Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ VI bầu BCH.HĐB 35 đồng chí. Trong năm 1994 có 1 đồng chí Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ nghỉ hưu, 2 đồng chí Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ được điều về thành phố công tác. Qua hội nghị giữa nhiệm kỳ huyện, BCH được bầu bổ sung 4 đồng chí, trong đó một đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Huyện uỷ và sau bầu cử HĐND huyện, BCH đã thống nhất đề nghị Thành uỷ cho bổ sung 1 đồng chí vào BCH, 1 đồng chí vào Ban Thường vụ Huyện uỷ. Như vậy, BCH, HĐB nhiệm kỳ VI có 37 đồng chí và Ban Thường vụ Huyện uỷ có 11 đồng chí. Theo chỉ đạo chung, BCH, BTV nghiêm túc kiểm điểm sự lãnh đạo chỉ đạo cả nhiệm kỳ gồm những mạnh, yếu, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm như sau:
I. LÃNH ĐẠO THỰC THỰC NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CHUNG:
Cả nhiệm kỳ, BCH đã có 14 nghị quyết, chương trình hành động chuyên đề để lãnh đạo thực hiện đồng bộ các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng lực lượng, tạo cơ sở thực hiện đạt kết quả một số mặt. Cụ thể:
1. Lãnh đạo kinh tế xã hội:
a. Mặt mạnh:
Với mục tiêu ĐH VI: “Phát huy tối đa mọi nguồn tiềm năng thế mạnh địa phương, phát huy vị trí một huyện đang ở quá trình đô thị hoá”, cả nhiệm kỳ, BCH, BTV đã luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế toàn diện: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại.
Theo mục tiêu này, ngay sau đại hội, BCH đã có chủ trương sắp xếp lại trật tự kinh tế, giao Uỷ ban huyện soát xét lại toàn bộ tình hình kinh tế huyện báo cáo trước BCH, để BCH có chủ trương tiếp theo phù hợp. Từ đó BCH đã có chủ trương thống nhất giải thể các đơn vị quốc doanh làm ăn thua lỗ theo Quyết định 315/HĐBT, giữ các đơn vị quốc doanh còn hiệu quả cho đăng ký theo Nghị định 388/HĐBT và giải quyết tồn tại các HTX tín dụng, nhằm không để phát sinh phức tạp từ kinh tế dễ dẫn sang phức tạp mất ổn định chính trị. Nhờ vậy, tình hình kinh tế trên địa bàn huyện dần dần ổn định, tình hình thua lỗ, công nợ các đơn vị kinh tế, nhất là tồn tại các HTX tín dụng từng bước đã được giải quyết dứt điểm không để phát sinh thêm hậu quả.
BCH, BTV cũng đã chỉ đạo soát xét lại quy hoạch tổng thể huyện, tiến hành quy hoạch tổng thể các xã - thị trấn. Từ đó, cả nhiệm kỳ, toàn huyện đã phát triển kinh tế - xã hội khá đúng hướng và chặt chẽ hơn, trong đó, đã tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông công nghiệp sang công nông nghiệp, chỉ đạo phát triển chăn nuôi cao hơn trồng trọt… Từ đó kinh tế công nghiệp – TTCN – nông nghiệp phát triển đạt, vượt chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra.
Để lãnh đạo tập trung, sát tình hình thực tế, trong mỗi kỳ họp cuối năm, hoặc 6 tháng, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã giao trách nhiệm Thường trực Uỷ ban huyện chuẩn bị báo cáo một số nội dung về kinh tế trước BCH, cùng xây dựng nghị quyết Huyện uỷ quý, 6 tháng, năm về lãnh vực kinh tế. Cũng từ cơ sở này, BCH, HĐB đã thống nhất có chủ trương lãnh đạo xây dựng một số chương trình kinh tế xã hội như trồng chuối xuất khẩu (tuy lúc đầu việc trồng chuối công nghiệp có hiệu quả, về sau, do không có đầu ra, cây chuối công nghiệp thất bại chuyển sang trồng mía nhưng đây cũng là một trong những tính toán về kinh tế tích cực của BCH), hình thành các khu dân cư đô thị, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như cầu, đường, điện, nước, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục (đất, xây dựng) để lôi cuốn các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, xây dựng các công trình chào mừng 20 năm giải phóng miền Nam… Đặc biệt, đã có nghị quyết chuyên đề của BCH về thực hiện chương trình XĐGN từ đầu nhiệm kỳ, đã định hướng cho toàn huyện phát triển mạnh kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống nhân dân tốt hơn so nhiệm kỳ trước.
