Ngày 24 tháng 1 năm 1996
BCH Huyện Đảng bộ Nhà Bè khoá VI được đại hội Huyện Đảng bộ lần VI giao trách nhiệm lãnh đạo Đảng bộ thực hiện các chủ trương, nghị quyết đã đề ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi: Hướng qui hoạch phát triển đô thị của Thành phố về phía Nam, mở ra các công trình mới (Khu Chế xuất; đường Bắc Nhà Bè; Nhà máy nhiệt điện; các trung tâm dân cư, thương mại, Khu Công nghiệp…) đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành, tác động phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao một mức đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong Huyện; đội ngũ cán bộ tích luỹ kinh nghiệm, lại được đào tạo, bồi dưỡng thêm. Qua thực hiện NQTW3 (khoá VII) về đổi mới và chỉnh đốn Đảng góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ.
Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số mặt khó khăn:
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng mặc dù được tập trung đầu tư nhưng còn rất hạn chế, chưa đủ sức thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện, các đơn vị kinh tế trong Huyện thiếu vốn, chậm đổi mới công nghệ, tình trạng chênh lệch về trình độ dân trí, văn hoá, tay nghề của thanh thiếu niên và người lao động trong Huyện còn thấp so với nội thành; tình hình trật tự xã hội chưa thật sự yên tâm; đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý năng lực chưa đều, tuy đã được đào tạo lại nhưng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu…
Trước những thuận lợi và khó khăn đó, BCH Huyện Đảng bộ đã có nhiều cố gắng khắc phục mọi khó khăn lãnh đạo thực hiện hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu chủ yếu mà nghị quyết đã đề ra. Cụ thể những việc làm được và chưa được đã thể hiện trong báo cáo tổng kết, bản báo cáo này chỉ tập trung kiểm điểm những ưu, khuyết điểm chủ yếu về sự lãnh đạo BTV, BCH Huyện Đảng bộ về việc thực hiện NQ đại hội Huyện Đảng bộ lần VI và các NQ của cấp trên.
NHỮNG ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CHỦ YẾU
I. PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ CỦA BCH HUYỆN ĐẢNG BỘ
Ngay từ đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế bất lợi cho CNXH, đất nước chưa thoát ra khỏi khủng hoảng KT-XH, một bộ phận CB-ĐV biến chất, tham ô… Trước tình hình đó BCH Đảng bộ vẫn kiên định mục tiêu XHCN, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, yên tâm vững vàng lãnh đạo Huyện Đảng bộ vượt qua khó khăn, thực hiện NQ của cấp trên. BCH, BTV luôn giữ vững tinh thần cách mạng tiến công, kiên định lập trường giai cấp công nhân, kiên trì theo mục tiêu XHCN, luôn giữ vững thái độ bình tĩnh, không dao động bi quan trước những khó khăn của đất nước và biến động phức tạp của tình hình quốc tế. Bảo đảm đoàn kết, thống nhất về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, quá trình lãnh, chỉ đạo, BCH luôn đứng trên quan điểm toàn diện, vì lợi ích chung với ý thức trách nhiệm. Đại đa số HUV giữ vững được phẩm chất, tư cách, thể hiện nhiệt tình, nêu cao tinh thần trách nhệm đối với nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở tiếp thu những chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ, BCH, BTV đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, vận dụng phù hợp vào tình hình thực tế ở địa phương thông qua một số nghị quyết, kế hoạch và chương trình chuyên đề (gồm 7 văn bản chỉ đạo ở lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng các kế hoạch chuyên đề nhằm thực hiện NQ.TW3; 3 kế hoạch chỉ đạo ở lĩnh vực an ninh quốc phòng;5 chương trình chỉ đạo ở lĩnh vực kinh tế xã hội; 4 NQ, kế hoạch và chương trình lãnh đạo công tác vận động quần chúng), các thông tri, chỉ thị chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện ở các lĩnh vực (nhất là lĩnh vực VH-XH và an ninh quốc phòng…) Quá trình lãnh đạo thực hiện đã cho thấy tính đúng đắn, phù hợp và kịp thời của các chủ trương, nghị quyết đó.
II. LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN NQ CỦA BCH TRÊN CÁC LĨNH VỰC:
Xuất phát từ những tiềm năng và thế mạnh của Huyện, Đại hội VI đã xác định cơ cấu kinh tế chung của Huyện là: Dịch vụ - Công – Nông nghiệp, cơ bản là đúng đắn, do xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố, vận dụng thực hiện quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ cấu, bước đi thích hợp, do vậy, Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Huyện Đảng bộ khoá VI tiếp tục khẳng định cơ cấu kinh tế huyện theo hướng nêu trên.
Trên cơ sở đó, nhiệm kỳ qua, BCH đã ra sức tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp của Huyện quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu nhiệm vụ, nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ khoá VI đề ra và thực tiễn cho thấy cơ cấu đã chọn là đúng đắn, phù hợp.
Cụ thể có những ưu, khuyết điểm chính ở từng lĩnh vực như sau:
1. Về kinh tế:
Nhiệm kỳ qua, BCH, BTV có quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế, được thể hiện qua các chương trình, kế hoạch hcuyên đề, một số thông tri, chỉ thị và các chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng xác định thế mạnh, tiềm năng và khả năng của Huyện để chỉ đạo hướng đi hợp lý.
