PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH
Năm năm qua (1991-1995) nhiều chủ trương, chính sáchcủa Đảng và nhà nước được ban hành nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Tại Huyện, quy hoạchđến năm 2010 được Thành phố thông qua, là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội những năm trước mắt, còn có ý nghĩa chiến lược góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, làm thay đổi toàn diện bộ mặt Huyện.
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn những khó khăn và thách thức mới: Ngoài 4 nguy cơ mà hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng đặt ra, còn có những khó khăn riêng của Huyện: Cơ sở hạ tầng còn thiếu, mặt bằng dân trí thấp, công nghệ sản xuất kinh doanh lạc hậu, trật tự và tệ nạn xã hội khá phức tạp.
Mặc dù vậy, Đảng bộ và nhân dân trong Huyện vẫn thể hiện sự kiên trì, quyết tâm tận dụng những thuận lợi, vận dụng các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Thành phố để phấn đấu thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần VI mà hội nghị đại biểu Huyện Đảng bộ giữa nhiệm kỳ đã tiếp tục khẳng định: quyết tâm xây dựng cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, từng bước nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Năm năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong Huyện đã phấn đấu hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ, mục tiêu ĐH VI Huyện Đảng bộ đặt ra, đồng thời tạo ra một số chuyển biến quan trọng. Để tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội nhiều hơn nữa trong thời gian tới là một thách thức rất lớn, đòi hỏi nỗ lực cao độ của toàn Đảng bộ. Vì vậy, Đại hội lần này có nhiệm vụ tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ VI, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm năm 1996-2000 với những biện pháp và bước đi thích hợp.
I. KINH TẾ:
1. Lãnh đạo phát triển kinh tế theo cơ cấu: Dịch vụ, Công – Nông nghiệp và vận dụng thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần:
Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết 4, 5, 7/TW, các Nghị quyết của Thành uỷ về phát triển kinh tế và thực hiện quy hoạch tổng thể đến năm 2010. Huyện đã lãnh đạo phát triển kinh tế theo cơ cấu: Dịch vụ - Công – Nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời ky 1991-1995 là 21,03%/năm đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (12%/năm), trong đó khu vực I tăng 1,09%/năm, khu vực II tăng 7,70%/năm, khu vực III 59,13%/năm. Sự tăng trưởng của các khu vực đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế huyện: Khu vực III chiếm tỉ lệ 1,2%, khu vực II chiếm 29,45%, Khu vực I chiếm 13,32% (tương ứng năm 1990 là 14,57% -52, 70% -32, 73%). Trong cơ cấu mới, khu vực Dịch vụ và khu vực Công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, quyết định sự phát triển kinh tế của Huyện. Khẳng định việc xác định cơ cấu kinh tế như trên là đúng đắn, phù hợp với tiến trình đô thị hoá đang diễn ra trên địa bàn Huyện.
Mặc dù đã đạt một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên kinh tế chưa thật ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện, quy mô còn nhỏ: công nghệ lạc hậu chậm được đổi mới, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng còn trong tình trạng yếu kém. Nguyên nhân chính do thiếu sự định hướng rõ nét, thiếu quan tâm, xác định rõ cơ cấu ngành, chưa có các chính sách cụ thể thu hút vốn đầu tư theo định hướng; trình độ lực lượng lao động và bộ máy quản lý thấp chưa theo kịp yêu cầu chung.
Thực hiện và vận dụng chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, của Đảng, Huyện Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua đã tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế trên các lĩnh vực từ Công nghiệp TTCN, Dịch vụ - Thương mại cho đến Nông nghiệp như các thủ tục giấy tờ, các phương án hoạt động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, vay các nguồn vốn tín dụng, dự án nhỏ… động viên các thành phần kinh tế đầu tư vốn, kinh nghiệm để phát triển sản xuất kinh doanh. Khu vực kinh tế quốc doanh được quan tâm củng cố sắp xếp lại từ 18 đơn vị năm 1990 năm còn 10 đợn vị nhằm nâng cao hiệu quả, năng động trong phương thức kinh doanh, hoạt động thích nghi với cơ chế thị trường, nhưng bước đầu chỉ mới tạm ổn định, hiệu quả hoạt động chưa cao. Kinh tế tập thể, hợp tác xã sa sút đang được chỉ đạo để có biện pháp giải quyết thích hợp. Kinh tế tư nhân và cá thể được hình thành và phát triển tương đối mạnh ở mọi lĩnh vực, cạnh tranh sôi động, một số doanh nghiệp tương đối lớn đã và đang hình thành. Kinh tế hộ được Huyện quan tâm tạo điều kiện cùng với các chính sách khuyến khích của nhà nước đã bắt đầu phát triển. Hiện nay khu vực ngoài quốc odanh đang chiếm tỷ lệ lớn về giá trị tổng sản lượng trong toàn ngành: trên 80% trong dịch vụ, gần 50% trong công nghiệp, 100% trong TTCN và gần 100% trong nông nghiệp…
Nhìn chung, cơ cấu các thành phần kinh tế hình thành ngày càng rõ nét và vận động đan xen nhau dưới nhiều hình thức đa dạng. Tuy nhiên tiềm lực của các thành phần kinh tế chưa được khái thác đúng mức, phát triển còn tự phát do các ngành chức năng chậm xây dựng phương án cụ thể, chưa có qui hoạch định hướng cho các thành phần kinh tế (mặc dù Huyện có chủ trương mời gọi đầu tư), một phần chưa có kinh nghiệm quản lý, do thiếu cán bộ quản lý giỏi.
c. Dựa vào đặc điểm phân bố dân cư và quá trình đô thị hoá, đầu nhiệm kỳ, BCH Đảng bộ Huyện đã khẳng định sẽ phát triển kinh tế - xã hội theo 2 vùng: phía Bắc gồm các xã đô thị, phía Nam Huyện gồm các xã có diện tích nông nghiệp lớn, dân cư ít. Ngay sau đại hội đã thành lập ban chỉ đạo và phân công các nhóm chuyên đề, nhưng chưa kiên quyết chỉ đạo thực hiện. Quá trình phát triển đã cho thấy việc phân chia 2 vùng vẫn còn hợp lý và phải có sự tập trung lãnh đạo để cùng phát triển.
2. Kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế trong 5 năm qua:
Để tiếp tục khai thác thế mạnh về dịch vụ, thương mại trên địa bàn, Đảng bộ đã quan tâm lãnh đạo tạo điều kiện phát triển lĩnh vực này đối với các thành phần kinh tế. Đã tạo điều kiện để ký kết sư bộ với một tập đoàn lớn thuộc Vương quốc Bỉ (Sea Invest) để chuẩn bị khai thác khu công nghiệp cảng Phú Mỹ (104 ha). Lưu thông hàng hoá mở rộng với thế mạnh là kinh doanh phân bón, sắt thép, xi măng, lương thực, xăng dầu. Các loại hình dịch vụ như du lịch, ăn uống, kho bãi, vận tải, cung ứng lao động… bắt đầu phát triển. Hoạt động tín dụng phát triển (có thêm chi nhánh của 2 ngân hàng lớn) đã góp phần giải quyết vốn cho các đơn vị SXKD. Bưu chính, viễn thông được hiện đại hoá, hệ thống thông tin liên lạc mở rộng đều khắp trên toàn Huyện (kể cả ở các xã nông thôn), đã góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở địa phương.
Sự phát triển các ngành nghề như trên đã làm giá trị tổng sản lượng ngành tăng bình quân 63,57%/năm, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra (20%/năm). Hoạt động ngoại thương đang phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu đến năm 1995 đã là 14,8 triệu USD (chỉ tiêu ĐH là 10-12 triệu USD). Nhìn chung khu vực dịch vụ phát triển nhanh, thị trường tương đối ổn định. Tuy nhiên chưa khái thác tốt các thế mạnh của Huyện, dịch vụ cung ứng tàu biển, kinh doanh địa ốc, kho bãi chưa tương xứng với tiềm năng; hoạt động nội thương, kể cả kinh doanh ăn uống, khai thác du lịch ít được quan tâm chỉ đạo. Thành phần quốc doanh chậm đổi mới cung cách quản lý kinh doanh, đội ngũ quản lý chưa linh hoạt, không dám bung ra, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác chưa nhiều nên hoạt động còn rất hạn chế. Công tác thông tin, tiếp thị còn yếu.
Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành CN-TTCN là 3,86%/năm, giảm so với nhiệm kỳ trước do sản xuất bị đình trệ vào những năm 1991-1992 (năm bắt đầu phục hồi, dần dần lấy lại thế ổn định với tốc độ tăng bình quân 1993-1995 là 19,0%/năm và giá trị tổng sản lượng năm 1995 đạt 35,729 tỷ, tuy chỉ tăng 20,85%$ so với năm 1990 nhưng ổn định hơn. Sản xuất tại khu vực quốc odanh sau khi được sắp xếp lại theo Nghị định 388/HĐBT đã ổn định. Sản xuất ngoài quốc doanh phát triển nhanh, chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn ngành, chủ yếu do sự phát triển của khu vực cá thể và tư nhân. Trong sản xuất Cn-TTCN, các ngành chế biến thực phẩm, may gia công, đóng sửa tàu thuyền vẫn làm quan trọng (riêng chế biến thực phẩm luôn chiếm khoảng 68,4% giá trị sản lượng toàn ngành). Những năm gần đây đã phát triển một số ngành mới như may công nghiệp, thủ công mỹ nghệ… thu hút được nhiều lao động. Tuy vậy toàn ngành phát triển chưa cân đối, một số ngành công nghiệp mũi nhọn chưa được tập trung phát triển. Tốc độ tăng trưởng chưa cao, chưa ổn định do thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thị trường bấp bênh. Huyện chưa tập trung chỉ đạo (mặc dù đã có chủ trương), cán bộ các ngành chức năng thiếu và yếu nên chưa thực hiện được mục tiêu sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và hình thành công ty cổ phần để huy động mọi năng lực khai thác khu công nghiệp Huyện.
Chấp hành và thực hiện NQ.TW4, 5, các Nghị quyết 7, 8 của Thành uỷ, Huyện đã có chương trình hành động nhằm phát triển nông nghiệp gắn với việc phát triển nông thôn mới trên địa bàn. Đã chỉ đạo phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp; gia tăng mức đầu tư khuyến nông nhằm chuyển giao công nghệ vào sản xuất, mở rộng và củng cố mạng lưới thú y, bảo vệ thực vật; chú trọng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất (đã hoàn thành cơ bản trong quý I/95). Ngoài ra Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện để dân vay vốn sản xuất từ nhiều nguồn: tín dụng nông nghiệp, dự án nhỏ, dự án 2561… (trên 77 tỷ). Kết quả đến nay đã có trên 30% diện tích gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao (bình quân 4 tấn/ha). Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi, chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ lệ cao, có xu hướng trở thành một ngành chính (năm 94 đàn heo tăng 20%, gia cầm tăng 36% so năm 90, chăn nuôi bò sữa được chú ý). Thực hiện xuyên suốt chủ trương lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất, đến nay Huyện có khoảng 850 hộ gia đình sản xuất giỏi, đi đôi là việc hình thành và phát triển nhiều hình thức hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất (86 tổ, nhóm).
Tuy vậy, giá trị tổng sản lượng toàn ngành chỉ tăng bình quân 1,09%/năm, không đạt được chỉ tiêu ĐH đề ra (2,4%/năm) chủ yếu do còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên (năng suất lúa bình quân hàng năm không quá 3 tấn/ha), chưa xây dựng được phong trào làm thuỷ nông nội đồng, chưa có bước tiến cơ bản để có thể thay đổi thực trạng. Thực hiện NQ.TW5, quá trình phát triển nông nghiệp có gắn chặt hơn với quá trình xây dựng nông thôn mới, nhưng sự tác động của khoa học kỹ thuật, công nghiệp chế biến vào nông nghiệp chưa cao; cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp; các giống cây – con chưa có sự thay đổi lớn, vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn; chưa chú trọng mở rộng ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp; chưa quan tâm công tác vận động nuôi trồng thuỷ sản; chưa xem trọng việc nhân rộng chăn nuôi bò sữa… Sở dĩ như vậy do Huyện chưa quan tâm đúng mức phát triển công tác này, thiếu kiểm tra đôn đốc; các ngành chức năng thiếu cán bộ chuyên môn; chưa quan tâm tạo điều kiện phát triển các mô hình sản xuất tổng hợp, chưa tập trung tìm hướng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân…
Xây dựng cơ sở hạ tầng được quan tâm, ngoài nguồn vốn ngân sách (100 tỷ, tăng 16 lần so với 5 năm trước đó), Huyện đã cân đối ngân sách, vận động nhân dân đóng góp bằng nhiều hình thức để tập trung xây dựng. Kết quả đến nay đã cơ bản xoá cầu khỉ trong xóm ấp, xây dựng và sửa chữa mộ số cầu quan trọng; nâng cấp, chỉnh trang một số trục đường chính và 40 đường liên xóm - ấp, hẻm đô thị; sửa chữa toàn bộ hệ thống bệnh viện và trạm xá hiện có; nâng cấp và phát triển hệ thống trường học, từng bước giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt cho dân.
Đầu tư trong dân 5 năm qua ước đạt 50 tỷ, tăng 15 lần so với 5 năm trước đó. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã đầu tư cho SXKD hơn 60 tỷ. Khu vực quốc doanh, bằng nguồn vốn liên doanh, liên kết tài trợ đã xây dựng XN may túi xách xuất khẩu, tăng cường thiết bị cho Trung tâm dạy nghề, và một số công trình khác.
Nhìn chung với sự quan tâm đều tư của Nhà nước, sự cố gắng của Huyện, trong 5 năm qua cơ sở hạ tầng của Huyện đã có một bước phát triển khá, tạo điều kiện phục vụ sản xuất kinh doanh, giữ gìn trật tự xã hội và thuận lợi trong sinh hoạt của nhân dân, đã một bước củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng, chính quyền. Tuy nhiên chừng mực nào đó cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, do công tác chuẩn bị đầu tư chưa tốt, công tác qui hoạch còn chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng ngân sách, chưa thực hiện được chủ trương “đổi đất lấy hạ tầng”, chưa động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, do năng lực cán bộ còn hạn chế, giám sát công trình chưa chặt, chất lượng một số công trình chưa đảm bảo.
Cùng với sự phát triển kinh tế, Huyện Đảng bộ đã quan tâm chỉ đạo công tác thu, chi ngân sách. Số thu thuế từ năm 1992 trở lại đây đều đạt và vượt chỉ tiêu pháp lệnh. Từ đó đã giúp cho Huyện chủ động cân đối thu – chi ngân sách (nét nổi bật so với nhiệm kỳ trước), số thu vượt được dành phần lớn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chăm lo phúc lợi xã hội. Tuy nhiên vẫn còn thất thu thuế do sự kết hợp giữa các ngành chức năng, các xã với ngành thuế chưa tốt.