Trong lãnh đạo thực hiện, các Nghị quyết TW xung quanh lãnh vực kinh tế xã hội, như Nghị quyết 4/TW về VHXH, Nghị quyết 5/TW vồ đổi mới nông thôn, nông nghiệp, Nghị quyết 7/TW về công nghiệp hoá, hiện đại hoá… đều được BCH, BTV lãnh đạo tổ chức triển khai quán triệt trong nội bộ. Đối với Nghị quyết 4/TW, Nghị quyết 5/TW, BCH có các chương trình hành động chuyên đề chỉ đạo sâu lĩnh vực nông nghiệp, lãnh vực VHXH và sau thời gian thực hiện có sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ sung cho lãnh đạo.
Trong chỉ đạo, BCH, BTV chủ trương phát huy mạnh các thành phần kinh tế theo hướng “XĐGN, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, một mặt mở rộng liên kết, liên doanh, kêu gọi các đối tác về huyện đầu tư, tăng cường liên hệ các Sở ngành thành phố, Trung ương liên kết quận, huyện, tỉnh bạn để tạo thêm lực cho huyện phát triển. Phát động sâu rộng nhân dân bỏ vốn SXKD làm giàu chính đáng, tạo nhiều nguồn quỹ để nhân dân vay sản xuất kinh doanh… Mặt khác, trong lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, BCH chủ trương lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, quan tâm những xã còn nghèo, xã truyền thống để tập trung đầu tư (Huyện uỷ chọn xã anh hùng Xuân Thới Thượng, làm điểm thực hiện Nghị quyết 3/TW, gắn với thực hiện chương trình XĐGN, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất như điện khí hoá toàn xã, tạo đà cho Xuân Thới Thượng đi lên. Trong thực hiện chương trình XĐGN,các xã vùng kháng chiến cũ như An Phú Đông, Thạnh Lộc, Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Đà Điểm… phải được ưu tiên chăm lo phủ vốn 100% cho các đối tượng trước các xã ít nhất 1 quý…), chú trọng giải quyết các kiến nghị của cơ sở qua Đại hội cơ sở - nhất là những kiến nghị của cơ sở qua Đại hội cơ sở - nhất là những kiến nghị về kinh tế xã hội để giúp thêm điều kiện phát triển kinh tế xã hội tốt hơn.
Trong lĩnh vực VHXH, BCH đã chủ trương lãnh đạo mở rộng “xã hội hoá” trên một số lãnh vực trọng tâm, xem đây như một biện pháp chủ yếu để thúc đẩy toàn bộ xã hội cùng tham gia tốt những yêu cầu đặt ra trong lãnh vực VHXH như đã xã hội hóa công tác giáo dục (vận động đóng góp các quỹ giáo dục, giải Lê Quý Đôn), xã hội hoá công tác y tế (vận động rộng phong trào người dân tự chăm sóc sức khoẻ ban đầu), xã hội hoá chương trình XĐGN (vận động toàn xã hội đóng góp quỹ XĐGN), xã hội hóa thực hiện chính sách (vận động rộng phong trào nhân dân, Nhà nước cùng làm, xây dựng nhà tình nghĩa), xã hội hoá giáo dục truyền thống (mít tinh lễ hội quy mô, hàng ngàn người tham dự).
