú ý đến năng lực, phẩm chất, sức khỏe, triển vọng và có được sự đóng góp ý kiến của đoàn thể quần chúng. Đã có 50% cơ sở lập xong quy hoạch cán bộ, trong 20/20 phường làm xong quy hoạch về 5 chức danh chủ chốt.
Đã phát triển được 450 đảng viên và đưa 94 đảng viên ra khỏi Đảng.
Tuy nhiên, công tác tổ chức cán bộ chưa được đổi mới, chưa thật sự dân chủ, còn chấp vá, bộ máy còn cồng kềnh, kém hiệu lực, vừa thiếu lại vừa thừa, việc phân cấp còn khá chậm, thiếu đồng bộ, chưa phân rõtrách nhiệm và quyền hạn. Có trường hợp thiếu kiên quyết thay thế cán bộ yếu kém cả về năng lực và về phẩm chất.
Theo cơ chế đào tạo cán bộ chung của trên việc đào tạo cán bộ mới, cán bộ dự bị, không kết hợp được với việc kịp thời bồi dưỡng cán bộ đương chức, có quá trình chiến đấu công tác nhưng chưa qua đào tạo ở trường lớp nào.
Hoạt động phối hợp quản lý giữa ngành Quận với phường cũng còn rời rạc, vai trò của phường chưa được phát huy nên hiệu quả công tác còn bị hạn chế.
Các Chi bộ được sắp xếp lại gắn với ngành công tác nên phát huy tác dụng tốt hơn khi còn lắp ghép nhiều đảng viên của nhiều ban ngành thành một Chi bộ, nhưng lại xảy ra xé lẻ quá nhỏ, làm cho tổ chức Chi bộ quá ít đảng viên, đoàn viên TNCS phải sinh hoạt ghép với Chi đoàn khác đang tạo ra khó khăn và hạn chế mới cần được xem xét, sắp xếp cho hợp lý, vừa lãnh đạo thực hiện được công tác chuyên môn vừa lãnh đạo chăm lo được đời sống trong tình hình cần khẩn trương và kiên quyết tinh giảm biên chế.
Các loại Chi bộ dần dần xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn. Tuy vậy đến nay vai trò của tổ chức cơ sở Đảng và các đoàn thể quần chúng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chưa được phát huy ngoài nguyên nhân về nhận thức tư tưởng còn do đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Đảng và đoàn thể còn yếu kém không tương xứng với Thủ Trưởng.
Số lượng đảng viên mới tăng khá, nhưng mặt hạn chế là có ít đảng viên bám sâu được vào quần chúng và lực lượng trực tiếp sản xuất, vào đội ngũ giáo viên đang dạy học, thành phần công nhân còn quá ít.
Tình hình tiêu cực trong nội bộ Đảng, sự sa sút về phẩm chất, đạo đức của một số đảng viên có chiều hướng gia tăng. Việc kiểm tra phát hiện đấu tranh ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực tại cơ sở còn ít, yếu. Việc xử lý kỷ luật có trường hợp chưa nghiêm, có vụ để kéo dài. Và chưa có chế độ thông báo công khai trong đảng bộ, trong các đoàn thể và rộng rãi ngoài quân chúng, qua đài Truyền thanh, bản tin Quận một số vụ sai phạm nghiêm trọng xét thấy cần thiết.
2/Về các đoàn thể quần chúng :
Được thử thách trước nhiều khó khăn, có lúc hết sức gay gắt, các tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, kiên trì chịu đựng, tỏ ra vững vàng và cảm thông, giữ được lòng tin ở Đảng. Các phong trào hành động cách mạng trên lĩnh vực kinh tế – văn hóa an ninh quốc phòng, thực hành tiết kiệm, đóng góp xây dựng công trình Thủy điện Trị An, và các công trình phúc lợi tại chỗ đều được duy trì và có bước phát triển mới cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Bà con người Hoa thông hiểu hơn về chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, có yên tâm hơn trong lao động và sản xuất Số cốt cán người Hoa có bước trưởng thành, làm tốt hơn các nhiệm vụ công tác được giao.
Việc xây dựng lực lượng chính trị trong các cơ sở sản xuất TTCN được quan tâm chỉ đạo ở các phường và thu được kết quả khá.
Các đoàn thể quần chúng đều có kế hoạch tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống theo từng giới, thông qua cuộc vận động cho từng khẩu hiệu cụ thể với nhiều hình thức. Mỗi đoàn thể đều có chỉ tiêu phấn đấu hằng năm và đã tập họp được một lực lượng đông đảo đoàn viên, hội viên từ đó đã bồi dưỡng, tuyển chọn, cung cấp được nhiều cán bộ cho phường và cho một số ban ngành ở Quận và đã giới thiếu kết nạp và Đảng nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú.
Tuy nhiên, công tác vận động quần chúng còn nhiều khuyết điểm hạn chế như:
Công tác vận động quần chúng chưa thực sự là công tác của toàn Đảng bộ, của tất cả đảng viên của bộ máy chính quyền trên các lĩnh vực hoạt động vẫn còn tình trạng được coi là công tác riêng của các đoàn thể quần chúng.
Phong trào quần chúng chưa có tính tự giác cao, quyền làm chủ tập thể chưa được thể hiện đầy đủ trên các mặt : nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn. Công tác vận động quần chúng còn nặng động viên nghĩa vụ còn coi nhẹ quyền lợi, quyền làm chủ của quần chúng còn bị xâm phạm, có nơi, có lúc còn nghiêm trọng, chưa xác định và do đó chưa thực hiện đầy đủ nội dung của làm chủ tập thể trực tiếp ở xí nghiệp là phải có những quyền hạn thích đáng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, trong sự sắp xếp, tổ chức và bố trí lao động, trong việc tuyển lựa cán bộ quản lý, trong việc sử dụng các loại quyền của cơ sở, trong việc kiểm tra và giám sát hoạt động của Giám đốc.
Cũng chưa xác định và thực hiện đầy đủ nội dung làm chủ tập thể trên địa bàn dân cư là phải có vai trò chủ động rất lớn trong sinh hoạt xã hội ở phường, khu phố, tổ dân phố, trong việc lưu thông phân phối, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội, việc xây dựng con người mới, việc kiểm tra và giám sát công tác của chính quyền, phẩm chất của cán bộ đảng viên.
Việc phát triển hội viên, đoàn viên chưa gắn chặt và kịp thời với công tác củng cố nên chất lượng nhìn chung còn yếu.
Phương thức hoạt động của các đoàn thể còn quan liêu, hình thức, có phần bị hành chánh hóa, chưa thực sự đi sâu vận động, giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ XHCN, chăm lo bảo vệ quyền lới chính đáng của quần chúng theo từng giới, giai cấp, lứa tuổi.
Chưa quan tâm xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân ở các xí nghiệp quốc doanh và các xí nghiệp tư nhân.
Sự phối hợp hành động trong mặt trận của các đoàn thể chưa chặt, chưa thành nề nếp, vẫn còn tình trạng rời rạc nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, còn xảy ra chồng chéo, trùng lắp nhau.
3/Về xây dựng chính quyền :
Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Quận, và nhất là ở các phường có được củng cố, có đổi mới về cơ cấu, về năng lực, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp đều được tập huấn về nhiệm vụ công tác. Nhiều cán bộ chính quyền ở phường xã được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ.
Việc quản lý của UBND có được tập trung vào những mục tiêu chủ yếu, vào các khâu công tác trọng tâm, nhờ vậy đã hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế – xã hội hàng năm trong tình hình có nhiều khó khăn, phức tạp hơn. Từng thành viên trong UBND có đi sâu vào lĩnh vực công tác của mình, giảm bớt phần bao choàn của Chủ Tịch, của Bí Thư chi bộ.
Thực hiện cơ chế phường, UBND phường có gần gủi sâu sát quần chúng hơn, trong nắm, hiểu và xử lý công việc hằng ngày.
Bên cạnh, còn những khuyết điểm hạn chế như:
-Việc cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết của cấp ủy chưa tốt, còn chậm. Đó là tồn tại lớn của chính quyền cả Quận và phường. Bộ máy chính quyền còn cồng kềnh, kém hiệu quả, còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Tình trạng khá phổ biến là bộ máy quản lý hành chánh còn can thiệp quá sâu vào sản xuất, kinh doanh chưa làm tốt việc kiểm tra nắm sát tình hình, tháo gỡ vướng mắc, nghiên cứu kiến nghị những chính sách đòn bẩy nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đúng hướng. Nhìn chung, quản lý hành chính còn lỏng lẻo, nhất là đối với các hoạt động lưu thông phân phối, việc ngăn chặn xử lý các việc làm tùy tiện, tiêu cực trái pháp luật thường là chậm và chưa nghiêm.
Thiếu rút kinh nghiệm sau khi sắp các phòng, ban nên sự phối hợp hoạt động hoặc còn chồng chéo trùng lắp hoặc rời rạc.
Việc phân công phân cấp triển khai còn chậm, thiếu đồng bộ, chỉ đạo thực hiện thiếu kiên quyết do đó hiệu qủ kết hợp quản lý theo ngành và quản lý trên địa bàn phường còn nhiều hạn chế, cơ chế quản lý còn nặng tập trung quan liêu, hội họp nhiều, chưa sâu sát cơ sở đển vừa kiểm tra vừa giúp tháo gỡ những vướng mắc.
Hoạt động của Hội đồng Nhân dân còn mang tính chất hình thức, còn nhiều cấp Ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ vai trò và chưa quan tâm lãnh đạo về tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cư. Nhiều UBND chưa thật sự tôn trọng Hội đồng Nhân dân, nhiều Đại biểu cử tri chưa làm tốt trách nhiệm của mình, nhiệm vụ, quyền hạn và phương pháp hoạt động của Hội đồng Nhân dân chưa được thực hiện tốt, còn tình trạng Hội đồng Nhân dân chưa họp đúng kỳ, nhiều đại biểu Hội đồng Nhân dân không dự đầy đủ các kỳ họp, không tiếp xúc với cử tri và thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các yêu sác của cử tri.
C.Nhận xét chung :
a)Ba năm qua, trong tình hình có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng Đảng bộ đã quyết tâm chỉ đạo đạt được những thành tựu đáng kể trên các mặt :
Sản xuất tiếp tục phát triển, phân phối lưu thông được đẩy mạnh, đời sống của CBCNV, người lao động từng lúc, từng mặt có được cải thiện, văn hóa – xã hội đã có bước phát triển mới, an ninh quốc phòng được giữ vững, công tác cải tạo XHCN được đẩy mạnh với tốc độ nhanh, với những hình thức thích hợp và bước đầu làm ăn có hiệu quả, xây dựng được một số công trình về kinh tế – văn hóa – xã hội từng bước đổi mới bộ mặt của quận.
Nguyên nhân của những kết quả trên la :
1/ Nhân dân lao động trong Quận nêu cao được tinh thần cách mạng, chịu đựng và vượt qua mọi khó khăn, cần cù, năng động, sáng tạo, giữ vững lòng tin ở Đảng đã duy trì được sản xuất, đưa sản xuất tiếp tục phát triển, góp phần giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2/ Được Nghị quyết 01 của Bộ Chính Trị về công tác của Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết 6, 7, 8 của Trung ương, sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành Ủy vừa nêu cao tinh thần nghiêm túc chấp hành Nghị quyết của Trung ương, vừa vận dụng năng động, sáng tạo với các chủ trương, biện pháp tháo gỡ tích cực phù hợp với tình hình thành phố, tác động thuận lợi đến cơ sở.
3/ Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ được củng cố, tính chủ động, tinh thần tự lực tự cường được nâng lên, biết phát huy vai trò chủ động và tính sáng tạo của cơ sở nên kịp thời giải quyết được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
b) Bên cạnh những ưu điểm như đã nói trên, Đảng bộ còn những khuyết điểm, tồn tại:
1/ Sản xuất có phát triển nhưng vẫn chưa ổn định, còn tự phát, thiếu vững chắc, phân phối lưu thông còn nhiều lộn xộn, rối ren, chưa làm chủ được thị trường, mục tiêu cơ bản ổn định và cải thiện trên một số mặt về đời sống chưa thực hiện được, quan hệ sản xuất được xây dựng nhưng chất lượng còn yếu, thành phần kinh tế XHCN chưa làm được vai trò chủ đạo và nồng cốt trong nền kinh tế còn nhiều thành phần. Tình hình kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn gay gắt hơn cho nên chưa có nền tảng xã hội cho một nền an ninh quốc phòng trên địa bàn vững chắc.
