Thứ Hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024

Báo cáo Tổng kết việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ V và phương nhiệm vụ 5 năm 1991-1995

Sau Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ V, chúng ta bắt tay vào việc thực hiện nghị quyết của Đại hội trong tình hình có nhiều thuận lợi và khó khăn lớn.

Trong thời gian này, tinh thần đổi mới nghị quyết Đại hội VI được Trung ương và Thành phố cụ thể hóa thêm một bước bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, có những chủ trương, nghị quyết đã đi vào cuộc sống, được cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc biệt là nghị quyết 10 của Bộ chính trị. Lòng tin của cán bộ đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới ngày càng củng cố, tăng lên. mặt khác, sau 14 năm xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng như thủy lợi, điện, giao thông... đã và đang phát huy tác dụng tốt.

Song bên cạnh những mặt thậun lợi, những diễn biến phức tạp của tình hình thể giới, đặc biệt là sự khủng hoảng các nước XHCN đang tác động bất lợi đến nhận thức tư tưởng, lòng tin của một số cán bộ đảng viên và nhân dân ta. Những hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và những phát sinh mới nảy sinh trong quá trình thực hiện đổi mới mà chúng ta chưa dự đoàn hết.

Tuy vậy, với sự nổ lực cố gắng của Đảng bộ và Nhân dân, tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của Huyện qua 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần V đã đạt được những kết quả bước đầu quan trong, mở ra những khả năng và triển vọng mới cho những năm sắp tới.

Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VI vòng 2 có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ V, đánh già những việc đã làm được, những việc chưa làm được, nêu ra những ưu khuyết điểm, những nguyên nhân và kinh nghiệm trên các lĩnh vực. Trên cơ sở đó và tiếp thu nghị quyết Đại hội V Thành phố mà đề ra những phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 1991-1995.

PHầN THứ NHấT

KIểM ĐIểM VIệC THựC HIệN CáC NGHị QUYếT

CủA TW, TP Và NGHị QUYếT ĐạI HộI ĐảNG Bộ LầN THứ V

CủA HUYệN TRÊN CáC LĩNH VựC CHủ YếU.

I.- Về Kinh tế:

1/- Sản xuất nông nghiệp: Trên cơ sở xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chúng ta đã tập trung đầu tư và giải quyết đồng bộ các biện pháp thủy lợi, điện, giao thông, cung ứng vật tư và phòng trừ sâu bệnh... nên sản xuất nông nghiệp phát triển khá. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi hàng năm đều tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,5%. Đáng chú ý là các cây chủ yếu như lúa, đậu phọng tăng khá. Lúa năng suất bình quân từ 3,2 tấn/ha - 3,3 tấn/ha, đậu phọng từ 1,5 tấn/ha - 1,7 tấn/ha, 1511 ha cao su đã trồng đang phát triển tốt và có khả năng tăng thêm diện tích. Cây đậu phọng, mía, thuốc lá bước đầu gắn với các nhà máy chế biến của Thành phố và Trung ương thông qua hình thức liên kết, nên sản xuất ổn định và phát triển. Về chăn nuôi, ngoại trừ con heo, tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định và có bước phát triển. Chăn nuôi cá, vịt đàn cũng đang phát triển ở những vùng có kênh Đông.

Nhìn chung, tốc độ phát triển nông nghiệp của huyện trong 2 năm qua đáng phấn khởi. Đã cung cấp một khối lượng nông sản hàng hóa đáng kể đáp ứng phần lớn nhu cầu của địa phương, một phần chu nhu cầu của thành phố và xuất khẩu.

Công tác giải quyết tranh chấp ruộng đất cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Huyện tập trung chỉ đạo. Trong 2 năm đã giải quyết hàng trăm vụ tranh chấp ruộng đất, trong đó có nhiều vụ nổi cộm kéo dài, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hơn 3.000 hộ nông dân, góp phần tạo điều kiện để nông dân yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn khiêm tốn so với tiềm năng nông nghiệp của Huyện. Bình quân lương thực đầu người tuy có tăng nhưng còn thấpvà chưa ổn định. Một số chỉ tiêu chủ yếu của nông nghiệp chưa đạt kế hoạch đã đề ra, do phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và sâu rầy gây hại. Đàn heo giảm gần 30% do giá cả tăng giảm đột biến gây bất lợi cho người sản xuất. Những tháng gần đây đàn heo mới dần dần phục hồi lại.

Lâm nghiệp 2 năm qua trồng thêm được 270ha rừng tập trung và khoảng 3 triệu cây phân tán. Nhưng mặt yếu là công tác quản lý chưa tốt, tệ chặt quá rừng thường xuyên xảy ra, gây nhiều thiệt hại lớn, nhất là khu rừng lịch sử Bến Đình xã Nhuận Đức.

2/- Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: gặp nhiều khó khăn do không chuyển kịp với cơ chế mới, thiếu vốn và trang thiết bị, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và chất lượng sản phẩm kém không cạnh tranh được với các thành phần kinh tế khác. Các chỉ tiêu hàng năm của ngành đều đạt thấp. Gái trị tổng sản lượng giảm sút: năm 1989 giảm 8,8%, năm 1990 giảm 15% trong đó công nghiệp quốc doanh giảm từ 13,5%-59%. Công nghiệp cơ khí và công nghiệp chế biến chưa gắn và chưa tạo được những sản phẩm có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Riêng một số nghề truyền thống TTCN như: sơn mài, mây, tre, lá... gần đây đang phục hồi và phát triển. Công nghiệp xay xát, chế biến nhỏ của tư nhân phát triển mạnh. Đáp ứng một phần nhu cầu chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa của nông dân.

Ngành bưu điện đã phát triển thêm nhiều tuyến cáp mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc các cơ quan đơn vị và nhân dân trong và ngoài nước. Nhưng mặt yếu là hệ thống thông tin liên lạc giữa Huyện và xã xuống cấp nghiêm trọng chất lượng rất kém.

3/- Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Trên cơ sở khẳng định cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế-xã hội, 2 năm qua được TW, TP hỗ trợ và bằng các nguồn huy động, Huyện đầu tư trên 22 tỷ đồng (TW, TP, 17,8 tỷ; Huyện 1 tỷ; nhân dân đóng góp 2,3 tỷ) cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà trọng điểm là thủy lợi, điện (chiếm 55% tổng số vốn đầu tư). Nhờ vậy năng lực điện, thủy lợi phục vụ sản xuất tăng nhanh cả về quy mô, tốc độ và đã đem lại hiệu quả thiết thực. đến năm 1990 hệ thống thuỷ lợi kênh đông đã mở rộng thêm một số vùng mới như: Tam Tân, An Phú, Phú Mỹ Hưng... Nâng diện tích được tưới bằng nước kênh Đông từ 8.000ha (1998) lên 10.600ha (1990). Đã kéo thêm trên 100Km điện trung thế và hạ thế, hoàn thành điện khí hóa thí điểm 1 xã và 5 ấp. Mạng lưới điện đã cơ bản khép kín trong toàn Huyện, tổng công suất điện tăng gấp hai lần năm 1987-1988.

Những cơ sở hạ tầng, công trình công cộng phúc lợi xã khác như: đường, chợ, trường học, trạm xá, nhà tình nghĩa... cũng được quan tâm xây dựng và đạt được nhìêu kết quả.

Trong tình hình kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, làm được như vậy là nhờ được sự quan tâm rất lớn của TP và TW. Đồng thời đó còn có kết quả của vịêc thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm:, “TW, địa phương và cơ sở cùng làm”. 2 năm qua, ngoài nguồn vốn đầu tư của nhà nước, nhân dân đã đóng góp 2 tỷ 3, chưa kể phần tự làm của nhân dân khoảng hàng trăm triệu đồng. Điều này cho thấy tiềm năng trong nhân dân còn rất lớn. Nếu có chủ trương đúng đắn và biết cách khai thác sẽ mở ra những triển vọng lớn hơn trong những năm sắp tới.

Tuy nhiên, mặt yếu trong lĩnh vực nàyvlà việc quản lý khai thác sử dụng các công trình đã xây dựng chưa tốt, thu thủy lợi phí chưa đạt kế hoạch. Nhiều công trình đã xây dựng đang xuống cấp nhanh nhưng chưa có biện pháp khắc phục, sửa chữa tốt. Công trình bờ bao ven sông Sài Gòn chưa thực thực hiện được do thiếu kinh phí.

4/- Trong lĩnh vực thương nghiệp: hoạt động thị trường rất sôi nổi, nhộn nhịp, lưu thông hàng hóa thuận tiện dễ dàng hơn, mặt hàng phong phú và đang dạng, thương nghiệp tư nhân phát triển mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Mặt yếu là sự quản lý của nhà nước còn nhiều sở hở để tư thương trốn thuế, lậu thuế, vai trò của thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán giảm sút, quy mô hoạt động thu hẹp lại. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, bộc lộ nhiều yếu kém, trình độ và kinh nghiệp của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, chưa tạo được thị trường ổn định cho các mặt hàng xuất chủ lực nên SXKD thua lỗ năng mất khả năng chi trả.

5/- Về tài chánh-tín dụng: kết quả ban đầu đáng mừng là đã giảm bớt căng thẳng ngân sách, giải quyết cơ bản tình hình đổ vỡ HTX.TD.Ngâng sach Huyện từ chỗ mất cân đối lớn kéo dài trong nhiều năm thì đến đầu năm 1991 đã cân đối được. Đây là kết quả tổng hợp bằng sự nổ lực của bản thân Huyện và sự hỗ trợ của ngân sách Thành phố.

Tuy nhiên, ngân sách của huyện vẫn chưa thoát khỏi khó khăn vì nhu cầu chi quá lớn và ngày tăng trong khi nguồn thu từ các đơn vị kinh tế có xu hướng giảm, nợ thuế nông nghiệp còn tồn đọng lớn chưa thu được bao nhiêu.

6/- Sự phát triển của các thành phần kinh tế vận động theo cơ chế thị trường:

a/ Kinh tế quốc doanh: Khi chuyển sang cơ chế mới hầu hết các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp đều gặp khó khăn gay gắt, sản xuất kinh doanh thua lỗ và có hiện tượng tiêu cực đặc biệt dịch vụ thương nghiệp và xuất nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và bị cơ chế cũ ràng buột. Nhưng mặt khác là do bố trí cán bộ thiếu năng lực chuyên môn và chậm phát hiện xử lý những cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức. Trước tình hình đó thực hiện nghị quyết 11, 12 của Thành ủy, Huyện ủy đã chủ động đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn lỗ lã mất mát, sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp với điều kiện mới. đã sát nhập, giải thể nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh (hầu hết là những đơn vị thua lỗ), gảim số lượng đơn vị kinh tế quốc doanh từ 30 xuống còn 16 đơn vị. Số đơn vị xác định giữ lại được tập trung củng cố, tăng thêm nguồn vốn, đầu tư thêm trang thiết bị, củng cố lại tổ chức và nhân sự, nhờ vậy các đơn vị này bắt đầu làm ăn có hiệu quả.