Công tác quản lý và điều hành ngân sách trong thời gian qua được đổi mới đã khắc phục được sự mất cân đối mà các năm trước thường gặp phải, đã tổ chức khoán ngân sách cho các đơn vị HCSN, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng ngân sách, tập trung chi cho các công trình trọng điểm… Tuy nhiên công tác quản lý, sử dụng ngân sách từng lúc, từng nơi chưa tốt đã dẫn đến một số sai phạm, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Tóm lại nguyên nhân chủ quan của những tồn tại trong lĩnh vực phát triển kinh tế vừa qua chủ yếu do: đội ngũ cán bộ tuy có được bồi dưỡng, đào tạo nhưng chưa đáp ứng kịp thời với tình hình; còn hạn chế trong việc tranh thủ các ngành, UBND Thành phố và Thành uỷ đối với một số vấn đề có liên quan đến công tác qui hoạch, định hướng phát triển các ngành kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển các ngành, kể cả lúng túng trong việc xây dựng các phương án hợp tác đầu tư.
II. VĂN HOÁ – XÃ HỘI:
Nghị quyết Huyện Đảng bộ lần VI xác định phát triển kinh tế làm tiền đề để phát triển văn hoá – xã hội. Từ quan điểm trên, trong 5 năm qua Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo các hoạt động văn hoá – xã hội góp phần ổn định đời sống, tạo niềm tin của dân với Đảng.
Hệ thống giáo dục được củng cố, có tiến bộ hơn so với nhiệm kỳ trước, số lượng học sinh các ngành học, cấp học đều tăng, học sinh đến lớp 1 đạttrên 90%, điều đáng kể là số tham gia các lớp phổ cập (90%), BTVH (gấp 3 lần năm 91), xoá mù chữ (trên 90%), tỷ lệ bỏ học giảm dần; chất lượng học tập từng bước được nâng lên, thể hiện qua các kỳ thi tốt nghiệp (so sánh năm 94-95/90-91: cấp 1 tăng 2%, cấp 2: 10,6%, cấp 3: 27%, BTVH 21%). Hệ thống trường lớp được đầu tư nhiều hơn có trên 85% phòng học cơ bản đạt yêu cầu sử dụng, trang thiết bị tương đối đảm bảo đáp ứng yêu cầu tối thiểu của việc dạy và học, một số trường trang bị máy vi tính, truyền hình giáo dục, phòng nghe nhìn.
Song song với việc nâng cao trình độ văn hoá, việc đào tạo tay nghề cho nhân dân để có việc làm ổn định là vấn đề Huyện Đảng bộ đặc biệt quan tâm, hàng năm có trên 2.000 người theo học các ngành, nghề tại Trung tâm dạy nghề Huyện, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, cơ sở đào tạo cũng được đầu tư trang bị, nâng dần qui mô hoạt động.
Tuy nhiên, mặt bằng dân trí còn thấp, chất lượng giáo dục, đào tạo còn những mặt hạn chế, do động lực thúc đẩy việc học tập chưa vững chắc, ý thức người dân chưa cao; công tác quản lý đào tạo chưa tốt, trang thiết bị cho giáo dục và dạy nghề còn thiếu. Trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, chế độ đãi ngộ giáo viên còn hạn chế do khó khăn chung của toàn xã hội, và do điều kiện đi lại khó khăn nên chưa động viên giáo viên yên tâm giảng dạy; các ngành, các cấp chưa quan tâm đúng mức nên việc vận động học nghề, học chữ chưa có hiệu quả cao.
Dân số và việc làm luôn được quan tâm. Tỷ lệ tăng dân sứ tự nhiên giảm (từ 1,74% năm 1991, còn 1,55% năm 1994). Bằng nhiều biện pháp, hàng năm đã giải quyết việc làm cho 5000 lao động, giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm từ 15% còn 10,8%. Song song đó, đã chỉ đạo hình thành Văn phòng giới thiệu việc làm, dành kinh phí trên 145 triệu đồng để bảo trợ cho thanh niên con em gia đình chính sách, gia đình nghèo, bộ đội xuất ngũ học nghề.
Chương trình XĐGN đã trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, vừa có tính chất kinh tế, giải quyết việc làm, tăng sản phẩm cho xã hội, vừa có tính chất xã hội, chính trị, củng cố niềm tinh của dân đối với Đảng. Đã lãnh đạo, huy động được 2,814 tỷ đồng, trợ vốn cho 3472 hộ, đến nay cơ bản đã xoá hộ đói, giảm hộ nghèo, từ năm 1992 đến nay hàng năm không còn phài cứu đói lúc giáp hạt. Tuy vậy điều cần quan tâm là dân số tăng cơ học lớn, số lao động có tay nghề, kỹ thuật còn ít, số người không có việc làm ổn định nhiều; trình độ văn hoá, tay nghề của người lao động chưa đáp ứng kịp với yêu cầu lao động của khu chế xuất, các khu công nghiệp trên địa bàn. Nét mới trong việc giải quyết các vấn đề văn hoá – xã hội là đã huy động nhiều nguồn lực cùng tham gia, tạo thành phong trào quần chúng sâu rộng; trong 5 năm qua đã vận động xây dựng được 237 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa chống dột 277 hộ, mở 281 sổ tiết kiệm tình nghĩa, qui tập 100 mộ liệt sĩ ở các nơi về, được Trung ương khen tặng danh hiệu anh hùng ở xã Hiệp Phước và danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 30 bà mẹ.
Thực hiện NQ 4, 5 /TW (khoá VI) Huyện Đảng bộ xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm lãnh đạo chăm lo đời sống nhân dân về mọi mặt, nhất là các xã xa. Tập trung xây dựng cầu, đường, điện (kéo điện trung thế đến các xã), cơ bản tăng nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho dân ở các xã nông thôn và một phần các xã đô thị, sửa chữa nâng cấp các đường liên xã, liên ấp xóm, đường Phước Kiển - Phước Lộ, đường ấp 3 Hiệp Phước… tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, sinh hoạt văn hoá, giao thông trong nhân dân; thực hiện tốt chương trình vệ sinh phòng dịch; chống suy dinh dưỡng, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ ban đầu… có nhiều tiến bộ (Riêng xã Phước Lộc đã khởi công đừng điện trung thế). Theo thống kê toàn Huyện có 5,6% hộ giàu, 57,4% hộ khá, 37% hộ khó khăn; xã nông thôn 30% hộ có ti vi, radio cassette. Nhìn chung đời sống nhân dân đã được cải thiện nâng lên một bước đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm 1995 đạt 3 triệu đồng/năm, tăng gần 3 lần so năm 1990. Tuy mức sống có tăng, nhưng đời sống một bộ phận CBCNV hành chánh sự nghiệp, lực lượng vũ trang, gia đình chính sách và một số nhân dân (37%) vẫn còn khó khăn, từ đó làm cho sự phân hoá giàu, nghèo ngày càng bộc lộ rõ. Một bộ phận nhân dân phải di dời vào các khu dân cư tập trung gặp nhiều khó khăn do chưa có việc làm ổn định, chưa quen với nếp sống đô thị (không có ruộng vườn…).
Các mặt hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể dục - thể thao được chỉ đạo tổ chức bằng nhiều loại hình phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện của Huyện, đã có nhiều tiến bộ, khơi dậy được phong trào quần chúng, tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân các xã nông thôn vào các dịp lễ, tết. Thường xuyên tuyên truyền cổ động, giáo dục truyền thống, chú trọng xây dựng phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, bước đầu có một số kết quả.
Bên cạnh các kết quả trên, cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực văn hoá – văn nghệ, công tác giáo dục truyền thống chưa sâu rộng; việc kiểm tra, quản lý văn hoá chưa chặt chẽ; việc chống văn hoá đồi truỵ, phản động, bạo lực, tàn dư phong kiến, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội… chưa thường xuyên, thiếu chỉ đạo kiên quyết; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các đoàn thể các cấp trong thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; phong trào văn hoá – văn nghệ quần chúng chưa phát triển; việc đầu tư cho các công trình văn hoá – văn nghệ còn chậm nên hoạt động chưa mạnh.
III. CÔNG TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG VÀ BẢO VỆ PHÁP LUẬT:
Thực hiện nghị quyết của trung ương, thành phố và nghị quyết đại hội huyện đảng bộ về việc đề cao cảnh giác, tích cực đấu tranh có hiệu quả nhằm chống 4 nguy cơ, nhất là chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, ý thức được tầm quan trọng đó, Ban chấp hành xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên phải chỉ đạo hầu góp phần cùng với Thành phố và cả nước giữ vững ổn định chính trị. Đã chỉ đạo xây dựng các chuyên đề bảo vệ an ninh kinh tế; an ninh nội bộ, an ninh văn hoá – tư tưởng; chỉ đạo xây dựng địa bàn an toàn và chuyển hoá địa bàn; xây dựng các phương án phòng thủ, chống biểu tình, bạo loạn; chỉ đạo chống tham nhũng, buôn lậu và chống gây phiền hà… từng thời điểm đều có xác định trọng tâm, trọng điểm, xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo và tổ chức thực hiện, có kiểm tra uốn nắn, do đó đã đạt được một số kết quả khá tốt.
Đã chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, các cấp để củng cố an ninh cơ sở, xây dựng thấ trận an ninh nhân dân gắn với việc đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; tổ chức vận động giao nộp hung khí, ký kết liên tịch giữa công an và các đoàn thể (nhất là hội CCB) giáo dục thanh, thiếu niên. Quan tâm chỉ đạo xây dựng các đội dân phòng; củng cố cảnh sát khu vực, công an viên, an ninh cơ sở, gắn với việc củng cố các tổ nhân dân (dân phố). Ngoài ra còn chỉ đạo xử lý những vấn đề có liên quan đến tôn giáo, hoặc những vấn đề khiếu kiện, đình công của một số tập thể công nhân… Đồng thời đã coi trọng công tác xây dựng ý thức phòng thủ, xây dựng các phương án và diễn tập đạt kết quả tương đối tốt, kể cả việc phối hợp với các địa bàn giáp ranh. Về trật tự xã hội, đã lãnh đạo tổ chức phối hợp các lực lượng để xây dựng các kế hoạch chuyên đề truy quét, tấn công tội phạm nhất là việc chống các loại tệ nạn xã hội, các loại vi phạm trên lĩnh vực văn hóa, kinh tế.
Từ đó đã giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an toàn các mục tiêu trọng điểm, trật tự xã hội được giữ vững và có một bước đấu tranh làm giảm bớt tệ nạn xã hội.
Đi đôi với công tác lãnh đạo an ninh chính trị, trật tự xã hội, BCH Đảng bộ quan tâm lãnh đạo công tác quân sự địa phương, nhằm nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy chiến đấu, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Trong những năm qua luôn hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân. Công tác xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng tập trung, dự bị động viên… đảm bảo số lượng, định kỳ đều tổ chức huấn luyện để nâng cao chất lượng; đã có một bước củng cố, kiện toàn BCH các xã - thị đội, Ban Chỉ huy Huyện đội. Song song đó đã chỉ đạo hoàn chỉnh các phương án phòng thủ và tổ chức diễn tập hàng năm ngày càng đi vào nề nếp. Ngoài ra còn chú ý thực hiện khá tốt chính sách hậu phương quân đội.
Trong nhiệm kỳ qua, đã chú trọng đến việc chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, để đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm sát, xét xử và giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành án đã có một số chuyển biến, từ đó góp phần đấu tranh lập lại trật tự kỷ cương, đáp ứng cơ bản việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đã có một bước củng cố tổ chức, chấn chỉnh hoạt động của các ngành bảo vệ pháp luật, tạo chuyển biến tương đối tích cực trong công tác xét xử, thanh, kiểm tra.
Tuy vậy, ở lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ những yếu kém: một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ âm mưu của địch về chiến lược “diễn biến hoà bình”. Mặc dù đã xây dựng các chuyên đề về bảo vệ an ninh kinh tế, bảo vệ nội bộ, an ninh văn hoá… nhưng chưa được quán triệt sâu, phối hợp giữa các ngành có liên quan, các đoàn thể chưa tốt, nên kết quả đạt được chưa nhiều. Trật tự xã hội còn khá phức tạp (phạm pháp hình sự tăng 26% so nhiệm kỳ trước, trộm TSCD tăng 34%, cướp tăng 73%), đặc biệt là việc đấu tranh chống một số tội phạm hiệu quả còn hạn chế, quản lý nhân hộ khẩu chưa thật chặt chẽ. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc chưa mạnh mẽ. Công tác chuyển hoá địa bàn, công tác chống buôn lậu, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao… Tồn tại lớn trong nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương là: Công tác tuyển quân chưa căn cơ, vững chắc, chủ yếu do chậm có kế hoạch giải quyết, xử lý thanh niên 3 chống, quân nhân bỏ ngũ, công tác giáo dục ý thức thi hành luật NVQS chưa sâu rộng, có lúc, có nơi chưa nắm chắc nguồn. Công tác phòng thủ thiếu quan tâm lãnh đạo hoàn chỉnh kế hoạch ở một số ngành. Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và quản lý quân dự bị động viên có lúc chưa chặt chẽ, chưa chú trọng chỉ đạo xây dựng quỹ quốc phòng. Hiện tượng vi phạm pháp luật trong một số cơ quan, ban ngành, trong một bộ phận nhân dân còn khá nhiều (trong lĩnh vực xây dựng, đất đai…), công tác đấu tranh chống tiêu cực hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp tồn đọng do chậm có kết luận của ngành chức năng; tuyên truyền và giáo dục pháp luật chưa sâu rộng. Chưa quan tâm đúng mức đến việc rà soát tính hợp pháp, hợp qui của một số văn bản đã ban hành hoặc chưa chú trọng đến công tác kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn chậm, chưa thực hiện đúng pháp lệnh.
Những tồn tại, thiếu sót nói trên ở lĩnh vực này một phần do các yếu tố khách quan chi phối, nhưng xét về mặt chủ quan có lúc, có nơi thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền; có việc chưa chỉ đạo tổ chức phối hợp đồng bộ; đối với những vấn đề lớn mặc dù có chỉ đạo bằng chuyên đề, nhưng thiếu kiểm tra việc xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện của các ngành chức năng; vai trò bí thư – chính trị viên ở một số xã - thị chưa phát triển đúng mức.
IV. TÌNH HÌNH QUÀN CHÚNG VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:
Năm năm qua, Đảng bộ Huyện đã lãnh đạo, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần yêu nước và cách mạng, phấn đấu vượtqua khó khăn, tham gia tích cực các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, văn hoá – xã hội, an ninh - quốc phòng… góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, giữ vững ổn định chính trị, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; từ những kết quả đạt được, quần chúng các giới đã tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng bộ.
Giai cấp công nhân có một bước phát triển về số lượng; qua tác động của việc phát triển ngành, nghề trên địa bàn Huyện, hình thành khu chế xuất Tân thuận… tạo động lực thúc đẩy học nghề, học văn hoá; trình độ tay nghề, tiếp thu kỹ thuật; công nghệ mới cũng được nâng lên.