Qua chủ trương, biện pháp đã thực hiện trong lãnh vực kinh tế xã hội, BCH, BTV đã lãnh đạo toàn huyện thực hiện tốt một số chỉ tiêu, mục tiêu, kinh tế xã hội đặt ra trong Nghị quyết Đại hội VI và Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kỳ, trong đó kinh tế xã hộicó bước phát triển tốt, bộ mặt huyện có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, khởi sắc hơn so nhiệm kỳ trước như bản báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ VI đã đề cập.
b. Mặt yếu:
Bên cạnh mặt mạnh, vẫn còn một số yếu kém: Thế mạnh của huyện là đất đai, lao động địa lý nhưng BCH, BTV chưa có chủ trương, biện pháp cụ thể khai thác tốt để kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ. Quản lý đất đai còn lỏng lẻo và lãng phí trong sử dụng, lực lượng lao động dồi dào, nhưng chưa tạo cho lực lượng này có trình độ tay nghề giỏi tương ứng với phát triển kinh tế, nhất là trên lĩnh vực công nghiệp. Đáng lưu ý là có những yếu kém tuy được lập đi lập lại nhiều lần trong nghị quyết Huyện uỷ nhưng vẫn chưa làm chuyển biến được như: trong điều kiện phát huy mạnh các thành phần kinh tế, khu vực ngoài quốc doanh phát triển mạnh nhưng không quản lý chặt được, khối KTQD ngày càng co hẹp dần, một số đơn vị không thể vượt lên đứng vững trong nền kinh tế thị trường, kinh tế HTX thì lúng túng chỉ đạo bước đi, thiếu quan tâm một thời gian dài, giá cả nông sản bấp bênh, hiệu quả kinh tế nông nghiệp còn thấp. Chống và xây trong lãnh vực VHXH đều còn thấp, nhiều văn hoá phẩm độc hại vẫn lưu hành, làm xoáy mòn đạo đức xã hội.
Những mặt còn tồn tại trên đây. Về khách quan do cơ chế bên trên ràng buộc dẫn đến BCH, BTV có lúng túng trong chủ trương chỉ đạo (như xung quanh về thủ tục đất đai, về thủ tục mới trong đấu thầu xây dựng cơ bản, về chính sách thuế, về các luật ban hành không đồng bộ, thiếu nhất quán…) Huyện còn nghèo, khó khăn về vốn, khó có khả năng thực hiện một số công trình theo Nghị quyết. Về chủ quan, trong trách nhiệm lãnh đạo: BCH, BTV cũng chưa dành nhiều thời gian trong tổng quỹ thời gian của mình để lãnh đạo một số chuyên đề về kinh tế, xã hội, chưa tập trung cao tư duy để chủ trương thực hiện một số chương trình mũi nhọn về kinh tế, cho huyện vượt lên mạnh mẽ. Một số ngành chức năng cũng chưa thực hiện nghiêm nghị quyết Huyện uỷ, trong khi BCH cũng chưa đặt chủ trương kiên quyết chỉ đạo. Từ đó, có những yêu cầu đặt ra trong nghị quyết Huyện uỷ phải lập đi lập lại nhiều lần như đã nêu trên. Điều cần lưu ý là cả nhiệm kỳ, BCH chưa dành riêng một kỳ họp nào để bàn và có nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát triển kinh tế huyện còn một số mặt hạn chế.
2. Lãnh đạo lãnh vực ANQP - nội chính:
a. Mặt mạnh:
Ý thức tính chất nguy hiểm thâm độc “âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch”, cả nhiệm kỳ, BCH đã tập trung cao, cùng lãnh đạo lãnh vực ANQP - nội chính, tạo nền tảng giữ vững thế ổn định chính trị huyện, trong đó đã 2 lần có nghị quyết Huyện uỷ chuyên đề về giữ vững ANQG, hàng năm đều có nghị quyết Huyện uỷ, chuyên đề về công tác an ninh quốc phòng.