Tuy nhiên, những khó khăn lớn của kinh tế quốc doanh hiện nay là vấn đề giải quyết những thua lỗ, tồn đọng cũ, một vài đơn vị còn lúng túng phương hướng hoạt động cụ thể trong cách làm ăn mới.

b/ Kinh tế tập thể: Trừ một số HTX duy trì được hoạt động (ngành giao thông, TTCN), còn hầu hết các HTX nông nghiệp HTX.MB, HTX.TD, do trước đây xây dựng mang tính chất hình thức không phù hợp với quy luật đã giải thể hoặc chuyển sang hình thức khác. huyện phải tập trung chủ yếu vào việc chỉ đạo xử lý những tồn đọng sau khi các HTX giải thể. Đã tiến hành hiện pháp thu nợ để trả nợ và đã giải quyết cơ bản nợ của các HTX mua bán, HTX.TD. Số tồn đọng còn lại đang tiếp tục giải quyết.

Đặc biệt trong nông nghiệp, sau khi giải thể các HTX chuyển sang kinh tế hộ gia đình, tình hình sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh và đã xuất hiện hình thức hợp tác từng mặt như tổ quản lý đường nước, tổ quản lý điện... là tiền đề quan trọng cho hợp tác hóa sau này.

c/ Kinh tế hộ: Phát triển mạnh và ngày càng có thêm nhiều hộ sản xuất giỏi. Kết quả rõ nét nhất là ngày càng có thêm nhiều hộ cá thể, tiểu chủ bỏ vốn vào kinh doanh các ngành thương nghiệp, chế biến nông sản, dịch vụ ăn uống... kinh tế tư nhân cũng bắt đầu xuất hiện một vài hộ. Tuy nhiên đều phát triển tự phát, hướng phát triển chưa ổn định, có hộ phải giải thể chuyển sang ngành nghề khác.

II.- Về văn hóa-xã hội:

1/- Đời sống-xã hội: quán triệt quan điểm của Đảng về nhân tố con người trong xã hội, 2 năm qua trong hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn chúng ta đã có nhiều cố gắng thực hiện chính sách xã hội và đạt được một số kết quả có ý nghĩa.

Trên cơ sở phát triển sản xuất và thực hiện chính sách xã hội, đời sống của một bộ phận khá đông nhân dân được cải thiện một bước. Nhà ở của một bộ phận dân cư được cải thiện, tiện nghi sinh hoạt trong nhiều gia đình tăng thêm. việc đi lại của nhân dân được thuận lợi. Đời sống tinh thần của nhân dân một số địa phương được nâng lên nhờ hệ thống giao thông và mạng lưới điện ngày càng mở rộng.

Về nhà ở, 2 năm qua thực hiện cuộc vận động xây dựng nhà tình nghĩa, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND và sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị, ban, ngành, sở thành phố, các quận, huyện bạn và các tổ chức từ thiện trong và ngoài nuớc nên đã xây tặng 974 căn nhà tình nghĩa (vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội V 674 căn), với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Đây là một cố gắng lớn của đảng bộ và nhân dân, của các ngành, các cấp, thể hiện tinh thần “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” đối với gia đình TBLS.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Thành phố, Huyện đã xét giải quyết trên 300 nhà trả góp cho CBNV, gia đình chính sách và nhân dân lao động nghèo.

Vấn đề giải quyết việc làm cho nhân dân tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng có một số tiến bộ. Ngoài việc thu nhận lao động vào các ngành nghề TTCN, dịch vụ thương nghiệp và gởi đi lao động hợp tác nước ngoài cho hàng ngàn người, Huyện còn chủ trương thu hẹp 366ha đất của nông trường giải quyết cho những hộ nông dân thiếu đất hoặc không đất sản xúât để vừa tạo công ăn việc làm vừa tăng thu nhập cải thiện đời sống.

Tuy nhiên còn khoảng 20% hộ nông dân (qua đìêu tra thí điểm ấp Cây Sộp xã Tân An Hội) đời sống thường xuyên khó khăn túng thiếu, nhà ở đơn sơ phải tiếp tục giải quyết.

Số trẻ em thất học và suy dinh dưỡng còn lớn. Nhưng khó khăn gay gắt và mức sống giảm sút nhiều nhất là những người mà nguồn thu nhập chính dựa vào tiền lương và trợ cấp xã hội.

2/- Lĩnh vực giáo dục: Có một số tiến bộ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sắp xếp mạng lưới trường lớp, ổn định đội ngũ giáo viên. những kết quả đầuthề hiện rõ nét là chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 1 từ 50,65% tăng lên 72,31%, tốt nghiệp cấp 2 từ 71,41% tăng lên 88,2%. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng trong năm 1990- 1991 đạt từ 85% đến trên 90%. Nhiều trường vẫn giữ được danh hoệu trường tiên tiến cấp Huyện và Thành Phố và có thêm một số giáo viên đưo87c5 tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Trung tâm dạy nghề được khôi phục lại, bước đầu thu hút và giải quyết được công ăn việc làm cho một số con em đối tượng chánh sách.

Tuy nhiên điều đáng lo ngại đối với các ngành giáo dục hiện nay là các cháu đang độ tuổi ra lớp khối mẫu giáo đạt tỷ lệ thấp ( 50%), số học sinh bỏ học tăng, công tác xoá mù chữ kết quả còn thấp, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh còn yếu, cơ sở vật chất tuy có tăng thêm nhưng trang thiết bị, dụng cụ dạy học, sách tham khảo và nghiệp vụ cho giáo viên còn yếu. Một số bộ môn, nhất là ngoại ngữ thiếu giáo viên nghiêm trọng. Đời sống giáo viên tuy có được cải thiện nhưng nói chung vẫn còn nhiều khó khăn.

3/ Trên lĩnh vực y tế : Cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế cộng đồng. Đã xây dựng mới một số trạm y tế xã và đầu tư thêm một dsố trang thiết bị mới cho y tế cơ sở. Đội ngũ y, bác sĩ được bố trí sắp xếp lại theo hướng tăng cường y, bác sĩ giỏi cho các bệnh viện trug tâm và các phòng khám khu vực, nhờ vậy chất lượng điều trị bệnh tăng lên. Đã giải quyết được nhiều ca bệnh mà trước đây phải chuyển về các bệnh viện thành phố. Công ytác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống các dịch bệnh, tiêm phòng 6 bệnh cho trẻ em và công tác kế hoạch hoá gia đình đạt một số kết quả. Tỷ lệ tăng dân số từ 1,69% (1998) xuống 1,63% (1990).

Nhưng nhìn chung công tác phòng trị bệnh, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, việc chăm sóc các đối tưo87ng5 chánh sách, những người nghèo neo đơn kết quả còn hạn chế cần tiếp tục hạn chế cần tiếp tục giải quyết. Định mức kinh phí cho giượng bệnh thấp, việc quản lý y tế tư nhân có chú ý hơn nhưng chưa chặt, còn nhiều sơ hở.

4/ Hoạt động VHTT- TDTD : được củng cố, có nhiều cố gắn phục vụ nhiệm vụ chính trị, xây dựng gia đình văn hoá mới, bài trừ mê tính dị đoan và các tệ nạn xã hội. Bước đầu chú ý giáo dục truyền thống cách mạng trong nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, các hoạt động văn nghệ, mạng lưới dịch vụ, sách báo, phim ảnh, có chú ý quan tâm. Đặc biệt phong trào TDTT sau nhiều năm lắng xuống, nay bắt đầu khôi phục và phát triển khá. Đã thu hút hàng nghìn người tường xuyên tham gia va đạt được những thành tích cao ở một số bộ môn.

Nhìn chung đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước. Tuy nhiên hạot động văn hóa, văn nghệ thường chỉ tập trung ở những vùng thị trấn, thị tứ, mức hưởng thụ văn hóa văn nghệ của nhân dân những xã, ấp hẻo lánh còn thấp, công tác quản lý dịch vụ văn hóa, phim ảnh tư nhân nhất là phim ảnh vidéo chưa chặt chẽ. Tệ mê tín dị đoan, cờ bạc, bia ôm gần đây có xu hướng phát triển nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.

III- Về an ninh quốc phòng:

Tình hình an ninh chính trị luôn ổn định, công tác đấu tranh chống các loại tội phạm kinh tế, đặc biệt là chống buôn lậu, đã thu được kết quả bước đầu đáng kể.

Phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc chuyển biến khá được quần chúng tham gia có hiệu quả. Các phương án phòng chống bạo loạn ngày càng bổ sung hoàn chỉnh, các địa bàn trọng điểm đựơc chú ý. Cán bộ chiến sĩ của ngành đựơc củng cố về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ý thức tổ chức kỷ luật được nâng lên. Lực lượng công an xã, thị trấn được chính quy hóa một bước.

Hoạt động của các ngành trong khối nội chính cũng có nhiều tiến bố trong công tác giải quyết khiếu tố khíêu nại của nhân dân và công tác xét xử.

Tuy nhiên lĩnh vực an ninh còn một số thiếu sót, sơ hở. Mạng lưới an ninh cơ sở một số nơi chưa mạnh quản lý đối tượng chưa chặt, do đó những hoạt động ngầm của đối tượng hoạt động chính trị chưa đựơc phát hiện kịp thời. Công tác phòng ngừa tội phạm còn yếu. Tình hình trật tự xã hội và các tệ nạn có xu hướng gia tăng. Tình trạng buôn lậu hàng ngoại nhập gần đây phát triển trở lại.

Lĩnh vực quốc phòng, thực hiện nghị quyết 02 của Bộ chính trị,chỉ thị 55 của Ban bí tư, nghị định 29 của hội đồng bộ trưởng, công tác quân sự và quốc phòng qua 2 năm có những đổi mới đáng kẻ. Đã tiến hành xây dựng các kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản, phòng chống bạo loạn, chống địch tập kích đường không, phối hợp với các đơn vị chủ lực trú đóng trên địa bàn tăng cường khả năng phòng thủ. Đã tiến hành chấn chĩnh biên chế lực lượng vũ tran, giảm quân thường trực, tăng cường quản lý quân dự bị động viên củng cố và nâng cao chất lượng dân quân tự vệ, đồng thời thường xuyên chú ý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, trực tiếp và thống nhất về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang.

Việc thực hiện NVQS hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao.

Những khuyết nhược điểm chủ yếu của công tác quân sự là số lượng và chất lượng huấn luyện quân dự bị, dân quân tự vệ chưa cao. Mạng lưới quân báo, trinh sát nắm bọn hoạt động chính trị còn yếu, chưa phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo chỉ huy. Phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị còn nhiều họa chế. Đời sống cán bộ chiến sĩ còn nhiều khó khăn, nhất là các xã, thị trấn. Việc gọi thanh niên nhập ngũ tuy đạt chỉ tiêu nhưng chưa đi vào nề nếp. Tình trạng thanh niên vi phạm luật NVQS ngày càng tăng, quân nhân đào bỏ ngũ ngày càng nhiều nhưng chưa phối hợp với đơn vị chủ quản xử lý kiên quyết, triệt để.

IV.- Công tác chính quyền và đoàn thể quần chúng:

1/ Một trong những mặt tiến bộ của công tác chính quyền là đã thể hiện ngày càng rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của HĐND. Hoạt động giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp và các ngành chức năng được tăng cường và có hiệu quả hơn trước. Tuy nhiên chất lượng chưa cao, đôi lúc mang tính chất hình thức. Còn một số HĐND xã hoạt động yếu, thậm chí một vài nơi không hoạt động.