2/ Thực hiện quy hoạch tổng thể chậm do đó mà việc xác định cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trên địa bàn Quận cũng chậm nên sự phát triển kinh tế – xã hội còn mang tính tự phát, trước mắt thiếu căn cơ lâu dài, thiếu cân đối và đồng bộ, phân phối lưu thông chưa gắn sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, sự đầu tư để phát triển sản xuất chưa được chú ý đúng mức nhất là thành phần kinh tế quốc doanh tập thể đã chiếm vị trí chủ đạo và nồng cốt chi phối trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều thành phần. Chưa xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa Quận và các cơ sở sản xuất của Trung ương, của Thành phố đóng trên Quận theo ngành kinh tế kỹ thuật để giúp đở lẫn nhau phát triển và tiến tới xây dựng cơ cấu kinh tế trên địa bàn lãnh thổ.
3/ Công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện còn yếu, không đồng bộ giữa chính quyền và đoàn kết giữa các ngành với nhau, giữa ngành và phường, chưa kết hợp chặt chẽ các biện pháp (kinh tế, hành chính, pháp luật và giáo dục) cho nên chưa tạo sức mạnh tổng hợp làm hạn chế kết quả, còn biểu hiện tác phong quan liêu, mệnh lệng nên có những quyết định thiếu chính xác, không sát thực tế. Nhiều thủ tục còn rườm rà, không cần thiết làm chậm trễ cho sản xuất kinh doanh chưa được cải tiến, thiếu tổ chức làm thử những vấn đề mới rút kinh nghiệm, thiếu kiểm tra, sơ kết, tổng kết trong từng chuyên đề, thiếu phổ biến nhạn ra các điển hình mới làm ăn có hiệu quả.
4/Những khuyết điểm trên có liên quan đến khuyết điểm trong công tác tư tưởng và công tác tổ chức:
Về công tác tư tưởng : Việc xây dựng lập trường quan điểm giai cấp công nhân, giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng, không được tiến hành thường xuyên trong điều kiện cuộc đấu tranh giai cấp còn nhiều gay gắt, phức tạp.
- Việc tự phê bình và phê bình chỉ được tiến hành trong các đợt kiểm điểm tư cách đảng viên, chưa được xây dựng thành nề nếp sinh hoạt thường xuyên trong các cấp Ủy Đảng, trong Ban lãnh đạo các ban ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Công tác kiểm tra thiếu chặt chẽ do đó việc phát hiện những sai phạm còn chậm. Việc xử lý kỷ luật có trường hợp còn thiếu nghiêm và không được thông báo công khai làm hạn chế tác dụng giáo dục, rèn luyện và đấu tranh ngăn chặn những hành vi sai trái, các hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.
Công tác tổ chức : Bộ máy tổ chức còn cồng kềnh kém hiệu lực, không phù hợp với đòi hỏi của cơ chế mới, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của Quận nhất là đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ khoa học kỹ thuật do chưa được coi trọng quy hoạch đào tạo. Việc bố trí cán bộ còn chấp vá, việc thay thế cán bộ kém năng lực và phẩm chất còn nhiều trường hợp thiếu kiên quyết. Chưa xây dựng được cơ chế tổ chức đồng bộ hợp lý giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân lao động làm chủ, chính quyền quản lý, cơ sở Đảng trong các tổ chức kinh tế còn yếu, vai trò lãnh đạo còn nhiều hạn chế. Những nguyên nhân của những tồn tại đó là:
- Chưa nhận thức đầy đủ một số quan điểm cơ bản của Đảng như : chuyên chính vô sản, lấy dân làm gốc, đặc điểm giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, vai trò của các thành phần kinh tế... do đó khâu quản lý của chúng ta còn lỏng lẽo, tùy tiện, chưa kiên quyết xử lý bọn làm ăn phi pháp gian dối, còn biểu hiện chủ quan, cảm tình, trong một số chủ trương không phản ánh thực tế khách quan nên thực hiện không được hoặc kết quả không cao, trong cải tạo thiếu tập trung củng cố xây dựng, thiếu phát huy khai thác khả năng của từng thành phần kinh tế để đẩy mạnh sản xuất phát triển.
- Công tác tổ chức và cán bộ chưa đổi mới kịp với yêu cầu của tình hình. Công tác xây dựng Đảng còn nhiều mặt yếu kém, chưa chú ý công tác tư tưởng nên lập trường giai cấp công nhân chưa thật kiên định. Kỷ cương trong Đảng một số mặt còn bị lỏng lẽo như : nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, chế độ tự phê bình và phê bình chưa thành nề nếp, chế độ sinh hoạt Đảng không được giữ vững, chất lượng kém, kỷ luật trong Đảng không giữ được nghiêm minh, công tác kiểm tra Đảng không được chặt chẽ. Chưa thực hiện làm việc theo qui chế nên còn nhiều việc còn chồng chéo, dẩm chân nhau làm hạn chế kết quả.
- Ngoài những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân là vai trò vị trí của Quận chậm được xác định, nghĩa vụ và lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm chưa cụ thể rõ ràng, Chế độ tập trung quan liêu bao cấp trên các mặt, đặc biệt trong chế độ gia công đặt hàng còn gò bó, bất bình đẳng, nhiều chính sách quá bất hợp lý chưa được sửa đổi đã làm cho tính năng động, sáng tạo tự chủ của cơ sở bị kiềm hãm.
D.Những nhiệm vụ và mục tiêu cho những năm 1986 - 1988 :
Trong những năm tới, tình hình thế giới có những thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng còn rất nhiều khó khăn phức tạp, sức mạnh của lực lượng cách mạng và nhân dân thế giới đã có khả năng bảo vệ hòa bình, nhưng nguy cơ của chiến tranh hạt nhân hủy diệt do đế quốc Mỹ gây ra vẫn còn lớn hơn bao giờ hết.
Bọn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc vẫn tăng cường câu kết với đế quốc Mỹ và tiếp tục theo đuổi âm mưu khuất phục và thôn tính 3 nước Đông Dương.
Đất nước ta vẫn ở trong tình thế vừa có hòa bình, vừa phải đương đầu với chiến tranh lẫn chiếm biên giới, đồng thời phải thường xuyên đối phó với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường còn diễn ra gay gắt và quyết liệt.
Bên cạnh những thành tựu về bảo vệ Tổ Quốc và xây dưng CNXH, những sai lầm trong thực hiện Nghị quyết 8 đã làm cho tình hình khó khăn gay gắt thêm phải có thơi gian mới khắc phục được. Nhưng sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đại hội Đảng Thành phố lần thứ IV nhất định sẽ có những chuyển biến quan trọngt đưa đất nước, đưa Thành phố đi lên, tạo ra những bước phát triển mới.
Quán triệt mục tiêu bao trùm được xác định trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chập Hành Trung ương tại Đại hội khóa 6 và nhiệm vụ của Thành phố trong dự thảo báo cáo của Thành Ủy, Đảng bộ Q.11 quyết tâm phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu 1986 – 1988 sau đây :
1/ Ổn định và phát triển sản xuất :
Sắp xếp lại sản xuất CN – TTCN theo qui hoạch tổng thể của Quận, tạo ra một cơ cấu sản xuất Công Nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp hợp lý, xác định rõ những ngành mũi nhọn, mặt hàng mũi nhọn, mặt hàng xuất khẩu, có kế hoạch khai thác năng lực sản xuất hiện có, đồng thời quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật từng bước đổi mới qui trình công nghệ nhằm ổn định phân phối lưu thông, giá cả, thị trường... hướng mọi cố gắng vào việc đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu của xã hội, dần dần ổn định, từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, trước hết là ổn định đời sống cho cán bộ, công nhân viên chức lực lượng vũ trang, cán bộ về hưu, các gia đình chính sách và lao động nghèo.
2/Tạo cho được một bước đổi mới về mặt xã hội : giải quyết cho phần lớn người lao động thất nghiệp có việc làm tại chỗ và ngoài Quận, giảm hẳn sự chênh lệch quá đáng về mức sống giữa các nhóm dân cư, tạo một mức sống hợp lý giữa các ngành hành chánh sự nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh, bảo đảm phân phối đúng chính sách, đúng chế độ.
Tiếp tục xây dựng nếp sống lành mạnh, khắc phục có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội. Xây dựng phẩm chất đạo đức các mạng, làm cho mọi người, nhất là lực lượng thanh niên coi trọng lao động, hăng hái lao động sáng tạo, sẵng sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cách mạng cần đến thanh niên. Sống có văn hóa, có lý tưởng, tôn trọng hiến pháp vá pháp luật, tiết kiệm, giản dị gắn với tiền đề cách mạng, chống xa hoa, lãng phí, mê tín dị đoan.
3/ Phấn đấu đạt được tích lũy chủ yếu từ trong sản xuất, đồng thời chú ý khai thác các nguồn thu khác, đẩy mạnh khai thác nguồn vốn tại chỗ và huy động kiều hối để nhập vật tư nguyên liệu, mở rộng sản xuất và dần dần đổi mới sản xuất.
4/ Tiếp tục phấn đấu căn bản hoàn thành cải tạo XHCN theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới đồng bộ trên cả 3 mặt, chế độ sở hữu, chế độ phân phối và chế độ quản lý, củng cố và tăng cường kinh tế XHCN làm cho nó giữ được vai trò chủ đạo, nồng cốt trong cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, thực hiện tốt Quyết định 34 của Thành phố, phát triển kinh tế phụ, kinh tế gia đình, động viên mọi khả năng của nhân dân vào việc phát triển kinh tế xã hội trong Quận.
5/ Thường xuyên giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng, đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tăng cường chất lượng chính trị, nghiệp vụ cho lực lượng Công an và mạng lưới bảo vệ an ninh cơ sở. Kết hợp với phát triển kinh tế, tích cực xây dựng Quận đủ sức làm được nhiệm vụ thường xuyên đối phó với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt và sẵn sàng chiến đấu ứng phó với mọi tình huống chiến tranh lớn có thể xảy ra, đồng thời góp sức với Thành phố làm tốt nghĩa vụ quốc tế.
PHẦN THỨ HAI: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH TẾ – XÃ HỘI
TRONG NHỮNG NĂM 1986 – 1988.
Năm năm 1986 –1990 là giai đoạn cả nước phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế – xã hội còn lại của chặng đường đầu tiên. Cùng với Thành phố, chúng ta kiên quyết khắc phục những sai lầm của thời gian qua, sớm ổn định tình hình trên cơ sở đó tiến lên tạo được thế phát triển tích cực, vững chắc và cải thiện đời sống nhân dân trong Quận.
Mục tiêu tổng quát về kinh tế – xã hội của Quận trong những năm 1986 –1988 là ổn định và phát triển sản xuất CN – TTCN, gắn với việc phát triển Thương nghiệp – dịch vụ XHCN ổn định thị trường giá cả, tiếp tục cải tạo XHCN nền kinh tế, chủ yếu là củng cố và nâng cao chất lượng quan hệ sản xuất mới, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trênc ơ sở đó, sớm ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo.
I.ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CN – TTCN :
Phương hướng phát triển CN – TTCN trong những năm sắp tới là :
1/Bằng nhiều biện pháp tổng hợp, khai thác tốt hơn năng lực sản xuất CN – TTCN của Quận, coi trọng đầu tư chiều sâu để đồng bộ hóa và nâng cao trình độ kỹ thuật của nông nghiệp sản xuất, vừa tạo điều kiện huy động tốt hơn năng lực sản xuất, vừa phát triển một mức năng lực sản xuất mới, đầu tư phát triển mới có chọn lọc, tập trung vào một số mặt hàng tiêu dùng và có giá trị xuất khẩu cao, trước hết cho các xí nghiệp quốc doanh, hợp doanh và một số hợp tác xã trọng điểm.
Phấn đấu năng hệ số sử dụng công suất thiết bị máy móc lên 65% vào năm 1988.
2/Thực hiện cho được mối quan hệ liên kết kinh tế kỹ thuật với một số xí nghiệp Trung ương, Thành phố nhằm xây dựng những nhóm sản phẩm đồng bộ trên địa bàn Quận, bao gồm xí nghiệp quốc doanh, Trung ương Thành phố, Quận và các thành phần kinh tế khác. Mặt khác phát triển sản xuất theo quyết định 34 của Thành phố, trên cơ sở đó vừa khai thác tốt hơn khả năng, tiềm năng của các thành phần kinh tế, vừa phát huy vai trò nồng cốt, chủ đạo của thành phần kinh tế xã hội Chủ nghĩa.
3/Chú trọng nân cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, phát huy tốt hơn thế mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, mở rộng danh mục tăng nhanh sản lượng sản phẩm xuất khẩu, trong đó mũi nhọn chiến lược và gia công xuất khẩu cho các nước XHCN, trước hết là Liên Xô.
Với phương hướng đó, những năm trước mắt sẽ tăng nhanh sản lượng và các nhóm hàng cơ kim khí tiêu dùng, cơ kim khí xây dựng, nhựa tổng hợp, sản phẩm da và giả da, thủy tinh, dệt, nhất là dệt kim chú trọng chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất bao bì các loại, cơ khí khuôn mẫu, cơ khí sửa chữa, phục hồi lắp ráp thiết bị máy móc.
