Thứ Sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024

Nghị quyết đại hội đại biểu huyện Bình Chánh lần 2

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Bình Chánh lần thứ II họp ngày /11/1979 đến hết ngày 1/12/1979 đã thảo luận bản báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Đảng bộ Huyện Bình Chánh do đồng chí Hồ Ngọc Điền- Quyền bí thư trình bày.

Đại hội đã nhất trí cao và bổ xung nhiều ý kiến quí báu làm sáng tỏ thêm về đánh giá tình hình, thắng lợi cũng như những khó khăn của sự lãnh đạo của Đảng bộ trong hơn 2 năm qua. Xác định nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể trong phương hướng hai năm 1980 – 1981. Đại hội thống nhất ủy nhiệm cho Ban Chấp hành mới của Đảng bộ có trách nhiệm chỉnh lý xây dựng thành nghị quyết chính thức của Đại hội.

Trên cơ sở đã thống nhất chung. Đại hội Nghị quyết những chỉ tiêu biện pháp lớn trong 1 số mặt công tác trọng tâm chủ yếu của phương hướng nhiệm vụ năm 1980-1981 là:

I/ Cải tạo quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm lo phục vụ đời sống quần chúng:

1/ Về cải tạo nông nghiệp:

Trong năm 1980 tập trung sức củng cố cho được 3 HTX (1 lúa ở Tân Kiên, 1 lác ở Tân Nhựt), mỗi xã tập trung xây dựng cho được 3 tập đoàn vững mạnh về mọi mặt và củng cố ổn định 30 số tập đoàn đã có (trừ Qui Đức, Bình Lợi vừa củng cố hết số đã có còn phải tập trung xây dựng thêm). Tích cực xây dựng hợp tác xã, tập đoàn nên điển hình để từ đó nhân lên, phấn đấu đến năm 1981 tất cả tập đoàn vững mạnh toàn diện, phát triển thêm 4 HTX nữa (trong đó có 1 Hợp tác xã mía ở Bình Lợi).

2/ Mục tiêu sản xuất nông nghiệp năm 1980 – 1981

a/ Trồng trọt:

phấn đấu đưa diện tích gieo trồng cây lương thực lên 17.200 ha/1981 trong đó:

1/ Diện tích lúa 10.00 ha (bao gồm: 5.500 ha hai vụ, 11.00 ha 1 vụ).

Phấn đấu đạt sản lượng từ 46 đến 54 ngàn tấn thóc năm 1981 (năng suất bình quân từ 2,6 t/ha năm 1980 lên 3T/ha năm 1981).

3/ Diện tích rau màu: (chủ yếu là luân canh và xen canh).

- Khoai 60ha, còn lượng bình quân 7T/ha.

- Đậu các loại: 500 ha, năng suất bình quân 3T/ha

- Rau: Cho tổng sản lượng 80.000 tấn/ha

- Khai hoang: Trong hai năm 80 – 81 khai hoang hết hơn 1.000 ha vùng Tân Nhựt, Bình Lợi.

3/ Cây công nghiệp:

- Mía: 600 ha (ở Bình Lợi) năng suất bình quân 70T/ha/năm.

- Lác: từ 300 ha – 400 ha (ở Tân Nhựt và Phong Phú) cho năng suất bình quân 70 tấn/năm.

- Thơm: 300 ha (ở Bình Lợi không kể tập trung cho 2 nông trường trồng 3000 ha).

b/ Chăn nuôi;

- Chỉ tiêu heo: phấn đấu 13000 con năm 1980, đến năm 1981 nâng lên đàn heo có mặt 18.000 con (trong đó có 2000 con nái giống).

- Trại quốc doanh tích cực phát triển 100 con nái giống năm 1980 lên 200 con năm 1981. Sản lượng thịt heo hơi 800t/năm.