- Khẳngđ ịnh đất đai là tiềm năng, thế mạnh của Huyện, BCH, BTV đã chủ trương liên doanh, liên kết, khai thác thế mạnh đất đai để giải quyết những vấn đề mấu chốt như vốn, cơs ở hạ tầng; trên cơ sở phát triển dịch vụ địa ốc, bến, kho bãi phát triển thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, đã chỉ đạo tập trung quản lý đất công, rà soát lại hiệu quả sử dụng mặt bằng của các đơn vị, các xã - thị…
- Chỉ đạo qui hoạch tổng thể và xây dựng quy hoạch ngành tạo điều kiện để phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, nhất là kinh tế hộ, các thành phần kinh tế khác với qui mô vừa và nhỏ, trên cơ sở khai thác và huy động các nguồn vốn trong dân, vốn từ chương trình XĐGN, từ quỹ quốc gia (dự án nhỏ, dự án 2561), tín dụng nông nghiệp… Bên cạnh đó, còn tập trung đầu tư cho các ngành gia công, chế biến hàng xuất khẩu… Tập trung giải quyết tồn đọng, từng bước sắp xếp lại và giải quyết tồn đọng của những đơn vị làm ăn thua lỗ, không có hướng phát triển; tạo điều kiện thêm về giới thiệu đối tác, kiện toàn, củng cố về bộ máy, nhân sự… Kinh tế ngoài quốc doanh hình thành và phát triển tương đối mạnh cả về số lượng và nguồn vốn. Một số đơn vị quốc doanh đã phục hồi, ổn định, có hướng vươn lên. Nhìn chung, các chương trình công tác quý, tháng, chương trình thực hiện NQTW5, NQTW7 của Huyện uỷ đều thể hiện sự vận dụng nghị quyết của TW, TU trong việc phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác mọi nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
Nhận thức trong những năm trước mắt nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Huyện, BCH đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác khuyến nông, thay đổi giống lúa mới để có năng suất và giá trị cao (vụ mùa 94-95 đã thay đổi 30% cơ cấu giống lúa). Chỉ đạo phát triển nhiều loại cây, con (táo, dừa nước, bò sữa, gà…) để giảm bớt thế độc canh trong nông nghiệp, ngoài ra đã chỉ đạo củng cố mạng lưới cán bộ bảo vệ thực vật, thú ý, từ đó đã từng bướcchuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp (chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt, chiếm 40% trong toàn ngành, năm 1990 là 26,7%), tiếp tục tạo điều kiện phát triểnkinh tế hộ trong nông nghiệp, đã chỉ đạo cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất, tác động hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất (tín dụng nông nghiệp, 2561, dự án nhỏ…). Do vậy sản xuất nông nghiệp có tăng hơn so nhiệm kỳ trước.
Chú trọng công tác lãnh đạo thu chi ngân sách, đã chỉ đạo khai thác các nguồn thu, đảm bảo lãnh đạo thu thuế hàng năm vượt chỉ tiêu TP giao. Trên cơ sở đó Huyện đảm bảo được nhu cầu chi thường xuyên, có tích luỹ để đầu tư cho các công trình phúc lợi. Ngoài ra đã lãnh đạo tốt công tác khoán chi ngân sách trên cơ sở duyệt kế hoạch đầu năm tạo sự chủ động cho cơ sở. Nguyên nhân do tập trung lãnh đạo khâu tổ chức thực hiện, phối hợp giữa ngành thuế và các xã tốt.
Trong nhiệm kỳ lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản đạt kết quả tốt, đã chỉ đạo ngành xây dựng giao thông khảo sát và lập kế hoạch, xây dựng cầu đường cụ thể, có phân cấp (giữa Huyện và xã), kiểm tra việc thực hiện thông qua các cuộc giao ban, lãnh đạo việc vận động phối hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm. Bên cạnh đó, đã từng bước tạo điều kiện thuận lựi để dân đi lại giaolưu văn hoá, mua bán… khoan và xử lý giếng nước, giải quyết một phần khó khăn nước sinh hoạt cho nhân dân, tranh thủ được TP hoàn thành cơ bản điện khí hoá xã PK, PL, sửa chữa hệ thống bệnh viện, trạm xá, xây dựng mới và sửa chữa hệ thống trường học…
Tuy vậy, mặc dù BCH rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế, nhất là việc đề ra chủ trương phát triển Huyện theo 2 vùng kinh tế, nhưng vẫn chưa dành nhiều thời gian để định hướng phát triển cụ thể, lâu dài; chỉ đạo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hoặc qui hoạch chi tiết để xây dựng các phương án thu hút đầu tư, nhất là khu vực phía Nam Huyện, nhưng chưa thực hiện tốt, còn hạn chế trong việc tranh thủ Thành uỷ, UBND TP và các ngành TP, mặt khác còn lúng túng trong lãnh đạo công tác quy hoạch các ngành sản xuất; công tác quản lý nhà nước ở các thành phần kinh tế nhất là ngoài quốc doanh còn lỏng lẻo, chưa tập trung cho ngành có ưu thế phát triển; chưa thật sự xem trọng chỉ đạo phối hợp hoạt động của các ngành kinh tế tổng hợp, thiếu quan tâm củng cố hoạt động thống kê. Từ đó làm hạn chế tầm nhìn bao quát và định hướng sát hợp cho lãnh đạo, chỉ đạo. Trong những năm qua, BCH có thấy được vấn đề khó khăn lớn nhất của Huyện là vốn để đầu tư cho sản xuất, nhưng cũng chưa thật sự kiên quyết lãnh đạo sử dụng và khai thác tốt các nguồn vốn; chưa đẩy mạnh việc hướng dẫn vay vốn trung hạn để đầu tư sâu cho sản xuất, phát triển đa dạng ngành nghề trong nông thôn để chuyển bớt lao động nông nghiệp sang các ngành khác, phù hợp với xu thế đô thị hoá. Trong đó, một số Huyện uỷ viên; trưởng đầu ngành chưa thực hiện tốt việc phổ biến rộng và hướng dẫn cụ thể thủ tục vay vốn, sử dụng vốn có hiệu quả các mặt bằng, đất công; bản thân một số đ/c quá thận trọng, hoặc lúng túng nên chưa khai thác tốt nguồn vốn từ liên kết, liên doanh. Tuy BCH có quan tâm chỉ đạo thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình NQTW5 về xây dựng nông thôn mới, tập trung nhiều cho việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, nhưng việc tác động tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và giải quyết việc làm cũng chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế có một số vấn đề BCH thống nhất về chủ trương nhưng chưa nhất quán về biện pháp, cách làm.