Điểm mới so nhiệm kỳ trước, BTV đã chủ trương mở rộng yêu cầu liên kết, để trong nhiệm vụ bảo vệ ANCT-TT.ATXH chung trên địa bàn huyện không rơi vào tác chiến đơn độc. Cụ thể hoá NQ.HU, TT.HU đã thường xuyên đi thăm làm việc với các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn huyện, họp định kỳ hàng quý với các đơn vị quân đội, kinh tế lớn đóngtrên địa bàn huyện để trao đổi cùng phối hợp chặt hơn trong lãnh vực ANCT-TT.ATXH. Các đơn vị Công an – Quân sự huyện cũng cần tăng cường mở rộng ký kết liên tịch với nhau, ký kết liên tịch với Hội Cựu chiến binh, MTTQ, các đoàn thể để không ngừng thúc đẩy phong trào “quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”. TT.HU cũng tổ chức họp đột xuất nhiều lần bí thư cơ sở để phổ biến và chỉ đạo công tác an ninh. Qua đó, Huyện uỷ có làm cho toàn Đảng bộ huyện ý thức được yêu cầu quan trọng trong bảo vệ ANCT-TT.ATXH, cùng đề cao cảnh giác trước âm mưu và hành động chống phá nhiều mặt của địch. Yêu cầu làm việc định kỳ hàng tháng, quý, giữa TT.HU và từng ngành trong khối nội chính luôn được giữ vững để cùng chỉ đạo sâu một số mặt về an ninh quốc phòng, nội chính. Đối với những yêu cầu trọng tâm, Huyện uỷ lập chương trình kiểm tra thực hiện NQ.HU, như kiểm tra về nghĩa vụ quân sự, chú trọng những xã yếu…Ban Thường vụ Huyện uỷ, cùng Uỷ ban huyện chú trọng tăng cường xây dựng cơ sơ vật chất, trang thiết bị cho khối nội chính, nhất là Quân sự, Công an, Toà án, có điều kiện làm tốt hơn, trong đó hiện nay hầu hết các xã đều được trang bị xe jeep để lực lượng vũ trang hoạt động cơ động hơn. Theo hướng này, các ngành khối nội chính đã có những nỗ lực mới, lãnh đạo đơn vị đạt một số kết quả, góp phần cho toàn huyện cùng giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội chung trên địa bàn huyện trong mọi tình huống và đạt tốt chỉ tiêu giao quân hàng năm.
b. Mặt yếu:
Một số yêu cầu lĩnh vực nội chính nắm chưa sâu, chưa chỉ đạo thật sát. Nổi cộm nhất là an ninh chính trị có giữ vững nhưng trật tự xã hội còn nhiều phức tạp, trộm cắp còn nhiều, thi hành án - giải quyết thư khiếu tố, khiếu nại còn tồn đọng, quản lý quân dự bị, xây dựng dân quân tự vệ chưa đạt kết quả cao. Chưa làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân đề cao cảnh giác, tình hình mất cảnh giác còn phổ biến ngay cả trong cấp uỷ, cán bộ chủ chốt và lực lượng vũ trang.
Còn yếu trong lãnh vực này, BCH, BTV nhận trách nhiệm đã chỉ đạo thiếu tập trung trong một số yêu cầu công việc. Huyện uỷ có nghị quyết, nhưng về chính quyền chưa cụ thể hoá nghị quyết thành kế hoạch, chỉ đạo thực hiện nên hiệu quả thấp. Trong đó việc sơ tổng kết các nghị quyết Huyện uỷ chuyên đề về an ninh quốc phòng có lúc kéo dài, chưa bổ sung kịp thời. BCH, BTV cũng chưa lãnh đạo làm chuyển biến đồng bộ sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền cơ sở đối với công tác an ninh quốc phòng, chưa làm chuyển động thật sự ý thức đề cao cảnh giác trước “âm mưu diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, từ đó có nơi cấp uỷ chưa đặt nặng yêu cầu cần lãnh đạo công tác an ninh – quân sự. Có nơi còn giao khoán trách nhiệm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội cho cơ quan Quân sự - Công an. Huyện uỷ cũng chưa lãnhđ ạo các đơn vị khối nội chính hoạt động đồng bộ. Về tổ chức Đảng, cơ quan khối nội chính có một vài đơn vị đáng quan tâm củng cố mới làm tròn nhiệm vụ.
3. Lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng:
a. Mặt mạnh:
Về xây dựng Đảng: Với quan điểm xem phát triển kinh tế xã hội là trọng tâm, xây dựng Đảng là yêu cầu then chốt, BCH luôn chú trọng dành nhiều công sức lãnh đạo công tác xây dựng Đảng vững mạnh cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Trong công tác chính trị tư tưởng, trước hết, BCH đã ra sức học tập nghiên cứu các chủ trương đường lối trên để cụ thể hoá NQ.ĐH, NQ hội nghị giữa nhiệm kỳ HĐB, vạch ra những định hướng cho huyện phát triển đúng đắn. Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, BCH cũng đã chú trọng lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Từ đó, đã chủ trương tổ chức nhiều đợt học tập nghị quyết Đảng cho đảng viên, cán bộ cốt cán ngoài Đảng… để tạo sự nhất quán chung trong tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng, mở rộng hình thức tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn như mít tinh, lễ hội… để trực tiếp giáo dục quần chúng.
Suốt nhiệm kỳ, BCH, BTV tập trung lãnh chỉ đạo thực hiện chặt chẽ Nghị quyết 3/TW về đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xem đây vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp tăng cường công tác xây dựng Đảng. Sau thực hiện Nghị quyết 3/TW, đã có sơ kết rút kinh nghiệm chung. Năm 1995, tiếp tục chỉ đạo sơ kết bước nâng chất Nghị quyết 3/TW ở khối xã và ở các cơ sở Đảng gắn với việc xét phân loại cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Ngoài những yêu cầu thường xuyên, BCH còn tập trung lãnh đạo thực hiện tốt một số công tác quan trọng của huyện như bầu cử Quốc hội, bầu cử HĐND các cấp.
Trong công tác cán bộ, BCH, BTV rất quan tâm lãnh đạo, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, bước đầu thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ theo quy hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ tương đối hợp lý, cán bộ an tâm, hăng hái làm tròn nhiệm vụ, thực hiện tốt chế độ đề bạt, nâng bậc lượng kịp thời và giải quyết đúng chế độ chính sách cho cán bộ. Về nâng chất tổ chức Đảng, công tác đảng viên, công tác kiểm tra Đảng luôn được BCH đầu tư lãnh đạo. Ban Thường vụ Huyện uỷ đã quyết định kiểm tra, thanh tra làm rõ những nơi có vấn đề, xử lý nghiêm minh những cán bộ đảng viên sai phạm.
Theo chủ trương BCH, BTV: Thường trực Huyện uỷ đã tổ chức một số hội nghị chuyên đề về xây dựng Đảng, phát triển đảng viên, một số cuộc họp mặt hàng năm giữa Huyện uỷ và cán bộ hưu, BCH các nhiệm kỳ, đảng viên 40-50 tuổi Đảng, để tham khảo thêm ý kiến xây dựng Đảng, giúp công tác xây dựng Đảng từng bước đi vào chiều sâu, mang lại kết quả tốt hơn trước.
Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường lãnh đạo, đã chủ trương thực hiện và sơ kết thực hiện Quyết định 1852/UBND TP về tổ chức bộ máy cấp xã thực hiện Quyết định 442/UBND TP về sắp xếp lại bộ máy các phòng ban theo mô hình mới. Theo Nghị quyết 8/TW về cải tiến bộ máy hành chánh Nhà nước, BCH có chương trình chuyên đề chỉ đạo thực hiện. Qua hội nghị giữa nhiệm kỳ huyện, đại hội cơ sở, bầu cử HĐND huyện, xã: BCh, BTV đã tập trung lãnh đạo kiện toàn, củng cố bộ máy chính quyền trên địa bàn huyện. Trong năm 1995, Huyện uỷ tập trung lãnh đạo khá tốt đợt vận động toàn dân tham gia đóng góp xây dựng chính quyền theo TT 72/TU. Từ đó, hệ thống bộ máy Nhà nước từ cấp huyện đến cơ sở có khắc phục được một số mặt yếu kém, vươn lên làm được chưa năng nhiệm vụ của mình.