Hoạt động của UBND có nhiều mặt tiến bộ trong việc cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, quản lý Nhà nước bằng pháp luật có những mặt kiên quyết hơn trước thể hiện rõ nhất là trong giải quyết những vẫn đề về tranh chấp ruộng đất nhà ở... Việc quản lý nhà nước theo ngành cũng có nhiều kết quả. Bộ máy chính quyền Huyện, xã, thị trấn đã sắp xếp kiện toàn bước. Việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và phát huy . Một số chủ trương, quyết định quan trọng của ủy ban được tổ chức lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định.

Nhưng, những tiến bộ nói trên vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Một số chủ trương, quyết định của ủy ban chưa được cấp dưới và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh, việc quản lý xã hội bằng pháp luật còn lỏng lẻo, quản lý các thành phần kinh tế còn nhiều sơ hở nhất là đối với tư nhân, nhiều vụ phạm pháp xét xử chậm, chưa nghiêm. Bộ máy chính quyền tuy kiện toạn một bước nhưng vẫn còn cồng kềnh, vai trò tham mưu của một số phòng ban chuyên môn yếu, biên chế gọn nhưng chưa tinh.

2/ Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhìn chung có chuyển biến tốt, nhất là sau khi có nghị quyết 08 của Trung ương và nghị quyết 06 của Huyện ủy. Sự phối hợp hoạt động giữa đoàn thể và chính quyền bước đầu gắn bó có hiệu quả. Mặt trận và đoàn thể các cấp đã quan tâm đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, thông báo tình hình thời sự cho đoàn viên, hội viên và quần chúng. Đã bắt đầu khơi dậy phong trào hành động cách mạng của quần chúng bị chìm lắng trong nhìêu năm, Các hoạt động truyền thống, các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng quỹ bảo thọ, phong trào nông dân sản xuất giỏi, tham gia thủy lợi, sửa chữa đừơng sá, làm công tác xã hội giúp đỡ người nghèo... đã đáp ứng một số yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, đồng thời góp phần chăm lo giải quyết những lợi ích thiết thực của quần chúng.

Qua các phòng trào hành động cách mạng của quần chúng, các đoàn thể tiến hành củng cố lại tổ chức và phát triển thêm nhiều đoàn viên, hội viên mới. Đó là kết quả tổng hợp của chủ trương, nghị quyết đúng đắn của Đảng, sự chuyển mình của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự cố gắn vươn lên của các đoàn thể. Tuy nhiên công tác củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên còn yếu, các phong trào phát triển chưa đều, chưa rộng ở cơ sở và chưa được đông đảo hội viên, đoàn viên tự giác tham gia. Nội dung, phương thức hoạt động của đoàn thể còn nhiều lúng túng. Cán bộ đoàn thể chưa đựơc quy hoạch và bố trí một cách ổn định. Từng lúc, từng nơi các đoàn thể hoạt động còn đơn lẽ, thiếu kết hợp với chính quyền và còn nhiều đảng viên chưa tích cực làm công tác vận động quần chúng nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp.

V.-CÔNG TáC XÂY DựNG ĐảNG:

1/- Những ưu điểm:

Cùng với việc lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và công tác đoàn thể, công tác xây dựng Đảng được đặc biệt coi trọng và đã có bước trưởng thành mới. Với tư duy đổi mới, với tinh thần dám nghỉ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Huyện đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết đổi mới, bước đầu thu được một số kết quả.

Công tác tư tưởng: 2 năm qua đã tiến hành nhiều đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn: tuyên truyền triển khai các nghị quyết của Huyện ủy, Thành ủy, các nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là đợt tổ chức cho cán bộ đảng viên và quần chúng tham gia góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội VII. Qua các đợt sinh hoạt chính trị trình độ nhận thức của cán bộ đảng viên được nâng lên một bước, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng đựơc củng cố, tạo sự nhất trí cao đối với đường lối, quan điểm của đảng, tiếp tục khẳng định con đường XHCN, chống đa nguyên đa đảng . Công tác thông tin tuyên truyền tình hình trong và ngoài nước thường xuyên quan tâm tổ chức. Công tác tư tưởng còn góp phần tạo ra một số phong trào hành động cách mạng của quần chúng thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng bộ.

Công tác tổ chức và cán bộ: thực hiện nghị quyết 30 của Thành ủy. Huyện đã sắp xếp lại bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các đơn vị sản xuất kinh doanh, thực hiện giảm biên chế, sát nhập nhiều cơ quan trùng lắp chức năng hoặc trung gian không cần thiết. Tổ chức cơ sở đảng cũng được sắp xếp lại, giảm 9% số cơ sở Đảng. Đã bố trí đề bạt thay đổi một số cán bộ chủ chốt các cơ quan ban ngành Huyện, xã, thị trấn theo hướng trẻ hoá và chú trọng chất lượng. Nhiều cán bộ phát huy được sở trường của mình và trưởng thành trong môi trường mới. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ được thường xuyên quan tâm nhất là cán bộ xã, ấp.

Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ Đảng, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh đựơc quan tâm. Công tác phát triển đảng viên chú trọng mặt chất lượng hơn mặt số lượng (2 năm phát triển 171 đảng viên)

Công tác kiểm tra của Đảng có bước chuyển biến tích cực trong việc kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, giải quyết khiếu tố, khiếu nại, kỷ luật đảng viên. Đã kiên quyết xử lý những đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng, đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục và phát huy dân chủ nội bộ. Trong 2 năm đã xử lý kỷ luật 210 đ/c, trong đó có 145 đ./c đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức.

Việc thực hiện nghị quyết 11 của Thành ủy về củng cố một bước tổ chức cơ sở đảng bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Đã tiến hành củng cồ 15 cơ sở đảng và phân loại 40% đảng viên trong đảng bộ. Qua thực hiện nghị quyết 11 trình độ nhận thức và năng lực công tác của đảng viên ở một số cơ sở đảng được nâng lên. Đồng thời qua thực hiện nghị quyết 11 đã xử lý 168 đảng viên trong đó có 63 đ/c đưa ra khỏi đảng, góp phần làm trong sạch một bước đội ngũ đảng. Đặc biệt quan trọng là qua thực hiện nghị quyết 11 đã giúp cho các cơ sở đảng tự đánh giá lại mình một cách đúng đắn những mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có những chủ trương, biện pháp sát hợp cho công tác xây dựng Đảng thời gian tới.

Phương thức lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với chính quyền và đoàn thể cũng có những cải tiến hơn trước. Vai trò và quyền hạn của cơ quan chính quyền và đoàn thể được tôn trọng và phát huy.Hiện tượng cấp uỷ đảng bao biện vào công việc của chính quyền,đoàn thể giảm đáng kể.

2Những tồn tại và khuyết điểm

Bên cạnh những mặt ưu điểm nói trên,công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ qua chuyển biến còn chậm. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ nhìn chung chưa chuyển kịp yêu cầu, nhiệm vụ mới. Hiệu quả công tác tư tưởng đạt được còn thấp, chưa giải đáp kịp thời những tâm trạng băn khoăn, thắc mắc của đảng viên và quần chúng đạt ra. Nội dung, phương pháp giảng dạy các lớp đào tạo bồi dưỡng còn nhiều lúng túng. Việc sơ tổng kết, tuyên truyền những nhân tố mới, những điển hình trong phong trào hành động cách mạng của quần chúng chưa được quan tâm đúng mức. Bộ máy tổ chức, hệ thống chính trị tuy được kiện toàn một bước nhưng vẫn còn cồng kềnh kém hiệu lực, nhiều cơ sở Đảng còn yếu, một số rất yếu. Đặc biệt có một vài cấp ủy Đảng nội bộ mất đoàn kết kéo dài. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy và số đông cán bộ đảng viên còn thấp, còn một bộ phận đảng viên giảm sút ý chí nhiệt tình cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật lỏng lẻo, một số thoái hóa biến chất. Đảng chú ý là còn khá nhiều đảng viên chưa làm tròn nghĩa vụ thuế và trả nợ nhà nước, làm giảm uy tín, giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng.

Còn một số địa phương, đơn vị, cấp ủy đảng thiếu đi sâu chỉ đạo công tác xây dựng đảng. Việc triển khai quán triệt nghị quyết, chủ trương của Đảng và nhà nước còn sơ sài, thực hiện không đến nơi đến chốn. Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức, phòng chống những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ đảng viên chưa được tiến hành thường xuyên kiên quyết.

Công tác quy hoạch cán bộ còn bị xem nhẹ, việc điều động bố trí cán bộ còn một số trường hợp chưa được xem kỷ lưỡng dẫn đến bố trí không phù hợp, không phát huy tác dụng, gây ảnh hưởng xấu. Công tác kiểm tra của Đảng chưa thường xuyên, kịp thời giáo dục, ngăn ngừa khuyết điểm và còn một số trường hợp đảng viên sai phạm kỷ luật Đảng nhưng kiểm điểm xử lý còn chậm.

VI.- Những nhận xét đánh giá chung và bài học kinh nghiệm:

1/- Qua 2 năm thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Thành phố và nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ V, tổng quát lại đã đạt được những thành tựu sau đây:

- Đã khơi dây được ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên và quần chúng vượt qua những khó khăn thử thách sớm khắc phục những va vấp cũ. Bộ mặt nông thôn có những thay đổi lớn, đồng thời giải quyết có kết quả nhiều mặt về đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Trên lĩnh vực kinh tế: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển khá, một số cây trồng chính phát triển nhanh cả về diện tích năng suất, và sản lượng như lúa, đậu phọng, ngăn chặn được tình trạng lỗ lã và tổn thất của các đơn vị kinh tế quốc doanh, số đơn vị còn lại trụ được với cơ chế mới và bắt đầu làm ăn có hiệu quả, gỉai quyết được cơ bản tình hình nợ nần các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã tín dụng. Tình hình ngân sách bớt khó khăn căng thẳng hơn trước.

Cơ sở hạ tầng quan trọng: điện, thủy lợi, giao thông ... tăng thêm đáng kể. Sự đóng góp của quần chúng trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng có chuyển biến tích cực đạt kết quả tốt.

- Đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận nhân dân được nâng lên nhất là về nhà ở, tiện nghi sinh hoạt gia đình, giải quyết công ăn việc làm...

- Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, công tác chống buôn lậu và các hiện tượng tiêu cực đã đạt một số kết quả bước đầu.

- Hệ thống chính trị được tăng cường củng cố: Qua thực hiện nghị quyết 11 Thành ủy và kế hoạch 07 của Huyện ủy, các cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên có chuyển biến mới về chất. Nguyên tắc tập trung dân chủ được phát huy, đoàn kết nội bộ được giữ vững và có nhiều chuyển biến tốt.

Đạt được những thành tựu nói trên, trước hết là do Đảng bộ và các cấp các ngành biết vận dụng các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Thành phố một cách chủ động, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đồng thời do được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả của Thành ủy, ủy ban nhân dân và các ban, ngành, sở Thành phố.