4/Để thực hiện các phương hướng nhiệm vụ nêu trên, vấn đề cơ bản là phải chủ động giải quyết nguyên liệu, vật tư cho sản xuất.
-Trước hết đẩy mạnh xuất khẩu, kể cả gia công xuất khẩu cho các nước XHCN để tăng cường nhập khẩu, huy động kiều hối thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Kiều. Đến năm 1988 riêng nguồn này phải đáp ứng ít nhất 10% tổng nhu cầu của CN – TTCN.
-Tạo quỹ hàng hóa đối lưu đủ mạnh, mở rộng hợp tác kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế ngoài Quận, trên cơ sở đó mở rộng nguồn nguyên liệu, vật tư, phế liệu trong nước phục vụ cho sản xuất.
-Đẩy mạnh cải tạo, tổ chức lại thị trường vật tư nguyên liệu, phế liệu trên địa bàn Quận, đồng thời phát triển đồng bộ những cơ sở sơ chế, tái chế nâng cấp phế liệu sản xuất một số vật tư kể cả thiết bị phụ tùng để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
-Trong khi chăm lo phát triển sản xuất, vừa nâng cao khả năng tự cân đối, vừa tích cực tranh thủ nguồn cân đối của cấp trên thông qua kế hoạch hợp đồng gia công, hợp đồng mua nguyên liệu, bán thành phẩm.
5/Theo phương hướng đó phấn đấu đến năm 1990 nâng giá trị tổng sản lượng CN – TTCN lên 1,8 lần so với năm 1985 (khoảng 4,3 tỉ đồng theo giá cố định năm 1982) tức là tăng bình quân 12% mỗi năm, giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng 20%. Đến năm 1988 đạt cho được giá trị tổng sản lượng là 3,1 tỉ đồng và tỉ trọng giá trị xuất khẩu là 14%.
II.NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP :
1/Tăng nhanh sản lượng tôm xuất khẩu ở nông trường Duyên Hải :
Đầu tư mở rộng hơn các công trình nuôi tôm cao sản và tăng sản. Tổ chức, quản lý và chăm sóc mặt nước, phát triển nuôi tôm tự nhiên, kết hợp với đánh bắt trên địa phận được phép, bằng những các đó đưa sản lượng tôm xuất khẩu lên 65 tấn vào năm 1987 và nâng cao 85 tấn vào năm 1988.
Chăm sóc, trồng mới và tỉa cành rừng đước phục vụ một phần chất đốt cho Quận.
2/Đầu tư đồng bộ cho xí nghiệp quốc doanh nuôi trồng để đẩy mạnh nuôi heo gia công :
Mở rộng chuồng trại phát triển đàn heo giống đạt sản lượng 3.000 con/năm (1988). Nâng cao năng lực chế biến thức ăn gia súc lên 3.000 tấn/năm (1988) đồng thời mở rộng liên kết kinh tế tạo thêm nguồn thức ăn gia súc và con giống, tăng cường các biện pháp thú y, trên cơ sở đó đạt sản lượng chăn nuôi heo gia công vào năm 1988 là 300 tấn heo hơi xuất chuồng trong đó 100 tấn xuất khẩu.
Ưu tiên cho nhân dân trên địa bàn Quận nhận nuôi gia công, chú ý cải thiện chuồng trại và bảo đảm vệ sinh môi trường. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân tự chăn nuôi nhất là gia cầm.
3/Trước mắt tận dụng công suất để ép cá bột và nuôi cá giống :
Có phương án tiêu thụ, bảo đảm hiệu quả kinh tế, chú ý các địa bàn: Bình Chánh, Duyên Hải, Làng Hồ Trị An, Đầu Tiếng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Về lâu dài, nghiên cứu chuyển hướng sản xuất cá cảnh phục vụ khách tham quan, du lịch và xuất khẩu.
-Sắp xếp lại việc nuôi cá ở Đầm Sen, giữ sản lượng ở mức 30 – 35 tấn/năm, và không ảnh hưởng đến các hoạt động của Công viên Văn hóa Đầm Sen.
-Tăng cường quan hệ kết nghĩa giữa các phường của Quận 11 với các xã của Huyện Bình Chánh, qua đó đầu tư hợp tác nuôi cá tạo nguồn cá phục vụ nhân dân trong Quận.
-Ở Duyên hải, ngoài tôm xuất khẩu, đẩy mạnh nuôi cá rô phi, tận dụng các nguồn tôm cá tạp chuyển về phục vụ nhân dân trong Quận.
Theo các hướng đó, phấn đấu đến 1987 bảo đảm cung ứng cho Quận 100 tấn tôm cá tạp các loại, và nâng lên 150 tấn vào năm 1988.
4/Về khai thác và chế biến lâm sản :
Tiếp tục phương án hợp tác với Ayunba vừa khai hoang, vừa tận dụng nguồn gỗ, củi và lâm sản ở Đắc Nông (Nộng trường Cao su 4), tổ chức cưa xẻ và chế biến ván sàn tại nguồn để giảm chi phí vận chuyển.
Đến năm 1987, bảo đảm đưa về Quận 4.000 m3 gỗ tròn (hoặc 2.500 m3 gỗ xẻ), 7.000 ster củi, 1.000 m3 gỗ ván sàn xuất khẩu, và đến 1988 nâng lên là 5.000 m3 gỗ tròn (hoặc 8.000 m3 gỗ xẻ), 10.000 ster củi, 1.500 m3 ván sàn xuất khẩu.
Riêng Nông trường Cao su 4, trong khi thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Thành phố, nghiên cứu tranh thủ trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày ( sã, gừng, nghệ, bắp, các loại đậu...) phục vụ các yêu cầu của Quận.
III.LIÊN KẾT KINH TẾ :
Hoạt động liên kết kinh tế hướng vào những mục tiêu chủ yếu là:
-Tạo nguồng thực phẩm phục vụ 2 bửa ăn của nhân dân trong Quận.
-Mở rộng nguồn vật tư, nguyên liệu cho sản xuất mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm CN – TTCN của Quận và tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu.
Tập trung vào những địa bàn: Bình Chánh, Quãng Nam Đà Nẵng, Phú Khánh (Huyện Duyên Khánh), Đắc Lắc Tây Ninh và An Giang (Huyện Phú Châu).
Các hướng liên kết chủ yếu là: trao đổi vật tư hàng hóa, nhận thi công xây dựng và thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật đi đôi với chuyển nhượng kỹ thuật, đầu tư liên doanh, trồng cây công nghiệp sơ chế, chế biến hàng xuất khẩu. Để thực hiện được những phương hướng đó, trước hết phải thành lập một bộ phận chuyên trách đủ mạnh, dành một phần vốn ngân sách và vốn tín dụng, tổ chức tốt lực lượng lao động nhất là lao động kỹ thuật dưới dạng: đội lao động chuyên nghiệp, củng cố lại và tăng cường lực lượng thanh niên xung phong, thanh niên xây dựng kinh tế quốc phòng.
IV.LƯU THÔNG PHÂN PHỐI :
1/Thương nghiệp – dịch vụ :
a)Yêu cầu của phát triển Thương nghiệp – dịch vụ là phải phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, chăm lo đời sống nhân dân. Do đó phải gắn chặt Thương nghiệp – dịch vụ với CN – TTCN, nắm sản phẩm CN – TTCN của Quận đối lưu trao dổi hàng hóa, tạo ra nguồng nông sản thực phẩm phục vụ 2 bửa ăn của nhân dân, và nguyên liệu, vật tư, phế liệu phục vụ sản xuất trên địa bàn Quận. Khắc phục có hiệu quả việc tranh mua tranh bán chạy theo lợi nhuận đơn thuần.
b)Nhanh chóng lập lại trật tự trên thị trường xã hội, biện pháp cơ bản là tăng cường sức mạnh của thị trường có tổ chức, củng cố và phát triển các thương nghiệp – dịch vụ XHCN, thực hiện đúng đắn phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, nắm hàng, nắm tiền vươn lên chi phối và làm chủ thị trường.
Mở rộng mạng lưới bán lẽ đến tận cơ quan, xí nghiệp và khu phố, đổi mới phương thức phân phối, giảm bớt khâu trung gian, điều hòa hàng hóa, đáp ứng kịp thời, đúng nhu cầu đến tận tay người tiêu dùng, vừa giảm chi phí trong lưu thông, khắc phục tình trạng căng thẳng giả tạo.
Bên cạnh biện pháp kinh tế, mà chủ yếu là phát triển Thương nghiệp – dịch vụ XHCN, tăng cường nắm hàng, tổ chức lưu thông phân phối, phải sử dụng đồng bộ các biện pháp tổ chức hành chánh và giáo dục. Kết hợp chặt chẽ các ngành, các đoàn thể về phường để tạo được sức mạnh tổng hợp làm chủ cho được thị trường giá cả.
Nghiêm trị bọn hoạt động phá hoại kinh tế, đầu cơ buôn lậu, làm và bán hàng giả, bọn móc ngoặc, ăn cắp, tuồn hàng...
Tác động thường xuyên, liên tục phong trào quần chúng tham gia quản lý thị trường, kinh doanh, các cơ quan không có chức năng kinh doanh chấm dứt các hoạt động kinh doanh.
Theo phương hướng chung của Thành phố, đến năm 1990 phấn đấu nắm hầu hết bán buôn, chiếm từ 70 –75% mức bán lẻ trên thị trường xã hội, Đến năm 1983 các đơn vị Thương nghiệp XHCN của Quận phải đảm bảo đưa đến tận hộ dân trong Quận mức định lượng bình quân đầu người trong năm như sau:
1.Gạo120kg
2.Thịt5kg
3.Cá5kg
4.Đường4kg
5.Rau, quả, củ50kg
6.Trứng40quả
7.Nước chấm6lít
8.Bột ngọt0.250kg
9.Vải4mét
10.Xà bông4kg
11.Củi0.2ster
c)Tổ chức lại và phát triển các loại dịch vụ:
+Ăn uống phải lấy phục vụ làm chính, mở rộng mạng lưới phục vụ nhu cầu ăn uống bình dân hàng ngày của nhân dân. Tổ chức bếp ăn công nghiệp phục vụ cán bộ công nhân viên và nhân dân.
Không mở rộng món ăn cao cấp, chỉ kinh doanh ăn uống đặc sản, cao cấp ở các nhà hàng Phú Thọ và Tân Lạc Viên. Cải tiến, nâng cao chất lượng món ăn, đổi mới cung cách phục vụ, thực hiện tốt văn minh Thương nghiệp.
Nghiên cứu, điều chỉn lãi suất các nhóm hàng nhằm thúc đẩy sự chuyển hướng kinh doanh phục vụ ăn uống cao cấp theo các hướng nêu trên.
+Nghiên cứu mở rộng khách sạn Phú Thọ, hình thành một vài điểm nhà trọ và nhà nghỉ của Công Đoàn.
+Xác định phạm vi hoạt động của 2 công ty: công ty dịch vụ Tổng hợp và công ty dịch vụ văn hóa Tổng hợp, tránh sự trùng lấp lẫn nhau.
+Đầu tư phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, chú trọng phát triển các loại dịch vụ phục vụ đời sống và sinh hoạt hằng ngày của Nhân dân, dịch vụ sửa chữa và một số loại hình dịch vụ kỹ thuật. Trên cơ sở đó, thiết thực phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhanh chóng nâng cao tỷ trọng doanh thu dịch vụ thuần túy trong cơ cấu doanh thu của công ty.
-Xác định lại chức năng của công ty Văn hóa và dịch vụ tổng hợp là đơn vị chuyên doanh và dịch vụ văn hóa, đối tên lại là “Công ty dịch vụ văn hóa Tổng hợp” và được giao quản lý toàn bộ hoạt động của Công viên văn hóa Đầm Sen, có phương án đầu tư phát triển dần công viên văn hóa Đầm Sen theo qui hoạch.
Trong những năm tới, ngoài việc củng cố và phát triển các loại hình dịch vụ văn hóa đã có, chú trọng tổ chức thêm các loại hình dịch vụ tham quan, du lịch, nghỉ mát.
Đến năm 1988, các công ty dịch vụ của Quận bảo đảm đạt các mục tiêu sau:
-Đáp ứng 50% nhu cầu ăn uống công cộng trên địa bàn Quận.
-Đáp ứng 40% nhu cầu về các loại hình dịch vụ khác.
2/Xuất nhập khẩu :
Phương hướng phát triển xuất nhập khẩu trong những năm tới chủ yếu là tổ chức lại và phát triển chân hàng xuất từ năn glực sản xuất hiện có của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, có phương án đầu tư phát triển những mặt hàng mới.
Các mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng, nhất là phải được tổ chức lại theo hướng tập trung hóa ở qui mô phù hợp với khả năng tổ chức quản lý của Quận và yêu cầu của các nước đặt hàng.