BCH cũng rất quan tâm công tác vận động quần chúng, hoạt động mặt trận, các đoàn thể. Đặc biệt, luôn có quan điểm chăm lo ưu tiên hoạt động Đoàn Thanh niên để cùng đào tạo lực lượng kế thừa, không ngừng bổ sung nhân sự cho Ban DV Huyện uỷ, các đoàn thể, mặt trận, chủ trương tăng cường chăm lo tốt hơn cơ sở vật chất, trang bị hoạt động, kinh phí hoạt động cho các đoàn thể, Mặt trận.
Trong hoạt động khối vận, BCH đã có nhiều chương trình hành động, cụ thểhóa các Nghị quyết về công tác vận động quần chúng chung của Đảng, như Chương trình hành động Huyện uỷ thực hiện Nghị quyết 8B/TW về đổi mới công tác vận động quần chúng, Chương trình hành động Huyện uỷ thực hiện Nghị quyết 24/BCT, Nghị quyết 4/TW về công tác thanh niên, chương trình hành động Huyện uỷ thực hiện Chỉ thị 37/TW về công tác nữ và có chủ trương, chỉ đạo sơ kết, tổng kết rút ra được mặt làm được, chưa được và nguyên nhân việc thực hiện chương trình hành động thực hiện các nghị quyết trên.
Từ những định hướng này, hoạt động các đoàn thể, Mặt trận có phát triển. Hàng năm, Mặt trận, các đoàn thể huyện đều được thành phố đánh giá đạt loại A.
b. Mặt yếu:
BCH, BTV lãnh đạo, chỉ đạo nâng chất lượng đảng viên, xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh chưa đạt chỉ tiêu NQ.ĐH đề ra. Vì vậy sức lãnh đạo, chiến đấu chung toàn Đảng bộ chưa đồng bộ, chưa đáp ứng lãnh đạo huyện phát triển. Một vài đơn vị yếu kém kéo dài, nhưng giải quyết chậm chạp. Quản lý nhà nước có một số mặt yếu kém, nhất là lĩnh vực nhà, đất, làm ảnh hưởng không ít, nhưng lại chậm phát triển uốn nắn. Quản lý kinh tế ngoài QD không chặt, nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Xây dựng các đoàn thể phát triển không đều nhau, đặc biệt Đoàn thanh niên ở xã, ấp yếu nhưng chưa có biện pháp giải quyết.
Còn hạn chế nêu trên, BCH xin nhận trách nhiệm về phần mình. Một mặt đã lãnh đạo chưa tròn, chưa kiên quyết, chưa quản lý chặt đội ngũ CBĐV, chưa tập trung lãnh đạo thực hiệnNQ Đảng ở các lãnh vực, chưa làm cho toàn Đảng bộ và đảng viên thấy hết tính chất phức tạp của giai đoạn hiện nay để luôn ra sức phấn đấu vì sự nghiệp chung. BCH cũng nghiêm khắc tự kiểm điểm trong một số cuộc triển khai NQ Đảng, còn một vài đồng chí vắng, những buổi báo cáo thời sự định kỳ của huyện, ít huyện uỷ viên tham dự, từ đó một số đồng chí uỷ viên BCH thu thập lượng thông tin không đầy đủ, phong phú, tham gia lãnh đạo chung có hạn chế.
II. VỀ NĂNG LỰC PHẨM CHẤT VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Năng lực, phẩm chất:
a. Mặt mạnh:
BCH nhiệm kỳ VI phần đông trẻ, có năng lực, sức chiến đấu mạnh hơn so nhiệm kỳ trước. Trước yêu cầu đổi mới nhanh chóng, toàn diện; sâu sắc và phức tạp, nhận thức của các đồng chí trong BCH nhìn chung có nhanh nhạy, thích ứng kịp tình hình để lãnh, chỉ đạo kịp thời đưa huyện từng bước phát triển.