2/- Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu, Huyện còn những yếu kém khuyết điểm là:

- Ngành chăn nuôi và sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, kinh tế quốc doanh tuy có bước phát triển nhưng còn lúng túng về nội dung, phương thức hoạt động. Ngân sách tuy có khá hơn trước nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thuế nông nghiệp đạt thấp so với kế hoạch. Tình hình tranh chấp ruộng đất trong nội bộ nông dân còn rất phức tạp. Việc huy động sức dân đóng góp vào các hoạt động xã hội còn nhiều mặt hạn chế.

- Đời sống của một bộ phận nhânndân đặc biệt là nhân dân lao động nghèo, gia đình chính sách, cán bộ hưu trí, mất sức và những người sống chủ yếu bằng tiền lương và trợ cấp xã hội hết sức khó khăn. Nhà ở, việc làm còn tồn đọng lớn.

Sự nghiệp giáo dục, y tế thực hiện chưa đạt một số chỉ tiêu, nghị quyết Đại hội V đề ra (chỉ tiêu giải phóng ca 3, hạ tỷ lệ phát triển dân số). Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ở những xóm ấp hẻo lánh còn thấp.

- Tình hình buôn lậu, cờ bạc, mê tín dị đoan, gần đây có chiều hướng phát triển trở lại.

- Hệ thống chính trị tuy được kiện toàn, sắp xếp lại một bước nhưng vẫn còn cồng kềnh, có mặt còn yếu. Đáng lưu ý là còn một bộ phận đảng viên giảm sút ý chí, nhiệt tình cách mạng, thiếu đầu tàu gương mẫu, ý thức tổ chức kỷ luật lỏng lẻo...Không đựơc quần chúng tín nhiệm. Việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng là vấn đề Huyện đang gặp khó khăn lúng túng.

Nguyên nhân của những khó khăn yếu kém nói trên, về khách quan, do hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nhiều năm trước đây để lại, những khó khăn mới phát sinh do cơ chế mới đẻ ra trong quá trình phát triển đi lên của xã hội. Về mặt chủ qua chủ yếu là do đảng bộ chậm xác định rõ yêu cầu và nội dung đổi mới, phương thức lãnh đạo trong giai đoạn mới, do còn thiếu những biện pháp có hiệu lực để nâng cao chất lượng đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo va súc chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chi bộ ấp, do sự quản lý điều hành của nhà nước khi chuyển sang cơ chế còn những sơ hở, thiếu sót.

3/- Từ những việc đã làm được và những việc chưa làm được 2 năm qua có thể rút ra mấy kinh nghiệm sau đây:

Một là: Đảng bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng luôn luôn giữ cho đựơc ổn định về chính trị trong mọi tình huống. Nội bộ phải đoàn kết thống nhất cao nói và làm theo nghị quyết của Đảng.

Hai là: Phải nhạy bén nắm bắt tình hình để bộ sung, cụ thể hóa nghị quyết, kịp thời phát hiện và chủ động xử lý những phát sinh mới. Nghị quyết của Đại hội thể hiện sự tập trung trí tuệ của toàn đảng bộ nhưng không trách khỏi những suy nghĩ chủ quan nhất là không dự đoán hết những khó khăn, những phát sinh mới trong quá trình phát triển của xã hội và trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy cần phải được bổ sung, cụ thể hóa cũng như phát hiện xử lý những phát sinh mới. Coi đây là nhiều vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng. Mặt khác phải hết sức chú trọng phát huy dân chủ nội bộ, đặc biệt là đối với những vấn đề khó, phức tạp. Việc phát huy dân chủ nội bộ vừa tạo sự đoàn kết trong nội bộ tốt, vừa tạo sự nhất trí cao trong tư tưởng và hành động thực tiễn.

Ba là: Trong lãnh đạo toàn diện cần chú ý tập trung chỉ đạo giải quyết một số vấn đề trọng tâm, then chốt nhất. Phải đeo bám chỉ đạo và tổ chức thực hiện đến nơi đến chống, từng thời gian có sơ, tổng kết rút kinh nghiệm phát huy những mặt tốt, khắc phục sửa chữa những mặt chưa tốt để làm tốt hơn.

Thực tế cho thấy sự lãnh đạo toàn diện bao gồm trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng... trên từng lĩnh vực đó lại có rất nhiều việc phải làm. Nếu không nhặt ra được những vấn đề cốt lõi có tính chi phối đối với các vấn đề khác mà chỉ đạo dàn đều thì kết quả sẽ không cao thậm chí không kết quả. Còn đối với những vẫn đề mới thì nên tổ chức làm thí điểm trước để rút kinh nghiệm trước khi thực hiện đại trà.

Bốn là: Phải phát huy tính độc lập sáng tạo, dám nghỉ, dám làm theo quan điểm đổi mới tư duy của đảng và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Vì nghị quyết của đảng cấp trên không thể nêu và giải quyết mọi vấn đề cụ thể của từng địa phương được. Vã lại trong thực tiễn luôn luôn vận động phát triển, phát sinh nhiều mâu thuẫn mới đặt ra phải giải quyết. Nếu không phát huy tính độc lập sáng tạo, dám nghĩ, dám làm mà chỉ trông chờ vào sự chỉ đạo của trên thì sẽ rất khó khăn, không giải quyết nổi.

Nhưng mặt khác, phải kịp thời đề xuất, kiến nghị với cấp trên những vấn đề lớn quá khả năng chức trách của mình. Vì có những vấn đề dù địa phương có nổ lực cố gắng đến mấy cũng không giải quyết nổi. Những vấn đề ấp cần được hỗ trợ của cấp trên.

Năm là: Phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng nhất là coi trọng vai trò vị trí của cấp ấp, tăng cường củng cố, xây dựng ấp một cách toàn diện về Đảng Ban nhân dân và các đoàn thể quần chúng, đặc biệt chi bộ. Cần khắc phục quan niệm không đúng về vai trò vị trí chi bộ ấp, từ đó coi nhẹ công tác củng cố chi bộ ấp. Phải thật sự coi chi bộ ấp là nơi nối liền trực tiếp giữa Đảng và nhân dân, mọi thành công và hạn chế torng việc biến chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhà nước thành hiện thực trong đời sống xã hội chính là ở đây. Từ đó có sự đầu tư thích đáng và những biện pháp tích cực nhằm từng bước củng cố các chi bộ ấp nâng lên ngang tầm nhiệm vụ của nó.

Phần thứ hai

Phương hướng nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991-1995

---

Huyện Củ Chi bước vào kế họach 5 năm 1991-1995 trong đặc điểm tình hình có nhiều thuận lợi và khó khăn lớn sau đây:

Về thuận lợi: Có nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng Thành phố lần thứ V soi đường. Đặc biệt đựơc sự tác động trực tiếp của Thành phố là trung tâm của cả nước trên nhiều mặt, nhất là về công nghiệp, khoa học kỷ thuật và là thị trường tiêu thụ lớn gắn với xuất khẩu mà chúng ta được thừa hưởng. Mặt káhc, bản thân của Huyện cũng có nhiều thuận lợi lớn. Đó là những thành tựu và kinh nghiệm bước đầu trong công cuộc đổi mới mấy năm qua. Có tiềm năng và điều kiện để phát triển sản xuất rất lớn như điện, thủy lợi, khả năng thâm canh tăng vụ và diện tích mặt nước để nuôi tôm, cá còn lớn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu rất đa dạng và phong phú.Nhân dân có truyền thống cách mạng,lực lượng lao động khá dồi dào tay nghề cao nhất là sản xuất tiểu thủ công nghiệp( sơn mài,mây,tre lá...) và khả năng huy động nguồn vốn đóng góp trong nhân dân còn lớn.Đó là yếu tố rất quan trọngcho hướng phát triển sắp tới.

Song 5năm tới.Huyện cũng gặp những khó khăn lớn.Những diễn biến phức tạp của Thế giới,nhất là tình hình Liên xô gần đây có tác động nhất định đến nhận thức tư tưởng của một bộ phận nhân dân.Đồng thời sự khủng hoảng về kinh Từ-xã hội trong nước cũng có tác động trực tiép đến tình hình kinh tế-xã hội của huyện.Ngoài ra bản thân huyện còn những khó khăn riêng tồn động trong nhiều năm qua.Đó là tình hình tranh chấp ruộng đất trong nội bộ nông dân còn khá phức tạp,đời sống và nhà ở của một bộ phận diện gia đình chính sách,số người lao động thiếu công ăn việc làm còn lớn,ngăn sách huyện tuy bớt căng thẳng nhưng chưa thoát khỏi khăn.Nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất,xây dựng cơ sở hạ tầng những năm tới rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của huyện rất hạn chế...

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với những thuận lợi, những tiềm năng và thế mạnh của huyện cộng với sự tác động của Trung ương, Thành phố, nhất định trong 5 năm tới tình hình của Huyện sẽ tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực.căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu nghị quyết Đại hội V Thành phố, căn cứ đặc điểm của địa phương, nhiệm vụ mục tiêu chung của Huyện 5 năm tới là:

- Tiếp tục phát huy những mặt tích cực của các thành phần kinh tế, tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghịêp-tiểu thủ công nghiệp-công nghiệp-thương nghiệp và dịch vụ nhằm khai thác cao nhất mọi tiềm năng của Huyện tạo một bước phát triển mói về kinh tế xã hội làm tiền đề cho những năm tiếp theo.

- Tiếp tục quan tâm chăm lo gia đình chính sách, phấn đấu thu hẹp tỷ lệ người nghèo, tạo thêm nhiều nhà ở, việc làm cho người lao động, giảm nhịp độ tăng dân số, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa...

- Nâng cao cảnh giác cách mạng, bảo đảm quốc phòng, an ninh làm chuyển biến tình hình trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ XHCN và các thành quả cách mạng.

- Trên cơ sở đổi mới chính trị, tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, đổi mới nội dun và phương thức hoạt động của Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, đổi mới tổ chức và cán bộ.

Mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp trên từng lĩnh vực.

I.- về kinh tế:

1/- Sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, coi nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu theo hướng tập trung sản xuất nông sản hàng hóa nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và một phần sản phẩm trước hết là thực phẩm tươi sống (thịt, rau đậu các loại...) cho Thành phố. đưa chăn nuôi dần dần trở thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Tốc độ tăng trường bình quân hàng năm của nông nghệip đạt 7,5%. Đến năm 1995 giá trị tổng sản lượng chiếm tỷ trọng từ 80-83% trong toàn nền kinh tế của Huyện.

a/ Trồng trọt: Tập trung đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, các loại sản xúât hàng hóa ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, trước hết là lúa., đậu phọng, mía, thuốc lá, cao su và các loại rau đậu... Tốc độ tăng trường bình quân hàng năm từ 8-9%. Đếnnăm 1995 tổng diện tích gieo trồng đạt 56.700ha, giá trị tổng sản lượng chiếm tỷ trọng 78,4% trong ngành nông nghiệp, trong đó lúa 128.000 tấn, đậu phong 15.000 tấn, mía 190.00 tấn, thuốc lá 2.000 tấn. Phấn đấu mở rộng thêm diện tích cao su ở những vùng có điều kiện.

b/- Chăn nuôi: Do điều kiện ít thuận lợi so với trồng trọt nên vẫn duy trì tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,9%. Hướng phát triển chăn nuôi trong những năm tới là: heo, trâu, bò, gia cầm... Đồng thời khuyến khích phát triển nuôi tôm, cá, vịt đàn, bò sữa, gà công nghiệp ở những vùng có điều kiện với hình thức chủ yếu là nuôi cá thể trong dân. đến năm 1995 đạt một số chỉ tiêu chủ yếu: tổng đàn heo 40.000 con, trâu bò 40.000 con (500 bò sữa) 7.000 tấn thịt trong đó thịt heo 4.000 tấn.