Trước mắt triển khai có hiệu quả các chương trình may gia công quần áo xuất khẩu, mũ giầy xuất khẩu, dệt gia công vải tám, sản xuất ván sàn xuất khẩu. Nghiên cứu và triển khai chương trình dệt kim xuất khẩu, tổ chức lại và có phương án phát triển ngành bao bì xuất khẩu.
Vận dụng linh hoạt các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, phấn đấu đến năm 1988 huy động được 40% sản phẩm xuất khẩu được tạo tra từ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Quận, tức là chiếm 5,6% giá trị tổng sản lượng CN – TTCN của Quận. Đến năm 1990 nâng lên là 50% giá trị xuất khẩu hay 10% giá trị tổng sản lượng CN – TTCN của Quận.
Đề nghị Thành phố sớm có chính sách khuyến khích hợp lý trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động kiều hối, chủ yếu dưới dạng vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng.
Năm 1987, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu là 6,5 triệu R-USD, đến năm 1988 nâng lên là 9 triệu R-USD, trong đó có 1 triệu USD kiều hối.
Tăng cường nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất CN – TTCN của Quận đáp ứng được ít nhất 5% nhu cầu vào năm 1987 và nâng lên 10% nhu cầu vào năm 1988.
Phải có phương án huy động và sử dụng ngoại tệ thật chặt chẽ đúng theo chế độ của Nhà nước.
Phải sớm củng cố, kiện toàn Bộ máy tổ chức của Công ty Cung ứng Hàng xuất khẩu, phần lớn cán bộ nhân viên của công ty phải được trang bị kiến thức nghiệp vụ, tay nghề kỹ thuật cần thiết, bảo đảm năng lực thực hiện tốt những phương hướng, nhiêm vụ nêu trên.
3/Một số vấn đề về tài chính – tiền tệ :
a)Hoạt động tài chính phải phát huy tốt tác dụng phân phối và thu nhập lại phân phối quốc dân, kích thích phát triển kinh tế đúng hướng, dành một phần ngân sách đầu tư cho các xí nghiệp quốc doanh trên cơ sở đó tăng thêm nguồn thu ngân sách của Quận.
Bộ máy ngành thuế và tài chính phải được tăng cường về phẩm chất và năng lực, có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế, có khả năng tiếp cận và phân tích tình hình kinh tế – xã hội, đề xuất được các biện pháp vận dụng chính sách, chế độ của trên sát hợp với thực tế của Quận và kiến nghị sửa đổi những chính sách chế độ không còn phù hợp.
Bảo đảm tận thu kịp thời và đúng chính sách, tăng nhanh nguồn thu từ khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 35% ngân sách Quận vào năm 1987, 40% vào năm 1988 và phấn đấu nâng lên hơn 50% vào năm 1990.
Tinh giảm bộ máy hành chính sự nghiệp và gián tiếp trong sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt, coi tiết kiệm là một nghĩa vụ, một tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động. Bằng những cách đó giảm dần mức chi cho các hoạt động hành chánh sự nghiệp, tập trung vốn ngân sách cho các yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng cấu trúc hạ tầng và phúc lợi văn hóa – xã hội.
Vận dụng và có biện pháp thực hiện đúng đắn chính sách của trên để huy động thật tốt vốn tích lũy từ nhiều nguồn, kể cả vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo kế hoạch và qui hoạch chung của toàn Quận.
b)Trong quá trình thực hiện việc đổi mới cơ chế hoạt động của ngân hàng, chúng ta tiếp tục nghiên cứu đề xuất các biện pháp sửa đổi, bổ sung, làm cho các hoạt động của ngân hàng thực sự gắn liền và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Quận.
Kế hoạch tín dụng, tiền tệ phải gắn chặt với kế hoạch kinh tế xã hội. Ngân hàng phải có phương án huy động và bố trí sử dụng thật tốt các nguồn vốn tín dụng, tiền mặt, tập trung cho những mục tiêu trọng yếu, bảo đảm sự phát triển thuận lợi nhất về các mặt kinh tế – xã hội trong điều kiện khó khăn về vốn và tiền mặt vẫn còn rất căng thẳng.
c)Tăng cường quản lý giá cả, thực hiện đúng đắn kỷ luật giá.
Trước mắt phải tập trung thực hiện đúng đắn những nguyên tắc, chính sách và biện pháp về giá cả đã được qui định trong Nghị quyết 8 (BCH.TW K.4) và các Nghị quyết tiếp theo của Bộ Chính Trị.
Phải nắm chắc tình hình biến động giá cả, có kiến nghị đến cấp có thẩm quyền để sửa đổi hợp lý, không để giá cả bất hợp lý làm đình đốn sản xuất, ách tắt lưu thông, làm giảm nhiệt tình lao động.
Chấm dứt tình trạng tùy tiện định giá, điều chỉnh giá bất chấp qui định chung của các đơn vị cơ sở.
V.XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI :
1/Những năm sắp tới căn cứ vào qui định tổng thể mặt bằng xây dựng tập trung trước hết cho việc xây dựng một số cơ sở sản xuất CN – TTCN, phát triển nhà ở và một số cơ sở giáo dục, thể dục thể thao, nâng cấp và mở rộng một vài trục giao thông nội bộ, nâng cấp lưới điện.
Huy động nhiều vốn khác nhau trong Quận và tích cực tranh thủ nguồn vốn của Thành phố, tạo nguồn vật liệu xây dựng đầy đủ, đồng bộ, theo kịp tiến độ thi công từ các nguồn của Thành phố (theo kế hoạch được duyệt), sản xuất, thu mua tại Quận, liên kết với các đơn vị, địa phương bạn...
Những mục tiêu cụ thể từ đây đến 1988 và chuẩn bị cho những năm tiếp theo là:
a)Mở rộng cơ sở phục vụ cơ sở sản xuất kinh doanh:
-Dây chuyền may mặc gia công xuất khẩu và may mũ giầy xuất khẩu.
-Phân xưởng dệt kim xuất khẩu.
-Triển khai phương án sản xuất sản phẩm thủy tinh cao cấp.
(Ước tính khoảng 200 triệu đồng, trong đó ngân sách Quận 100 triệu).
b)Phối hợp với Sở Giao thông vận tải Thành phố khai thộng đoạn đường xuyên qua nghĩa địa Bình Thới (nối Lãnh Binh Thăng với Ông Ích Khiêm) ở dạng đường cấp phối, nâng cấp và mở rộng đường Thái Phiên, tạo điều kiện để sử dụng khu vực này (chủ yếu xin vốn của Thành phố và thêm 10 triệu của ngân sách Quận), nâng cấp một số đường hẻm đồng bộ với hệ thống thoát nước (chủ yếu bằng vốn ngân sách phường, huy động nhân dân, công ty, xí nghiệp có liên quan).
c)Mở rộng mạng lưới cấp nước ở cấp phường 1, 3, 11, 19 (chủ yếu bằng vốn của công ty cấp thoát nước theo kế hoạch và một phần huy động của nhân dân)
d)Xây dựng mới 250 căn nhà bằng nguồn vốn hóa giá nhà và phần đóng góp của nhân dân, của các cơ quan, xí nghiệp. Phân lô đất cho cán bộ công nhân viên và nhân dân, bán vật liệu xây dựng, tự xây dựng theo qui hoạch chung khoảng 150 căn, khuyến khích xây dựng nhà cao tầng (2 tầng trở lên).
e)Đầu tư sớm hoàn thành các hạng mục ở công viên văn hóa Đầm Sen: cổng chính, hệ thống đường trong công viên, khu tiểu đà, một số cơ sở dịch vụ văn hóa.
g)Lập phương án xây dựng và sử dụng khu vực nghĩa địa Bình Thới, trong đó có các hạng mục: một trường phổ thông cấp 3, mở rộng trường cấp 1 và 2 Lạc Long Quân, một số cơ sở thể dục thể thao, khu Thương nghiệp – Dịch vụ phục vụ đời sống.
h)Lập phương án sử dụng khu vực nghĩa địa Phú Thọ, chuyển về đây một số cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh và hợp tác xã.
i)Về mạng lưới giáo dục, ngoài những hạng mục nêu trên, tập trung sửa chữa mạng lưới hiện có, xây dựng ngay trường cấp 2 ở phường 1, cải tạo và mở rộng trường Xuân Phong, trường Phú Thọ.
Chọn trong số các trường hiện có, hình thành 1 - 2 cơ sở cấp 1 bán trú.
Xây dựng mới trường mẫu giáo bán trú tập trung cạnh nhà trẻ Hữu Nghị.
2/Về sửa chữa, quản lý phân phối nhà :
a)Thực hiện hóa giá nhà cấp 3, 4. Kiến nghị Thành phố cho hóa giá nhà cấp 2 và phân cấp cho Quận sử dụng toàn bộ vốn hóa giá nhà để phát triển nhà ở trên địa bàn Quận.
-Nắm chắt hết và kiên quyết xử lý việc chiếm dụng nhà ở trái phép, điều chỉnh nhà ở quá rộng.
-Tiến hành từng bước giải tỏa khu cầu ván phường 12.
b)Năm 1987 tiến hành sửa chữa các khu nhà tiền chế ở chung cư Lý Thường Kiệt, đến năm 1988 phấn đấu sửa chữa được 10% diện tích nhà còn lại do Nhà nước quản lý, chủ yếu là nhà xuống cấp, hư hỏng, dột nát.
Kiến nghị Thành phố cho bán nhà của Nhà nước đang giao cho các cơ sở quốc doanh sử dụng.
3/Phát triển lực lượng vận tải :
a)Tiếp tục củng cố đội vận tải nặng, nâng năng lực vận tải lên 120 tấn phương tiện vào năm 1987 và 150 tấn phương tiện vào năm 1988. Có phương án kết hợp với các công ty, xí nghiệp để khai thác tốt năng lực vận tải hiện có, phục vụ trước hết cho những yêu cầu của Quận, phát triển phương tiện cơ giới chuyên dùng.
b)Quản lý và khai thác tốt hơn các phương tiện vận tải nhỏ, cơ giới nhỏ và thô sơ. Hướng các hợp tác xã vận tải vào việc đáp ứng trước hết cho các yêu cầu của Quận theo kế hoạch, hợp đồng.
c)Sắp xếp lại các định mức kinh tế kỹ thuật, tăng vận chuyển hai chiều, tiết kiệm nguyên liệu, phụ tùng để tăng hiệu quả kinh tế trong khâu vận tải.
VI.TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI TẠO XHCN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUAN HỆ SẢN XUẤT MỚI :
Khắc phục những thiếu sót đã qua, tiếp tục đẩy mạnh cải tạo với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở mỗi quá trình phát triển.
1/Trước hết, phải kiện toàn các đơn vị kinh tế quốc doanh, hợp doanh, phát triển ổn định với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao; đồng thời xây dựng thêm từ 3 – 5 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Mở rộng xí nghiệp hợp doanh theo Quyết định 80 của UBND Thành phố ở cấp phường làm cho khu vực này thật sự lớn mạnh.
2/Củng cố, kiện toàn và phát triển một mức khu vực kinh tế tập thể.
Xác định hình thức và quy mô của các tổ chức kinh tế tập thể, phải xuất phát từ yêu cầu tổ chức lại sản xuất của từng ngành, nghề và phải phù hợp với khả năng thực tế về cán bộ quản lý. Không nôn nóng chạy theo hình thức, chú trọng tới hiệu quả kinh tế trong cải tạo.
Qua rà soát lại việc phân loại các cơ sở kinh tế tập thể, có kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng xóa dần các mặt hạn chế bằng cách phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa ngành Liên hiệp xã với các phường, các đoàn thể, nhất là Công đoàn. Kiên quyết giải thể các tổ hợp “ma”, “trá hình”.
3/Đẩy mạnh thực hiện quyết định 34 của UBND Thành phố khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất trong Nhân dân, góp phần tạo ra việc làm, tăng thêm thu nhập. Ưu tiên cho những ngành nghề truyền thống có tay nghề cao, độc đáo, ít dùng điện, không gây ô nhiễm (sản xuất sản phẩm từ da, giả da, may mặc nội địa, thủ công mỹ nghệ, học cụ và các loại văn hóa phẩm, gia công các công đoạn phụ...).
4/Trong thương nghiệp – dịch vụ xóa bỏ tư sản thương nghiệp. Đối với những hộ mua bán, dịch vụ vừa và nhỏ, tổ chức sắp xếp lại dưới các hình thức: hợp tác kinh doanh, sử dụng tay nghề, tổ mua – bán theo từng ngành hàng. Chuyển dần những người thừa trong khâu lưu thông sang sản xuất dịch vụ.
Đối với các cửa hàng hợp tác kinh doanh, phải tăng cường quản lý, chấm dứt tình trạng khoán trắng, chấm dứt việc sử dụng tay nghề cơ động để khai thác nguồn hàng mà không có sự quản lý của Nhà nước. Từ kinh nghiệm của Quận và của Thành phố, chuyển dần và tiến tới chuyển hóa cổ đông (HTKD) sang hoạt động sản xuất, dịch vụ.