Một bộ phận nông dân có kinh nghiệm, có vốn, đất đai làm ăn có hiệu quả, do quá trình đô thị hoá, một bộ phận nông dân phải tách rời sản xuất nông nghiệp, trong đó một số biết cách tổ chức sản xuất chuyển sang ngành nghề khác đã khá lên; Bên cạnh đó qua việc thực hiện XĐGN, cơ bản xoá được hộ đói, giảm bớt hộ nghèo và nâng dần số hộ khá. Nhưng ngược lại vẫn còn nhiều hộ không biết cách sử dụng vốn chỉ đầu tư mua sắm những trang bị sinh hoạt gia đình,chưa biết cách sản xuất, cuộc sống không ổn định. Ngoài ra còn một số hộ không tìm được ngành nghề căn cơ trong lúc diện tích trồng trọt bị thu hẹp và một số hộ do làm ăn thua lỗ phãi bán đất để trả nợ ngân hàng.
Giới phụ nữ Huyện có nhiều đóng góp tích cực, vừa chăm lo gia đình, vừa tham gia sản xuất, hoạt động xã hội. Các cuộc vận động phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, nuôi con khoẻ - dạy con ngoan, góp phần hạn chế trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bỏ học đã thực sự trở thành phong trào sôi nổi, được đông đảo phụ nữ hưởng ứng.
Một bộ phận thanh niên, học sinh có chuyển biến về nhận thức chính trị, về lý tưởng cách mạng, có ý thức phấn đấu vào Đảng, vào Đoàn và chịu khó trong học văn hoá, học nghề để tạo cho mình khả năng tìm việc làm. Phong trào thanh niên lập nghiệp do Đoàn thanh niên phát động được sự hưởng ứng tích cực của số thanh niên. Song, do trình độ văn hoá còn hạn chế, một số thanh niên nông thôn khó đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, công ty, xí nghiệp…
Cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách… nhiệt tình tham gia các hoạt động địa phương; đa số đã làm nồng cốt trong việc tuyên truyền chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
Các giới tôn giáo có sự đoàn kết thống nhất, các tín đồ tham gia các hoạt động xã hội tại Huyện, theo chủ trương của Đảng và nhà nước, theo hướng “đẹp đạo, tốt đời”. Tình trạng đồng, bóng trong đình miếu và việc truyền đạo trái phép từ các nơi khác đến địa phương đã xảy ra ở các nông thôn.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, tâm trạng quần chúng cũng còn những nổi lo âu chủ yếu về tình trạng đạo đức sa sút trong một bộ phận thanh, thiếu niên, an ninh trật tự xã hội còn phức tạp, các tệ nạn xã hội – văn hóa vẫn còn nhiều, có sự phân hoá giàu nghèo, thủ tục hành chính còn gây phiền hà trong nhân dân… Đây chính là kẻ hở để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng, kích động, gây hoang mang trong các tầng lớp nhân dân.
Từ khi có nghị quyết 8B của Trương ương các cấp uỷ Đảng đã chú ý tăng cường chỉ đạo công tác quần chúng. Huyện uỷ đã có những kế hoạch, chương trình hành động nhằm cụ thể hoá việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ về công tác vận động quần chúng các giới; bước đầu tăng cường cán bộ cho Mặt trận, các đoàn thể; củng cố kiện toàn bộ máy hoạt động ban dân vận, phân công 1 đồng chí trong cấp uỷ trực tiếp phụ trách khối vận Huyện và cơ sở; có quy chế định kỳ làm việc với các đoàn thể để nắm bắt tâm tư quần chúng các giới, kịp thời giải quyết và chỉ đạo hướng hoạt động. Chính quyền các cấp đã hỗ trợ tạo điều kiện thêm về kinh phí hoạt động, trang bị, sửa chữa trụ sở làm việc; đồng thời xây dựng quy chế phối hợp với Mặt trận và đoàn thể, tích cực tạo điều kiệnthuận lợi cho Mặt trận, các đoàn thể, hoạt động và tham gia xây dựng chính quyền.
Mặt trận, các đoàn thể, từng bước có chuyển biến trong việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, biết gắn quyền lợi và nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên; đã hướng vào mục tiêu chăm lo, đáp ứng những nhu cầu, lợi ích thiết thực của nhân dân các giới. Nhiều chương trình hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể đã phát triển thành phong trào quần chúng rộng rãi. Thông qua các phong trào hành động cách mạng, đã chú ý mở rộng tập hợp các tầng lớp nhân dân vào các tổ chức theo nhu cầu, sở thích và nghề nghiệp; thông qua công tác chỉ đạo đại hội cơ sở, qua đó củng cố từng bước công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy gắn với việc xây dựng lực lượng nồng cốt, quan tâm công tác phát triển đoàn viên, hội viên mới ở các giới kể cả trong giới chức sắc và tín đồ của các tôn giáo. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động theo luật pháp quy định.
Tuy nhiên, công tác vận động quần chúng chưa đồng bộ, chưa theo kịp với tình hình mới. Quan điểm công tác dân vận chưa thật sự quán triệt sâu sắc, đều khắp trong các cấp uỷ Đảng và đảng viên. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền các cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của các đoàn thể, và tham gia vận động quần chúng.
Mặt trận, các đoàn thể lúng túng trong việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công tác vận động quần chúng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn thể luôn biến động, lực lượng nồng cốt của các đoàn thể còn mỏng, nhất là trong lĩnh vực tôn giáo. Bộ máy của Mặt trận, đoàn thể các cấp tuy có được củng cố nhưng hoạt động của một vài đoàn thể chưa thật sự gắn với lợi ích thiết thân của đoàn viên, hội viên và quần chúng từng giới, các hình thức tập hợp theo nhu cầu sở thích, nghề nghiệp chưa được nhân rộng; chất lượng hoạt động của cơ sở không đồng đều; chưa quan tâm đúng mức việc xêy dựng tổ chức công đoàn ở khu vực sản xuất ngoài quốc doanh và tổ chức thanh, thiếu niên ở địa bàn dân cư. Công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân cũng chưa được coi trọng. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác đoàn thể chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, do thu nhập thấp, đời sống còn khó khăn, chưa động viên cán bộ phụ trách công tác đoàn thể yên tâm làm việc.
V. CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN VÀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
Trong 5 năm qua, HĐND Huyện, xã, thị trấn được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại biểu cho lợi ích của nhân dân.
Các nghị quyết của HĐND đã thể hiện được việc thể chế hoá chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ, những vấn đề bức xúc của cử tri, thực hiện vai trò giám sát, chất lượng thẩm định của các ban có nâng lên, chất vấn các cơ quan chức năng xung quanh một số vấn đề phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội; Các ban HĐND và thường trực HĐND đi vào hoạt động nề nếp, thực hiện thường xuyên việc tiếp xúc cử tri, đổi mới phương thức lãnh đạo HĐND thể hiện qua sự lãnh đạo Đảng – Đoàn và duy trì giao ban3 thường trực.
Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của HĐND Huyện – xã thị trấn còn nhiều tồn tại: So với yêu cầu, HĐND các cấp chưa phát huy đầy đủ chức năng, quyền hạn của mình là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vai trò kiểm tra, giám sát, chất vấn trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết HĐND chưa nhiều. Nội dung kỳ họp tuy có được chú ý nâng lên, nhưng còn biểu hiện tính hình thức; hoạt động của đại biểu tại kỳ họp và công tác tiếp xúc cử tri định kỳ có lúc cơ nơi còn hạn chế.
Nguyên nhân chính là do hiểu biết luật pháp của đại biểu HĐND có hạn, một số công tác chuyên môn ít quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, việc chấp hành luật tổ chức HĐND, UBND của một số cơ quan phòng – ban chưa tốt, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của HĐND.
Đảng bộ rất quan tâm đến việc củng cố kiện toàn và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn, tập trung củng cố hệ thống chính quyền các cấp từHuyện đến xã, ấp, tổ dân phố (tổ nhân dân) và các phòng – ban chức năng, Văn phòng UBND. Xây dựng qui chế làm việc, cải tiến thủ tục hành chính, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, văn hoá, giáo dục, xã hội… từng bước lập lại trật tự kỷ cương, cải tiến nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu tố, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội.
Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của công tác quản lý nhà nước Huyện, xã - thị trấn còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế, xã hội. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn buông lỏng; cải tiến thủ tục hành chánh, chưa đạt hiệu quả cao, phân công, phân cấp, còn chồng chéo gây phiền hà nhân dân, thái độ của một số công chức nhà nước khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân chưa tốt.
Nguyên nhân của tình hình trên là do đổi mới quản lý nhà nước chưa đồng bộ, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng tình hình; một số phòng – ban yếu, chậm củng cố; tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ; việc phân công, phân cấp có lúc, có nơi thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra uốn nắn những lệch lạc.
VI. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG:
Trọng tâm công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này là tập trung triển khai thực hiện NQ.TW3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng nhằm xây dựng Đảng bộ mạnh về chính trị tư tưởng ngang tầm với nhiệm vụ, trong đó tập trung củng cố cơ sở Đảng, đội ngũ cán bộ, và nâng cao chất lượng Đảng viên.
1. Công tác chính trị tư tưởng:
Thực trạng tư tưởng Đảng bộ đầu nhiệm kỳ đã bị ảnh hưởng của tình hình diễn biến chính trị thế giới, hệ thống XHCN tan rã; trong nước kinh tế - xã hội khủng hoảng… đã tác động đến Đảng bộ, một số ít cán bộ Đảng viên thiếu niềm tin.
Từ đó, Đảng bộ kịp thời lãnh đạo, nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư tưởng có tiến bộ, thông tin kịp thời các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhà nước, thời sự chính trị, kinh tế, xã hội, đường lối ngoại giao… giúp cho cán bộ đảng viên nâng cao nhận thức, tin tưởng vào đường lối của Đảng, vào sự lãnh đạo của Trung ương Đảng.
Từ đó, tư tưởng cán bộ, Đảng viên có một số chuyển biến. Đảng bộ đoàn kết thống nhất, tin vào đường lối đổi mới, lãnh đạo thực hiện có kết quả nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, lực lượng Đảng viên trung kiên gồm nhiều đồng chí đảng viên đương chức, trẻ tích cực hoạt động, công tác, rèn luyện phẩm chất, gương mẫu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao; nhiều đảng viên hưu trí tuổi cao, sức yếu, đời sống khó khăn nhưng vẫn làm nồng cốt tích cực trong công tác vận động quần chúng, công tác xã hội ở khu phố, ấp hoặc công tác Đảng, nhà nước, đoàn thể các cấp, một lòng một dạ trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, chăm lo đời sống nhân dân.
- Công tác huấn học từng bước có nâng lên, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng (cho 666 cán bộ, đảng viên và quần chúng) về trung cấp lý luận chính trị, quan điểm mới về quản lý kinh tế, bồi dưỡng HĐND, hội thẩm nhân dân, bồi dưỡng phát triển Đảng. Ngoài ra, Huyện còn gởi đi Thành phố 371 đ/c là cán bộ chủ chốt học cử nhân chính trị, trung cấp ly 1luận, quản lý nhà nước và Đại hội chuyên ngành khác.
Đảng bộ đã coi trọng việc tổ chức cho cán bộ Đảng viên nghiên cứu quán triệt các nghị quyết của Đảng, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của công tác tư tưởng, việc tổ chức thông tin những vấn đề về lý luận, chính trị, thời sự cho cán bộ, Đảng viên được tổ chức thường xuyên, kịp thời phát hành tài liệu, giúp cho cơ sở và cán bộ Đảng viên nghiên cứu nâng cao nhận thức lý luận, chính trị, năng lực công tác, tương đối đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
- Công tác khoa giáo có chuyển biến, tham mưu cho huyện uỷ lãnh đạo, kiểm tra các ngành trên lĩnh vực này đạt một số kết quả.
Tuy nhiên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn một số tồn tại, yếu kém:
- Có biểu hiện thống nhất cưa cao, nhận thức một số vấn đề chưa sâu, chưa toàn diện, từ đó trong hành động thực hiện chưa đạt kết quả tốt, hạn chế sự phát triển chung và nói riêng về lĩnh vực xây dựng Đảng. Một số đơn vị SXKD chưa nhận thức đúng vai trò lãnh đạo của Đảng, ở đảng viên ý thức tổ chức kỷ luật, phong cách, đạo đức phẩm chất còn hạn chế, một bộ phận cán bộ đảng viên còn ỷ lại, thụ động, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động sáng tạo, một bộ phận cán bộ đảng viên chưa thực hiện tốt công tác vận động quần chúng.
- Còn một số cấp uỷ chưa quan tâm đúng mức việc tổ chức học tập các nghị quyết của Đảng, ít quan tâm công tác chính trị tư tưởng, giáo dục lý luận cho cán bộ đảng viên, một bộ phận đảng viên thái độ học tập, nghiên cứu thiếu nghiêm túc, công tác nắm bắt tâm tư nguyện vọng, dư luận trong Đảng và quần chúng chưa kịp thời, thiếu tập trung cho công tác tư tưởng, chưa xác định nội dung lãnh đạo tư tưởng ở từng thời điểm.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình phát triển hiện nay. Một số cơ sở Đảng ít chú trọng việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, nâng cao nhận thức, ít gởi cán bộ đảng viên đi học các lớp, hoặc thiếu kiểm tra trong việc cử cán bộ Đảng viên đi học, bản thân một số ít đảng viên còn ngán ngại học tập.
- Công tác tuyên truyền, nắm và hướng dẫn dư luận xã hội, hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên, công tác khoa giáo còn nhiều hạn chế, cần sớm khắc phục.
2. Công tác tổ chức, cán bộ và Đảng viên:
Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và BCH đã quan tâm tập trung tổ chức thực hiện NQ.TW3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nhất là việc nâng cao năng lực lãnh đạo của các chi đảng bộ, trước hết củng cố, kiện toàn về tổ chức, điều chỉnh bố trí lại cán bộ chủ chốt, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các loại hình cơ sở Đảng do Ban Bí thư qui định và thực hiện qui định 84 về nhiệm vụ chi bộ ấp, xây dựng qui chế làm việc.. từ đó tạo được một bước chuyển biến quan trọng, nhiều cơ sở Đảng thực hiện tốt vai trò làm hạt nhân lãnh đạo chính trị, nhiều chi bộ yếu trước đây, nay chuyển lên khá, vững mạnh. Qua phân loại năm 1994 (7 cơ sở trong sạch vững mạnh, 23 khá, 8 trung bình, 8 yếu) cho thấy có nhiều chi, đảng bộ xã - thị trến phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội; chăm lo đời sống nhân dân, lãnh đạo an ninh chính trị, trật tự trị an, cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ, phân công đảng viên; qua đó mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và quần chúng thêm gắn bó. Các Chi, Đảng bộ doanh nghiệp, hành chánh sự nghiệp mạnh và khá thì cấp uỷ, đội ngũ đảng viên và giám đốc hoặc thủ trưởng, quam tâm công tác Đảng, do đó vai trò lãnh đạo của Đảng có hiệu quả rõ rệt.
Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động, đã sắp xếp tổ chức 7 Chi, Đảng bộ và lập Ban Dân vận để tham mưu cho Huyện uỷ về công tác vận động quần chúng.