Để đạt được những mục tiêu chủ yếu nói trên phải thực hiện tốt nhiều biện pháp đồng bộ. Trước hết là phải quản lý chặt chẽ đất canh tác, triệt để tiết kiệm đất xây dựng cơ bản, tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển thủy lợi, điện, giao thông những vùng trọng điểm theo quy hoạc. Thứ hai là thực hiện cơ giới hóa một số khâu đối với một số cây ở những vùng có điều kiện. Thứ ba là có chính sách đầu tư tín dụng cho các hộ nông dân với lãi suất hợp lý, thực hiện miễn giảm thuế đối với những diện tích mới khai hoang phục hóa và nhưng cây con mới, đồng thời chú trọng đẩy mạnh việc ưng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là khâu giống, thông qua các chương trình khuyến nông, chú trọng công tác cung ứng vật tư nông nghiệp bảo vệ thực vật và phòng trừ dịch bệnh. Thứ tư là tập trung giải quyết tình trạng tranh chấp ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai để nông dân yên tâm sản xuất. Đối với những vùng đất hoang hóa mà Huyện chưa có khả năng đầu tư khai thác thì cho các thành phần kinh tế kể cả nông dân hợp đồng thuê sản xuất dài hạn đúng theo qui định của nhà nước.

Đối với ngành chăn nuôi, đặc biệt là con heo, ngoài biện pháp giải quyết con giống và các biện pháp khác, cần có kế hoạch sản xuất thức ăn tại chỗ cung cấp cho đàn heo của Huyện. Đây là vấn đề Huyện có khả năng nhưng trong nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức.

Ngoài các biện pháp chủ yếu nói trên, Huyện cũng kiến nghị với Trung ương, Thành phố nên có chính sách bảo trợ giá đối với sản phẩm nông nghiệp, nhất là đối với những cây con quan trọng, đồng thời tăng thêm vốn đầu tư cho nông dân bằng cho vay tín dụng bình quân hàng năm khoảng 10 tỷ đồng.

Về lâm nghiệp, tăng cường quản lý các khu rừng lịch sử có kế hoạch trồng thêm các cay lâu năm như sao, sến, cao su... Tiếp tục phát động nhân dân thực hiện phong trào trồng cây gây rừng nhất là các loại cây ăn trái và cây lâu năm có giá trị xuất khẩu như tràm bông vàng, bạch đàn...

2/- Tiểu thủ công nghiệp-công nghiệp:

Ngành tiểu thủ công nghiệp-công nghiệp của Huyện hiện nay nói chung còn rất yếu, tốc độ phát triển chậm và chưa gắn chặt với nông nghiệp. Giá trị tổng sản lượng chiếm tỷ lệ thấp trong nền kinh tế. Trong 5 năm tới phải tập trung phát triển cac ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có tay nghề cao, nguyên liệu tại chỗ, chú trọng mở rộng các hình thức gia công xuất khẩu, thu hút nhiều lao động. Đồng thời có chính sách và tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp trên địa bàn Huyện với nhiều loại qi mô và trình độ, kể cả trình độ công nghiệp tiên tiến, hiện đại bằng nhiều hình thức, chủ yếu là liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài Thành phố, kể cả hợp tác với nước ngoài. Hướng phát triển các ngành công nghiệp trong những năm tới là: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp khai thác chế biến than bùn, cao lanh, thủ công mỹ nghệ và cơ khí sửa chữa. trong đó tập trung mũi nhọn vào công nghiệp chế biến nhằm tạo ra những mặt hàng tiêu dùng xuất khẩu có giá trị cao. Phấn đấu tăng tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp-công nghiệp bình quân hàng năm từ 5-7%.

Ngành bưu điện tiếp tục khai thác sử dụng tới đa các thiết bị hiện có, đồng thời trang bị thêm các thiết bị mới hiện đại trước hết cho tổng đài huyện, tổng đài khu vực, có kế hoạch thay thế điện thoại các xã, thị trấn bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong và ngoài nước phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của các cơ quan, đơn vị và nhân dân.

3/- Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Tiếp tục coi xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng hàng đầu để ổn định, phát triển kinh tế-xã hội. Trọng tâm đầu tư 5 năm tới là: thủy lợi, điện, giao thông, cơ sở vật chất ngành gáio dục...

Về thủy lợi: Tiếp tục hoàn chỉnh và mở rộng công trình kinh đông trong đó là kinh Bến mương-Láng le phục vụ tưới cho 14.000 ha vùng gò, triền gò các xã phía bắc, xây dựng bờ bao ven sông Sài Gòn, tưới tiêu cho 7.000 ha vùng bưng thấp các xã phía Nam khai thác nguồn nước ngầm chủ yếu bằng giếng thủ công, thọc mội cho 4.500 ha khu vực ngoài hệ thống kinh đông.

Về điện: Kéo mới 110 km đường dây trung thế và hạ thế, phấn đấu đến năm 1995 cơ bản điện khí hóa toàn Huyện. Trước mắt, trong vài năm tới cần tập trung điện cho sản xuất nhất là những vùng trọng điểm và những ấp chưa có điện.

Về giao thông: chủ yếu là nâng cấp, sửa chữa theo quy hoạch cũ, làm mới đường nông thôn trong xóm ấp, dự kiến năm 1992 đến 1993 nâng cấp 1 số tuyến đường liên xã quan trọng phục vụ phát triển sản xuất nông nghịêp và đi lại của nhân dân. Từng bước định hình mạng lưới giao thông khu vực Tam Tân phục vụ cho việc quy hoạch bố trí dân cư sau này. Đề nhị Thành phố nâng cấp rãi nhực tỉnh lộ 15 (đọan từ Bến Đình đến Phú Hoà Đông) tỉnh lộ 7 từ Phước Thạnh đến Thái Mỹ, duy tu sửa chữa nâng cấp lộ 2, tỉnh lộ 8, 9, bê tông hóa cầu Bến Nảy, rạch Sơn, Cỗu Lớn.

Công trình công cộng: Tiếp tục duy tu bảo dưỡng nâng cấp 150 phòng học, xây mới 90 phòng để xóa ca 3, xây dựng trụ sở mới Uỷ ban nhân d6n các xã còn lại. Phấn đấu đến năm 1995 xây dựng và định hình các công trình dân dụng theo quy hoạch của Huyện đã được phê duyệt, tập trung ở 4 khu vực kinh tế-xã hội và một số tiểu vùng thị trấn hóa. Các công trình chủyếu là khu vực dân cư, hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng vĩa hè và công hoa viên...

4/- Thương nghiệp-dịch vụ: Tiếp tục phát triển các ngành thương nghiệp phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, chống khuynh hướng phát triển tự phát thương nghiệp phi sản xuất. Trên cơ sở đó sắp xếp lại thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Hướng kinh doanh chủ yếu trong những năm tới là tập trung vào các hàng nông sản phục vụ xuất khẩu, các mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân, cố gắng nắm một số mặt hàng thiết yếu để góp phần điều tiết thị trường ổn định giá cả. Đối với thương nghiệp tư nhận phải hướng dẫn họ vào kinh doanh một số ngành nhất định dưới sự quản lý, kiểm tra giám sát của Nhà nước chủ yếu bằng pháp luật. Tiếp tục củng cố kiện toàn lực lượng quản lý thị trường để đấu tranh chống buôn lậu, làm hàng gian, hàng giả, kinh doanh trái phép, nhằm lập lại kỷ cương về kinh doanh thương mại.

Về dịch vụ, chú ý phát triển kinh doanh du lịch tuyến đường bộ dọc quốc lộ 22, tỉnh lộ 7 và tuyến đường sông, theo hướng tạo nhu cầu và thoả mãn nhu cầu cho khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan 2 khu di tích lịch sử Bến Đình và Bến Dược.

Về xuất nhập khẩu: Cố gắng thu mua phần lớn nông sản hàng hóa của nông dân. Từng bước nâng dần hàng nông sản xuất khẩu đã chế biến (đậu phọng, hạt điều, cao su...) Nhập xuất phải nhằm những mặt hàng phục vụ sản xuất (máy móc, xăng dầu, phân bòn...), hạn chế nhập những mặt hàng tiêu dùng chưa thiết yếu.

Về hoạt động tài chánh tiền tệ: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của họat động tài chánh tiền tệ là tác động vào phát triển kinh tế để tạo nguồn thu cho ngân sách, quản lý và sử dụng vốn ngân sách một cách có hiệu quả nhất. Hướng đầu tư không dàn đều, manh múng mà đầu tư có trọng điểm, vừa tạo điều kiện vừa buộc các đơn vị sản xuất kinh doanh tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh để bảo tồn vốn và có tích lũy cho ngân sách. Đi đôi với tăng thu phải thực hành tiết kiệm, giảm các khoảng chi chưa cần thiết, ưu tiên chi lương, các khoảng phụ cấp theo lương và những công tác đột xuất đặc bịêt. phấn đấu cân đối một phần ngân sách trợ cấp thêm cho lực lượng vũ trang và cán bộ nhân dân hành chánh sự nghiệp nâng cao đời sống.

Về các thành phần kinh tế: Phương hướng chung là khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh theo định hướng XHCN, trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm nền tản.

a/ Kinh tế quốc doanh: Được sắp xếp lại một cách hợp lý và bảo đảm kinh doanh cho hiệu quả. Cần trách khuynh hướng coi nhẹ quốc doanh, muốn tư hữu hóa tất cả các tư liệu sản xuất, đồng thời cũng không nên duy trì và phát triển kinh tế quốc doanh một cách tràn lan, ké dài sự thua lỗ. Quốc doanh chỉ nắm một số ngành, một số khâu quan trọng với một tỷ lệ nhất định để chi phối. Trong ngành nông nghiệp tiếp tục củng cố ổn định các nông trường quốc doanh, quốc doanh chủ yếu nắm khâu giống, thũy lợi, bảo vệ thực vật. Ngành công nghiệp quốc doanh nắm công nghiệp cơ khí sửa chữa, công nghiệp chế biến, thức ăn gia súc... khai thác và chế biến phân bón... Trong thương nghiệp, quốc doanh chỉ nắm các vật tư quan trọng như: xăng dầu, phân bòn, thuốc trừ sâu và một số nông sản có giá trị để xuất khẩu.

b/ Kinh tế tập thể: Tổ chức lại và tạo điều kiện cho kinh tế tập phát triển với những hình thức và qui mô thích hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Tiến hành củng cố lại hệ thống hợp tác xã mua bán, trước hết là HTX mua bán Huyện, HTX mua bán xã, thị trấn làm từng bước có chú ý đến yếu tố địa bàn dân cư để có hình thức tổ chức thích hợp. Trong nông nghiệp chú ý phát triển các hình thức hợp tác đa dạng, khuyến khích các hình thức hợp tác làm dịch vụ cung ứng vật tự và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Củng cố và nhân rộng các mô hình đã được hình thành trong nông dân như tổ đường nước, tổ quản lý điện... trên cơ sở những bước tập dượt đó, từng bước nâng dần lên với hình thức và qui mô cao hơn (tập đoàn, hợp tác xã) khi có điều kiện và phù hợp với qui luật.