Trong khi tăng cường dịch vụ quốc doanh, cần khuyến khích các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống và sinh hoạt có qui mô nhỏ của kinh tế gia đình và cá thể.
Trong dịch vụ ăn uống công cộng, thực hiện nghiên cứu của Chỉ thị 72 của Thành Ủy không cho phát triển ăn uống tư nhân, từng phường phải tổ chức sắp xếp những hộ kinh doanh ăn uống nhỏ, những người buôn bán hàng rong, xe đẩy, chiếu cố những người nghèo, chưa có việc làm, có hướng dẫn giá cả hợp lý và bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh khu phố, đường hẻm, không để phát triển trành lan quá mức.
Không cho mở quán nhậu, cửa hàng bán rượu, bán cà phê nhạc không lành mạnh, đình chỉ những cửa hàng ngụy trang, làm ăn bất chính, không tuân thủ các qui định của Nhà nước.
5/Phấn đấu nâng tỷ trọng của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa như sau :
Đến năm 1988: chiếm 65% tổng sản phẩm xã hội, 63% thu nhập quốc dân, 60% giá trị tổng sản lượng CN – TTCN, 65% mức bán lẻ trên thị trường xã hội.
VII.KẾ HOẠCH HÓA DÂN SỐ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, DẦN DẦN ỔN ĐỊNH VÀ CẢI THIỆN MỘT SỐ MẶT ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN :
1/Tiếp tục đẩy mạnh sinh đẻ có kế hoạch, phấn đấu giữ mức tăng dân số tự nhiên dưới 1,1%, không thu nhập lao động phổ thông các nơi vào Quận.
Giải quyết việc làm cho người lao động, trước hết cho thanh niên là một nhiệm vụ hàng đầu trong những năm tới. Hướng giải quyết việc làm chủ yếu vẫn phải trên cơ sở phát triển kinh tế, sử dụng hết tiềm năng của các thành phần kinh tế, thực hiện tốt quyết định 34 của UBND Thành phố. Có kế hoạch đầu tư mở rộng hợp tác kinh tế để phân bố lực lượng lao động và dân cư, lực lượng thanh niên xung phong, thanh niên xây dựng kinh tế quốc phòng, cá đội lao động chuyên nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để phân bố lao động ra ngoài Quận.
Cần thiết phải chọn một địa bàn thích hợp đầu tư thích đáng để thực hiện điều động lao động và dân cư. Năm 1987, đầu tư xây dựng nhà ở, khai phá đất thổ cư, kết hợp với phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thích hợp để từ 1988 đến 1990 có thể đưa đi khoảng 400 hộ mỗi năm. Công tác điều động lao động và dân cư phải thực hiện đồng bộ với chương trình hợp tác kinh tế với địa phương bạn.
Cần có kế hoạch phân bố lại dân cư tại chỗ gắn với nhiệm vụ cải tạo và phát triển hệ thống cấu trúc hạ tầng, phát triển nhà ở, phân bố lại sản xuất nhằm tạo ra một cơ cấu dân cư hợp lý, tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng dân tộc.
Trong các năm 1986 – 1990, bình quân mỗi năm phải giải quyết việc làm cho được trên 6.000 lao động để đến năm 1990 hạ đến mức thấp nhất số lao động chưa có việc làm.
2/Có kế hoạch điều tiết để giảm sự chênh lệch quá đáng giữa các ngành, các đơn vị trong khu vực Nhà nước. Kiên quyết điều tiết thu nhập quá cao của một bộ phận dân cư. Bằng biện pháp giải quyết việc làm, điều tiết thu nhập, hạn chế và xóa dần bóc lột, từng bước thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập.
3/Đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa xã hội :
a)Về hoạt động thông tin tuyên truyền :
-Mở rộng và nâng cao các loại hình thông tin tuyên truyền bằng trang bị kỹ thuật, nâng công suất của Đài truyền thanh Quận và phường, tiếp tục phát triển hợp lý hệ thống loa gia đình, bố trí lại mạng lưới loa đi sâu trong khu dân cư, đường hẻm. Nâng cao chất lượng tin và bài của bản tinh Quận. Có kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn lập thành nhóm đọc báo đều khắp ở các tổ dân phố. Xây dựng, bồi dưỡng thường xuyên và bố trí mạng lưới tuyên truyền viên,báo cáo viên, đi sâu trong các từng lớp quần chúng. Công tác thông tin tuyên truyền phải thực sự đi vào cuộc sống, phản ánh trung thực những vấn đề của thực tiễn, tập trung vào các nội dung chính:
-Những vấn đề cơ bản của thời kỳ quá độ chặng đường đầu tiên, nhất là những đặc điểm kinh tế xã hội, yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn 1986 –1990.
-Quan điểm về hình thức, bước đi trong cải tạo XHCN, trong việc thực hiện hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN.
-Giáo dục thái độ lao động mới có kỷ luật, có kỹ thuật, có trách nhiệm, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
-Phong cách làm việc khoa học sâu sát, dân chủ, tác phong công nghiệp.
-Phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng nếp sống mới, chống mê tín dị đoan.
-Phổ biến chính sách tiết kiệm và những điển hình thực hiện tiết kiệm tốt.
-Biểu dương mạnh mẽ những điển hình tiên tiến, tấn công phê phán quyết liệt mọi biểu hỉng tiêu cực ngoài xã hội và trong nội bộ như: làm hàng gian hàng giả, ăn cắp, móc ngoặc, tuồn hàng, hối lộ, cửa quyền, tham ô, lãng ph1i của công , xao lãng nhiệm vụ không làm tốt năng lực, không chịu học tập cầu tiến bộ, gian dối, báo cáo láo và những biểu hiện không lành mạnh trong lối sống.
b)Về giáo dục :
Phải thấu suốt Nghị quyết của Đảng về cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy trong các ngành học. Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục, trong đó các đoàn thể có vai trò rất quan trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo toàn diện, dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Chú trọng xây dựng con người mới XHCN, nhất là đối với thanh thiếu niên.
Trong những năm 1986 –1988, cố gắng xóa xong nạn mù chữ và tái mù chữ, bảo đảm cho các cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo và trường phổ thông đúng độ tuổi. Đến năm 1990 thực hiện cho được mục tiêu 100% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, phổ cập cấp 1 cho toàn dân và phấn đấu phổ cập cấp 2 cho tất cả CBCNV và lực lượng thanh niên, tất cả cán bộ chủ chốt của Quận đều học xong chương trình cấp 3.
Mạnh dạn phân cấp quản lý cho các trường và phường, đồng bộ với tăng cường cán bộ từ cơ sở.
Thực hiện đúng đắn các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với CBCNV ngành Giáo dục, trước hết là đội ngũ giáo viên đứng lớp. Mặt khác tạo điều kiện cho các trường tổ chức lao động, sản xuất vừa phù hợp với yêu cầu giảng dạy, học tập, vừa tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống.
c)Về văn hóa văn nghệ :
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng chất lượng hoạt động văn hóa văn nghệ nhất là ở cơ sở. Phát triển các loại hình sinh hoạt mới, làm cho các nội dung tuyên truyền, giáo dục thông qua văn học nghệ thuật đi vào lòng người, nâng cao thị hiếu văn hóa văn nghệ và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Củng cố và tăng cường hoạt động của nhà văn hóa Quận, đưa các nhà văn hóa phường hiện có đi vào hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Quan tâm đẩy mạnh và hướng dẫn chặt phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ở các ban ngành xí nghiệp, công ty và các phường.
Xây dựng nếp sống mới, con người mới, kết hợp với thường xuyên đấu tranh phê phán và xóa bỏ lối sống cá nhân, ích kỷ, không lành mạnh, tiếp tục đấu tranh bài trừ văn hóa đồi trụy, phản động, lai căng, hủ tục mê tín dị đoan.
Tăng cường kiểm tra khắc phục kịp thời các hiện tượng tiêu cực, khuynh hướng chạy theo kinh doanh đơn thuần trong hoạt động văn hóa văn nghệ.
d)Chăm sóc sức khỏe :
Tiếp tục thực hiện các nội dung 5 dứt điểm, phấn đấu đưa 100% phường đạt 5 dứt điểm với những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cơ sở, chú ý làm tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh công cộng, vệ sinh công nghiệp và vệ sinh thực phẩm.
Tăng cường kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trong điều trị bệnh.
Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của hội Chữ thập đỏ, các tổ chức y học cổ truyền. Nâng chất lượng khám và điều trị ở phòng khám, xây dựng tinh thần thái độ phục vụ đúng đắn, có trách nhiệm đảm bảo đủ thuốc trị bệnh thông thường cho nhân dân lao động.
Kết hợp ngành và phường quản lý chặ mọi hoạt động của trạm y tế phường, chuyển mạnh hoạt động của cán bộ y tế đi sâu xuống quần chúng theo từng khu phố, dựa vào tổ dân phố theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, những người già yếu, cô đơn và thường xuyên giáo dục vệ sinh phòng bệnh và hướng dẫn quần chúng làm vệ sinh trong nhà và ngoài hè phố.
Xây dựng phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao sâu rộng trong quần chúng, trước hết trong các xí nghiệp, công ty và trường học các tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản ở cơ sở thực sự là nồng cốt trong phong trào. Tiếp tục mở rộng phong trào luyện tập võ dưỡng sinh, góp phần giữ gìn sức khỏe cho người lớn tuổi. Cùng với việc thực hiện các phương án xây dựng cơ sở thể dục thể thao như đã nêu ở trên. Cần có kế hoạch vận động quần chúng góp sức với chính quyền xây dựng tụ điểm luyện tập thể dục thể thao ở cơ sở.
Tiếp tục phát triển đồng bộ, có hệ thống các loại hình thể dục thể thao, chú trọng đào tạo lực lượng năng khiếu, nhất là trong thanh thiếu niên. Coi trọng việc giáo dục đạo đức của thể thao XHCN trong các vận độn viên.
e)Trên tất cả các mặt chăm lo đời sống, phải thể hiện đúng mức chế độ đãi ngộ, ưu tiên cho các đối tượng hưởng chính sách.
Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đã được ban hành, chết sức quan tâm chăm sóc những cán bộ hưu trí, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng có nhiều khó khăn về cuộc sống. Thực hiện việc chăm sóc đặc biệt với thương binh nặng gia đình neo đơn, dựa vào quần chúng tại chỗ, vào các đơn vị sản xuất kinh doanh. Ưu tiên bố trí việc làm cho thương binh và quân nhân phục viên.
Từng phường phải nắm chắc và có kế hoạch chăm sóc trẻ mồ côi, những người tàn phế, cải tạo, giáo dục, tạo cho những hạt nhân xã hội có cuộc sống lành mạnh.
VIII.TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT :
Để thực hiện vị trí then chót của cách mạng khoa học kỹ thuật, trong những năm 1986 – 1988 và đến 1990, phương hướng nhiệm vụ công tác khoa học kỹ thuật là:
-Triển khai từng bước thực hiện qui hoạch tổng thể qua đó nắm chắc hơn thực tiễn có kế hoạch bổ sung, điều chỉnh cho sát hợp với khả năng và yêu cầu phát triển tiến lên toàn diện theo phương hướng chung của Thành phố.
-Tiếp tục đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến qui trình công nghệ ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có chính sách khen thưởng thỏa đáng.
Nghiên cứu nâng cấp phế liệu, sản xuất một số loại vật tư nguyên liệu có thể thay thế cho các loại vật tư nguyên liệu nhập khẩu.
-Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới từ nguyên liệu trong nước, hoặc sản phẩm mới thay thế hàng nhập khẩu, hoặc có giá trị xuất khẩu.
-Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào đổi mới công tác tổ chức quản lý, phong cách và lề lối làm việc.
-Phương châm hoạt động khoa học kỹ thuật là gắn với sản xuất, gắn các đề tài nghiên cứu ngày càng đi vào thiết thực phục vụ sản xuất và đời sống khoa học quản lý kinh tế, quản lý xã hội đã trở thành điều kiện không thể thiếu được để đẩy nhanh tốc độ kinh tế – xã hội, cần được đưa xuống tận phường, cơ sở sản xuất kinh doanh, nâng dần trình độ cán bộ mới, xóa bỏ được tận gốc cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới hạch toán kinh tế – kinh doanh XHCN.
-Làm tốt công tác tổ chức và có chính sách thích hợp để tập họp và sử dụng được lực lượng khoa học kỹ thuật, lao động có tay nghề kỹ thuật cao và các nghệ nhân giỏi trên địa bàn Quận, đi sâu nghiên cứu những chuyên đề cần thiết.