Tồn tại chung của các Chi, Đảng bộ hiện nay là lãnh đạo sự chuyển biến không đồng đều. Một số chi, đảng bộ xã hiện nay là chưa lãnh đạo chính quyền làm tốt công tác quản lý nhà nước, trình độ năng lực của một số cấp uỷ chưa đáp ứng nhiệm vụ, hoạt động còn mang tính hành chính, thiếu sâu sát, chưa nắm chắc tình hình, thiếu lãnh đạo kiểm tra việc tổ chức thực hiện để uốn nắn kịp thời những sai phạm, lệch lạc. Trình độ của một số bí thư các doanh nghiệp, đơn vị hành chánh sự nghiệp còn hạn chế nên lúng túng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ. Chất lượng nội dung sinh hoạt ở một số chi, đảng bộ chưa tốt, việc thực hiện qui chế hoạt động ở nhiều cấp uỷ, chi bộ còn hạn chế, số cơ sở trung bình và yếu kém còn nhiều… Một trong những nguyên nhân chủ yếu là thực hiện chỉnh đốn Đảng có nơi chưa thật sự tự nguyện tự giác; Bản thân một số cán bộ, đảng viên, bí thư, thủ trưởng chưa quan tâm đúng mức công tác xây dựng Đảng; Ban chấp hành, Ban Thường vụ từng lúc, từng nơi thiếu theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo. Mặt khác về nhận thức còn một bộ phận cho rằng chỉ có những đồng chí làm công tác Đảng mới làm nhiệm vụ xây dựng Đảng. Việc xây dựng một số chuyên đề và thực hiện các chuyên đề chậm và thiếu đồng bộ.
Qua những lần hội nghị giữa nhiệm kỳ, bầu cử HĐND, Đại hội Đảng cơ sở, cũng đã tiến hành sắp xếp các phòng ban, điều chỉnh cán bộ, tăng cường cán bộ cho một số đơn vị trọng điểm, đã bố trí điều động 67 trường hợp, đề bạt 36 trường hợp. Nhìn chung trong sắp xếp, kiện toàn có mạnh dạn phát huy năng lực cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn.
Số đông cán bộ lãnh đạo và quản lý vững vàng về chính trị, nhiệt tình và năng động, nhạy cảm với cái mới, nhiều cán bộ trẻ, chịu khó học tập nâng cao kiến thức và năng lực công tác, nhiều đồng chí trong số này đã được bầu vào cấp uỷ, UBND, đề bạt làm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp Huyện và xã - thị. Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt, 10% có triển vọng phát triển tốt, số còn lại lớn tuổi hoặc năng lực yếu phải thay thế. Trình độ cán bộ chủ chốt được nâng lên so với trước: 15% có trình độ lý luận đại học hoặc cao cấp; 72% trung cấp, 25% đã tốt nghiệp đại học hoặc đang học, 69% tốt nghiệp cấp 3; quản lý kinh tế, quản lý nhà nước có 421 đ/c đã và đang học bằng các phương thức dài hạn, ngắn hạn, tại chức Huyện và Thành phố.
Cấp Huyện đã hoàn chỉnh qui hoạch cán bộ cho 13 chức danh chủ chốt, mỗi chức danh có từ 1 – 3 cán bộ dự bị, ở cơ sở đã có 29 đơn vị làm xong công tác qui hoạch. Trong đánh giá, bố trí cán bộ đều thực hiện theo qui trỉnh, đảm bảo dân chủ và ý chí phát huy năng lực chuyên môn của cán bộ; có quan tâm đến công tác cán bộ nữ, trong cán bộ chủ chốt Huyện và cơ sở tỷ lệ cán bộ nữ cao hơn trước.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ đảm đương được nhiệm vụ, có tâm huyết, có trách nhiệm, bên cạnh đó tình hình cán bộ và công tác cán bộ đang đặt ra những vấn đề bức xúc. Một bộ phận cán bộ chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm, thiếu cán bộ giỏi về quản lý và hcuyên môn từ đó hạn chế trong điều hành, thực hiện nghị quyết. Công tác qui hoạch cán bộ chậm, việc bồi dưỡng chưa nhiều, đội ngũ cán bộ hụt hẫng nhất là ở các ngành, xã - thị.
Đến tháng 6/1995, Đảng bộ có 1128 đảng viên (chiếm gần 1% dân số), sinh hoạt trong 51 chi, đảng bộ. Tiếp tục thực hiện NQ 11/TU, NQ.TW3, Đảng bộ đã quan tâm nâng cao chất lượng đảng viên, nên số đông vững vàng, khắc phục khó khăn trong đời sống và công tác, phát huy vai trò của người đảng viên. Qua kiểm điểm, phân loại có 96,94% đảng viên đủ tư cách, trong đó loại 1 chiếm 16,2%, loại 2 chiếm 79,4% (trong đó có 50% đảng viên loại 2 phấn đấu vươn lên loại 1), loại 3 chiếm 3,37% do không hoàn thành nhiệm vụ và sai phạm trong sinh hoạt.
Việc quản lý đảng viên ở các chi, Đảng bộ khá chặt chẽ về các mặt nên trong qúa trình lãnh đạo thực hiện NQ.TW3 đã đánh giá đúng mức thực trạng chất lượng đảng viên, từng đảng viên đề ra chương trình hành động trong thời gian tới, nhờ đó nhiều đảng viên có tiến bộ rõ nét.
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận (3,37%) phấn đấu chưa tốt, một bộ phận hạn chế trong vai trò lãnh đạo quần chúng, chưa tiên phong, gương mẫu trong công tác, sinh hoạt, có đảng viên cố ý làm sai, hoặc do yếu kém về trình độ năng lực mà sai phạm (thiếu rèn luyện về đạo đức) bị xử lý kỷ luật.
Công tác phát triển Đảng, so với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội, thời gian gần đây có tiến bộ, có kế hoạch, sơ kết, gần 5 năm đã kết nạp 107 đảng viên mới, với chất lượn gkhá. Yếu kém trong công tác phát triển Đảng là còn 15 Chi, Đảng bộ từ năm 1991 đến nay chưa phát triển được đảng viên mới, chủ yếu là do cấp uỷ thiếu quan tâm, chưa có kế hoạch tạo nguồn, thiếu phân công giáo dục, bồi dưỡng. Ngoài ra đã xoá tên 14 đảng viên dự bị vì kém rèn luyện, không thiết tha với Đảng.
Công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ nội bộ được xem là nhiệm vụ quan trọng cần phải lãnh đạo thực hiện. Huyện uỷ đã đề ra kế hoạch về bảo vệ an ninh nội bộ và KH08 về tăng cường công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ nội bộ. Qúa trình thực hiện đã chỉ đạo các ngành có liên quan, Bí thư các chi, Đảng bộ trực tiếp rà soát thực hiện kế hoạch, đã tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện. Bước đầu đã rà soát lại đội ngũ cán bộ cấp Huyện và cơ sở, kể cả cán bộ ban ấp, tổ nhân dân (khu phố, tổ dân phố), qua đó đã chỉ đạo bố trí, phân công lại cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch cán bộ.
Song, trong công tác bảo vệ Đảng, bảo vệnội bộ còn tồn tại: ở một số cơ sở Đảng, việc quản lý hồ sơ đảng viên chưa tốt; một số bí thư và thủ trưởng cơ quan chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, còn sơ hở trong việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ công nhân viên, có một bộ phận chi, Đảng bộ chưa quan tâm quản lý tư tưởng và hành động đảng viên.
Công tác chính sách cán bộ được quan tâm nhiều so với trước, cả cán bộ đương chức, hưu trí, nhiều tuổi Đảng. Trợ cấp kinh phí cho các chi, Đảng bộ xã, ấp – khu phố. Kịp thời xét nâng lương cho cán bộ đảng viên…
Các ban Huyện uỷ cũng được quan tâm củng cố, nâng cao năng lực và vai trò tham mưu về xây dựng Đảng và công tác chuyên môn. Chất lượng cán bộ các ban Đảng từng bước nâng lên, có quan điểm chính trị vững vàng, tích luỹ được kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, hoạt động các ban Đảng còn nhiều hạn chế về công tác tham mưu, kiểm tra thực hiện chỉ thị, nghị quyết, nhất là chưa tổng kết thực tiễn.
Đảng Đoàn được tổ chức ở HĐND, khối các đoàn thể, Đảng uỷ quân sự Huyện bước đầu phát huy trong lãnh đạo. Tuy vậy phương thức hoạt động đảng đoàn HĐND, khối các đoàn thể chưa rõ ràng, nề nếp sinh hoạt chưa thường xuyên.
Sau Đại hội và qua thực hiện NQ.TW3, có chú trọng nâng cao phong cách lãnh đạo về lề lối làm việc, Huyện uỷ và các chi, Đảng bộ xây dựng và điều hành theo qui chế làm việc, tạo mối quan hệ đồng bộ hơn giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Huyện, xã - thị trấn, theo hướng đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân cấp, phân công cụ thể hơn, nhờ đó trong lãnh đạo thực hiện đỡ chồng chéo, bớt bao biện làm thay như trước đây.
Trong lãnh đạo ngày càng sâu sát cơ sở, nắm tình hình khá hơn, việc sơ tổng kết được chú trọng; có cải tiến việc ra các nghị quyết bằng cách xây dựng chương trình hành động và kế hoạch biện pháp thực hiện để chỉ đạo; nhiều vấn đề thẳng thắn phê bình bằng văn bản để uốn nắn, sửa chữa. Tuy nhiên, còn hội nghị nhiều, ít đi cơ sở, sự phối hợp hoạt động chưa đồng bộ, một số cấp uỷ lại nắm tình hình chưa tốt, từ đó hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra.
3. Công tác kiểm tra Đảng:
Để góp phần chỉnh đốn Đảng, nâng cao chất lượng Đảng viên và cơ sở Đảng, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, Huyện uỷ đã lãnh đạo tăng cường công tác kiểm tra, UBKT, Tổ kiểm tra các cấp đã chú trọng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên và việc thực hiện qui chế, thực hiện nghị quyết, thu chi tài chính… đã góp phần đưa hoạt động tổ chức Đảng vào nề nếp. Đã quan tâm củng cố, nâng chất đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra Huyện và cơ sở, tăng cường UBKT, gởi đi bồi dưỡng, tạo điều kiện đi học tập rút kinh nghiệm, tổ chức tập huấn, tổ chức giao ban để nắm tình hình và hướng dẫn nghiệp vụ.
Trong nhiệm kỳ đã kiểm tra, xử lý nghiêm đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật nhà nước 65 đảng viên, trong đó khiển trách 15 đ/c, cảnh cáo 14 đ/c, cách chức 5 đ/c, khai trừ 14 đ/c và xoá tên 20 đ/c. Nhưng số đảng viên vi phạm không giảm. Nội dung vi phạm nhiều nhất là về chế độ quản lý kinh tế, vi phạm về phẩm chất, lối sống, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Trong nhiệm kỳ có 42 đơn tố cáo, đã giải quyết 39 đơn, đối tượng tố cáo là những cán bộ có chức có quyền. Nhìn chung nơi nào nội bộ mất đoàn kết, quyền làm chủ không phát huy thì nơi đó có nhiều đơn tố cáo.
Tồn tại của công tác kiểm tra là cấp uỷ, bộ phận công tác kiểm tra Đảng ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu, hoạt động của cơ quan kiểm tra thực hiện chức năng ngăn ngừa, giáo dục còn yếu, tự phê bình trong nội bộ Đảng chưa nghiêm, phần lớn các trường hợp vi phạm chưa tự giác.
4. Về thực hiện ngân sách Đảng và làm kinh tế Đảng:
Lãnh đạo hoạt động kinh tế Đảng bước đầu đã có một số nguồn thu, tạo điều kiện bổ sung cho ngân sách Đảng. Có 3 đơn vị kinh tế Đảng. Huyện uỷ thành lập tổ chuyên quản kinh tế Đảng do Thường trực Huyện uỷ lãnh đạo, nguồn thu được tập trung vào ngân sách, một phần chi trợ cấp cho cán bộ làm công tác Đảng từ Huyện đến xã - thị.
Tuy nhiên, sự quan tâm lãnh đạo hoạt động kinh tế Đảng chưa nhiều, mối quan hệ giữa tổ với các đơn vị trực thuộc và Ban Tài chính Quản trị Thành uỷ còn lỏng lẻo, hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế Đảng chưa cao.
VII. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT – NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN:
1. Nhận định tổng quát:
Năm năm qua cùng với sự phát triển cả nước, Thành phố, Huyện Nhà Bè có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Về cơ bản, Huyện luôn giữ vững thế ổn định chính trị, lãnh đạo phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ thương mại – công – nông nghiệp và hàng năm kinh tế Huyện không ngừng tăng trưởng, tạo ra sản phẩm phong phú phục vụ thị trường nội địa và góp phần xuất khẩu, thu hút giải quyết việc làm, cũng như tạo nguồn thu cho ngân sách. Đi đôi với việc phát triển kinh tế, Đảng bộ quan tâm lãnh đạo thực hiện các chính sách xã hội coi đây là một nhiệm vụ trọng âm của Đảng bộ. Do đó, trong những năm qua Huyện thực hiện tốt việc xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa nhà diện chính sách, chăm sóc tốt gia đình chính sách, gia đình có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng, xét đề nghị nhà nước công nhận “xã Hiệp Phước là xã anh hùng lực lượng vũ trang”. Đây là một thành tựu vô giá góp phần tô đậm truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nhà Bè. Thực hiện việc phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, cơ bản xoá đói giảm nghèo, trợ vốn phát triển kinh tế gia đình. Đẩy mạnh việc thực hiện nâng cao dân trí với việc thực hiện xoá mù chữ, phổ cập, bổ túc văn hoá với học phổ thông, và học nghề, đào tạo công nhân có tay nghề cung ứng cho các nhà máy, xí nghiệ[ với việc đẩy mạnh hoạt động văn hoá ngoài trờ, đầu tư xây dựng sân bãi, trung tâm TDTT của Huyện, thực hiện NQ.TW5 (khoá VII) và xây dựng một số công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm giải phóng Thành phố, Huyện đẩy mạnh chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng: cầu, đường, điện, nước, bệnh viện, trạm xá, trường học đã đáp ứng một bước nhu cầu phát triển SXKD và phục vụ nhân dân.
Công tác an ninh - quốc phòng được giữ vững trong mọi tình huống, công tác đấu tranh chống tội phạm, giữ vững trật tự xã hội, công tác bảo vệ thi hành pháp luật có nhiều tiến bộ. Quan tâm xây dựng Đảng, Chính quyền, MTTQ, Đoàn thể vững mạnh từ cơ sở đến Huyện. Sau khi thực hiện NQ.TW3, NQ8B, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ được củng cố và từng bước nâng lên là một trong những nhân tố quyết định lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong năm năm qua.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu, những mặt làm được cũng còn một số mặt tồn tại, khó khăn, mà nét tập trung như sau:
Kinh tế tuy có phát triển, nhưng có yếu tố chưa ổn định, phát triển chưa đồng đều, chưa phát triển mạnh dịch vụ kho bãi, kinh doanh địa ốc, cung ứng tàu biển, dịch vụ ăn uống, khu du lịch, các đơn vị kinh tế nhà nước, nhìn chung hoạt động SXKD chưa mạnh…
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp chưa có sản phẩm mũi nhọn chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh, nhưng chủ yếu thuộc lĩnh vực dịch vụ - thương mại, ít sản xuất, chưa xây dựng khu công nghiệp tập trung. Từ đó chưa khai thác hết thế mạnh, tiềm năng của Huyện.