- Gia cầm:

Vịt đàn: 30.000 con /80 (trong đó 2000 con vịt đẻ)

- 50.000 con/81 (trong đó 3000 vịt đẻ) cho sản lượng thịt 2 năm là 70 tấn

Trâu bò: 7000 con trong đó 5200 con cày kéo cho 80 tấn thịt/ năm

Cá các loại:

- Diện tích đê hồ 70 ha = 700.000 con

- Ruộng sâu ở Phong Phú, Bình Hưng 100 ha = 1000.000con

- Phát triển nuôi cá trên ruộng lúa, tăng cường đánh bắt cá sông rạch phấn đấu đạt sản lượng 1000 T/năm 1981.

- Cây con giống: cố gắn đến năm 1981 thay đổi phần lớn giống lúa mới ngắn ngày. Năm 1980 Huyện trồng 30 ha lúa giống để cung cấp cho các tập đoàn nhân ra. Ở mỗi xã phải có ít nhất 50ha giống/81.

- Phân: Phấn đấu đến 1981 bằng nhiều nguồn phân bón cho được bình quân 2-3 tấn / ha và rãi từ 300 – 500 kg voi/ha ở khu vực có phèn.

- Sức kéo: Tổ chức nắm thật chắt tập đoàn máy kéo tư nhân theo đúng chính sách ở các xã Bình Hưng Hoà, Vĩnh Lộc, Bình Trị Đông tổ chức cho được ở mỗi ấp cho được ít nhất là 1 tập đoàn sức kéo (Trâu, Bò cày, kéo xe) có từ 40 đến 50 con trâu bò, từ 6 – 10 chiếc xe bò.

- Cố gắn xây dựng xong hoàn chỉnh các trạm kỹ thuật, các đội bảo vệ thực vật, giống cây trồng.

- Trong năm 80 phải tổ chức củng cố Ban cải tạo nông nghiệp Huyện và các Ban sản xuất xã.

2/ Công nghiệp và giao thông vận tải:

a/ về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

chỉ tiêu cụ thể trong 2 năm 1980-1981:

- Phát triển thêm 1 lò rèn ở 12 xã (Bình Trị Đông, Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, Lê Minh Xuân, Bình Hưng, Qui Đức, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, Tân Quý Tây, An Lạc).

- Tổ chức lại hết các nhà máy xay tư nhân thành tổ hợp HTX, cải tiến nhà máy xay lớn ở Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hoà thành nhà máy chế biến thức ăn gia súc cuối năm 1980

- Xây dựng 1 lò gạch có công suất 1 triệu viên/năm 1981

- Hùn vốn với tư nhân tổ chức 1 nhà máychế biến giấy (hình thức HTX)

- Phát triển ngành dệt chiếu (Ở Phong Phú, Tân nhựt)

- Phát triển 1 tổ chức chế biến thức ăn gia súc ở An Lạc, Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hoà (của tư nhân gia công).

- Tiếp tục xây dựng hợp tác xã sản xuất đường mía (ở Bình Lợi)

- Vôi 20 ngàn tấn/năm

b/ Về giao thông vận tải:

- Củng cố lại tổ giao thông,vâieät nam tải

- Phát triển thêm 1 HTX tàu ghe

- Tu sửa lại toàn bộ cống

- Nghiên cứu phát huy sức kéo của đội máy kéo để chuyên chỡ phân bón hàng hoá.

3/ Thương nghiệp vật tư đồi sống:

Chỉ tiêu nông sản thực phẩm:

+ Lương thực: 5000 tấn thóc/ năm (trong đó có 1000 tấnqui ra thóc)

+ Thịt: 500 tấn/ năm trong đó có 100 tấn thịt heo

+ Hoa 50.000 tấn/năm

+ Trứng 1 triệu trứng/năm (kể cả quản lý thị trường)

+ Đường: 200 tấn/năm

+ Cá 500 tấn/năm

II/ An Ninh quốc phòng, bố trí lao động

a/ An ninh quốc phòng, trong 2 năm 1980 – 1981

- Chấn chỉnh lại BCH thống nhất từ Huyện tới Xã theo yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới.