Mặc dù có chủ trương, nhưng việc quản lý nghiệp vụ kế toán, tài chánh đối với các đơn vị hành chánh sự nghiệp, các thành phần kinh tế chưa tốt; hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thất thu thuế (nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản, vận tải, dịch vụ thương mại ngoài quốc doanh…) còn để xảy ra vi phạm nguyên tắc quản lý tài chánh, việc lãnh đạo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí có đề ra, nhưng kết quả chưa cao.
2. Về văn hoá – xã hội:
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện NQTW4, 5; thể hiện ở việc chỉ đạo các ngành quan tâm đến công tác săn sóc sức khoẻ cộng đồng, tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống dịch bệnh, quản lý các bệnh truyền nhiễm và phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hoá cùng với các phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng, TDTT… Kiên quyết lãnh đạo ngăn chặn, giải quyết một bước các tệ nạn xã hội, nhất là khu vực Cầu Hàn; tập trung chấn chỉnh tình trạng kinh doanh ăn uống không lành mạnh đã đạt một số kết quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí gắn chặt với việc đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, các ngành chức năng – phòng giáo dục đã tham mưu cho BCH thường xuyên chỉ đạo tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, quan tâm đến công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và bổ túc văn hoá…. đến nay đã căn bản phổ cập giáo dục tiểu học ở 6/12 xã - thị, 90% trẻ em trong độ tuổi đến lớp, tỷ lệ thi tốt nghiệp đạt hàng năm đều có tăng.
BCH, BTV Huyện uỷ, xem trọng việc lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với phát triển các mặt đời sống văn hoá – xã hội: xác định XĐGN là một công tác trọng tâm và thường xuyên, đã chỉ đạo tập trung cho công tác (vận động gây quỹ, tiếp vốn 100% số hộ trong diện đã điều tra), qua đó đã góp phần xoá bỏ hình thức bóc lột ở nông thôn, thể hiện được bản chất của nhà nước ta là chăm lo cho nhân dân lao động nghèo, mặc dù chủ trương phát triển kinh tế thị trường. Bên cạnh đó đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt mộ tsố chính sách xã hội như: Xây dựng nhà tình nghĩa (trên 363 căn) đã cơ bản giải quyết được nhà ở cho các đối tượng chính sách theo qui định của TP; cấp sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các đối tượng chính sách; quy tập mộ liệt sĩ về nghĩa trang liệt sĩ của Huyện; xét duyệt, đề nghị phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 30 bà mẹ, danh hiệu “anh hùng các lực lượng vũ trang” cho xã Hiệp Phước…
Mặc dù có cố gắng chỉ đạo thực hiện có kết quả một số mặt, nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được tình hình phát triển của Huyện; chừng mực nào đó chỉ đạo phối hợp chưa tốt trong việc hướng dẫn sử dụng vốn XĐGN; chỉ đạo giải quyết các tệ nạn xã hội có quan tâm công tác phối hợp, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu. Tuy đầu tư nhiều cho giáo dục và y tế, nhưng chỉ mới tập trung cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên, CB CNV, Y, bác sĩ… vẫn còn hạn chế; việc nâng cao trình độ học vấn gắn với dạy nghề và giải quyết việc làm mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là dạy nghề, tỉ lệ giải quyết việc làm vẫn còn thấp. Việc chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, xã và đoàn thể trong việc tổ chức, vận động xoá mù, phổ cập cấp 1, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, kế hoạch hoá gia đình, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, vệ sinh môi trường… cũng chưa được thường xuyên. Trong đó trách nhiệm của BTV là từng lúc từng nơi thiếu kiểm tra việc tổ chức thực hiện, UBND Huyện chậm có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một số việc cụ thể, có lúc thiếu kiên quyết, vai trò của các đ/c UV.BCH phụ trách ngành, xã là thiếu quan tâm thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước, ít đóng góp những vấn đề thuộc nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, có chỉ đạo nhưng chưa có kế hoạch và chưa đeo bám lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt. Đã có một bước tạo điều kiện về cơ sở vật chất để phát triển phong trào TDTT tại Huyện nhưng chưa chỉ đạo phối hợp đồng bộ với các ngành, các đoàn thể để đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, bản thân đội ngũ cán bộ của ngành cũng còn yếu và thiếu năng động.