Cơ sở hạ tầng có tập trung phát triển nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH Huyện, nhất là các xã nông thôn. Công tác quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết triển khai chậm, nên ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực khai thác các khu công nghiệp.
Mặt bằng dân trí còn thấp, lao động chưa có việc làm còn nhiều, một số vấn đề văn hoá – xã hội có mặt khá phức tạp; sự phân hoá giàu nghèo có chiều hướng gia tăng giữa đô thị và vùng nông thôn.
Công tác an ninh - quốc phòng, công tác bảo vệ thi hành pháp luật, công tác xét xử, giải quyết khiếu nại, khiếu tố, việc thực hiện 4 cuộc vận động còn có mặt tồn tại, yếu kém.
Công tác cải cách thủ tục hành chính và quản lỳ nhà nước còn yếu, chưa ngang tầm với nhiệm vụ, còn một số vấn đề tồn đọng đến nay giải quyết chưa xong.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, còn những mặt tồn tại, có những đơn vị sa sút ý chí chiến đấu, hạ thấp vai trò lãnh đạo của chi, Đảng bộ dẫn đến vi 5phạm phải kiểm tra và xử lý. Còn một bộ phận cán bộ đảng viên trong đó có cán bộ chủ chốt trình độ năng lực hạn chế hoặc một số thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu năng động sáng tạo, nên lãnh đạo và tổ chức thực hiện NQ của Đảng bộ chậm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Do đó, Đảng bộ cần quan tâm thực hiện tốt NQTW3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng nhằm củng cố nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và phát huy hệ thống chính trị từ cơ sở đến Huyện vững mạnh đủ sức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
1. Những bài học kinh nghiệm:
a. Thành quả đạt được của Đảng bộ và nhân dân Huyện trong thời gian qua chính là nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và BCH Huyện Đảng bộ đã vận dụng đề ra các chủ trương, nghị quyết phù hợp với yêu cầu bức xúc của quần chúng (nâng cao dân trí, XĐGN, xây dựng cầu, đường, điện, nước…), từ đó đã động viên được cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia vào các phong trào.
Quán triệt chủ trương, nghị quyết đến các đơn vị và tận cán bộ, đảng viên, quần chúng để thống nhất trong hành động, ngoài ra có quán triệt sâu thì mới có quyết tâm và suy nghĩ để vận dụng sáng tạo, xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện tốt nghị quyết.
Lâu nay khâu yếu nhất thường là công tác tổ chức thực hiện và thực tế đã chứng minh, khi có chủ trương, nghị quyết phải chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, trong đó phải phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người, phải chia ra từng giai đoạn, xác định công tác trọng tâm, trọng điểm, phải biềt kết hợp công tác thường xuyên. HĐND, UBND phải thể chế hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể. Trong qúa trình điều hành, thực hiện phải tuân thủ kế hoạch, phải kiểm tra, đôn đốc, sơ - tổng kết rút kinh nghiệm để chỉ đạo đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu các chủ trương nghị quyết của Đảng đúng đắn nhưng biện pháp, kế hoạch thực hiện không tốt, việc phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo không xuyên suốt, thiếu sơ tổng kết thì hiệu quả không cao.
Trong lãnh đạo phải biết tranh thủ sự lãnh đạo của Thành uỷ, UBND TP, các ngành thành phố, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn nhằm hoàn thành các nhiệm vụ đề ra với kết quả cao. Tích cực trao đổi, học tập kinh nghiệm với các địa phương, đơn vị bạnđể nâng cao hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực. Lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ - đảng viên trong việc xây dựng các chủ trương, nghị quyết có liên quan đến đời sống nhân dân.
b. Trong xu thế đô thị hoá ngày càng nhanh trên địa bàn Huyện, đòi hỏi phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước ở các lĩnh vực. Để có cơ sở quản lý và tạo điều kiện phát triển, Huyện phải nhanh chóng thực hiện qui hoạch tổng thể cho phù hợp qui hoạch tổng thể của Thành phố qui hoạch, và tiến hành theo qui hoạch chuyên ngành, nhất là qui hoạch các khu công nghiệp tập trung, giao thông, khu dân cư… từ đó sẽ tiến đến qui hoạch chi tiết từng khu vực. Nếu không có qui hoạch và thực hiện theo qui hoạch sẽ dẫn đến tình trạng phát triển tự phát rất khó cho công tác quản lý, hoặc dẫn đến những vấn đề giải toả, di dời phức tạp về sau.
Trên cơ sở qui hoạch mà chỉ đạo xây dựng các phương án cụ thể kêu gọi đối tác đầu tư bằng các hình thức (hợp tác, liên doanh…) nhằm phát triển sản xuất, làm tiền đề chăm lo phúc lợi xã hội. Trong thời gian vừa qua chúng ta chưa làm tốt việc lập các phương án dẫn đến hạn chế trong việc huy động vốn, khai thác tiềm năng, thế mạnh của Huyện.
c. Thực hiện đường lối đổi mới trong đối nội và đối ngoại của Đảng hiện nay, đòi hỏi toàn Đảng bộ phải quan tâm công tác xây dựng Đảng, xem đây là nhiệm vụ then chốt. Nơi nào thực hiện tốt công tác tư tưởng, tổ chức, kiểm tra, nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, thực hiện tự phê và phê bình nghiêm túc, đấu tranh gữ vững đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt qui chế làm việc thì nơi đó vai trò lãnh đạo của Đảng được nâng lên, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, được cán bộ - đảng viên - quần chúng tin tưởng. Ngược lại, những nơi nào bí thư, thủ trưởng không quan tâm công tác xây dựng Đảng các nguyên tắc sinh hoạt Đảng không được tôn trọng và thực hiện, coi nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng uỷ, chi uỷ thì nơi đó thường xảy ra mất đoàn kết, phát sinh tiêu cực, suy yếu dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ, mất lòng tin đối với cán bộ và quần chúng.
Đồng thời phải quan tâm đúng mức đến công tác cán bộ vì đội ngũ cán bộ có tính chất quyết định thành công của việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước.
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHIỆM KỲ 1996-2000
Mở đầu cho giai đoạn 5 năm tới đã có những thay đổi tương đối lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, của Thành phố và Huyện nói riêng: đó là việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ, việc nước ta gia nhập vào ASEAN, ký kết hiệp định khung về hợp tác với Liên Minh Châu Âu (EU), Huyện Nhà Bè có vị trí rất quan trọng vì được Thành phố quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, giao thông, khu dân cư… Các sự kiện quan trọng vừa nêu mở ra thuận lợi, tạo điều kiện để ta tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến bộ, thu hút vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, đẩy nhanh việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới… Thế nhưng bên cạnh những thuận lợi đó, khó khăn phức tạp cũng là một trong những khu vực tập trung nhiều cơ quan quan trọng. Do vậy, đòi hỏi Đảng bộ Huyện phải quyết tâm phát huy những thuận lợi, những thành quả đã đạt được, vững vàng, tỉnh táo và tích cực phấn đấu để khắc phục khó khăn, đẩy lùi những nguy cơ thách thức, nhằm thực hiện các văn kiện Đại hội Đảng và các NQ.TW3, 4, 5, 7… (khoá VII), vận dụng đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của Nhà Bè, căn cứ vào xu thế phát triển của Huyện, Đảng bộ phấn đấu thực hiện mục tiêu chung cho 5 năm tới là:
Giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an toàn trật tự xã hội; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế; tập trung nâng cao dân trí, chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển hiện nay.
Những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể ở từng lĩnh vực là:
I. KINH TẾ:
Đảng bộ lãnh đạo kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp, sự vận dụng quan điểm nghị quyết TW5 của Đảng, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá thể hiện sự chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế đó là phù hợp, đúng đắn, ngày càng rõ nét.
Để kinh tế Huyện phát triển tương ứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nhằm đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa. Xây dựng một số khu vực sản xuất - dịch vụtập trung có trình độ công nghệ và trình độ quản lý cao, trước hết phải nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, đòi hỏi quyết tâm và phấn đấu cậc lực của các ngành, các cấp. Tập trung huy động vốn từ nhiều nguồn, nhiều hình thức, kêu gọi tiết kiệm để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế Huyện, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân 24%/năm, trong đó khu vực dịch vụ tăng tối thiểu 30%/năm, Công nghiệp tăng 20%/năm, nông nghiệp tăng 2,5%/năm. Trong quá trình phát triển, cần chú ý tới 2 vùng: vùng đã và đang đô thị hoá cần tập trung phát triển các ngành thương mại - dịch vụ, CN.TTCN; vùng sắp đô thị hoá do đất nông nghiệp còn nhiều nên sản xuất nông nghiệp vẫn còn giữ vị trí quan trọng.
1. Dịch vụ:
Cùng với quá trình đô thị hoá và định hướng phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ tập trung trên địa bàn Huyện, mũi nhọn chủ yếu là dịch vụ cảng – kho bãi, kinh doanh địa ốc, xây dựng, dịch vụ văn hóa – du lịch, thương mại. Đồng thời, Huyện cần khuyến khích các loại hình dịch vụ như tín dụng, ngân hàng, tư vấn, thông tin…
Huyện tiến hành qui hoạch lại ngành dịch vụ - thương mại. Tập trung mọi điều kiện liên doanh xây dựng Cảng Bình Thung (100ha), xây dựng và khai thác có hiệu quả khu du lịch Hương Tràm, quy hoạch xây dựng khu du lịch Bờ Băng – Phú Xuân. Tập trung chỉ đạo việc kinh doanh địa ốc, kho bãi theo qui hoạch ngành. Song song, cần chú ý phát triển và cung ứng tốt các loại hình dịch vụ: dịch vụ hàng hải, vận tải thuỷ - bộ và dịch vụ cung ứng lao động, cung ứng lương thực, thực phẩm, ăn uống, khách sạn, nước sạch, xăng dầu cho Khu chế xuất và các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị Nam Sài Gòn… Thu hút vốn đầu tư làm hàng xuất khẩu tập trung ở khu công nghiệp Tân Thuận Đông và mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tố để thực hiện uỷ thác. Phấn đấu đến năm 2000, kimngạch xuất khẩu đạt trên 15 triệu USD. Trong đó quan tâm đẩy mạnh việc xây dựng kho bãi phục vụ hậu cần cho cảng biển và làm trạm trung chuyển cho các tỉnh Đồng Băng Sông Cửu Long. Chuẩn bị mọi mặt tạo điều kiện để tham gia xây dựng các công trình trên địa bàn Huyện. Tiến hành củng cố và phát triển hơn nữa dịch vụ bốc xếp hàng hoá gắn với giải quyết lao động tại Huyện.
2. Công nghiệp – TTCN:
Phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, đóng sửa tàu thuyền, may công nghiệp, sửa chữa cơ khí… nhằm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, chú trọng các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như sản phẩm tinh chế nông, thuỷ, hải sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm của ngành may…
Tập trung sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tinh gọn, tăng hiệu quả. Tạo các điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư phát triển sản xuất theo qui hoạch ngành. Chú ý phát triển các ngành nghề gia công cho khu chế xuất và các khu công nghiệp tập trung. Xem xét và tập trung tạo điều kiện phát triển CN.TTCN ở khu vực nông thôn theo đà phát triển của khu công nghiệp Hiệp Phước.
Tập trung hoàn thành quy hoạch ngành. Triển khai xây dựng các khu công nghiệp Tân Thuận Đông (27ha). Huyện phải có chủ trương, chính sách để huy động vốn từ nhiều thành phần; hình thành Công ty cổ phần, xây dựng các đề án khả thi, kêu gọi hợp tác đầu tư (các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, Việt kiều…) để thu hút vốn, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại và nâng cao năng lực quản lý. Mặt khác cần chú trọng khuyến khích tiết kiệm, tăng tốc độ khấu hao cơ bản để tập trung cho đầu tư phát triển sản xuất.
3. Nông nghiệp:
Đảng bộ từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hós trong sản xuất nông nghiệp là yêu cầu bức xúc nhằm nâng cao đời sống nông dân và góp phần đô thị hoá các xã nông thôn.
Diện tích trồng lúa trong 5 năm tới sẽ giảm (trên 2000ha), tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn giữ vị trí quan trọng, do đó, cần tập trung qui hoạch ngành và chương trình phát triển nông nghiệp. Hướng tăng trưởng chủ yếu dựa vào chăn nuôi ở kinh tế hộ, đưa ngành chăn nuôi, kể cả nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chiếm ty 3lệ cao (trên 75%)… Chú ý tăng chất lượng đàn gia súc gia cầm, duy trì đàn heo ở mức tăng 20%, đàn gia cầm tăng 15-17% so với năm 1995, rút kinh nghiệm và mở rộng nuôi bò sữa. Về thuỷ sản, cần hướng dẫn dân nuôi trồng các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, kết hợp với thuỷ lợi nội đồng, kết hợp nuôi tự nhiên và nuôi bán công nghiệp, củng cố và phát triển việc đánh bắt thuỷ sản.
Về trồng trọt, cần tập trung phát triển các giống lúa có năng suất cao, phấn đấu năm 2000 đạt năng suất bình quân 3,7 tấn/ha. Đến năm 2000 cố gắng đưa diện tích lúa cao sản chiếm khoảng 70% diện tích gieo trồng. Đối với một số loại cây khác như mía, táo, dừa… Đồng thời cần tạo điều kiện để phát triển vườn rau gia đình nhằm góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Chú ý tranh thủ mọi nguồn vốn để phát triển rừng phòng hộ bằng các loại cây thích hợp (tràm, dừa nước…) để bảo vệ môi trường sinh thái.
Tăng cường quản lý đất đai, xác định các khu vực đất công, có biện pháp quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp và khai thác có hiệu quả.
Huyện cần tăng cường đầu tư cho khuyến nông một cách toàn diện như tăng cường ứng dụng KHKT vào sản xuất, khuyến khích sản xuất theo hướng bán công nghiệp, củng cố và mở rộng các mạng lưới thú ý, bảo vệ thực vật, tìm hướng tiêu thụ nông sản… Song song, cần tạo điều kiện thuận lợi về vốn (chủ yếu từ các nguồn tín dụng nông nghiệp, dự án 2561, dự án nhỏ, tín dụng cho người nghèo…) nhất là các dự án vay trung hạn để khuyến khích dân mua sắm máy móc cơ khí hoá nông nghiệp, trang bị các phương tiện đánh bắt xa bờ. Phấn đấu đến năm 2000, ít nhất có 60% khâu làm đất sử dụng máy xới. Khuyến khích làm thuỷ lợi nội đồng, hoàn chỉnh thuỷ lợi ở PK, PL. Phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp.
Tiếp tục lấy hộ gia đình làm đơn vị SXKD chủ yếu, khuyến khích các hình thức hợp tác tự nguyện. Chú trọng việc ổ chức học tập và phát triển các mô hình kinh tế hộ có hiệu quả, nhất là các mô hình SXKD tổng hơp như VAC, nghiên cứu việc phát triển du lịch nông thôn.
4. Về quan hệ sản xuất:
Khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn Huyện phát triển theo đúng định hướng, đúng quy hoạch trên cơ sở tạo mội trường và điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần.