- Bổ sung đầy đủ bộ đội địa phương

- Lực lượng công an vũ trang huyện

- Mỗi xã 1 đội dân quân tự vệ

- Mỗi cơ quan cấp Huyện 1 dân quân tự vệ

- Củng cố vể tổ chức huấn luyện thuần thục các động tác cơ bản chiến đấu.

- Đưa đi tập trung cưỡng bức lao động (loại 3)

- Bám chắc các đối tượng loại 1 và loại 2 thu gọn giao cho thành phố

- Kèm trên chỉ tiêu trên giao

- Thành lập 1 trại cưỡng bức lao động của công an và củng cố trại cải tạo lao động của Huyện. Thực hiện thật đúng chính sách đối với các đối tượng của trại này.

b/ Di giản dân bố trí lao động:

- Đưa ra khu vực Bình Lợi, Tân Nhựt, khoảng 1000 lao động để khai hoang vùng Bình Lợi, Tân Nhựt

- Kiên quyết đưa số người cư ngụ bất hợp pháp ở khu vực bến xe Miền tây về quê số không có gia đình giải quyết di kinh tế mới hoặc giản ra vùng Bình Lợi khai hoang sản xuất.

- Đưa di học nghề đã phát triển 2HTX sản xuất dệt chiếu

- Mỗi xã xây dựng 1 đội thuỷ lợi thường trực của xã.

III/ Đẩy mạnh công tác tư tưởng , văn hoá khoa học kỹ thuật.

1/ Về tuyên truyền:

Học tập giáo dục sâu rộng trong quần chúng nội dung tinh thần NQ 6 của Trung ương, NQ 9 của Thành ủy, và NQ của Đại hội đại biểu Đảng bộ lần này.

- Tập trung vào 3 mục tiêu lớn để phát động 4 phong trào lớn:

- Phong trào HTX và phát triển sản xuất.

- Phong trào phát huy quyền làm chủ tập thể, giữ gìn an ninh chính trị, bao vệ quốc phòng.

- Phong trào văn hoá mới con người mới, tiến chân vào khoa học kỹ thuật

- Phong trào làm nghĩa vụ lương thực, nghĩa vụ lao động thuỷ lợi và làm phân xanh.

Biện pháp thực hiện:

- Tiến tới trang bị cho mỗi xã 1 đài truyền thanh loa phóng thanh

- Đảng viên, cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên, phụ nữ, nông hội là lực lượng tuyên truyền chủ yếu.

- Huyện lập đội báo cáo viên gồm các đồng chí HUV, trưởng phó Ban ngành làm công tác tư tưởng. Phát động cho cơ sở đẩy mạnh phong trào đọc và làm theo báo đảng.

2/ Văn nghệ:

- Xúc tiến việc bảo tồn bảo tàng

- Luyện tập đội văn nghệ nghiệp dư làm nồng cốt, mỗi xã có 1 đội văieät nam nghệ nghiệp dư quần chúng.

- Xây dựng nhà truyền thống địa phương (Huyện)

- Củng cố lại câu lạc bộ thiếu nhi

3/ Giáo dục nhà trẻ:

Đưa lao động vào nhà trường chủ yếu cấp 3 (từ lớp 9-11)

- Sữa chữa lại toàn bộ các trường củ, nhà trẻ ở 19 xã.

- Xây dựng mỗi ấp 1 trường mẫu giáo..

4/ Y tế thể dục thể thao

- Xây dựng bệnh viện TT 200 giường (Huyện) trước mắt tiếp nhận bệnh viện Lê Minh Xuân đưa vào hoạt động trong đầu năm 1980. Tu sữa xây dựng lại trạm xá xã kết hợp đông tây y.

- Kịp thời dập tắt các bệnh dịch phát sinh

- Mở rộng phong trào kế hoạch hoá gia dình lấy cán bộ, công nhân viên làm nòng cốt.