3. Về an ninh - quốc phòng và bảo vệ pháp luật:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc lãnh đạo bảo đảm ổn định chính trị và bảo vệ an toàn xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-CH-XH nhất là trong giai đoạn mở cửa quan hệ rộng với nước ngoài như hiện nay. Từ đó BCH tập trung lãnh đạo giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an toàn các cao điểm lễ, tết và các mục tiêu trọng điểm đấu tranh ngăn chặn các loại tệ nạn, bảo vệ trật tự xã hội bằng các kế hoạch chuyên đề, từng thời điểm có những thông tri, chỉ thị lãnh đạo phối hợp. Do đó đã đạt được một số kết quả đáng kể. Đã thể hiện sự quán triệt nghiêm túc các chủ trương của cấp trên, thông qua việc chỉ đạo giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến an ninh chính trị, trật tự xã hội, liên tục chỉ đạo mở những đợt cao điểm tấn công tội phạm, có một bước ngăn chặn sự phát triển mạnh của tệ nạn xã hội. Lãnh đạo việc xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng thủ tương đối tốt, thường xuyên phối hợp bảo vệ an ninh trật tự các địa bàn giáp ranh. Quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở các xã và các cơ quan, củng cố Ban chỉ huy các xã - thị đội, tăng cường công tác quản lý và huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên, lãnh đạo công tác tuyển quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu trên giao.
Thường xuyên lãnh đạo các ngành bảo vệ pháp luật đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật, chống các loại tội phạm, thể hiện qua việc chỉ đạo phối hợp các ngành tham gia công tác thanh, kiểm tra, giám sát, xét xử, giải quyết khiếu tố… đã góp phần bảo vệ trật tự kỷ cương, pháp luật nhà nước.
Tuy vậy, trong lãnh đạo công tác an ninh quốc phòng có lúc chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên sinh hoạt BCH thống nhất để lãnh đạo phối hợp, do vậy một số công tác hiệu quả không cao do thiếu đồng bộ (lãnh đạo công tác quản lý địa bàn và quản lý đối tượng ở các xã chưa chặt; xây dựng, củng cố phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ chưa sâu rộng, chậm triển khai công tác chuyển hoá và xây dựng địa bàn an toàn). Một số UV.BCH lãnh đạo các ban, ngành chưa hoàn chỉnh kế hoạch phòng thủ. Công tác đấu tranh chống tội phạm, nhất là đấu tranh chống buôn lậu, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội… từng lúc, từng nơi chỉ đạo thiếu tính liên tục và kiên quyết. Chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và chưa xử lý nghiêm để làm giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luật (luật NVQS, luật đất đai, luật giao thông, trong xây dựng…)
Công tác giải quyết khiếu kiện còn chậm so với pháp lệnh giải quyết khiếu tố… Chủ yếu do BCH, BTV có lúc chưa lãnh đạo xây dựng kế hoạch cụ thể, chưa tập trung chỉ đạo, thiếu kiểm tra. Một mặt cũng do một bộ phận cán bộ nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng kịp yêu cầu.
4. Củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước:
BCH, BTV đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo hoạt động, HĐND, UBND duy trì hàng tuần giao ban 3 Thường trực để kiểm tra việc thực hiện NQ. Tập trung kiện toàn củng cố bộ máy và nhân sự lãnh đạo chính quyền từ Huyện đến xã và các phòng ban, nhất là củng cố cơ sở, ấp (khu phố), tổ nhân dân (tổ dân phố) gắn với củng cố an ninh cơ sở. Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, BCH, BTV đã chỉ đạo chấn chỉnh lại công tác tiếp dân. BCH đề ra các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước nhưng so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng. Khuyết điểm của BCH, BTV là tuy có kiểm tra đôn đốc, nhưng thực chất thiếu tập trung chỉ đạo các cơ quan chính quyền kịp thời thể chế hoá chủ trưng, NQ của cấp uỷ Huyện. Một số đ/c UV.BCH kể cả các đ/c TV phụ trách khối cơ quan chậm chỉ đạo xử lý những vi phạm trong các lĩnh vực, thiếu kiểm tra giám sát trong công tác quản lý tài chánh, kế toán, quản lý ở lĩnh vực văn hoá, dịch vụ, y tế, đất đai… Công tác tiếp dân có cải tiến nhưng hiệu quả chưa cao. BCH, BTV quan tâm chưa đúng mức trong việc chỉ đạo thực hiện 4 cuộc vận động; Chưa kiên quyết chỉ đạo xuyên suốt việc phân công, phân cấp trách nhiệm giữa Huyện, xã và các phòng ban. Có xây dựng và triển khai quy chế làm việc nhưng thiếu chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện quy chế, các ngành thiếu chủ động xây dựng quy chế làm việc, tham mưu cho Uỷ ban. Chưa chú trọng chỉ đạo công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chuyên ngành. Nguyên nhân do thiếu kế hoạch chương trình công tác cụ thể, trong chỉ đạo thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm. Ít đi cơ sở để giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn cụ thể; bản thân một số cán bộ trình độ năng lực còn hạn chế, một bộ phận chưa thể hiện cao tinh thần trách nhiệm.