Trong chỉ đạo thực hiện có chú ý chỉ đạo từ điểm rút kinh nghiệm nhân ra, sơ, tổng kết rút bài học, nhân điển hình. Hầu hết các đồng chí uỷ viên BCH, BTV đều chú trọng giữ gìn phẩm chất, đạo đức, gương mẫu, sống giản dị, lành mạnh, toàn tâm toàn ý lo công việc chung.
b. Mặt yếu:
Lãnh đạo kiểm tra nghị quyết, thực hiện NQ, còn ít nên việc tiêu cực sai trái, thua lỗ ở một số xã, ngành chậm phát triển gây hậu quả nghiêm trọng, giải quyết kéo dài. Hoạt động các thành viên trong BCH chưa đều tay, một vài đồng chí chưa thể hiện rõ nét vai trò của mình, lãnh đạo đơn vị làm ăn thua lỗ kéo dài gây hậu quả thiệt hại cho huyện, lãnh đạo thiếu gương mẫu, chưa thật sự đầu tư lo công việc chung.
Một hai đồng chí trong BCH thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, không chấp hành nghiêm NQ.HU, thiếu lắng nghe ý kiến đóng góp của tập thể, dẫn tới sia phạm, phải bị kỷ luật. Đấu tranh xây dựng nội bộ có lúc, có nơi chưa mạnh dạn, còn nể nang, sợ mất lòng, dẫn đến tiếp tục những sai trái không ngăn chặn kịp thời.
Tất cả những mặt yếu trên đã làm hạn chế năng lực và sức chiến đấu chung, ảnh hưởng đến uỷ tín lãnh đạo của BCH và BTV Huyện uỷ.
2. Phong cách lãnh đạo:
a. Mặt mạnh:
BCH luôn bám quy chếlàm việc nhằm tạo điều kiện để mỗi đồng chí thực hiện tốt vai trò, chức trách của mình. BCH luôn giữ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, trong đó đã thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc BCH như Thường trực Huyện uỷ chịu trách nhiệm trước Thường vụ Huyện uỷ, Thường vụ Huyện uỷ chịu trách nhiệm trước BCH và BCH chịu trách nhiệm trước Đảng bộ của huyện. Vì vậy mối quan hệ giữa BCH, BTV với Thường trực Huyện uỷ luôn được tôn trọng và giữ tốt.
BTV có phát huy được chức năng lãnh đạo điều hành những công việc trọng tâm giữa hai kỳ họp của BCH theo nghị quyết. Từ đó sự đoàn kết thống nhất chung trong BCH có giữ vững và được nâng lên.
Mối quan hệ giữa Thường trực Huyện uỷ - Thường trực Uỷ ban - Thường trực HĐND và Khối vận huyện từng bước chặt chẽ hơn. Giữa 3 Thường trực: Huyện uỷ, Uỷ ban và HĐND có giữ vững khá tốt lịch tiếp dân. Chế độ hội họp của BTV, BCH được duy trì đã trở thành nề nếp, nội dung chuẩn bị cho các cuộc họp khá chu đáo. Đặc biệt giữa hai Thường trực: Huyện uỷ, Uỷ ban có đảm bảo tốt hội ý hàng tuần để thống nhất lịch công tác. Vì vậy, nhiệm kỳ này về cơ bản có khắc phục được tình trạng chồng chéo dẫm chân lên nhau.
Nhìn chung BCH có sát cơ sở, nắm bắt được tình hình chung để lãnh đạo, chỉ đạo, có đầu tư trí tuệ, cân nhắc vụ việc và quyết định chính xác nhiều việc mang lại hiệu quả trên các mặt. Tính khiêm tốn cầu thị của BCH, BTV cũng thể hiện rõ nét, tinh thần trách nhiệm đóng góp xây dựng trong BCH cũng thể hiện được.
Từ những yếu tố trên đã giúp cho sự lãnh, chỉ đạo của BCH khá thống nhất từ trên xuống, từ trong ra, tạo thành sức mạnh tổng hợp chung của Huyện Đảng bộ.
b. Mặt yếu:
Thời gian hội họp còn nhiều nên có một số cuộc họp chất lượng đầu tư chưa cao. Các thành viên BTV nhìn chung đi cơ sở còn ít, phân công phụ trách xã chưa làm tốt. Phong cách, lề lối làm việc hung trong BCH chưa thật gương mẫu: hội họp không đủ số lượng, vắng mặt không báo lý do, họp trễ giờ quy định. Có quy chế làm việc của BCH.HĐB nhưng chưa sơ kết rút kinh nghiệm hoạt động BCH theo quy chế.