Duy trì những hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, HTX vận tải... đã có kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả và tiếp tục giải quyết tồn động các hợp tác xã đã giải thể và đặc biệt là HTX nông nghiệp.

c/ Kinh tế cá thể: khuyến khích kinh tế cá thể phát triển đúng pháp luật. Tiếp tục xác định hộ là đơn vị kinh tế chính trong nền kinh tế, trên cơ sở đó hỗ trợ và tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất dưới sự quản lý của nhà nứoc, hạn chế khuynh hướng tự phát trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống và dịch vụ phi sản xúât káhc. Khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển trong những ngành, những khâu xét thấy cần thiết có lợi cho quốc kế dân sinh.

II.- Về VĂN HóA-Xã HộI:

1/- Đời sống và việc làm:

Trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là các đối tượng chính sách, nhân dân lao động nghèo, cán bộ nhân viên nhà nước, lực lượng vũ trang. Phấn đấu nâng bình quân lương thực đầu người năm 1991: 419 kg, năm 1995: 500 kg. đến năm 1995 giải quyết cơ bản 2.100 nhà ở cho gia đình thương binh liệt sĩ, trước mắt trong năm 1991-1992 giải quyết xong 326 nhà tình nghĩa cho những gia đình khó khăn nhất. Tiếp tục giải quyết dứt điểm công tác chính sách trong chiến tranh còn tồn đọng.

Về đời sống và nhà ở cho nhân dân lao động nghèo chủ yếu là hỗ trợ vốnbằng hình thức cho vay với lãi suất thấp, hướng dẫn họ làm kinh tế gia đình để tăng thu nhập tự giải quyết. đối với những hộ gia đình có lao động nhưng thiếu đất hoặc không đất sản xuất thì vận động đến nông trường Tam Tân lập nghiệp, nhà nước cố gắng tạo điều kiện và giải quyết một phần khó khăn ban đầu. Phương hương chung về nâng cao đời sống của nhân dân là khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân làm giàu không hạn chế bằng nguồn thu nhập chính đánh. Nhưng đồng thời phải đặc biện quan tâm nhân dân lao động nghèo nhằm thu hẹp số gia đình nghèo trong nông thôn hiện nay do tồn tại cũ và sự phân hóa trong quá trình thực hiện cơ chế mới. tổ chức các hoạt động từ thiện để giúp đỡ những người tàn tật, cô đơn, trẻ mồ côi.

Cùng với việc chăm lo đời sống, cần quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động nhất là bộ đội phục viên và con em giađình chính sách. Biện pháp chủ yếu là khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển các hình thức gia công tiểu thủ công nghiệp (mây, tre, lá, may mặc...) để thu hút lao động mở rộng và nâng cao trung tâm dạy nghề đào tạo nghề nghiệp để người lao động tự tạo việc làm hoặc gởi đi lao động hợp tác nước ngoài nếu có điều kiện.

2/- Về giáo dục:

Tiếp tục nâng cấp chất lượng dạy và học cả về văn hóa, đạo đức cho học sinh. Thực hiện công tác xóa mù chữ, luật phổ cập cấp 1, trước hết trong thanh thiếu niên. Củng cố kiện toàn các trường lớp, nhà trẻ, mẫu giáo. Phấn đấu đến năm 1995 hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập cấp 1, xóa các lớp học ca 3, huy động các em torng độ tuổi đến năm 1995 đạt 90-95%.

Để đạt được những mục tiêu chủ yếu nói trên, cần có kế hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới các trường, lớp đang thiếu, đồng thời tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, mở trường bán công, duy trì hệ thống trường BTVH để thu hút học viên. Tiếp tục kiện toàn, đào tạo đội ngũ giáo viên nhất la những bộ môn chưa có hoặc thiếu giáo viên phụ trách. Xây dựng cơ chế bảo đảm được tc5 hiện liên kết giữa 3 môi trường: Nhà trường gia đình và xã hội trong giáo dục. Mở rộng quỹ bảo trợ “ Vì nhân tài đất nước” để trợ cấp giấy khen thưởng, giáo viên và học sinh giỏi ngoài phần chế độ chính sách của nhà nước. Có chính sách miễn giảm học phí cũng như các loại đóng góp khác đối với các em gia đình chính sách vá nhân dân lao động nghèo.

3/- Y Tế:

Tiếp tục củng cố và nâng cao hơn nữa chát lượng điều trị bệnh, kịp thời phòng chống các bệnh hiểm nghèo lây lan, sốt suất huyết, lao ... thực hiện tốt chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bảo vệ bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình, khắc phục về cơ bản tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, quan tâm hơn nữa việc chăm lo sức khoẻ và điều trị bệnh cho các đối tượng chính sách. Phấn đấu đến năm 1995 hạ tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1,5%, tiêm chủng mở rộng đạt từ 80-85%.

Để nâng cao chất lượng phòng, trị bệnh, trong phương hướng tới cần chú ý tăng cường cơ sở vật chất, Y bác sĩ cho các trạm y tế cơ sở, phối hợp tốt các hoạt động của ngành tế và Hội chữ thập đỏ, củng cố và mở rộng y tế cộng đồng, quản lý tốt các cơ sở y tốt tư nhân mua bán thuốc chữa bệnh, thực hiện đồng bộ các biện pháp tronmg công tác kế hoạch hoá. Trích một phần ngân saxh1 của Huyện để tăng thêm chi phí điều trị cho các đối tượng chính sách nhất là gia đình thương binh liệt sĩ, cán bộ hưu trí, mất sức, có chế độ miễn giảm viện phí đối với các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4/- Về văn hoá - thông tin, thể dục thể thao:

Phương hướng hoạt động văn háo thông tin- Thể dục thể thao trong 5 năm tới là: tập trung chú trọng về mặt chất lượng nhằm đáp ưng1 nhu cầu nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, trước hết là thanh niên, khôi phục và phát triển các loại hình văn hoá lành mạnh, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phong troà đờ ca tài tử, phong trào văn nghệ quần chúng. Song song quy hoạch các cụm kinh tế- xã hội, Đầu tư hoàn chỉnh dần mô hình văn hoá Huyện. Hướng các hoạt động văn hoá văn nghệ vào việc giáop dục và xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hoá mới, tiếp tục sưu tầm và xây dựng các khu di tích lịch sử của Huyện trở thành nơi giáo dục truyền thống và phát triển du lịch. Phát động phong trào quần chúng đấu tranh bài trừ các loại văn hóa đồi trụy, phản động, bài trừ mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội khác, quản lý chặt và xử lý ngiêm khắc các đối tượng lưu hành và sử dụng sách báo phim ảnh cấm.

Tiếp tục đầu tư củng cố hệ thống Đài truyền thanh Huyện và các xã, thị trấn, tăng phương tiện, củng cố đội ngũ cán bộ, cải tiến nội dung và phương thức hoạt động nhằm phổ biến sâu rộng, kịp thời những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, những kiến thức văn hóa, khoa học cần thíêt cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

Trong lĩnh vực thể dục thểthao, chú trọng nâng cao chất lượng, tăng cường thể lực và sức khỏe của nhân dân nhất là thanh thiếu niên trong các trường hợp, kịp thời phát hiện đào tạo bồi dưỡng năng khiếu để nâng cao dần thành tích thi đấu ở một số bộ môn có thế mạnh.

III.- an ninh quốc phòng:

- Huyện Củ Chi là cửa ngõ phía Đông Bắc Thành phố. Những diễn biến tình hình của Cm-pu-chia sẽ có tác động rất quan trọng.

- Cần xác định nhiệm vụ công tác an ninh quốc phòng của Huyện trong thời gian tới là “bảo đảm ổn định về chính trị gắn với tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tích cực phòng ngừa và tấn công các loại tội phạm. Xây dựng ý thức thường xuyên cảnh giác trong cán bộ đảng viên và nhân dân không ngừng củng cố và tăng cường phong trào quần chúng bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ thành quả Cách mạng và chế độ XHCN.

- Quán triệt và thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược của đảng, kết hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ an ninh quốc phòng, phương hướng tới có kế hoạch xây dựng, bổ sung các phương án phòng thủ cơ bản, kế hoạch phòng chống bảo loạn theo từng giai đoạn và thường xuyên tổ chức thực tập nhuần nhuyễn. Kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi mọi hoạt động phá hoại của kẻ thù trên nhiều lĩnh vực, thông qua các hình thức tác động về tư tưởng, văn hóa và kinh tế... không để xảy ra những đột biến xấu về an ninh chính trị trên địa bàn.

- Thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời tình hình và âm mưu thủ đoạn của bọn tội phạm, lấy chủ động ngăn chặn làm chính, nhưng phải tấn công, kiên quết. Tăng cường công tác an ninh kinh tế, đấu tranh bảo vệ tài sản XHCN và tài sản của công dân.

Phấn đấu xây dựng lực lượng công an chính quy,từng bước trang bị phương tiện cần thiết để hoạt động đạt chất lượng cao. Tiếp tục cũng cố và kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn và hiệu quả, yêu cầu có bản lỉnh chính trị, có phẩm chất cách mạng. Đồng thời xây dựng mạng lưới an ninh cơ sở rộng rãi, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt qua thực tiễn công tác nhằm rút ra kinh nghiệm đấu tranh với các loại đối tượng bảo đảm cho ngành đủ sức hoạt động có hiệu quả.

Ngành công an tích cực phát huy vai trò tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp thực hiện của mặt trận đoàn thể, đưa hoạt động cơ sở không ngừng lên xây dựng việc phát động rộng rãi phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh thôn xóm, động viên nhân dân học tập và thực hiện tốt về chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tích cực phòng ngừa và tấn công mạnh bọn buôn lậu, nắm chắt để phân hoá các loại đối tượng, chú ý các địa bàn trọng điểm nhằm giải quyết tốt về trật tự xã hội, góp phần đẩy mạnh sản xuất ổn định kinh tế-xã hội của Huyện.

Về nhiệm vụ quốc phòng: Gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân chất lượng ngày càng cao. Trước hết là củng cố lực lượng dân quân tự vệ và quân dự bị động viên, duy trì tổ chức quân báo ở cơ sở thực hiện tốt công tác quân sự địa phương sẵn sàng chiến đấu có tình huống xã ra, góp phần giữ gìn quốc phòng và an ninh. Có kế hoạch, quy hoạch và đào tạo cán bộ chiến sĩ không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. Nhất là Ban chỉ huy các xã, xây dựng nền nếp, đăng ký quản lý chặt chẽ thanh niên trong độ tuổi sẳn sàng gọi nhập ngũ và thực hiện đạt chỉ tiêu giao quân hàng năm cả về số lượng và chất lượng. Động viên các cơ quan và nhân dân thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quân sự làm tham mưu tốt cho cấp ủy.

Thực hiện tốt kế hoạch diện tập hàng năm và diễn tập khu vực phòng thủ theo chỉ lệnh của trên.