5. Về công tác vận động quần chúng:
Trên cơ sở quán triệt NQTW8B, BCH, BTV thường xuyên quan tâm đến hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể, Hội CCB và phong trào quần chúng các giời, từ đó đã góp phần tích cực cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, thể hiện các kế hoạch chỉ đạo thực hiện NQ4, 7, 8/BCT, chương trình thực hiện CT37/BBT, kế hoạch về công tác vận động các giới Phật giáo trong tình hình mới, chuyên đề về công tác VĐQC… BCH, BTV đã chỉ đạo Mặt trận, các đoàn thể, tập trung cho công tác củng cố, kiện toàn bộ máy gắn với việc xây dựng lực lượng nồng cốt, phát triển đoàn viên, hội viên mới. Quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy hoạt động của Ban dân vận, kiện toàn khối dân vận xã - thị. Từng bước đổi mới nội dung, hình thức tập hợp quần chúng đa dạng, phong phú gắn với việc đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, quyền lợi của quần chúng, qua đó mở rộng tập hợp quần chúng vào tổ chức, tuyên truyền giáo ngộ làm cho quần chúng thông suốt chủ trương, chính sách của nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, xem tổ chức đoàn thể là chỗ dựa tin cậy.
Tuy BTV có quan tâm củng cố Mặt trận, các đoàn thể nhưng chưa chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể để củng cố hệ thống chân rết của các đoàn thể, nhất là ở địa bàn dân cư; chưa tập trung lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động giáo dục thanh thiếu niên – đoàn thanh niên và tổ chức Công đoàn các cấp, chỉ đạo xây dựng lực lượng nồng cốt trong các đoàn thể chưa nhiều, hiện nay còn một số tổ chức đoàn thể chưa thật vững mạnh; chưa duy trì thường xuyên quy định hàng quý BTV cùng làm việc với các đoàn thể nghe phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Từng lúc, từng nơi có biểu hiện khoán cho các đoàn thể làm công tác VĐQC; BCH, BTV và các cấp uỷ Đảng chính quyền có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng; chưa dành thời gian để củng cố, kiện toàn các tổ chức đoàn thể gắn với việc tạo điều kiện cho các Đoàn thể hoạt động, thiếu quan tâm đến công tác giáo dục chính trị và tuyên truyền vận động trong nhân dân. Mặt khác, Ban Dân vận cùng một số đoàn thể có lúc, có nơi chưa kịp thời tham mưu, đề xuất tốt cho BTV, BCH lãnh đạo công tác vận động quần chúng.
6. Về xây dựng Đảng:
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, là yếu tố quyết định trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, do đó, BCH đã tập trung lãnh đạo, tạo sự chuyển biến trong Đảng bộ. Trước hết, trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, BCH, BTV đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị quán triệt các nghị quyết của TW, TU, NQ Đại hội và hội nghị giữa nhiệm kỳ của Huyện Đảng bộ, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng bản lĩnh chính trị, khắc phục những tư tưởng sai trái, lệch lạc trong cán bệ đảng viên. Chú trọng việc giáo dục ý thức cảnh giác chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, song song đó, còn chú trọng đến việc thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, đào tạo hoặc gởi đi học về Lý luận chính trị (Trung cấp, Cao cấp, cử nhân chính trị), bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế… thường xuyên thông tin thời sự quốc tế và trong nước. Lãnh đạo công tác tư tưởng bằng nhiều hình thức phong phú đã góp phần tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả các nội dung về công cuộc đổi mới, về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh… Từ đó tạo sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng bộ, tin tưởng đường lối đổi mới và sự lãnh đạo của TW, Thành uỷ và BCH Đảng bộ; giữ vững phẩm chất đạo đức, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ… qua đó giữ vững sự đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- BCH, BTV dành khá nhiều thời gian cho công tác tổ chức và cán bộ. Quan tâm củng cố, quán triệt kiện toàn các ban Đảng, các đơn vị SXKD, các phòng ban nhà nước, đã sát nhập, giải thể, thành lập mới một số đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình, phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu, nhất là các Ban Đảng tốt hơn. Thực hiện NQTW3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, BTV đã chỉ đạo nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng Đảng viên và cơ sở Đảng, trong đó quan tâm đến các chi bộ ấp, trước nhất là xây dựng Đảng và thực hiện qui chế, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các qui định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng loại hình cơ sở Đảng, quan tâm tổ chức kiểm tra Đảng viên thực hiện NQ, nguyên tắc Đảng, công tác phân công, quản lý Đảng viên… Từ đó có một bước nâng cao chất lượng. Thông qua Đại hội Đảng các cấp và thực hiện NQTW3, đã cơ bản sắp xếp, thay đổi số cán bộ lớn tuổi, cán bộ yếu năng lực, kém phẩm chất, góp phần kiện toàn tổ chức lãnh đạo và quản lý các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, mạnh dạn đề bạt cán bộ theo hướng phát huy năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu, trong sắp xếp đề bạt cán bộ, có quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, sau bố trí sắp xếp có phát huy được năng lực cán bộ. Đồng thời đây là nhiệm kỳ quan tâm nhiều nhất đến công tác quy hoạch cán bộ kế thừa BCH, BTV đã ban hành tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp Huyện, xã, trên cơ sở đó đã quy hoạch 13 chức danh chủ chốt cấp Huyện, tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chức hoặc gởi đi đào tạo tại chức, về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, bổ túc văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ… Ngoài ra, còn quan tâm nhiều đến công tác chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác Đảng (trợ cấp cho Bí thư, Thường trực Đảng uỷ, uỷ viên phụ trách khối vận ở xã, Bí thư các cơ sở Đảng, Bí thư ấp – khu phố; tổ chức cho các đ/c 40 tuổi Đảng tham quan, khám bệnh), kể cả cán bộ đã nghỉ hưu.