Để làm được những việc trên, bên cạnh ban khoa học và kỹ thuật Quận cần được củng cố, tăng cường, sớm thành lập Hội đồng khoa học kỹ thuật giúp cho Quận Ủy – Ủy Ban về các vấn đề: định hướng nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật lập chương trình nghiên cứu thiết thực.
IX.THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ :
Nắm vững mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo và những nguyên tắc cơ bản đã được xác định trong nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, trước hết là các Nghị quyết 6, 8 của Ban chấp Hành Trung ương (khóa 5), Nghị quyết 306 (dự thảo) của Bộ Chính Trị và Quyết định 76 (với 9 qui định tạm thời) của Hội đồng Bộ Trưởng. Trên cơ sở đó, vận dụng linh hoạt, nhạy bén chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng sát hợp với đặc điểm, tình hình của Quận, đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ mới.
1/Thực hiện hạch toán kinh tế trên cơ sở xác định lại định mức kinh tế kỹ thuật tài chánh hợp lý nhằm giảm dần chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nâng cao hiệu quả kinh tế.
2/Tổ chức thực hiện Nghị quyết 306 (dự thảo) của Bộ Chính Trị và quy định tạm thời (kèm theo quyết định 76) của Hội đồng Bộ Trưởng, đồng thời qua thực tiễn có những điểm chưa hợp lý cần đề nghị sửa đổi hoặc bổ sung. Chú ý vận dụng vào khu vực kinh tế tập thể và khu vực chiếm tỉ lệ phần lớn của Quận.
Nắm vững mục tiêu của đổi mới cơ chế là phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở, các cấp các ngành để đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng phát triển sản xuất kinh doanh với năng suất chất lượng hiệu quả ngày càng cao, thực hiện tiết kiệm khai thác mạnh và sử dụng những khả năng sẵng có và tiềm tàng của nền kinh tế quốc doanh.
Kiên quyết xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, chấm dứt điều khiển nền kinh tế bằng ý chí chủ quan chuyển sang điều khiển bằng cách vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, các đòn bẩy kinh tế kết hợp chặt với giáo dục.
3/Từng bước đổi mới công tác kế hoạc hóa. Trước hết nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn đối vơi các đơn vị kinh tế quốc doanh, hợp doanh và các phường. Đổi mới phương thức và lề lối xét duyệt và bảo vệ kế hoạch, bảo đảm kế hoạch thật sự được xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện từ cơ sở. Trên cơ sở đó nâng cao chất lượng và vai trò của công tác kế hoạch hóa.
4/Tiến hành nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm (nếu có thể) một số mô hình được tổ chức mới trong sản xuất và phân phối lưu thông, sắp xếp lại bộ máy tổ chức tinh gọn, hoạt động ăn khớp đồng bộ, nâng cao hiệu năng hoạt động của toàn bộ bộ máy trong toàn Quận, phát huy được vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng.
5/Nghiên cứu đổi mới và củng cố chế độ báo cáo, thỉnh thị và thông tin kinh tế, bảo đảm quyền lực tập trung của UBND Quận, đồng thời tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ của đơn vị cơ sở. Kiên quyết loại trừ tệ báo cáo láo và thái độ vô trách nhiệm trong khi thực hiện các chế độ thông tin kinh tế.
PHẦN THỨ BA: CÔNG TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, BẢO VỆ AN NINH CHÍNH TRỊ.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện các Nghị quyết 03 và 24 của Bộ Chính Trị, nâng cao cảnh giác ra sức xây dựng lực lượng Công an, quân sự vững mạnh, làm tốt công tác quốc phòng toàn dân, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần xây dựng hậu phương vững mạnh, đồng thời sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống chiến tranh, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản XHCN, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động của các đối tượng chính trị, hình sự, bọn làm ăn phi pháp, đầu cơ buôn lậu, bọn thoái hóa biến chất, hạn chế các tệ nạn xã hội.
1/Công tác an ninh :
Các hoạt động của lực lượng Công an và phong trào an ninh nhân dân phải được tăng cường, vừa quản lý được chặt và tốt tình hình ở các cơ sở, các địa bàn dân cư, vừa phải tập trung đúng mức vào các đối tượng và địa bàn trọng điểm.
Tiếp tục chuyển hóa các địa bàn trọng điểm, thực hiện có hiệu quả công tác cải tạo giáo dục tại chỗ đối với các đối tượng chính trị, hình sự, tệ nạn xã hội, chú ý tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho các đối tượng trên.
Tăng cường công tác bảo vệ kinh tế, bảo vệ tài sản XHCN, nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị 33 của Trung ương, Quyết định 120 của Hội đồng Bộ Trưởng, rà soát lại nội bộ, chuyển những người không đủ tin cậy về chính trị, đạo đức ra khỏi những nơi quan trọng như: kế hoạch, thu mua, kế toán, thủ kho, bảo vệ... thường xuyên giáo dục cho cán bộ công nhân viên nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ bí mật nội bộ, bí mật Nhà nước, đề phòng các thủ đoạn móc nối, lôi kéo, mua chuộc của địch và bọn xấu. Xây dựng tinh thần làm chủ tập thể, ý thức bảo vệ tài sản XHCN cho mọi người, củng cố lực lượng bảo vệ chuyên trách, thắt chặt mối quan hệ giữa cơ quan và địa phương trong công tác bảo vệ.
Nâng cao nghiệp vụ, tổ chức những lực lượng mật, những đội chuyên sâu để phát hiện, đánh trúng bọn địch phá hoại kinh tế xã hội, bọn đầu sỏ buôn lậu, đầu cơ tích trữ, bọn thoái hóa biến chất trong bộ máy Nhà nước thông đồng móc ngoặc với gian thương bên ngoài.
Về trật tự an toàn xã hội: phải được đảm bảo trên cơ sở kết hợp phong trào quần chúng rộng rãi do Mặt Trận và các Đoàn thể làm nồng cốt với lực lượng Công An.
Gắn chặt công tác này với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở cơ sở như phân bố lại dân cư, bố trí lao động, giải quyết việc làm, giúp đở những gia đình khó khăn, neo đơn, giải quyết việc làm, giải quyết số cư trú bất hợp pháp, giải quyết trật tự lòng lề đường, các tệ nạn xã hội.
Thực hiện tốt hơn công tác quản lý hộ khẩu nắm hộ nắm người đầy đủ có chiều sâu. Phấn đấu hàng năm nâng cao số cơ sở an toàn và giảm thấp các vụ phạm pháp hình sự.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện 6 lời dạy của Bác, xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, trong sạch theo hướng tinh gọn về tổ chức, nâng trìn độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ và phẩm chất, dần dần hiện đại hóa lực lượng Công an theo kịp yêu cầu phát triển của Thành phố.
2/Công tác quân sự địa phương :
Sớm triển khai phương án xây dựng Quận thành pháo đài quân sự, gắn việc phát triển sản xuất với bảo vệ sản xuất, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống chiến tranh.
Tăng cường bộ máy quân sự, phấn đấu mỗi phường đội đều có đảng viên và từng bước có phường đội Trưởng là Chi ủy viên.
Tổ chức huấn luyện tốt, tập trung được nhanh các tiểu đoàn quân dự bị một. Xây dựng đều khắp và tổ chức huấn luyện kịp thời lực lượng tự vệ trên địa bàn phường. Phấn đấu nâng tỷ lệ bình quân lên từ 8 – 10 dân số từng phường, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, nhất là đủ tin cậy. Tổ chức tốt tự vệ cơ quan, xí nghiệp.
Thực hiện tốt công tác nghĩa vụ quân sự, nắm chắc lực lượng thanh niên, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục thường xuyên (nồng cốt là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh), về luật nghĩa vụ quân sự ở các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh, ở tổ dân phố, tạo cho được một tinh thần tự giác, sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự đối với mỗi cán bộ công nhân viên chức trong độ tuổi và tất cả thanh niên ở tổ dân phố, khu phố.
Làm tốt công tác diễn tập quân sự hàng năm, tạo thành một tư thế sẵn sàng chuyển sang chiến tranh.
Thường xuyên chăm lo công tác hậu phương quân đội và giải quyết việc làm chính đáng cho bộ đội phục viên.
PHẦN THỨ TƯ: BẢO ĐẢM VÀ PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ TẬP THỂ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG, CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG CỦA ĐẢNG, CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ, CÔNG TÁC CHÍNH QUYỀN VÀ CÔNG TÁC PHÁP CHẾ.
1.Công tác vận động quần chúng :
Công tác vận động quần chúng phải được đặt thành một công tác quan trọng trong toàn bộ hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng. Mỗi tổ chức cơ sở Đảng phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, kiên trì đấu tranh khắc phục cho kỳ được bệnh quan liêu xa rời quần chúng. Phải nắm vững phương pháp cơ bản của Đảng đối với quần chúng là giáo dục, thuyết phục mỗi tổ chức cơ sở Đảng, mỗi đảng viên kể cả đảng viên là cán bộ hưu trí phải hiểu rõ đời sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của từng người, từng gia đình ở nơi hoạt động và cư trú của mình. Thông qua tuyên truyền giáo dục và bằng hành động gương mẫu của người cộng sản, động viên quần chúng xung quanh phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ lao động, sản xuất và chiến đấu. Phải biết động viên quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp ý kiến phê bình hoạtđộng của Chi bộ, kiểm tra tư các đảng viên.
Các ủy viên Ban chấp hành Quận, cán bộ phụ trách chính quyền các cấp cần có chế độ định kỳ tiếp xúc với nhân dân lao động, lắng nghe, trả lời, giải thích cho quần chúng và phản ánh cho cấp ủy hoạc cơ quan có trách nhiệm giải quyết trả lời. Hành động gương mẫu của người cán bộ đảng viên là việc đấu tranh khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong cán bộ đảng viên (nhất là tệ tham ô, hối lộ, ức hiếp quần chúng) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khôi phục lòng tin của quần chúng.
-Các tổ chức chánh quyền, công cụ chủ yếu của chế độ làm chủ tập thể XHCN phải đặt thành nề nếp, đấu tranh thường xuyên chống quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng, đảm bảo thật sự là người đại diện quyền lợi của nhân dân, là đầy tớ của quần chúng. Các cơ quan hàng ngày tiếp xúc với dân, phục vụ nhân dân như các cửa hàng, các phòng khám, cơ quan Nhà đất... làm công tác quần chúng thiết thực là tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong mua bán, chữa bệng, ăn ở... Mỗi cơ quan, đơn vị theo chức năng của mình, xác định cho mình một nội dung, là phương pháp công tác quần chúng, thiết thực bảo đảm và phát huy cho được quyền làm chủ tập thể của quần chúng lao động trên mọi lĩnh vực hoạt động.
-Các đơn vị sản xuất kinh doanh coi trọng công tác vận động quần chúng là phải phát huy vai trò của Công đoàn, công nhân viên chức phải thực sự tham gia thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
Tổ chức chính quyền các cấp phải thực hiện tốt hợp đồng trách nhiệm với Công đoàn để vừa phát huy hiệu quả quản lý của chính quyền, vừa kiểm tra giám sát chặt các hoạt động của chính quyền.
Các đoàn thể làm công tác quần chúng phải thực hiện một sự đổi mới thật sự ngay trong bản thân công tác quần chúng của mình, phải chuyển mạnh xuống cơ sở, đi vào từng gia đình, phải biết vận động, giáo dục, trao đổi, bàn bạc, đống thoại, thuyết phục nâng cao giác ngộ XHCN cho quần chúng, luôn luôn bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể cán bộ, công nhân viên chức và của tập thể lao động.
Cần nắm chắc nội dung làm chủ tập thể, trực tiếp ở xí nghiệp và trên địa bàn dân cư mà giáo dục cho quần chúng ý thức được quyền làm chủ và các kiến thức, có năng lực thực hiện quyền làm chủ đầy đủ của mình trên mọi mặt.
Phải đổi mới nội dung, phương thức và hệ thống tổ chức cho sát hợp với từng lứa tuổi, từng giới và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sắp xếp lại sản xuất, tạo cho được một sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Công nghiệp – Liên hiệp xã,Thương nghiệp – dịch vụ với các đoàn thể quần chúng ở cấp Quận phường và trong mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh từ quốc doanh, hợp doanh, tập thể đến tư nhân cá thể.
Công tác vận động quần chúng của Đảng, Chính quyền và các đoàn thể quần chúng phải đạt mục tiêu xây dựng con người mới và xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân.
-Phải có quy chế làm việc, bảo đảm định kỳ 3 tháng một lần Ban Thường Vụ Quận Ủy làm việc với từng đoàn thể quần chúng, mỗi đảng viên phải tham gia đầy đủ các sinh hoạt đoàn thể, làm tròn nhiệm vụ Hội viên, đoàn viên trong tổ chức quần chúng. Đảng viên còn tuổi Đoàn nhất thiết phải sinh hoạt trong tổ chức Đoàn và tham gia hoạt động thanh niên để làm công tác vận động thanh niên. Đảng viên phải tôn trọng kỷ luật của đoàn thể mình tham gia, mọi vi phạm kỷ luật của đoàn thể phải được xử lý nghiêm minh.