Mặt khác, thể hiện vai trò nồng cốt kết hợp các đoàn thể, tăng cường giáo dục pháp chế XHCN trong nhân dân phát huy hiệu qủa công tác và chất lượng, gỉai quyết của các cơ quan thuộc khối nội chính, giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo và tranh chấp trong nhân dân. Đồng thời có biện pháp đề xuất để chính quyền các cấp xử lý nghiêm minh những hành vi cố tình làm sai pháp luật.

IV.- Đổi mới công tác xây dựng Đảng, hoạt động của nhà nước và công tác vận động quần chúng:

1/- Công tác xây dựng Đảng:

Nhiệm vụ cơ bản và cấp bách hiện nay của Đảng bộ là tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn nhằm xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định, có năng lực lãnh đạovà tổ chức thực hiện, đoàn kết thống nhất trong đảng, có mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng, động viên dược quần chúng tham gia với các phong trào biến nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành hiện thực.

Đổi mới và chỉnh đốn Đảng phải gắn chặt với đổi mới cơ chế quản lý của bộ máy Nhà nước, đổi mới công tác vận động quần chúng. Trong 5 năm tới cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a/ Công tác chính trị tư tưởng:

Về yêu cầu cần xác định, có ổn định tư tưởng trong nội bộ Đảng, mới ổn định tình hình kinh tế và xã hội.

- Do đó, trước mắt tổ chức cho đoàn Đảng bộ nghiên cứu nắm chắc các nội dung cơ bản trong các văn kiện đại hội VII, nghị quyết Đại hội Đảng bộThành phố lần thứ V. Bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởnh Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng để nâng cao trình độ nhận thức chính trị, thông tin kịp thời về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Giáo dục truyền thống của Đảng bộ và nhân dân Củ Chi trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc cũng như những thành tựu trong hoà bình xây dựng kết hợp với tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn. Trên cơ sở đó làm cho mỗi Đảng bộ, đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, củng cố lập trường quan điểm, khẳng định mục tiêu XHCN, giữ vững niềm tin, lòng tự hào dân tộc, bồi dưỡng tinh thần tự lực tự cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, chống mọi tư tưởng mơ hồ, bi quan giao động, những quan điểm sai trái với đường lối của đảng, chống lại mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ địch, hòng làm suy yếu Đảng.

- Với nhiệm vụ trên cần xây dựng hệ thống tuyên huấn và đội ngũ báo cáo viên từ Huyện đến cơ sở và được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ có khả năng truyền đạt, mặt khác cùng trung tâm giáo dục chính trị của Huyện có nội dung chương trình hoạt động thiết thực góp phần cho công tác chính trị trong đảng và ngoài quần chúng kịp thời có hiệu quả ngày càng cao.

b/ Làm trong sạch và nâng cao chất lượng đảng viên:

Tiếp tục thực hiện nghị quyết 11 của Thành ủy, trước mắt từ nay đến 1993 cần tập trung thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:

- Vấn để bức thiết và cấp bách là làm trong sạch đội ngũ đảng viên, qua thực hiện nghị quyết 11 và giải quyết những tồn tại trong đảng, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những đảng viên thoái hóa biến chất, tiêu cực không thiết tha với đảng, không được quần chúng tín nhiệm. Đi đôi với việc biểu dương và phát huy những đảng viên phấn đấu tốt, lực lượng đảng viên trẻ có triển vọng.

- Bồi dưỡng cho đảng viên nâng cao nhận thức chính trị nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để tuyên truyền vận động quần chúng, nâng cao chất lượng đảng viên về vai trò tiên phong, gương mậu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của nhà nước gương mẫu trong lao động công tác và lối sống, thể hiện tốt năgn lực lãnh đạo chính trị trên cương vị công tác của mình, gắn bó mật thiết với quần chúng nơi công tác và nơi cư trú.

- Mỗi Đảng viên phải chấp hành nghi túc điều lệ Đảng tham gia sinh hoạt Đảng điều đặn, đóng góip ý kiến xây dựng nghị quyết của chi bộ để thực hiện. Tuỳ theo trình độ điều kiện mà phân công tác cho Đảng viên, nhất thiết mỗi Đảng viên điều phải phụ trách một số quần chúng và nắm cho được tâm tư, nguyện vọng, đời sóng của quần chúng để giải quyết hoặc đề xuất lên cấp trên giải quyết, thể hiện tốt vai trò Đảng viên là đại biểu lợi ích của quần chúng.

- Song song với việc trong sạch hóa và nâng cao chất lượng đảng viên cần phát hiện những quần chúng tích cực có phẩm chất, nòng cốt trong phong trào được quần chúng tín nhiệm mà giáo dục bồi dưỡng phát triển vào Đảng. Chú ý những nơi trắn hoặc ít đảng viên, nhưng nơi có yêu cầu, trẻ, nữ phải xây dựng quy hoạch trong công tác phát triển đảng, tránh phát triển chạy theo số lượng, không quan tâm đến tiêu chuẩn.

c/ Tập trung sức củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng:

- Là công tác có tầm quan trọng hàng đầu của xây dựng Đảng trong tình hình mới vì vậy vấn đề trước mắt là phải xác định rỏ chức năng nhiệm vụ của từng loại hình chi bộ, đảng bộ cơ sở (xã, cơ quan hành chánh sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh). Từ đó mà đề ra nhiệm vụ, phương thức hoạt động cho phù hợp. Qui định, mối quan hệ giữa lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, tránh sự chồng chéo, trùng lắp không đúng chức năng làm giảm sự lãnh đạo của đảng và vai trò quản lý của nhà nước.

- Sự lãnh đạo của đảng phải thể hiện các vấn đề sau đây:

- Ra được nghị quyết cho phù hợp với tính chất của đơn vị mình, và sát với yêu cầu của quần chúng.

- Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đảng viên chặt chẽ.

- Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo, hoàn thành được nhiệm vụ trên giao.

- Cải tiến nội dung sinh hoạt và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ sớm khắc phục tình trạng yếu kém, không giữ đúng định kỳ, mỗi đảng viên đều phải tham gia sinh hoạt đảng (trừ các đ/c già yếu được miễn). Nâng cao tự phê bình và phê bình trong đảng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, bè phái, cục bộ, thiếu tinh thần trách nhiệm, nâng cao nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng.

- Mỗi chi bộ, đảng bộ qua từng thời gian, từng công tác trọng tâm phải biết tổng kết rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo.

- Từ nay đến 1993 tập trung củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo chi bộ ấp đưa 2/3 chi bộ ấp thành chi bộ vững mạnh trong sạch. Tuy chi bộ ấp không phải là một cấpđảng, nhưng có vai trò rất quan trọng là nền tảng của đảng nơi gắn liền giữa đảng với quần chúng, nơi biến nghị quyết của đảng thành hành đông cách mạng thật sự.

d/ Kiện toàn và nâng cao chất lượng các cấp ủyL:

- Kết hợp việc thực hiện nghị quyết 11 của Thành ủy và quá trình chỉ đạo Đại hội các cấp, tập trung nâng cao chất lượng các cấp ủy, trên cơ sỏ bầu cử dân chủ lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn, có yêu cầu cấu tạo, đồng thời bảo đảm tính kế thừa trong cơ quan lãnh đạo. cấp ủy phải xay dựng và thực hiện nghiêm túc qui chế làm việc, nhất là qui chế lãnh đạo đối với chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Từng thành viên trong cấp ủy phải được phân công rỏ ràng và phải có năng lực phẩm chất, phấn đấu hoàn thành cao nhiệm vụ khi được phân công phụ trách. Riêng bí thư phải nắm vững những nội dung yêu cầu và phải biết làm công tác đảng.

- Bồi dưỡng cho các cấp ủy nắm vững chức năng nhiệm vụ điều hành, lề lối làm việc... Tuy nhiên cũng kịp thời phát hiện và đưa ra khỏi cấp ủy những cấp ủy viên kém năng lực phẩm chất hoặc sai phạm theo như Điều lệ Đảng qui định.

e/ Đối với độc ngũ cán bộ và công tác cán bộ:

Tập trung vào các yêu cầu và nhiệm vụ sau đây:

- Trước nhất cần phải xác định rỏ, chúng ta tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong bối cảnh chung có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những khó khăn và thử thách mới, vì vậy vai trò cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành công trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng.

- Xuất phát từ yêu cầu trên đòi hỏi ở lực lượng cán bộ không ngừng đượ năng cao trên các mặt, vừa có phẩm chất chính trị vửng vàng, đạo đức trong sáng, năgn lực và phong cách công tác tốt, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, ra sức phấn đấu làm chuyển biến các phần việc được phân công.

- Trên cơ sở đó, hướng tới cần ra soát phân loại, bố trí lạiđội ngũ cán bộ, nhằm tích cực phát huy lực lượng hiện có, thay thế những cán bộ kém năng lực không đảm đương nỗi công việc, xử lý những cán bộ thoái hoá biến chất.

- Thực hiện việc quy hoạch và đào tạo cán bộ trước mắt cũng như lâu dài bằng các hình thức tập trung, tại chức dài hạn, ngắn hạn bằng sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để nâng lên. Nhằn tạo ra đồng bộ 1 lực lượng cán bộ được đào tạo với tốc độ nhanh và quy mô toàn diện từ Huyện đến xã, chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế và chuyên môn. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn. để bố trí sử dụng cán bộ phù hợp, phát huy đượ năng lực. Do đó về quy trình về công tác cán bộ cũng phải thực hiện nề nếp, từ đánh giá nhận xét, đến việc mở rộng dân chủ tham khảo ý kiến, trước khi có cân nhắc đề xuất và bố trí cán bộ cho từng vị trí cụ thể. Luôn đảm bảo tính dân chủ và tập thể trong công tác cán bộ.

- cnầ làm cho các cấp ủy Đảng và cơ quan lãnh đạo chính quyền, đàon thể nhất là bí thư, thủ trưởng các cơ quan chính trị nhận thức sâu sắc công tác cán bộ để trực tiếp chỉ đạo thực hiện, không khoán trắng cho đồng chí cấp ủy phụ trách tổ chức hoặc cơ quan tổ chức. Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ, trước hết cần đổi mới, năng cao trình độ năng lực của cán bộ và tập thể Ban tổ chức, và nhất thiết phải am hiểu đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế nhàn nươcv1 và kinh tế xã hội.

- Tăng cường sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp theo hướng tinh gọn có chất lượng, đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện, củng cố lại các phòng ban và tăng cường cán bộ có chất lượng đủ sức làm tham mưu cho cấp ủy.

Bên cạnh, cần có chính sách chế độ hợp lý đối với cán bộ nghĩ hưu, hưu trí, trị bệnh, nghĩ ngơi và trợ cấp khó khăn, chú ý diện cán bộ ở xã ấp.

f/ nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra:

- Cần xác định công tác kiểm tra là một trong những chức năng trọng yếu của sự lãnh đạo đảng. Do đó từng cấp ủy phải nghiên cứu đề ra quy chế có biện pháp kiểm tra theo định kỳ và đột xuất. Về việc chấp hành nghị quyết chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thi hành điều lệ Đảng và rèn luyện phẩm chất tư cách của cán bộ Đảng viên.