- BCH mà trực tiếp là BTV thường xuyên chỉ đạo tăng cường kiểm tra đảng viên chấp hành NQ, quyết định và điều lệ Đảng, từ đó, công tác kiểm tra Đảng đã dần dần đi vào hướng chủ động ngăn ngừa. Bên cạnh đó, còn chú trọng phối hợp tốt các ngành bảo vệ pháp luật để giải quyết tồn đọng, khiếu nại, khiếu tố và xử lý kỷ luật hợp lý, góp phần củng cố lòng tin vào sự nghiêm minh của tổ chức Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Từ năm 1993, thực hiện sự chỉ đạo của TW, TU, BTV đã quan tâm lãnh đạo hoạt động kinh tế Đảng, đã tiến hành thành lập tổ chuyên quản lý Kinh tế Đảng trực thuộc TT/HU nhằm tập trung vào các nguồn ngân sách Đảng. Đồng thời, cũng lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ thêm về vốn, về đối tác, giúp các đơn vị mở rộng SXKD.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, thiếu sót là:
+ Lãnh đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa nắm kịp thời tâm tư tình cảm của cán bộ, đảng viên, từ đó có nhiệm vụ chưa được triển khai thực hiện hoặc triển khai chậm, hiệu quả không cao. BTV có chỉ đạo thành lập đội ngũ tuyên truyền viên để đi sâu tuyên truyền ở cơ sở, nhưng chưa phát huy hiệu quả. Lãnh đạo phối hợp giữa cơ quan tư tưởng của Đảng với các ngành tuyên truyền thuộc chính quyền và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt.
+ Ban TV chưa dành thời gian, công sức để củng cố, kiện toàn các cơ sở Đảng yếu, kể cả trong công tác quy hoạch cán bộ, các cấp, các ngành quan tâm chưa đúng mức công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, công tác phát triển đảng viên mới chưa đạt chỉ tiêu NQ đề ra. Chỉ đạo công tác bảo vệ nội bộ đôi lúc chưa tập trung. Một mặt do BCH có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức, giao cho các đồng chí Thường vụ chuyên trách công tác Đảng và các ban Đảng; mặt khác một số Chi, Đảng bộ nhất là ở các phòng ban do chạy theo công tác chuyên môn, xem nhẹ công tác xây dựng Đảng, các thủ trưởng đơn vị chưa quan tâm tạo điều kiện cho đơn vị hoạt động. Các đồng chí Huyện uỷ viên phụ trách các ban Đảng chưa tham mưu xây dựng được các chuyên đề nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ và nghiệp vụ xây dựng Đảng.
BCH, BTV tuy có quan tâm đến công tác kiểm tra, nhưng chưa dành nhiều thời gian bàn sâu vào phân tích chất lượng ĐV, tìm hiểu nguyên nhân vi phạm kỷ luật của đảng viên để có biện pháp phòng ngừa, công tác kiểm tra chỉ mới được làm kỹ ở cấp Huyện, cấp cơ sở chưa thật sự quan tâm; chưa đi vào kiểm tra ngăn ngừa vi phạm. BCH, BTV cũng chưa làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên về vị trí quan trọng của công tác kiểm tra, nhất là tác hại của sự thiếu kiểm tra.
+ BCH, BTV chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo hoạt động kinh tế Đảng.