Những mặt yếu này vừa qua có chấn chỉnh nhưng chưa chấn chỉnh một cách nghiêm túc, đã tạo thành cái nhược lớn trong sinh hoạt, hội họp của BTV, BCH, ảnh hưởng chung trong Đảng bộ.
III. NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Cả nhiệm kỳ, BCH, BTV đã ra sức lãnh đạo huyện đạt một số kết quả khá tốt như bản báo cáo tình hình nhiệm kỳ VI đã nêu, từng bước hoàn thành được nhiệm vụ BCH, BTV theo quy chế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó BCH cũng còn nhiều nhược điểm, yếu kém như đã đề cập. Từ ưu khuyết lãnh đạo cả nhiệm kỳ, BCH rút ra những nguyên nhân cũng là bài học kinh nghiệm là:
1. Điều đầu tiên mang tính chất quyết định cho hoạt động BCH cả nhiệm kỳ là BCH mỗi khoá cần chú trọng tiếp tục bổ sung sửa đổi quy chế làm việc BCH và làm việc theo quy chế. Từng đồng chí BCH, BTV phải luôn tự nghiên cứu quy chế để tự vạch cho mình kế hoạch hoạt động ca 1nhân phù hợp, làm tốt hơn vai trò, chức trách được phân công; trong đó từng UV BCH phải dành thời gian thâm nhập cơ sở để nắm sâu tình hình, cùng BCH lãnh đạo phù hợp trong từng giai đoạn. Cả nhiệm kỳ qua, BCH đã luôn bám sát quy chế làm việc, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện có dành thời gian đi cơ sở, có nắm được tình hình, từ đó hoạt động chung của BCH có đạt được một số kết quả khá tốt.
2. Phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, đấu tranh xây dựng, sự gương mẫu BCH, BTV về mọi mặt. Đây là yếu tố của thành công và ngược lại. Trong nhiệm kỳ, từn glúc từng nơi, từng đồng chí BTV, BCH thiếu tiêu biểu gương mẫu về phẩm chất đạo đức… đã làm ảnh hưởng BTV, BCH và ảnh hưởng toàn Đảng bộ.
3. Phải không ngừng cải tiến lề lối, phong cách làm việc. Từng Uỷ viên BCH, BTV phải gương mẫu tham gia đầy đủ, đúng giờ các cuộc họp do BCH, BTV triệu tập, dành thời gian dự nghe các buổi báo cáo thời sự định kỳ của huyện để giáo dục chung toàn Đảng bộ huyện cùng sửa chữa những mặt còn hạn chế trong vấn đề này. BCH, BTV cũng phải luôn chú trọng chất lượng hội họp, họp ít để không lãng phí thời gian của BCH, BTV. Từng thành viên BCH chú trọng giữ gìn phẩm chất đạo đức, để làm tấm gương cho Đảng bộ cùng rèn luyện giữ gìn phẩm chất của người CBĐV.
4. Có nghị quyết đúng, phải chỉ đạo thực hiện cụ thể, kiên quyết, dứt điểm. Phải kiểm tra v iệc thực hiện để phát huy ưu điểm, việc tốt, uốn nắn, sửa chữa lệch lạc, sai trái. Trong nhiệm kỳ, BCH, BTV có thực hiện được yêu cầu này nên đã lãnh đạo đạt tốt một số mặt.
5. Cần tiếp tục tạo điều kiện và tổ chức cho BCH đi tham quan, học tập các nơi, để tăng lượng thông tin, mở rộng tầm nhìn, nâng cao kiến thức trong lãnh chỉ đạo.
BAN CHẤP HÀNH HUYỆN ĐẢNG BỘ NHIỆM KỲ VI