- Kịp thời biểu dương phát huy những mặt tốt, bổ sung sửa đổi những mặt hạn chế, thông qua các biện pháp từ giáo dục vận động đến sử lý kỷ luật nghiêm minh. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không còn đủ tiêu chuẩn, thực hiện tốt phương châm: “kịp thời phát hiện, giáo dục và phòng ngừa” để không ngừng xây dựng Đảng bộ, chi bộ vững mạnh, đáp ứng vai trò lãnh đạo, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

2/ Đổi mới hoạt động của hệ thống Nhà nước:

Cần khẳng định trong mối quan hệ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, nghị quýêt, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách và quản lý điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

- Đảng kiểm tra và giám sát việc thực hiện đường lối nghị quyết của Đảng, thông qua hoạt động của đảng viên và tổ chức Đảng. Đồng thời Đảng chăm lo công tác cán bộ, bồi dưỡng lựa chọn cán bộ đưa ra ứng cử vào các cơ quan dân cử hoặc giới thiệu với Nhà nước để đề bạt bổ nhiệm.

- Hoạt động cơ bản của nhà nước là tiếp tục hoàn chỉnh thiết chế dân chủ và công bằng xã hội có trình độ và năng lực quản lý toàn diện. Mọi hoạt động điều hành của Nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật với đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyên môn, có xây dựng quy chế về điều hành, kiểm tra giám sát các hoạt động xã hội và hoạt động của chính quyền các cấp.

Để đạt được những yêu cầu trên, phải tăng cương củng cố vai trò HĐND làm đầy đủ chức năng là cơ quan quyền lực của nhà nước cấp địa phương. Do vậy trong 5 năm tới HĐND phải làm tốt những nội dung sau đây:

Từng bước củng cố hoạt động các ban HĐND, tăng cường giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của HĐND đối với UBND cấp dưới tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các xã theo cụm hoặc liên xã có mô hình giống nhau.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của đại biểu HĐND trong việc tiếp xúc cử tri, nắm cho được tâm tư nguyện vọng chính đáng cử tri để đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết.

- Xác định về vị trí có chức năng và vai trò của UBND Huyện, xã, thị trấn trong hệ thống chính trị, cần thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động, sắp xếp kiện toàn và nâng cao hoạt động của các phòng, ban trực thuộc của UBND theo nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng và UBDN Thành phố. Thực hiện qui hoạch đào tạo phân công bố trí lại hợp lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của Huyện, xã, thị trấn. Đặc biệt chú ý củng cố lại Ban nhân ấp, tổ nhân dân và tổ dân phố đủ mạnh hoạt động có hiệu quả.

- Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chánh ở UBND các cấp và các ban ngành trong quan hệ với nhân dân, xây dựng qui chế làm việc khoa học, đảm bảo qui trình ra quyết định chế độ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cán bộ trong hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên với UBMT Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, ban thư ký HĐND các xã, thị trấn rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri, nắm và phối hợp xử lý kịp thời những thắc mắc khiếu nại của nhân dân.

3/ Công tác vận động quần chúng của Đảng:

- Trong 5 năm tới cần xác định yêu cầu mục tiêu chung công tác vận động quần chúng của đảng như sau: “Quán triệt nghị quyết Đại hội VII, nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố lần thứ V và nhiệm vụ chính trị của Huyện, tiếp tục thực hiện 4 quan điểm cơ bản của nghị quyết 8B và nghị quyết 6 của Huyện ủy”. Ra sức động viên đoàn viên hội viên và các tầng lớp nhân dân trong Huyện đồng tâm nhất trí khắc phục khó khăn tạo thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi liên tục rộng khắc. Nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội của Thành phố và Huyện trong thời gian tới.

Để thực hiện tốt mục tiêu nói trên, cần làm tốt công tác sau đây :

- Tăng cường sự lãnh đạo đối với Mặt trận, đoàn thể quần chúng (chú ýHội nông dân và đoàn thanh niên ) các cấp uỷ đảng định kỳ làm việc với Mặt trận đoàn thể, phân công cấp uỷ và đảng làm công tác Dân vận, bố trí đảng viên đủ năng lực và uy tín vào hoạt động Mặt trậnđoàn thể, cũng cố Mặt trận đoàn thể để thực sực là cầu nối vững chắc giữa đảng và dân. Từng chi bộ phân công đảng viên phụ trách công tác tuyên truyền, gioá dục và huy động các lực lượng quần chúng tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt hai nhiiệm vụ chiến lược của Đảng.

- Chính quyền các cấp phối hợp chặt chẻ với Mặt trận đoàn thể trong công tác Dân vận, dựa voà Mặt trận đoàn thể để vận động nhân dân xây dựng và và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước và những việc liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân địa phương.

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động Mặt trận đoàn thể quần chúng, căn cứ vào các nghị quyết của Đảng đã đề ra nội dung hoạt động thiết thực và kiệp thời được quần chúng nhân dân ủng hộ. Chú ý đào tạo cán bộ cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền và làm tăng ảnh hưởng của Mặt trận đoàn thể trong nhân dân, năng cao chất lượng đoàn viên, hội viên để có sự thể hiện rỏ nét về tính tự giác giữa người trong và ngoài tổ chức, xây dựng và mở rộng lực lượng nồng cốt trong các tầng lớp đổi mới nội dung hoạt động và hình thức tập hợp quần chúng, phù hợp với sự phát triển, vai trò của mặt trận đoàn thể luôn chú trong phát động liên tục và rộng khắp nhiều phong trào hành động cách mạng trong quần chúng, phù hợp với đặc điểm địa phương, thành phần xã hội và gắn với lợi ích thiết thực. Tiếp tục phát triển ngày càng nhiều những nhân tố mới, trong lao động sản xuất tương thân tương trợ giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia xây dựng nông thôn mới hăng hái, hưởng ứng 4 cuộc vận động của Thành phố, thông qua đó mà tự nguyện đóng góp xây dựng quỹ hoạt động của đoàn thể.

Để thực hiện các nội dung trên, mặt trận và đoàn thể quần chúng cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

a/ Quan tâm lãnh đạo đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh;

Đi đôi với những yêu cầu nhiệm vụ nêu trên, cần làm cho cấp ủy đảng quán trịêt nhiệm vụ xây dựng đoàn gắn liền với công tác xây dựng đảng, Huyện đoàn có kế hoạch tập trung, thường xuyên giáo dục lý tưởng XHCN, tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ cho đoàn viên và thanh niên làm nòng cốt trong các tổ chức thanh niên rộng rải, trướt hết là Hội liên hiệp Thanh niên, nêu gương trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, khắc phục khó khăn đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đưa nghị quyết 25 của Bộ chính trị về công tác thanh niên vào cuộc sống, tập trung củng cố cơ sở đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên thanh niên, công nhân, nông dân, học sinh. Đặc biệt chú ý khơi dậy phong trào thanh niên ở xóm ấp, đổi mới phương thức hoạt động của đội thiếu niên tiền phong, đào tạo cán bộ phụ trách và đầu tư phương tiện vật chất cho hoạt động đội, cùng với các ban ngành thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc av2 giáo dục trẻ am.

b/ Hội liên hiệp thanh niên: Là mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên mà đoàn TNCS là hạt nhân nòng cốt, hội cần được xây dựng lại và mở rộng hoạt động trên địa bàn dân cưu, trong trường học theo nhu cầu sở thích, ngành nghề của thanh niên, hội tích cực tham gia chăm lo việc học nghề cho thanh niên, hướng dẫn thanh niên tự giải quyết việc làm, chú ý trong lĩnh vực nông nghiệp, trong xây dựng nông thôn mới, các hoạt động văn hoá xã hội, thể dục thể thao, an ninh quốc phòng... thông qua hoạt động đáp ứng quyền lợi của thanh niên mà giáo dục lý tưởng XHCN, tư tưởng đạo đức của Bác Hồ cho thanh niên.

c/ ủy ban Mặt trận các cấp:

- Tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào hành động cách mạng, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận gắn với cụôc sống trên địa bàn dân cư.

- Thực hiện tốt đầu mối phù hợp, tạo sức mạnh tổng hợp trong việc thi hành các chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước.

- Giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước, góp phần trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo, củng có xây dựng mạng lưới công tác mặt trận, củng cố phát triển tổ chức phụ lão, quỹ bảo thọ.

d/ Liên đoàn lao động:

Giữ vai trò chủ yếu trong viêc xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, kiểm tra giám sát việc thực hiện luật công đoàn và các chế độ chính sách đối với người lao động, bảo vệ lợi ích chính đánh cho người lao động trong và ngoài các cơ sở kinh tế quốc doanh. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp công nhân lao động theo ngành nghề và thành phần kinh tế, quan tâm giáo dục giai cấp, nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, kiến thức quản lý khoa học kỷ thuật cho công nhân.

e/ Hội nông dân Việt Nam:

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư trưởng trong Hội nông dân Việt Nam, nhằm thắt chặc mối quan hệ đoàn kết liên minh công nông. Ra sức vận động nông dân thực hiện các nghị quyết chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp và xây dựng nông thôn ngoại thành. Củng cố hội nồng cốt, mở rộng, phong trào “3 giỏi” chăm lo bảo vệ quyền lợi trước mắt và lâu dài của nông dân, từng bước bước xây dựng hình thức hợp tác phù hợp để phát triển sản xuất, vận động nông dân tham gia giải quyết các vụ tranh chấp ruộng đất, xây dựng đời sống văn hóa, ở nông thôn, động viên tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ cán bộ nông dân nghèo.

f/ Hội liên hiệp Phụ nữ:

Chăm lo thiết yếu và quyền lợi đời sống (vật chất và tinh thần) của Phụ nữ, thực hiện 2 cuộc vận động của TW Hội, hướng dẫn Phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con tốt, tham gia sản xuất phát triển kinh tế, làm nòng cốt trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội góp phần bảo vệ sức khỏe, nhân phẩm của người Phụ nữ và trẻ em, giám sát và kiến nghị với nhà nước những vấn đề có liên quan với chính sách và quyền lợi của lao động nữ, củng cố tổ chức cơ sở, xây dựng và phát triển hội viên nòng cốt để làm hạt nhân cho các cuộc vận động phong trào hành động cách mạng.

g/ Hội cựu chiến binh: Tiếp tục nắm chắc tình hình thực trạng đời sống, sinh hoạt của tất cả cựu chiến binh trong toàn Huyện, xây dựng và duy trì sinh hoạt Hội các cấp đều đặn,đúng định kỳ, kịp thời phản ảnh tâm tư nguyện vọng của giới cho cấp ủy, chính quyền các cấp về lĩnh vực đời sống, sinh hoạt chính trị, xã hội của địa phương để tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

h/ Công tác tôn giáo: Quán triệt trong các bộ và nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân. Tăng cường quản lý các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật của nhà nước. Bên cạnh, cũng kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

- Với mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện lần thứ VI khẳng định về đường lối đổi mới của Đảng, quyết tâm động viên toàn Đảng bộ và nhân dân Huyện Củ Chi thực hiện. Phương hướng nhiệm vụ 5 năm 1991-1995 do Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện thông qua.

Với trách nhiệm của Đảng bộ cần phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng và những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, nhất định Huyện sẽ phấn đấu vựơt qua mọi khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ, tiếp tục giành được những thắng lợi mới./.

BCH ĐẢNG BỘ HUYỆN CỦ CHI

Thông báo