III. ĐẠO ĐỨC – PHONG CÁCH - LỀ LỐI LÀM VIỆC:
So với nhiệm kỳ trước, phong cách lề lối làm việc của BCH, BTV có chuyển biến khá hơn. Định kỳ đều có kiểm điểm việc thực hiện qui chế và có bổ sung sửa đổi, dần dần đưa việc thực hiện quy chế vào nề nếp, nhất là thực hiện chế độ hội nghị có nhiều tiến bộ trong việc chấp hành thời gian khai mạc và kết thúc hội nghị. Tương đối tuân thủ qui trình chuẩn bị nội dung và tiến hành các cuộc hội nghị (gởi nội dung trước để nghiên cứu, dành thời gian để thảo luận, trong thảo luận có gợi ý trọng tâm, có kết luận cụ thể…) từ đó chất lượng các hội nghị được nâng lên. Đã tiếp tục phát huy chế độ làm việc theo khối, phân công các UV.BCH sinh hoạt ở 6 khối, từng quý, 6 tháng, năm, các khối đều tổ chức sinh hoạt nhằm động viên trí tuệ tập thể UV.BCH với các ngành trong khối đóng góp cho sự lãnh đạo của BCH. Trong các kỳ họp BCH đều thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đa số UV.BCH đều thể hiện trách nhiệm, tham gia đóng góp cho sự lãnh đạo chung cũng như các ngành, khối mình phụ trách.
- BTV dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng Đảng và các định hướng chung, giảm bớt những vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước. Tất cả uỷ viên trong BTV đều được giữ vai trò trung tâm đoàn kết trong BCH. Công tác thường xuyên, và những đợt công tác trọng tâm đều có phân công, phân nhiệm vụ cụ thể từng UVTV; có chú ý lãnh đạo phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó, đối với những công tác trọng tâm, BTV đều có quan tâm chỉ đạo theo trọng điểm và sơ kết rút kinh nghiệm để nhân rộng.
- Vai trò của TT/HU được thể hiện rõ nét, thay mặt BTV điều hành công việc hàng ngày. TT/HU đã chú trọng đi cơ sở và chỉ đạo các ban Đảng bám sát cơ sở để kiểm tra và đôn đốc thực hiện, từ đó giúp BCH, BTV nắm được tình hình thực tế diễn ra tại cơ sở, có những quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị (như việc kiểm tra thực hiện NQTW3, TW4, TW5, chương trình XĐGN…).
Duy trì tương đối thường xuyên sinh hoạt giao ban 3 Thường trực đã giúp cho việc lãnh đạo chính quyền thực hiện chủ trương, NQ của BCH, BTV được tốt hơn. BCH, BTV thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo lên TU, xuống cơ sở theo định kỳ qui định. Sau mỗi cuộc hội nghị đều có thông báo nội dung giúp cho cơ sở nắm được thông tin, từ đó góp phần tổ chức thực hiện tốt hơn.
Nhìn chung, BCH hoạt động tương đối đều, thểhiện được trách nhiệm trong tham gia lãnh đạo chung, trong lãnh đạo đơn vị được phân công phụ trách. Trong BCH hầu hết đảm bảo được sự đoàn kết, thống nhất cao về quan điểm và giữ được phẩm chất, đạo đức của người Đảng viên và là cấp uỷ viên.
Khuyết điểm là:
- Còn một vài đồng chí HUV thiếu tu dưỡng, rèn luyện dẫn đến vi phạm kỷ luật, kể cả trong nhiệm vụ được phân công lẫn trong sinh hoạt, làm giảm uy tín cá nhân và Đảng bộ.
- Chưa kiên quyết trong kiểm điểm trách nhiệm của từng UVTU và UV.BCH đối với việc phân công chuẩn bị các chuyên đề nhằm triển khai thực hiện các chủ trương, NQ trong phụ trách ngành, khối. Một bộ phận UV.BCH chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng.
- Một số UV.BCH chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm đối với công việc chung, chưa đầu tư suy nghĩ để đóng góp sâu những chủ trương của BCH cũng như đề xuất biện pháp, kế hoạch thực hiện nhằm cụ thể hoá những chủ trương của BCH, lãnh đạo các đơn vị thực hiện, bản thân một vài đơn vị có HUV trực tiếp lãnh đạo nhưng vẫn thuộc loại yếu. Một bộ phận HUV ít chú trọng nghiên cứu quán triệt NQ cấp trên, do đó trong vận dụng thực hiện NQ chưa đạt hiệu quả cao. Một số ít đ/c thiếu năng động, ít tìm tòi học hỏi để phấn đấu nâng lên. Trong sinh hoạt BCH ít thể hiện sự đấu tranh để đi đến thống nhất và tổ chức thực hiện, một số trường hợp thiếu bàn kỹ nhưng ý kiến khác nhau, dễ cho qua, đến khi tổ chức thực hiện thường vướng mắc. Trình độ, năng lực hoạt động của BCH chưa đồng đều, kể cả về trình độ, nhận thức, khả năng đóng góp cho công việc chung; một số ít thường vắng họp BCH; có 1 số ít HUV chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm. Chú ý công tác kiểm tra, nhưng chưa xử lý sau kiểm tra có nơi, có lúc còn chậm. Chưa có biện pháp khen thưởng, kỷ luật cụ thể đối với từng cá nhân, đơn vị làm tốt hoặc trì trệ. Lãnh đạo sinh hoạt giao ban 3 Thường trực chưa chú ý nhiều đến việc kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện, thường nặng báo cáo tình hình. Chưa kiên quyết lãnh đạo cơ sở xây dựng và thực hiện quy chế làm việc. Từ đó ở một số nơi trong lãnh đạo, điều hành chưa có sự phối hợp chặt giữa cấp uỷ và thủ trưởng. Việc đi cơ sở chưa được xem là công việc cần thiết, thường xuyên hoặc có khi đi cơ sở nhưng chất lượng đạt được chưa cao.