Kinh tế quốc doanh tiếp tục sắp xếp và củng cố, hướng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và chính trị góp phần giữ vững vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế quốc dân.Khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp lại các DNNN theo hướng chuyên ngành (Thương mại, Cảng – kho bãi, xây dựng, vận tải, công nghiệp, du lịch) để có thể tập trung đầu tư vốn, công nghệ và quản lý tốt hơn. Kiến nghị Thành phố giải quyết vấn đề công nợ, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị vay vốn, huy động vốn phát triểnSXKD. Đồng thời phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ và kiện toàn bộ máy, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Tập trung chỉ đạo rà soát lại loại hình kinh tế hợp tác để có thể củng cố kiện toàn hoặc thanh lý (các HTX/TD, mua bán, vận tải, bốc xếp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp…), tạo điều kiện để phát triển các HTX, các tổ nhóm hợp tác theo ngành nghề theo hướng đa dạng hoá, nâng cao trình độ hợp tác trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi.
Tạo điều kiện để phát triển các Công ty TNHH, DNTN đúng luật pháp, hình thành các công ty cổ phần. Đối với kinh tế hộ cá thể, cần khuyến khích những hộ có điều kiện về vốn, tư liệu sản xuất, kỹ thuật đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức để tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội, giải quyết việc làm cải thiện và ổn định cuộc sống. Đồng thời vận động các hộ khá đầu tư giúp đỡ những hộ chưa có điều kiện tổ chức sản xuất. Về phía Huyện, có các biện pháp tạo điều kiện thuận l5i cho các hộ như việc hỗ trợ vốn từ các nguồn tín dụng, dự án 2561, dự án nhỏ, quỹ XĐGN, chương trình ICMC… hướng dẫn kỹ thuật và giúp đỡ họ trong quá trình sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
Huyện phải cụ thể hoá các chính sách kêu gọi đầu tư, hướng dẫn các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án trọng điểm nhằm chủ động phát triển kinh tế, bảo đảm tính mục tiêu và định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đảm bảo các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh đúng chức năng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán - thống kê và nghĩa vụ thuế, nhất là thành phần ngoài quốc doanh. Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản công hiện có, nhất là về đất đai. Bên cạnh đó tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Tập trung chỉ đạo và kiến nghị Thành phố hỗ trợ hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành về sản xuất (ngành CN.TTCN, sản xuất nông nghiệp, ngành thương mại - dịch vụ), quy hoạch các khu dân cư kết hợp với quy hoạch về giao thông, bưu chính, điện, cấp thoát nước, quy hoạch ngành giáo dục, nghĩa trang… gắn với đặc điểm của 2 khu vực. Ngoài nguồn vốn Nhà nước cấp, Huyện cần có chính sách huy động vốn của dân, kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phấn đấu hoàn chỉnh hệ thống đường liên xóm - ấp, đường hẽm đô thị, bê tông hoá cầu nông thôn (60 cầu), hạ thế điện 100% trên địa bàn, tranh thủ mở rộng hệ thống thông tin liên lạc… tạo điều kiện thuận lợi nhất để kêu gọi đầu tư vào khu vực nông thôn nhằm nhanh chóng tiếp cận quá trình đô thị hoá. Huyện cần quan tâm giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt cho nhân dân, tích cực sửa chữa, xây dựng trường lớp mới, giải tỏa phòng học tạm để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, xoá ca 3. Trong quá trình đô thị hoá sẽ chú ý tạo điều kiện để giải quyết bớt khó khăn về nhà ở cho các tầng lớp nhân dân và CB.CNV.
Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các quytrình quản lý xây dựng cơ bản của Nhà nước, phấn đấu tiết kiệm nhưng phải bảo đảm các định mức kỹ thuật và thời gian thi công. Tập trung chỉ đạo tốt công tác chuẩn bị đầu tư để tranh thủ các nguồn vốn Nhà nước, huy động sức dân tham gia đầu tư, đồng thời thực hiện phương châm “đổi đất xây dựng cơ sở hạ tầng”, phát huy nhanh và có hiệu quả các công trình xây dựng mới.
6. Ngân sách – Tài chính:
Chỉ đạo tập trung cho công tác thu ngân sách, hàng năm các cấp, các ngành chức năng phải có kế hoạch thu từ các nguồn, cố gắng không để thất thu lớn ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ở lĩnh vực xây dựng. Phấn đầu hàng năm đều vượt chỉ tiêu thu của Thành phố giao (tăng bình quân 25-30%/năm), tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chăm lo phúc lợi xã hội. Chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt công tác quản lý nghiệp vụ tài chánh kế toán đối với các thành phần kinh tế, thường xuyên kiểm tra ngăn ngừa và cương quyết xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực, làm sai chính sách, nguyên tắc, gây thiệt hại cho ngân sách. Tiếp tục thực hiện công tác khoán chi trên cơ sở kế hoạch đã duyệt nhằm giúp cho cơ sở chủ động. Chú ý tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, đồng thời chỉ đạo tổ chức quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản công hiện có.
II. VĂN HOÁ – XÃ HỘI:
1. Về giáo dục và đào tạo tay nghề:
Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo tay nghề là một trong những công tác trọng tâm của Đảng bộ trong 5 năm tới.
- Đổi mới sự nghiệp giáo dục, đa dạng hoá trường lớp, nâng cao hơn nữa chất lượng phổ thông các cấp, phấn đấu thi tốt nghiệp các cấp đạt cao (cấp 1 trên 90%, cấp 2-3: 89%).
Tiếp tục vận động gia đình đưa các cháu trong độ tuổi vào lớp 1 đến trường học đạt trên 98% toàn Huyện. Phấn đấu năm 1996 đạt tiểu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, 1996-1998 phổ cập bậc tiểu học cho các cháu trong độ tuổi. Phấn đấu đến năm 1997 không còn tình trạng ca ba, năm 2000 có 8 xã - thị phổ cập cấp hai. Cố gắng tạo nguồn lao động trẻ có khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Chú trọng nâng chất đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt tiêu chuẩn của ngành. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao cơ sở vật chất, đồng bộ hoá trang thiết bị giảng dạy. Hình thành trung tâm BTVH của Huyện, phát triển mạnh phong trào học BTVH để góp phầnnâng cao trình độ học vấn, hỗ trợ tích cực cho việc đào tạo tay nghề, gắn học nghề với học bổ túc văn hoá. Xây dựng và quản lý tốt quỹ bảo trợ giáo dục để tạo điều kiện khuyến khích học sinh học giỏi, giáo viên dạy giỏi. Nghiên cứu, vận dụng chế độ đãi ngộ nhằm thu hút, ổn định đội ngũ giáo viên.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo tay nghề nhằm đáp ứng thị trường lao động. Đào tạo theo nhu cầu của các khu công nghiệp. Phấn đấu mỗi năm đào tạo 4000-5000 học viên. Mở rộng đầu tư trang thiết bị dạy nghề thích ứng với nhu cầu công nghệ tiên tiến và đầu tư xây dựng phân hiệu dạy nghề ở xã Long Thới, đào tạo tay nghề cho thanh niên các xã nông thôn, phục vụ cho khu công nghiệp Hiệp Phước, đây là công việc bức xúc trước mắt và còn có ý nghĩa lâu dài; bảo đảm tỉ lệ được tuyển dụng 80% trở lên sau mỗi khoá học để đủ sức đáp ứng thị trường lao động.
2. Dân số và giải quyết việc làm:
Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trong Huyện đến năm 2000 còn 1,4%. Đồng thời có biện pháp tích cực để quản lý việc tăng dân số cơ học góp phần giữ gìn trật tự địa phương. Chỉ đạo phối hợp chặt giữa UB dân số và cấp uỷ, chính quyền các xã, ngành y tếđể đảm bảo công tác kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền và thực hiện rộng khắp trên từng địa bàn dân cư, đến từng gia đình và từng người dân. Đưa công tác giáo dục dân số vào các trường phổ thông. Công tác kế hoạch hoá gia đình là một quốc sách mà cán bộ đảng viên phải chấp hành và vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh.
Giải quyết việc làm: mỗi năm giải quyết 7500-8000 lao động có việc làm trở lên; phấn đấu đến năm 2000 giảm lực lượng lao động không có việc làm xuống dưới 5%. Song song với việc đề ra các chủ trương chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực công nghiệp, TTCN, dịch vụ, nông nghiệp đối với các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ để giải quyết việc làm. Chú trọng việc đào tạo tay nghề để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp không có đất sản xuất, lao động ở khu dân cư giải toả từ các công trình xây dựng công nghiệp.
3. Chăm lo các chính sách xã hội, thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo:
Tiếp tục chăm lo các chính sách xã hội; quan tâm hơn nữa đời sống các gia đình chính sách, cán bộ cách mạng lão thành, cán bộ nghỉ hưu, bộ đội phục viên, xuất ngũ… Thực hiện tốt việc vận động các đơn vị phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thực hiện chính sách hậu phương quân đội; chăm lo các mặt đời sống của nhân dân. Tiếp tục vận động có chiều sâu chương trình: chống tái đói, giảm hộ nghèo, tăng dần hộ khá, giàu tiến tới ổn định đời sống nhân dân lao động nghèo. Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sáchđang gặp khó khăn và thực hiện tốt việc sửa chữa chống dột cho các đối tượng bằng nhiều nguồn vốn; xây dựng quỹ chăm lo chính sách xã hội để tạo nguồn giúp đỡ các đối tượng chính sách, thương binh liệt sĩ, có công với cách mạng… Tập trung bằng nhiều nguồn vốn để xây dựng cầu đường nông thôn, giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân; huy động vốn và tạo điều kiện để tăng cường việc đầu tư xây dựng nhà ở cho CBCNV và nhân dân; huy động lao động công ích bằng ngày công hoặc bằng tiền để xã tự giải quyết các công trình phúc lợi công cộng. Phấn đấu đến năm 2000 đưa thu nhập bình quân đầu người tăng bằng 2,5 lần năm 95 (8 triệu đồng/người/năm), trong đó khu vực nông thôn bằng 4 lần năm 95 (4 triệu đồng/người/năm) khu vực đô thị bằng 2 lần (10 triệu đồng/người/năm).
4. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân và vấn đề vệ sinh môi trường:
Tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là chú trọng chăm sóc sức khoẻ công đồng. Thực hiện tiêm chủng mở rộng 6 bệnh căn bản cho trẻ dưới 3 tuổi đạt 90%/năm; đẩy mạnh vệ sinh môi trường, phòng chông các loại dịch bệnh trong nhân dân. Quan tâm công tác chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống bệnh cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ; quản lý theo dõi trẻ em dưới 1 tuổi đạt 80%/năm. Quản lý chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm, phát hiện và điều trị kịp thời nguồn lây; tích cực phòng chống bệnh AIDS. Phối hợp chặt chẽ các ngành khác để tuyên truyền xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường có hiệu quả hơn, nhất là ô nhiễm nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, sinh thái và sức khoẻ công đồng; tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “không xả rác” và vận động thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Tranh thủ TP, các nguồn tài trợ và một phần kinh phí của Huyện đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện và các trạm y tế xã - thị để phục vụ tốt hơn công tác khám điều trị bệnh, chấn chỉnhvà tăng cường quản lý chặt chẽ các điểm hành nghề y, dược theo qui định; khuyến khích các hoạt động khám trị bệnh miễn phí của các tổ chức như hội CTĐ, hội đoàn từ thiện mở rộng mạng lưới cộng tác viên y tế cộng đồng ở xã - thị đi đôi với quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ y tế và đội ngũ cộng tác viên. Chăm lo chế độ đãi ngộ đối với các y, bác sĩ nhất là ở các xã xa. Phấn đấu đến năm 2000 mỗi trạm y tế xã có 1 bác sĩ.
5. Về giải quyết các tệ nạn xã hội:
Tiếp tục đấu tranh ngăn ngừa chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn Huyện. Đấu tranh cương quyết kết hợp nhiều biện pháp kinh tế, hình sự, giáo dục, hành chính; xử lý nghiêm minh theo luật pháp những vụ việc vi phạm, nhất là bọn chủ chứa, dắt mối, tiếp tay núp bóng dưới bất kỳ hình thức nào. Phấn đấu 5 năm tới chuyển hoá khu vực Cầu Hàn và một số khu vực khác trên địa bàn. Lành mạnh hoá lĩnh vực ăn uống (khách sạn, nhà hàng, quán có tiếp viên); ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn xã hội… Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân về tác hại của các tệ nạn xã hội, các ngành chức năng phối hợp các đoàn thể có kế hoạch điều tra nắm bắt các đối tượng hành nghề trong lĩnh vực này để có hướng giải quyết đúng đắn như cưỡng bức lao động, gởi đến trường, trại giáo dục cải tạo. Đồng thời có chính sách trợ giúp những người lỡ lầm hoàn lương để tạo điều kiện có việc làm khác lành mạnh hơn và ổn định cuộc sống.
6. Văn hoá - Thể dục thể thao:
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước từ trung ướng đến huyện, xã - thị. Củng cố và phát triển phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; quan tâm đúng mức vấn đề giáo dục truyền thống, bảo tồn, bảo tàng (phục chế và giữ gìn các hiện vật truyền thống, di tích văn hoá trên địa bàn Huyện); chống suy đồi đạo đức, lối sống thực dụng, ngán ngại học tập. Phát động có chiều sâu phong trào văn hóa, văn nghệ, phát huy phong trào văn nghệ quần chúng. Đẩy mạnh hoạt động nhà văn hoá, nhà thiếu nhi gắn với 2 điểm vui chơi (NĐ, HP) bằng hình thức đa dạng hơn, có hiệu quả thiết thực.
Phát động rộng rãi phong trào rèn luyện thân thể trong các cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang và địa bàn dân cư, nhất là trong thanh, thiếu niên. Mở rộng hoạt động CLBTDTT với hình thức phong phú, đa dạng. Chú trọng các môn mũi nhọn của Huyện, tuyển chọn nồng cốt phong trào mà bồi dưỡng và phát triển tài năng; đi đôi với tuyển chọn xây dựng đội cấp Huyện gồm: đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt…
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà thiếu nhi, nhà văn hoá, đài truyền thanh Huyện và xã - thị, tờ tin của Huyện, củng cố các đội nhóm thông tin lưu động, sử dụng tốt mạng lưới cộng tác viên. Vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, chống văn hoá đồi truỵ, phản động (nhất là phim ảnh, sách báo), mê tín dị đoan, kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm minh vi phạm tại các điểm cho thuê, sang băng hình, karaoke, photocopy… xây dựng trung tâm thể dục thể thao, sân đa môn… Tăng cường củng cố sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuộc ngành VH-TDTT để đủ sức tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT trong giai đoạn mới.
III. AN NINH QUỐC PHÒNG VÀ CÁC NGÀNH BẢO VỆ PHÁP LUẬT:
Thực hiện quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, việc Việt Nam vào ASEAN đã tạo ra nhiều thuận lợi mới, nhưng cũng đặt ta trước những thử thách hết sức to lớn, mà nguy cơ “diễn biến hoà bình” ngày càng phức tạp hơn, các nhân tố gây mất ổn định không giảm bớt mà sẽ tăng thêm. Do vậy, tình hình mới đòi hỏi Đảng bộ quan tâm chú trọng lãnh đạo công tác an ninh quốc phòng đạt hiệu quả cao.