Việc bình chọn thi đua, cán bộ nhân viên là đảng viên đều phải được đoàn thể xem xét.
-Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ đoàn thể, cốt cán quần chúng phải được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, không khoán trắng cho đoàn thể. Các bộ máy đoàn thể phải được kiện toàn theo hướng tinh gọn, đảm bảo sâu sát cơ sở.
-Cần có kế hoạch phối hợp hoạt động giữa cán bộ chuyên trách và cán bộ bán chuyên trách để vừa đảm bảo tinh gọn bộ máy, vừa đảm bảo đủ sức mở rộng hoạt động của đoàn thể trên địa bàn dân cư và trong các khu vực hoạt động kinh tế – văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng.
-Khối vận từng cấp Quận, phường cần có cơ sở sản xuất tạo kinh phí để chủ động trong mọi mặt hoạt động của mình.
Công Đoàn: Chuyển hướng mạnh mẽ hoạt động xuống cơ sở, đi sâu vào các xí nghiệp và phân xưởng, công ty, cửa hàng, phường và cơ sở sản xuất TTCN. Cần có những hình thức, hoạt động thích hợp để tập hợp và giáo dục quần chúng lao động theo địa bàn dân cư và theo ngành nghề trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, quốc doanh, tập thể hợp tác kinh doanh, tư nhân, các thể.
Nâng cao hiệu quả của Hội nghị công nhân viên chức, thực hiện tốt Nghị quyết 182/CP, 217/CP của Hội đồng Bộ Trưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tăng cường hoạt động thanh tra công nhân, tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn và khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong quản lý kinh tế, phân phối thu nhập, bảo vệ tài sản XHCN trong khi Công Đoàn phải thật sự tham gia thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Hội lao động hợp tác cần đẩy mạnh giáo dục đưa người lao động dần dần tự nguyện đi vào con đường làm ăn tập thể, nâng cao giác ngộ XHCN để thực hiện quyền làm chủ tập thể, đấu tranh từng bước xóa bỏ quan hệ bóc lột, quan hệ chủ thợ vẫn còn trong các tổ hợp sản xuất và Hợp tác xã bậc thấp.
Trong qui hoạch đào tạo cán bộ, cần chú ý số trực tiếp sản xuất, số cốt cán trưởng thành từ công nhân để bổ sung cán bộ cho Đảng và cho bộ máy chính quyền các cấp.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh :
Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, đó là phương hướng giáo dục thiết thực, bổ ích đối với Đoàn. Cần coi trọng giáo dục phẩm chất và lý tưởng cho thanh niên và các thế hệ đang lớn lên.
Các hoạt động của Đoàn phải được đổi mới về nội dung và phương thức, luôn luôn sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm của tuổi trẻ.
Cần thường xuyên rút kinh nghiệm để mang hiệu quả các loại hình liên tục với các ban ngành, gắn các phong trào thanh niên với nhiệm vụ tham gia quản lý kinh tế, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
Cần đẩy mạnh phát triển về số lượng (4.000 đoàn viên mới) chú ý ở khu vực xung yếu, trong khu vực sản xuất kinh doanh. Kịp thời củng cố, nâng chất lượng đoàn viên và tổ chức đoàn thu hẹp, và không còn cơ sở Đoàn yếu kém.
Đối với Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Đoàn cần quan tâm lãnh đạo, cải tiến nội dung và phương thức tổ chức, phương thức hoạt đổng để tập họp, giáo dục và động viên được rộng rãi thanh niên tham gia các phong trào hành động cách mạng.
Hội liên hiệp phụ nữ :
Đẩy mạnh cuộc vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia quản lý kinh tế (nhất là trong mặt trận phân phối lưu thông), xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa mới, con người mới,cùng với Nhà trường và xã hội giáo dục tốt thiếu niên nhi đồng.
Đi đôi với động viên nghĩa vụ, hết sức quan tâm chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của phụ nữ trong lao động sản xuất, phân phối và chăm lo đời sống gia đình.
Coi trọng việc nâng trình độ văn hóa, chính trị cho các tầng lớp phụ nữ đặc biệt cho lực lượng nữ, lao động nghèo khó.
Hội có trách nhiệm góp sức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, phát hiện và giới thiệu cán bộ nữ có năng lực tham gia các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc :
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục chính sách tôn giáo dân tộc nhằm củng cố khối đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Đối với người Hoa cần tập trung nâng cao giác ngộ XHCN, tăng cường khối đoàn kết giữa người Kinh và người Hoa, thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, vận động người Hoa hăng hái sản xuất, chăm lo đời sống, tham gia đổi mới quản lý, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề cao cảnh giác chống mọi âm mưu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn phản động Bắc Kinh cấu kết với đế quốc Mỹ. Tích cực xây dựng lực lượng chính trị, phát triển Đoàn, bồi dưỡng cốt cán người Hoa ở những phường trọng điểm.
Mặt Trận cần thường xuyên rút kinh nghiệm để làm tốt nhiệm vụ, phối hợp hoạt động giữa các đoàn thể thành viên thực hiện đường lối chính sách của Đảng, thực hiện từng trọng tâm công tác của Quận lựa chọn đại biểu xứng đáng vào Hội đồng nhân dân, giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa đại biểu và đông đảo cử tri.
2.Phương hướng tăng cường vai trò quản lý của chính quyền trong nhiệm kỳ tới :
Phương hướng chung là xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp, làm đúng vai trò của Nhà nước là công cụ chủ yếu của chế độ làm chủ tập thể XHCN.
Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước khi đề ra các qui định, quyết định, kế hoạch để cụ thể hóa các nghị quyết Đảng, chính quyền phải đi sâu đi sát, lắng nghe ý kiến quần chúng, phải nắm chắc tình hình thực tế của địa phương, phải tham khảo ý kiến của các đoàn thể, mặt trận, nhất là những vấn đề có quan hệ đến quần chúng, khi triển khai thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể.
Cần định kỳ tổ chức các cuộc Họp liên tịch giữa UBND Quận – phường với mặt trận và các đoàn thể cùng cấp để thống nhất về chủ trương, kế hoạch và biện pháp phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến quần chúng.
Có kế hoạch lấy ý kiến quần chúng đóng góp vào các chủ trương, kế hoạch công tác để bổ sung, sửa đổi cho đầy đủ và phù hợp. Đảm bảo cho cán bộ công nhân viên chức được thật sự tham gia vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Thực hiện tinh giảm bộ máy chính quyền Quận, phường trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, khắc phục mọi trùng lắp , chồng chéo nhau, ỉ lại trông chờ, đùn đẩy cho nhau.
Để thực hiện chế độ Thủ Trưởng, cần giảm bớt chức Phó ở các phòng ban đơn vị sản xuất kinh doanh.
Giảm bộ máy quản lý hành chánh, phân rõ chức năng quản lý hành chính và quản lý sản xuất kinh doanh, đảm bảo làm đúng quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý hành chánh, không can thiệp vào hoạt động có tính chất nghiệp vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm, có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng trong bộ máy chính quyền.
Cán bộ, nhân viên chính quyền phải gương mẫu chấp hành luật pháp và tuyên truyền giải thích luật pháp cho nhân dân.
Hội đồng nhân dân Quận và các phường phải hoạt động thiết thực, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải sử dụng quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan chính quyền, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức chính quyền trong việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, liên hệ chặt với nhân dân, lắng nghe ý kiến và tìm hiểu nguyện vọng của quần chúng.
Đại biểu Hội đồng Nhân dân phải giữ định kỳ tiếp xúc với cử tri và phải chịu trách nhiệm giải quyết và trả lời những yêu sách của cử tri.
Tiếp tục đẩy mạnh việc phân công, phân cấp cho phường, phân rõ nhiệm vụ và quyền hạn để phát huy vai trò của phường trong việc kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương.
3.Tăng cường pháp chế XHCN :
Có kế hoạch thường xuyên phổ biến pháp luật và giáo dục cho mọi tổ chức, mọi người hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật, mọi sự vi phạm pháp luật phải được xử lý.
Phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của các lực lượng nội chính, trước hết là ở phường và ở các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm chủ yếu là phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực và phạm tội, bảo vệ tài sản XHCN tính mạng và tài sản của nhân dân và đồng thời cũng phải dũng cảm, kiên quyết chống các hoạt động phạm tội của kẻ địch, bọn xấu, bọn thoái hóa biến chất móc ngoặc với bọn đầu cơ buôn lậu.
Các cơ quan chính quyền, các tổ chức thanh tra Nhà nước, các tổ chức Tư pháp phối hợp với các đoàn thể quần chúng với các lực lượng Thanh tra nhân dân phải tiến hàng thường xuyên và nghiêm túc các hoạt động kiểm tra và thanh tra.
Cải tiến công tác làm án đảm bảo được nhanh chính xác đúng pháp luật. Chấm dứt việc các ngành còn vi phạm pháp luật trong các hoạt động khám xét, bắt giam giữ, cải tạo, cưỡng bức lao động, tha.
Quan tâm nâng chất lượng cả hai mặt năng lực và phẩm chất làm cho các ngành Nội chính được vững mạnh, đáng tin cậy.
PHẦN THỨ NĂM: CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG.
Trước hết cần phải có sựđổi mới mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế – xã hội, sắp tới phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn diện và đồng bộ của Đảng bộ cả về tư tưởng và tổ chức. Trước hết phải tập trung vào việc đổi mới đội ngũ cán bộ, sắp xếp bộ máy tổ chức phù hợp với cơ chế quản lý mới, xây dựng, củng cố kỷ cương của Đảng, nâng cao đạo đức phẩm chất của đảng viên, nâng cao lập trường giai cấp công nhân nhằm tăng cường sức chiến đấu của Đảng bộ. Gắn công tác xây dựng Đảng với phong trào quần chúng. Tăng cường xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực sự là cánh tay, là đội hậu bị của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ.
1/Đổi mới và bố trí đúng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu tinh gọn đổi mới cơ chế quản lý.
Kiên quyết và nhanh chóng sắp xếp lại tổ chức các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể theo hướng tinh gọn sát bên dưới, làm việc có hiệu quả. Trước hết là phải tiến hành sắp xếp lại tổ chức tinh giảm biên chế ở các cơ quan hành chánh và bộ máy gián tiếp ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, xem xét giảm bớt cấp Phó và các phòng ban không cân thiết, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ. Phấn đấu đến năm 1988 giảm lao động gián tiếp đạt mức đã được qui định.
Phân rõ chức năng quản lý hành chánh và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, các phòng ban chức năng không can thiệp quá sâu vào hoạt động tác nghiệp của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đồng thời khắc phục việc làm tùy tiện, mượn cớ tháo gỡ, mở rộng quyền tự chủ của cơ sở và chạy theo lợi ích bộ phận, lợi ích cá nhân, chạy theo chênh lệch giá, lợi nhuận đơn thuần của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Đối với phường, căn cứ quyết định 30 của Thành Ủy và theo từng loại phường A, B, C trên cơ sở yêu cầu thực tế mà tiếp tục xem xét, điều chỉnh, phân định lại ranh giới, phân bố lực lượng cán bộ công nhân viên hợp lý, vừa đảm bảo được công tác chính quyền, vừa tăng cường cho công tác đoàn thể và Mặt trận (hiện còn yếu và thiếu).
Xây dựng quy chế đổi mới phong cách là lề lối làm việc, bảo đảm sự chỉ đạo của Đảng và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban thuộc chức năng quản lý hành chánh, đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh và các đoàn thể quần chúng nhằm tiến hành đẩy mạnh cải tạo XHCN và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, đổi mới cơ chế quản lý, đưa sản xuất kinh doanh phát triển.
Hết sức quan tâm kiện toàn Văn phòng, Quận Uỷ. Văn phòng Ủy Ban, các Ban Đảng, Trường Đảng, đặc biệt là ban Tổ chức đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác tổ chức các cơ quan kinh tế tổng hợp: kế hoạch, tài chính, vật giá...
Về cán bộ, cần sớm soát xét lại toàn bộ đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các ban ngành, công ty, xí nghiệp... Kiên quyết thay thế cán bộ kém năng lực không làm tròn nhiệm vụ được giao, hoặc có nhiều sai phạm, giảm sút phẩm chất, không được quần chúng tin cậy, những cán bộ bảo thủ, trì trệ, gây trở ngại cho việc đổi mới cơ chế quản lý, mạnh dạn đề bạt qua thực tiễn thích ứng với cơ chế quản lý mới.