Chế độ làm việc theo khối tuy phát huy tốt, nhưngcác khối hoạt động chưa đều, vai trò các thành viên trong khối có trường hợp chưa thể hiện tốt. Chế độ Thường vụ phụ trách xã có tiến bộ hơn trước, nhưng đôi lúc chưa thực hiện tốt theo qui chế (xã phải báo cáo Thường vụ phụ trách cho ý kiến trước khi báo cáo TT/HU, BTV, trừ những công tác đột xuất).
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM:
Qua 5 năm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, từ những ưu, khuyết điểm nêu trên, có thể rút ra những vấn đề vừa là nguyên nhân, đồng thời cũng là kinh nghiệm như sau:
1. BCH Huyện Đảng bộ phải thống nhất cao để tập trung sức lãnh đạo từ khâu đề ra NQ đến quán triệt thống nhất tư tưởng và hành động để tổ chức thực hiện. Khâu tổ chức thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chủ trương, NQ. Thời gian vừa qua việc tổ chức thực hiện có nhiều tiến bộ, trong quá trình lãnh đạo BCH, BTV nhận thấy muốn tổ chức thực hiệntốt đòi hỏi phải tổ chức chỉ đạo HĐND, UBND và các ngành, các cấp vận dụng, cụ thể hoá các NQ của Đảng bằng các kế hoạch, có các bước đi, biện pháp và các chính sách cụ thể cho từng giai đoạn. Song song đó phải nắm bắt tình hình và dự đoán sự phát triển của Huyện, trong bối cảnh chung của TP, cả nước mà đề ra các chủ trương phù hợp, khả thi. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải biết xác định trọng tâm, trọng điểm, biết kết hợp công tác thường xuyên với công tác đột xuất. Phải có phân công, phân nhiệm cụ thể từng ngành, từng cá nhân theo chức năng, đoàn kết, phối hợp tốt để hoàn thành nhiệm vụ. Chú trọng công tác kiểm tra, định kỳ đánh giá kiểm điểm, sơ tổng kết việc thực hiện, rút kinh nghiệm nhân rộng, uốn nắn kịp thời các ngành, địa phương… Duy trì giao ban 3 Thường trực để kịp thời tháo gỡ khó khăn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HĐND, UBND, các đoàn thể… trên cơ sở qui chế đã ban hành, định kỳ cần sơ kết rút kinh nghiệm và sửa đổi, bổ sung.
Thực tế vừa qua đã cho thấy đối với những công tác có tập trung lãnh đạo, có chương trình, kế hoạch, có phân công phân nhiệm cụ thể thì đạt hiệu quả cao (thực hiện NQ TW3, XĐGN…) và ngược lại (công tác qui hoạch, việc thu hút đầu tư…).
2. Yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả tổ chức thực hiện là bộ máy phải tinh gọn, chặt chẽ, hoạt động đồng bộ (thực hiện theo qui chế) và cần nhất là đội ngũ cán bộ phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do vậy, phải xem việc tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm (nhất là công tác qui hoạch, đào tạo) bên cạnh việc củng cố kiện toàn tổ chức và tác động của cấp trên phải xem trọng yếu tố tự bản thân từng đảng viên ý thức được vai trò của mình đối với tổ chức Đảng, đối với công việc chung mà phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ. Thực tế vừa qua đã chỉ rõ nơi nào làm tốt công tác chỉnh đốn Đảng thì nơi đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức cơ sở Đảng khá, mạnh, đảng viên được nâng cao trình độ, năng lực.
3.Xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi:
Trong quá trình quán triệt, vận dụng và thực hiện nghị quyết cấp trên, nghị quyết của Huyện Đảng bộ phải nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt Đảng mà quan trọng nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cần lưu ý để tránh tình trạng dân chủ hình thức: do không cung cấp thông tin đầy đủ, hoặc do thiếu đầu tư suy nghĩ nên dễ chấp nhận, chưa thảo luận cặn kẽ để có quyết định đúng, phù hợp. Ngoài ra cũng cần đi sâu nghiên cứu để có qui chế hợp lý phát huy vai trò cá nhân phụ trách.
4. “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn dân”, do vậy xây dựng đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ là làm hạt nhân lãnh đạo khối đoàn kết toàn dân, động viên toàn bộ nguồn lực trong nhân dân cùng tham gia thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Thực tế quá trình lãnh đạo vừa qua đã cho thấy rõ chủ trương nào được toàn dân tham gia (như chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc diện chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấm đốt pháo nhân dịp Tết Ất Hợi vừa qua…) thì kết quả đạt được rất cao. Ngược lại, những chủ trương chưa được quán triệt kỹ trong nội bộ Đảng cũng như ngoài nhân dân thì kết quả đạt được rất hạn chế.
5. Ngoài ra, tự bản thân Huyện không thể nào tự độc lập phát triển mà phải tranh thủ sự lãnh đạo, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Thành uỷ, UBND Thành phố, các ngành Thành phố, các đơn vị Trung ương – Thành phố đóng trên địa bàn Huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho Huyện phát triển các mặt kinh tế - văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng…
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN NHÀ BÈ