1. Nhiệm vụ chủ yếu trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an toàn các mục tiêu trọng điểm, thường xuyên đề cao cảnh giác chống âm mưu chiến lược “diễn biến hoà bình” trên các lĩnh vực.
Phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, trật tự giao thông, đô thị. Chú ý kiên quyết ngăn ngừa và làm giảm trọng án, đấu tranh mạnh mẽ chống bọn tội phạm các loại (kinh tế, hình sự, văn hoá, tệ nạn xã hộ…), chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, các đoàn thể để tổ chức tấn công, truy quét, gắn với công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo thành dư luận xã hội phê phán đấu tranh ngăn chặn và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh, gắn với việc chuyển hoá địa bàn xây dựng ấp, xã an toàn.
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Tổ chức tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong cán bộ, Đảng viên và trong nhân dân ý thức cảnh giác chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, triển khai sâu rộng các chuyên đề an ninh kinh tế, bảo vệ nội bộ, văn hoá… chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện, tổ chức kiểm tra, sơ kết để rút kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo đối với từng lĩnh vực cụ thể, tập trung phát động mạnh mẽ phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc với việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động an ninh cơ sở, cảnh sát khu vực, xây dựng lực lượng dân phòng… để giữ vững an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.
Thường xuyên luyện tập thuần thục các phương án xử lý tình huống, nhất là chống biểu tình, bạo loạn. Triển khai mạnh mẽ công tác chuyển hoá địa bàn, trong năm 96-97 tạo chuyển biến rõ rệt ở các địa bàn trọng điểm. Tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý nhận hộ khẩu. Xây dựng lực lượng công an trong sạch vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiếnthức, trình độ chuyên môn cao, bình tĩnh khôn khéo để đấu tranh chống các loại tội phạm đạt hiệu quả cao.
2. Đẩy mạnh việc giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân. Chú trọng việc xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân.
Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hàng năm với số lượng, chất lượng ngày càng cao, hạn chế thấp nhất những sai sót trong công tác tuyển quân gắn với việc xử lý kiên quyết, có hiệu quả những trường hợp vi phạm luật NVQS, bảo đảm tính công bằng.
- Đảng bộ quan tâm lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Đãm bảo mỗi xã có đội tự vệ qua đó huấn luyện chính trị, quân sự và xây dựng phương án chiến đấu, xây dựng tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng phục vụ chiến đấu và chiến đấu khi cần thiết, gắn với nắm chắc quân dự bị động viên, luôn luôn bổ sung hoàn thiện phương án phòng thủ. Tích cực mở rộng quỹ quốc phòng. Qua tâm xây dựng lực lượng, nhất là xây dựng Đảng về chính trị, tổ chức, bảo đảm từ đây đến năm 2000 có 100% xã đội trưởng, trưởng công an tham gia cấp uỷ.
- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm lo nâng một mức đời sống của lực lượng vũ trang Huyện. Quan tâm tạo điều kiện giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ, giúp đỡ trợ vốn sản xuất.
3. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và trong các tầng lớp nhân dân. Tích cực đấu tranh lập lại trật tự kỷ cương, chống vi phạm pháp luật, thực hiện tất cả mọi công dân, tổ chức đều phải tuân thủ luật pháp, trước hết lập lại trật tự giao thông, trật tự đô thị, đất đai, xây dựng, văn hoá, tích cực thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, tham gia đấu tranh mạnh mẽ chống việc vi phạm pháp luật như: lĩnh vực văn hoá, các tệ nạn xã hội, đất đai, xây dựng, lĩnh vực kinh tế, trốn thi hành nghĩa vụ quân sự, trốn thuế và các loại tội phạm khác đạt hiệu quả cao.
Chỉ đạo kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng – buôn lậu, chống lãng phí, chống gây phiền hà cho nhân dân. Định kỳ sơ tổng kết việc thực hiện 4 cuộc vận động. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng mà toàn Đảng bộ phải thực hiện, vì nếu không tích cực giải quyết có hiệu quả những vấn đề nêu trên thì sẽ mất lòng tin của dân vào Đảng, đó là một trong 4 nguy cơ mà hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã khẳng định, nếu không khắc phục tốt sẽ là môi trường thuận lợi để những thế lực thù địch lợi dụng thực hiện “diễn biến hoà bình”.
Phối hợp cùng các ngành dọc Thành phố để củng cố, kiện toàn tổ chức, quan tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ có bản lĩnh chính trị, chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, khôn khéo, dũng cảm đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm pháp luật. Xây dựng thái độ, tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các ngành bảo vệ pháp luật, bảo đảm tôn trọng độc lập xét xử, nhưng phải phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, nghiêm minh và đúng pháp luật.
IV. TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, đảm bảo thể chế hoá các chủ trương của Huyện uỷ, thực hiện tốt vai trò giám sát, thẩm định. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động đại biểu HĐND các cấp.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy phòng ban tham mưu UBND Huyện theo chỉ đạo của Thành phố, đảm bảo tinh gọn, có hiệu quả nâng cao được hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn, tập trung củng cố kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban, phát huy vai trò của các phòng ban chức năng, thực hiện tốt chức năng tham mưu và chức năng quản lý nhà nước theo ngành. Từng bước có quy định phân cấp thẩm quyền giữa Huyện – xã – các phòng ban. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chánh.
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy UBND các xã - thị (khu phố, tổ dân phố, nhân dân), trước hết là ở những xã yếu kém, kể cả về tổ chức, nhân sự lẫn qui chế làm việc nhằm tạo điều kiện để các xã thực hiện tốt chức năng quản lý địa bàn, chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân và giữ vững an ninh xã hội. Phấn đấu đến năm 2000 có 80% xã - thị trấn đạt loại khá, mạnh, 20% trung bình, không có xã yếu.
Đưa công tác quản lý Nhà nước vào nề nếp. Xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý trật tự đô thị, quản lý nghiệp vụ thống kê kế toán ở các đơn vị. Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Định kỳ tổ chức sơ kết và tiếp tục chỉ đạo thực hiện 4 cuộc vận động: đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, chống tham nhũng, chống lãng phí, chống gây phiền hà, nghiêm chỉnh cải tiến việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức thi hành án, các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải lãnh đạo công tác này bằng nghị quyết, bằng chương trình công tác của các cơ quan ban ngành đoàn thể Huyện và xã - thị trấn.
V. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác vận động quần chúng từ nay đến năm 2000 là mở rộng, củng cố mặt trận đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công nông trí làm nền tảng nhằm phát huy dân chủ XHCN, khơi dậy, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực lao động sản xuất kinh doanh và tham gia các hoạt động, bảo đảm thực hiện thắng lợi NQ Đại hội VIII của Đảng, NQ Đại hội VI Đảng bộ TP và NQ Đại hội VII của Huyện. Trên cơ sở động viên tinh thần yêu nước, yêu XHCN, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Đảng viên, hội viên về lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào vì truyền thống cách mạng, tự hào vì dân tộc, khắc phục mọi khó khăn tích cực rèn luyện học tập, tham gia lao động sản xuất kinh doanh, tham gia các mặt công tác văn hoá, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, cần kiệm xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá góp phần xây dựng Huyện, từ một Huyện nghèo trở thành Huyện phát triển.
Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, cần tạo mọi điều kiện công khai, thông tin những chủ trương NQ của Đảng bộ và các kế hoạch phát triển KT-XH cho nhân dân biết thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội, xây dựng mạng lưới nắm bắt dư luận xã hội, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng quần chúng đã có chủ trương lãnh đạo thích hợp. Các cấp uỷ và ĐBHĐND thường xuyên tiếp xúc nhân dân.
2. Đối với mặt trận, các đoàn thể:
- Mặt trận , các đoàn thể chủ động xây dựng chương trình hành động dựa trên cơ sở nghị quyết đại hội Đảng các cấp và ngành dọc. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng gắn theo nhu cầu sở thích và các dạng hoạt động nghề nghiệp với việc hình thành các tổ, đội, nhóm; củng cố hệ thống chân rết các đoàn thể ở cơ sở và xây dựng lực lượng nồng cốt của các đoàn thể ở địa bàn trọng điểm, trong tôn giáo và các hội đoàn… Đồng thời gắn chặt mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và quần chúng nhân dân.
- Tập trung kiện toàn bộ máy hoạt động ở cơ sở và địa bàn dân cư, nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên và hiệu quả hoạt động phong trào; nhất là xây dựng các tổ chức như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các ban đại diện công nhân trong các thành phần kinh tế. Phấn đấu xây dựng mở rộng 100% các công đoàn kinh tế ngoài quốc doanh, đến năm 2000 có 70% các tổ chức đoàn thể, MTTQ, CCB đạt vững mạnh; còn lại là khá, không có yếu kém. Đồng thời chú trọng việc tổ chức quy hoạch, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn thể ở đơn vị mình và chọn những cán bộ có phẩm chất, năng lực và trình độ cung cấp cho Đảng, chính quyền.
- Quan tâm xây dựng quỹ hoạt động từ các nguồn đóng góp của đoàn viên, hội viên và các hoạt động SXKD, dịch vụ… trong khuôn khổ pháp luật qui định.
3. Đối với các cấp chính quyền trong công tác vận động quần chúng:
- Chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với Mặt trận, các đoàn thể, hội CCB làm công tác vận động quần chúng . Đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Huyện Đảng bộ về công tác vận động quần chúng. Khi ra các chủ trương, chính sách có liên quan đến đời sống nhân dân thì UBND Huyện nên tham khảo, trao đổi với MTTQ và các đoàn thể trong nước ban hành.
- Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể, hội CCB trong việc nâng cao hiệu lực của công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, khiếu tố, xây dựng quy chế cụ thể tạo điều kiện cho Mặt trận, các đoàn thể, Hội CCB tham gia quản lý Nhà nước, đẩy mạnh hiệu quả của 4 cuộc vận động (chống buôn lậu, tham nhũng, lãng phí gây phiền hà nhân dân), ở xã - thị, các đơn vị phòng ban nhà nước thường xuyên tiếp xúc nhân dân và giải quyết lợi ích của nhân dân; quy định thời gian và bố trí cán bộ lãnh đạo tiếp xúc nhân dân; công khai thủ tục hành chánh; giáo dục đội ngũ cán bộ, nhân viên có tinh thần thái độ phục vụ nhân dân thật tốt, tránh phiền hà, hách dịch với nhân dân.
- Tạo điều kiện giúp cho Mặt trận, các đoàn thể, hội CCB có nguồn kinh phí hoạt động ổn định. Có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm động viên cán bộ làm công tác đoàn thể.
4. Đối với cấp uỷ Đảng trong công tác vận động quần chúng:
- Quán triệt sâu sắc và đồng bộ các quan điểm NQ TW8 (B), các Nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị về công tác quần chúng. Chú trọng sơ kết từng bước thực hiện NQ TW7, 8; NQ4, 7, 8 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 37/BBT…
Các cấp uỷ Đảng có chương trình hành động cụ thể về chuyên đề công tác vận động quần chúng, bố trí các Đảng viên có năng lực nhiệt huyết, am hiểu về công tác đoàn thể và có uy tín để tham gia hoạt động, làm nồng cốt trong các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, lấy việc chăm lo lợi ích thiết thực của quần chúng làm nội dung chủ yếu hoạt động của Đảng, củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Các cấp uỷ Đảng thường xuyên kiểm tra các tổ chức trong hệ thống chính trị, phân công và kiểm tra cấp uỷ viên hoặc đảng viên làm công tác vận động quần chúng nhằm làm cho toàn bộ hệ thống chính trị phát huy đầy đủ trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ để đạt hiệu quả hoạt động cao, các chi bộ khu phố, ấp phân công đảng viên phụ trách công tác vận động quần chúng ở tổ dân phố, tổ nhân dân, tham gia sinh hoạt các đoàn thể, hội CCB, hội người cao tuổi.
VI. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG:
Công tác xây dựng Đảng có vai trò quyết định mọi thắng lợi; nhận thức đây là một trong những nhiệm vụ then chốt, trong nhiệm kỳ qua Đảng bộ và BCH dành nhiều thời gian tập trung nỗ lực thực hiện NQTW3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng nhằm xây dựng Đảng bộ về mọi mặt, nâng cao vai trò lãnh đạo đạt một số kết quả quan trọng, nhưng vẫn có những khuyết điểm mà đảng bộ phải nhìn nhận và quyết tâm khắc phục và sửa chữa tốt.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, phương hướngcơ bản của việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng là xây dựng Đảng bộ Nhà Bè: phát huy truyền thống cách mạng, tính sáng tạo trong Đảng bộ, giữ vững lập trường giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng bộ vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về phẩm chất đạo đức, vững vàng về tổ chức, đoàn kết thống nhất nội bộ và gắn bó mật thiết với nhân dân. Tôn trọng quyền làm chủ nhân dân đảm bảo cho Đảng bộ lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, ổn định nâng cao mức sống nhân dân góp phần ổn định chính trị - xã hội, cùng với Thành phố và cả nước thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Để thực hiện phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng Đảng đã nêu trên cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:
1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:
Trong bối cảnh thế giới hiện nay diễn biến khá phức tạp, nước ta gia nhập khối Đông Nam Á (ASEAN), ký kết hiệp định khung về hợp tác với liên minh Châu Âu (EU) và quan hệ bình thường hoá với Mỹ (USA) có những thuận lợi mới tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường đã phát triển kinh tế đồng thời là điều kiện để bảo vệ độc lập, chủ quyền. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng xuất hiện những thách thức, khó khăn mới: Cán bộ Đảng viên do điều kiện công tác sẽ tiếp xúc với những yếu tố tư bản chủ nghĩa, và các thế lực thù địch không ngừng tiến công vào tổ chức Đảng và các lĩnh vực để thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình nhằm lật đổ chế độ… Do đó công tác chính trị tư tưởng trong giai đoạn tới đặc biệt quan trọng mà Đảng bộ phải quan tâm thực hiện với những nội dung chủ yếu như sau:
- Giáo dục về truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, thấm nhuần bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng, đảm bảo cho Đảng bộ Huyện là đội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân, là hạt nhân lãnh đạo chính trị trong giai đoạn mới, kiên trì mục tiêu CNXH, tinh thần cảnh giác cách mạng, không mơ hồ, dao động, mất phương hướng, đi chệch mục tiêu, chống diễn biến hoà bình, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội.
Xây dựng trong cán bộ Đảng viên toàn Đảng bộ tinh thần tự lực tự cường, năng động sáng tạo, tự giác và ý chí tiến công vượt qua mọi thử thách khó khăn, tăng cường việc tự rèn luyện, học tập các chủ trương nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước, học tập lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ… nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết, năng lực trí tuệ, ý chí và quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chống lại những tư tưởng, quan điểm xa lạ với chủ trương, đường lối của Đảng, chống văn hoá phản động, đồi truỵ, bạo lực, lối sống thực dụng ích kỷ, coi đồng tiền trên hết; phải đặt lợi ích riêng trong lợi ích chung, xây dựng đảng viên trên tinh thần tận tuỵ, phục vụ nhân dân với phương châm “mỗi người vì moị người và mọi người vì mỗi người”.