Yêu cầu cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý là phải có phẩm chất chính trị, thể hiện trước hết lòng trung thành với Đảng, thông suốt đường lối chính sách của Đảng, có tính năng động, sáng tạo trên cơ sở những nguyên tắc quản lý kinh tế XHCN, có tính tổ chức kỷ luật, có đức tính thẳng thắn, trung thực, có phong cách lãnh đạo tốt, có ý thức tập thể dân chủ, có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, sâu sát gần gũi quần chúng, biết làm công tác quần chúng, đoàn kết và động viên được nhiệt tình lao động của cán bộ và quần chúng, nói và làm theo quyết định của tập thể.
Bằng cách bố trí lại và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tăng cường cán bộ công tác Đảng và đoàn thể ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, phát huy cho được chức năng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước ở cơ sở.
Kết hợp đúng đắng giữa cán bộ nhiều tuổi và cán bộ trẻ, mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ, bảo đảm có sự kế thừa liên tục. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế thừa là trách nhiệm thường xuyên của mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ lãnh đạo đều có trách nhiệm lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kế thừa vào cương vị của mình, khắc phục cách nhìn bảo thủ hẹp hòi đối với cán bộ trẻ và cán bộ nữ.
Phấn đấu đến 1988 hoàn thành việc quy hoạch đội ngũ cán bộ, mỗi chức danh phải có 2 cán bộ dự bị, Đến năm 1990 đưa công tác cán bộ vào nề nếp, không còn tình trạng chấp vá. Tất cả các ngành đơn vị sản xuất kinh doanh, phường phải quy hoạch cán bộ, quy hoạch cán bộ không luân chuyển cán bộ giữa các ngành, phường, trên dưới, vừa có ý nghĩa bổ sung nơi thiếu, vừa có ý nghĩa đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo quản lý toàn diện.
Thực hiện tốt việc phân công phân cấp quản lý cán bộ, phải tăng cường công tác kiểm tra phát hiện sớm những cán bộ tốt để có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo.
Phải thực hiện tốt chính sác đối với cán bộ lớn tuổi, cán bộ về hưu, cán bộ bị tù đày trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chăm lo giúp đở các đồng chí về tinh thần và đời sống, tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ hưu trí nhất là ở cơ sở.
Mọi quyết định về tổ chức và cán bộ phải bảo đảm tính tập thể dân chủ, thảo luận, xem xét đầy đủ những ý kiến của cấp dưới quần chúng và bản thân người cán bộ đó.
2/Củng cố nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng :
Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, nâng cao chất lượng đảng viên, tuyển chọn cán bộ tốt cho Đảng phải có cơ sở Đảng vững mạnh thì mới thay đổi có hiệu quả cơ chế quản lý kinh tế mới.
Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại tổ chức cơ sở Đảng. Ở phường phải thật sự lãnh đạo toàn diện, ở các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ Thủ trưởng, tổ chức cơ sở Đảng phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thành kế hoạch Nhà nước với năng suất, chất lượng hiệu quả cao, đồng thời làm tốt chức năng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, Bí thư phải có phẩm chất và năng lực tương đương với Thủ trưởng. Muốn vậy, tổ chức cơ sở Đảng phải nắm đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Chống quan liêu, xa rời quần chúng là trách nhiệm của mỗi tổ chức cơ sở Đảng. Do đó, công tác vận động quần chúng phải được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng. Mỗi Chi bộ, đảng viên phải nắm vững phương pháp công tác cơ bản của Đảng là giáo dục, giác ngộ quần chúng. Mỗi chi bộ đảng viên phải sâu sát tâm tư, nguyện vọng, đời sống của từng gia đình, từng người trong phạm vị hoạt động của mình để chăm lo đời sống quần chúng và động viên quần chúng hành động cách mạng. Mỗi cán bộ đảng viên phải kiểm điểm công tac quần chúng trong sinh hoạt chi bộ.
Phải giữ vững chế độ và cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đảng, nhất thiết phải kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, kiểm tra công tác của Đảng viên, đề ra chương trình công tác và phân công công tác cho đảng viên.
Thực hiện tự phê bình và phê bình thành nề nếp trong tổ chức cơ sở Đảng, trong cấp Ủy Đảng, nâng cao tính trung thực, thẳng thắn, tin cậy đồng chí lẫn nhau, khắc phục tư tưởng thổi phồng thành tích, che dấu khuyết điểm, nịnh bợ trên ức hiếp dưới, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm sút sức chiến đấu. Phát động rộng rãi quần chúng phê bình Chi bộ, đảng viên ,các cấp Ủy Đảng, các ban lãnh đạo ban ngành mỗi năm một làn vào dịp tổng kết công tác ngoài những đóp góp thường xuyên hoặc đột xuất giúp Chi bộ kiểm tra tư các đảng viên.
Phấn đấu đến năm 1988: 90% cơ sở Đảng đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” và không còn Chi bộ, đảng bộ yếu kém.
3/Phát triển đảng viên mới, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ đảng viên, đấu tranh kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong nội bộ Đảng.
Khắc phục mọi trở ngại phấn đấu đến năm 1990 thay đổi cơ cấu đảng viên hợp lý giữa các khu vực, nhất là khu vực hoạt động kinh tế, một mặt cố gắng phát triển Đảngtrong lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp quốc doanh, trong từng phân xưởng, tiến tới có đảng viên ở từng tổ đội sản xuất, ở hợp tác xã sản xuất, ở công ty. Phấn đấu có đảng viên ở cửa hàng hợp tác xã mua bán, ở phường, ở trường học, nhà trẻ, mẫu giáo. Chú ý trong người Hoa, lực lượng trẻ, nữ. Phấn đấu trong hai năm 1987 –1988 phát triển 450 đảng viên mới. Mặt khác chọn lựa một số đảng viên tốt tăng cường cho cơ sở còn ít đảng viên, đặc biệt ở những địa bàn quan trọng trực tiếp sản xuất, địa bàn nóng bỏng trong phân phối lưu thông, làm cho Chi bộ có đảng viên bắt rễ sâu vào quần chúng.
Để đạt mục tiêu trên phải thống nhất quan điểm đánh giá quần chúng, từ đó mỗi Chi bộ có qui hoạch phát triển Đảng một cách tích cực và vững chắc từ đồng chí phụ trách đến đảng viên đều phải có trách nhiệm đối với công tác phát triển Đảng.
Kết hợp phát triển đảng viên mới với việc kiên quyết đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Đấu tranh chống tiêu cực phải được quan tâm đúng mức, phải được tiến hành kiên quyết, lấy ngăn ngừa phòn chặn làm chính thông qua xây dưng giáo dục, tăng cường kiểm tra quản lý chặt chẽ, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viên có những vi phạm nghiêm trọng, đó là một nhiệm vụ cấp bách trực tiếp của một tổ chức cơ sở Đảng, nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng và nhằm khôi phục lòng tin của quần chúng đối với Đảng.
4/Nâng cao tính tổ chức kỷ luật, tăng cường công tác kiểm tra Đảng, khôi phục kỷ cương của Đảng :
Đấu tranh khắc phục tình trạng tùy tiện, tự do chủ nghĩa: vô kỷ luật, chỉ lo lợi ích cục bộ, không chấp hành nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên và khắc phục hiện tượng buông lỏng kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ cấp bách để Đảng có thể lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn phức tạp hiện nay và vươn lên dành những thắng lợi mới.
Kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng, công tác kiểm tra phải được tiến hành từ tổ chức cơ sở Đảng, là nhiệm vụ chủ yếu của cơ sở Đảng, kết hợp sức mạnh của tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng và tổ chức thanh tra của chính quyền. Nội dung kiểm tra là phải gắn xem xét việc tổ chức thực hiện các quyết định với trách nhiệm của cơ quan, của cán bộ lãnh đạo và phẩm chất đạo đức của đảng viên. Tăng cường kiểm tra trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông, những nơi quản lý tiền hàng, vật tư, những nơi có nhiều quan hệ trực tiếp với dân như là Nhà đất...
Thường Vụ Quận Ủy trực tiếp là đồng chí Thường trực có trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của cấp Ủy.
Phải đề cao kỷ luật của Đảng và bộ máy Nhà nước, mọi cán bộ đảng viên phải phục tùng kỷ luật củaĐảng, không trừ một ai. Mọi năng động, sáng tạo trong khuôn khổ đường lối, chính sách của Đảng. Những việc chưa có chủ trương của trên hoặc muốn làm khác với chủ trương của trên đều phải báo cáo và xin chỉ thị trước khi làm. Bất cứ người lãnh đạo nào cũng không tự đặt mình ra ngoài tổ chức của Đảng, tự cho mình có quyền nói và làm khác với quyết định của tập thể.
Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế làm việc trong các tổ chức Đảng, nhất là trong Ban chấp Hành, với Ban Thường Vụ, Cấp ủy với chính quyền, các đoàn thể, ban ngành.
Thực hiện nghiêm túc, đều đặn sinhhoạt tự phê bình và phê bình từ Quận Ủy đến các Chi bộ, các ban ngành theo chế độ hàng năm.
5/Tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong cán bộ dảng viên :
Yêu cầu quan trọng nhất của công tác chính trị tư tưởng là tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên những vấn đề lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác Lênin, đó là nhiệm vụ cơ bản và thường xuyên của đảng bộ, trước hết là làm quán triệt các Nghị quyết Đại hội IV, V, VI của Đảng và được cụ thể hóa trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 3, 4 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần này.
Nội dung cần tập trung trong một số vấn đề cần thiết về nhận thức và phương pháp luận đúng đắn khoa học để nắm vững đường lối chung, đường lối kinh tế,các quy luật khách quan nhất là chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, cần tiếp tục làm rõ đặc điểm đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường, đấu tranh địch ta, về nhiệm vụ đẩy mạnh cải tạo XHCN và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới về cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế) về ta cuộc cách mạng trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Về xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới là hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN.
Thông qua giáo dục chính trị tư tưởng đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, xa rời quần chúng, củng cố lập trường giai cấp công nhân xây dựng quan điểm quần chúng lấy quần chúng làm gốc, nâng cao ý chí chiến đấu, tinh thần trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật kể cả kỷ luật phát ngôn, nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, trung thực, khắc phục các biểu hiện tiêu cực, cá nhân, tâm lý đua đòi chạy theo cuộc sống vật chất tầm thường.
Nâng cao tinh thần quốc tế vô sản, hiểu rõ và có ý thức đúng về mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia về sự hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước XHCN anh em khác.
Phấn đấu đến năm 1988 tất cả cán bộ, đảng viên phải qua chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Đến năm 1990 tất cả cán bộ chủ chốt (gồm Quận Ủy Viên, Trưởng Phó ban ngành, đoàn thể, Bí thư, Chủ Tịch phường phải qua chương trình lý luận trung cấp và văn hóa hết cấp 3.
Việc đào tạo bồi dưỡng phải theo quye hoạch và kế hoạch hằng năm, không còn để tình trạng tùy tiện, tự phát.
Tăng cường đội ngũ cán bộ Tuyên Huấn, Trường Đảng, phòng Văn hóa thông tin, Đài Truyền thanh, củng cố bộ phận tuyên huấn của các đoàn thể để tăng cường mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ các đoàn thể. Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Thường Vụ đối với mọi hoạt động chính trị tư tưởng của các tổ chức Đảng, các đoàn thể, phòng Văn hóa thông tin và Đài truyền thanh mà trách nhiệm trực tiếp là Ban Tuyên Huấn Quận Ủy, khắc phục tình trạng buông lỏng đã qua.
Tăng cường hơn nữa việc đào tạo bồi dưỡng về chính trị, về quản lý kinh tế cho cán bộ. Trường Đảng cần tổ chức thêm Đại học quản lý kinh tế tại chức cho cán bộ chủ chốt của Quận.
Thực hiện phương châm toàn Đảng bộ và cả hệ thống chuyên chính vô sản làm công tác chính trị tư tưởng, và công tác chính trị tư tưởng phải được tiến hành thường xuyên chủ động ở từng cơ sở Đảng, ban ngành, đoàn thể gắn với việc chăm lo tốt đời sống.
Đài truyền thanh, bản tin Quận có nhiệm vụ giáo dục đường lối chính sách của Đảng, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác, phản ánh trung thực và có chất lượng những điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, tiếp tục ủng hộ, cổ vũ cái mới, cái tiến bộ đồng thời dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, lạch hậu, trì trệ của tổ chức tập thể và cá nhân.
Với những nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra cho Đảng bộ trong những năm tới, mặc dù những khó khăn trước mặt còn rất lớn, nhưng dưới ánh sáng Nghi quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ Thành phố, với sự quyết tâm bằng Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Quận lần này, với tinh thần đoàn kết nhất trí, tinh thần tiến công cách mạng và những kinh nghiệm thực tiễn quý báu của toàn đảng bộ trong thời gian qua, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Đảng bộ và nhân dân Quận 11 sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 11 lần thứ IV đã đề ra.
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 11