Tăng cường giáo dục về phẩm chất đạo đức cách mạng, giữ gìn lối sống trong sạch lành mạnh, mỗi cán bộ Đảng viên là tấm gương tiêu biểu cho quần chúng; khắc phục các biểu hiện của cá nhân, lối sống thực dụng; kiên trì tíhc cực đầu tranh chống tham nhũng; hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và mở cửa. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ Đảng, qui chế làm việc, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật nhà nước, xây dựng phong cách lãnh đạo khoa học và tác phong công nghiệp, chống tuỳ tiện, vô tổ chức vô kỷ luật, phong cách làm việc chậm chạp, sợ trách nhiệm, tác phong quan liêu, cửa quyền, hách dịch với cán bộ cấp dưới và quần chúng, làm cho cán bộ Đảng viên phải gắn bó mật thiết với quần chúng, vì nhân dân hết lòng tận tuỵ phục vụ nhân dân, Đảng viên lãnh đạo, xây dựng và làm nồng cốt thực hiện sự đoàn kết thống nhất các tầng lớp nhân dân trong Huyện.
Để thực hiện nhiệm vụ đã nêu trên cần tổ chức cho cán bộ đảng viên trong các chi, Đảng bộ nghiên cứu học tập các văn kiện đại hội Đảng các cấp, NQ8B (khoá VI), NQTW3, NQ5, 7, 9 của Bộ Chính trị (khoá VII)… với nhiều hình thức như tổ chức các lớp nghiên cứu, học tập nghị quyết, mở các lớp bồi dưỡng; gởi đi đào tạo; tổ chức các lớp chuyên đề, thời sự, thông tin báo chí… phù hợp với từng địa phương, đi đôi với kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động Ban Tuyên giáo và Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện. Đẩy mạnh hoạt động khoa giáo và công tác huấn học; chú trọng công tác nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới nội dung, phương thức công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống cho Đảng và nhân dân.
2. Công tác tổ chức:
Tiếp tục thực hiện NQTW3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nhất là giai đoạn nâng cao chất lượng cơ sở Đảng, làm cho cơ sở Đảng vững mạnh về mọi mặt đủ sức làm hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện đúng điều lệ Đảng, chủ trương chính sách, pháp luật nhà nước, đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng buôn lậu, chống đi chệch hướng… và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Phấn đấu từ năm 1996-2000, có ít nhất 50% cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, số còn lại đạt khá, không cóchi, Đảng bộ yếu kém.
Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nêu trên trước mắt từ năm 1996-1997 tập trung củng cố, kiện toàn cơ sở yếu kém, chi, Đảng bộ cơ sở SXKD và 1 số phòng ban quan trọng, sau đó tiếp tục kiện toàn nâng cao chi bộ khu phố, ấp. Đi đôi tiếp tục giữ vững chi, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; các chi, Đảng bộ trung bình lên khá, không có chi - Đảng bộ yếu, phòng – ban quan trọng, kiên quyết thay đổi một số cán bộ chủ chốt có trình độ năng lực yếu, không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm hoặc giảm sút uy tín; bố trí những đồng chí cô tinh thần trách nhiệm, có trình độ năng lực và uy tín được đảng viên, quần chúng tín nhiệm, gắn với việc đào tạo, hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng và công tác chuyên môn.
Hướng dẫn xây dựng quy chế làm việc, những nơi đã có qui chế thì tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung qui chế cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng loại hình cơ sở, phù hợp với thực tế, xây dựng qui chế làm việc Đảng – Đoàn HĐND, Đảng – Đoàn các tổ chức đoàn thể quần chúng.
Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chi bộ có chất lượng, có tính chiến đấu, có hiệu quả thiết thực (phải có nội dung: báo cáo, chương trình công tác tốt, dành thời gian bàn về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng, có phân công Đảng viên thực hiện nhiệm vụ của Đảng uỷ, của chi bộ, tổ chức kiểm tra và thực hiện phê bình, tự phê bình định kỳ hoặc đột xuất…). Tuỳ theo từng loại hình cơ sở Đảng và từng giai đoạn mà xây dựng nội dung kỳ họp thực tế, phải giữ vững sinh hoạt Đảng bộ, sinh hoạt chi bộ đúng định kỳ, mỗi đảng viên phải tự nguyện đến sinh hoạt Đảng, khi vắng phải được sự cho phép của đồng chí bí thư.
Tiếp tục thực hiện chính sách bồi dưỡng trách nhiệm công tác Đảng, nhất là bí thư các chi, Đảng bộ xã - thị trấn, bí thư chi bộ khu phố, ấp. Tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng.
Hàng năm tổ chức đánh giá phân loại bình chọn cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và đưa việc này đi vào nề nếp.
Thực hiện tốt công tác đảng viên: cải tiến nâng cao chất lượng quản lý đảng viên, hướng dẫn cho đảng viên xây dựng chương trình hành động hoặc đăng ký với chi bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên, thực hiện NQ chi bộ, rèn luyện phấn đấu khắc phục mặt tồn tại yếu kém. Tổ chức bồi dưỡng các lớp lý luận, chính trị, tổ chức thông tin nói chuyện thời sự cho đảng viên… nhằm rèn luyện đạo đức nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chuyên môn và bản lĩnh vững vàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Định kỳ hàng năm có tổ chức cho quần chúng góp ý xây dựng đảng viên, và tổ chức Đảng; tổ chức cho đảng viên tự phê bình trước chi bộ sau đó phân loại đảng viên, việc này phải duy trì và thực hiện thường xuyên.
Từ đó, trong nhiệm kỳ Đảng bộ phấn đấu đạt 98% Đảng viên đủ tư cách, trong đó 2/3 đảng viên phấn đấu tốt.
Tiếp tục đẩy mạnhcông tác phát triển đảng viên, đây là một trong những nhiệm vụ Đảng viên và tổ chức Đảng làm cho Đảng ngày càng phát triển, giảm tuổi đời bình quân trong Đảng bộ. Chú ý phát triển Đảng trong công nhân, giáo viên, cán bộ quản lý, nông dân, quần chúng ưu tú đang công tác ở tổ dân phố, nhân dân, trong các tổ chức quần chúng, những nơi chưa có hoặc có ít đảng viên, ở địa bàn trọng yếu, đồng bào có đạo, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh… đồng thời với việc phát triển số lượng, phải đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn.
Các cấp uỷ, chi bộ phải quan tâm xây dựng củng cố Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở, giúp đỡ và tạo điều kiện cho phong trào Đoàn phát triển, qua đó chọn những đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng góp phần “trẻ hoá” Đảng.
3. Công tác cán bộ:
Cán bộ có tính quyết định trong việc lãnh đạo thắng lợi nhiệm vụ chính trị do đó, các cấp uỷ và Đảng bộ đặc biệt quan tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác cán bộ, không những khắc phục tình trạng hụt hẩng cán bộ hiện nay, mà còn chuẩn bị xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý sau năm 2000.
Do đó, phải đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ theo từng chức danh, từng cấp, từng ngành. Trong công tác qui hoạch lựa chọn cán bộ phải chú trọng cán bộ có lập trường kiên định mục tiêu xây dựng CNXH, phải vững vàng về chính trị, có năng lực, trí tuệ, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, có tâm huyết với sự nghiệp đổi mới, có triển vọng, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm.
Thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo Đảng, nhà nước, đoàn thể xã - thị trấn, qui hoạch cán bộ lãnh đạo và chuyên môn ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, phòng ban nhà nước, quy hoạch cán bộ làm giám đốc, quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước, nhất là quy hoạch cán bộ làm bí thư ở các doanh nghiệp, các phòng – ban, các đơn vị trọng yếu, có bản lĩnh vững vàng, giỏi công tác Đảng, công tác quản lý, phải ngang bằng với thủ trưởng; rèn luyện đạo đức cách mạng, là người tiêu biểu trong lãnh đạo.
Sau khi quy hoạch tiến hành lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo từng chức danh về chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, cả về đức, trí, dũng…
Thực hiện nhiệm vụ nêu trên cần tập trung một số biện pháp chủ yếu sau:
Gắn liền sự phát triển kinh tế - xã hội từ đây đến năm 2000 và sau năm 2000, xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới theo hướng trẻ hoá quan tâm cán bộ nữ, đồng thời phải kết hợp tốt ba độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ Huyện. Trong quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu trước mắt mà chủ yếu là đối với cán bộ hiện có, đồng thời qui hoạch, đào tạo cán bộ chiến lược chủ yếu chọn lựa con em gia đình chính sách, cán bộ cơ sở, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công nhân, học sinh con em gia đình cơ bản, Đảng bộ dành ngân quỹ đặc biệt để đào tạo cho các đội tượng này từ việc học phổ thông, bổ túc văn hoá, chính trị, đại học, cao đẳng, trong cấp kỹ thuật… Củng cố kiện toàn ban chỉ đạo công tác cán bộ để giúp ra BCH làm công tác qui hoạch đào tạo cán bộ.
Thực hiện và đổi mới quan điểm, phương pháp đánh giá cán bộ, khi đánh giá cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn qui định và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ, tránh chủ quan, phiến diện một chiều hoặc cảm tình, nể nang… bảo đảm dân chủ và tuân theo qui định chặt chẽ. Hàng năm các cấp uỷ, chi bộ phải đưa vào nề nếp việc đánh giá cán bộ thuộc phạm vi mình quản lý. Mặt khác phải thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, vì trong môi trường mở cửa với cơ chế hiện nay, nhiều cán bộ tiếp xúc với tiền, hàng rất dễ bị lợi ích vật chất, tiền tài quyến rũ, kẻ địch lại thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” mua chuộc lôi kéo, khống chế cán bộ và vợ con cán bộ. Vì vậy các cấp uỷ Đảng phải có biện pháp quản lý, ngăn chặn đề phòng cán bộ sa ngã, các ban Đảng giúp cho Thường vụ, BCH thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ Đảng, Chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước. Trong thời kỳ phát triển mới, thực chất công tác quản lý cán bộ là bảo vệ cán bộ, có bảo vệ tốt cán bộ sẽ góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
4. Đổi mới phương thức lãnh đạo của BCH Đảng bộ:
Tiếp tục nghiên cứu sơ kết, điều chỉnh, bổ sung qui chế của BCH Đảng bộ cho phù hợp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và vai trò hoạt động của các tổ chức quần chúng, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.
Các cấp uỷ Đảng lãnh đạo bằng phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, thể hiện các nghị quyết, quyết định với nguyên tắc giải quyết, xử lý những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chính trị quan hệ đến các tầng lớp nhân dân trong Huyện. HĐND, UBND và các tổ chức đoàn thể quần chúng có nhiệm vụ cụ thể hoá các NQ, chủ trương, chính sách, kế hoạch thực hiện, và các NQ đó không được trái với NQ của Đảng bộ.
Phương thức lãnh đạo thể hiện công tác giáo dục quán triệt các NQ, qua củng cố tổ chức các Chi Đảng bộ, Đảng – Đoàn HĐND, Đảng – Đoàn các đoàn thể với việc phân công cán bộ đảng viên thực hiện, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện NQ, chú trọng sơ tổng kết rút kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo chung.
5. Công tác kiểm tra:
Chú trọng lãnh đạo việc kiểm tra thực hiện nghị quyết; kiểm tra tổ chức Đảng và Đảng viên chấp hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác kiểm tra. Củng cố kiện toàn và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra từ Huyện đến cơ sở. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những vi phạm và phải chú ý công tác phòng ngừa.
6. Kinh tế Đảng:
Lãnh đạo hoạt động các đơn vị kinh tế Đảng phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách Đảng. Phấn đấu từng bước đến cuối nhiệm kỳ tự cân đối được ngân sách Đảng.
PHẦN THỨ BA
KIẾN NGHỊ
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ đây đến năm 2000 báo cáo đã nêu. Ngoài sự chủ quan nỗ lực của Đảng bộ lãnh đạo quần chúng thực hiện thì không chỉ thiếu được sự lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP và sự hỗ trợ của các ban, ngành TP. Do đó Đại hội Đảng bộ xin ý kiến với Thành uỷ, HĐND, UBND TP và các ban ngành có liên quan một số nội dung như sau:
1. Đối với các khu đền bù di dời dân để xây dựng khu công nghiệp, kiến nghị TP có qui định để các đơn vị, cơ quan đến tiếp nhận phải có đóng cho Huyện một phần ngân sách để cùng Huyện xây dựng trường, lớp, dạy bổ túc văn hoá, dạy nghề cho con em gia đình được di dời.
2. Kiến nghị TP có chủ trương về đổi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng cho Huyện, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt cho nhân dân.
3. Kiến nghị TP xem xét đồng ý cho Huyện là cấp ngân sách hoặc tăng thêm phần tỷ lệ điều tiết 60% trong tổng thu ngân sách Huyện để cho Huyện tiếp tục đầu tư văn hoá, giáo dục xã hội, sửa chữa đường liên xóm, ấp và cầu khỉ…
4. Thành phố ưu tiên đầu tư thêm trường học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và có chính sách ưu đãi đặc biệt cho giáo viên dạy ở vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng; bao gồm trợ cấp tiền xe, tiền đò, ăn trưa, giờ dạy phụ trội hoặc cấp đất, cho mượn tiền giáo viên xây dựng nhà để yên tâm công tác, “an cư lập nghiệp”. Đồng thời có đầu tư phương tiệncông nghệ hiện đại nâng cao chất lượng đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng thị trường lao động hiện nay; đi đôi với việc đầu tư mở rộng phân hiệu dạy nghề khu vực nông thôn để phục vụ khu công nghiệp Hiệp Phước, đây cũng là yêu cầu cấp bách trước mắt và còn có ý nghĩa phục vụ lâu dài. Đã hơn 20 năm giải phóng mà Huyện chưa có nhà văn hoá, sân thể thao đa môn để phục vụ nhân dân, do đó Thành phố quan tâm giúp xây dựng cho Huyện nhà văn hoá, sân đa môn.
5. Thành phố nghiên cứu tiến hành phân cấp cho Huyện quản lý trong một số lĩnh vực như: việc xét cấp đất, xây dựng nhà ở trong dân chưa quy hoạch chung Thành phố giao cho Huyện; quản lý và sửa chữa nhỏ các tuyến đường giao thông Thành phố quản lý… Chỉ đạo các ngành Thành phố phối hợp với Huyện quy hoạch chi tiết ngành; và sớm công bố về quy hoạch lộ giới cho nhân dân yên tâm đầu tư xây dựng nhà ở và đầu tư sản xuất kinh doanh.
6. Kiến nghị Thành uỷ sớm xây dựng biên chế cho Cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể và kinh phí hoạt động cho xã - thị đồng thời, giải quyết định xuất cho đ/c làm Bí thư chi bộ ấp, khu phố nhằm lãnh đạo thực hiện QĐ 84 của Thành uỷ đạt hiệu quả tốt.
7. Kiến nghị Thành phố có các biện pháp xử lý về vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
8. Đối với ngân hàng va 2kho bạc thì chi bộ của 2 đơn vị này nên giao trực thuộc Đảng bộ nhằm đảm bảo lãnh đạo phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN NHÀ BÈ