- Xây dựng 1 sân bóng của Huyện, củng cố sân bóng đá xã ở khu vực liên xã (Vĩnh lộc, Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông, Hưng Long, An Lạc)

- Phát động mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quốc phòng.

5/ Thương binh Xã hội:

- Nắm chắc toàn bộ mộ của liệt sĩ, tử sĩ để đưa vào nghĩa trang Huyện

- Hoàn tất việc xét duyệt công nhận liệt sĩ thương binh

- Xắp xếp giải quyết công ăn việc làm ổn định đời sống cho nơi ăn ở cho anh em bộ đội phục viên hưu trí, neo đơn.

- Giải quyết chế độ hưu trí cho số cán bộ già yếu hưu trí.

- Phấn đấu giải quyết tệ nạn xã hội tập trung ở các khu vực Bình Hưng Hoà, Bình trị, bến xe miền tây, Bình Hưng.

IV/ Củng cố chính quyền, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân:

1/ Chính quyền:

Củng cồ lại các Ban ngành cấp Huyện củng cố chủ yếu là các ngành: Kế hoạch, cải tạo nông nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp.

- Mỗi cơ quan ban ngành xây dựng cho được chương trình nội quy, chương trình làm việc hàng tuần, tháng, năm, nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo thỉnh thị di dân vào nề nếp kỹ luật

- Thực hiện chế độ kiểm điểm trước 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, có 1 hộp thư ý.

V/ Xây dựng đoàn thể và tổ chức công đoàn:

- Củng cố cán bộ công nhân viên chức có biên chế vào tổ chức công đoàn xí nghiệp cơ quan. Đẩy mạnh hoạt động của công đoàn cơ sở nhất là khối cơ quan hành chính sự nghiệp.

- Phát triển gấp đôi số đoàn viên hiện nay, từ 70-80% thanh thiếu niên vào tổ chức, tích cực bồi dưỡng để giới thiệu đoàn vào Đảng.

- Đưa 70-80% phụ nữ vào tổ chức

VI/ Xây dựng Đảng nâng cao chất lượng, tổ chức thực hiện và sửa đổi lề lối làm việc

1/ Về chính trị tư tưởng:

- Xây dựng đoàn kết nội bộ trong BCH và toàn Đảng bộ.

- Đấu tranh khắc phục những tư tưởng tồn tạicản ngại lớn trong Đảng bộ.

- Chủ quan thiếu quan điểm quần chúng, quan liêu, mệnh lênh, hách dịch, thoái hoá tuỳ tiện, không dám làm….

- Phát huy quan điểm tấn công liên tục, giám nghĩ giám làm, giám chịu, trách nhiệm trước Đảng, trước quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng.

2/ Về tổ chức:

- Tập trung củng cố kiện toàn cơ cấu tổ chức đảng ủy, chỉ đạo cơ sở xã và các Ban, ngành cấp Huyện. trong năm 1980 công tác chi bộ yếu lên trung bình và đưa lên ½ chi bộ khá. Tiến tới cuối năm 1981đạt 100% chi bộ mạnh toàn diện.

- Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong các khu vực sản xuất, trường học, bệnh viện. Phấn đấu đến đầunăm 1981 không còn khu vực trắng (những nơi trắng hiện nay như tập đoàn sản xuất phải có ít nhất 1 đảng viên ).

- Xác minh xử lý dứt điểm các trường hợp đảng viên vi phạm kỹ luật hiện có dư luận và số đảng viên dứt liên lạc, bị bắt bị tù chưa rõ.

- Tăng cường 1/3 cấp ủy xuống xã cơ sở và phân công mới, HUV bám chỉ đạo

- Thực hiện đầy đủ các chính sách, lưu ý quan tâm chăm sóc cả về tinh thần, lẫn vật chất đối với đảng viên, cán bộ nhất là đảng viên, cán bộ ở cơ sở lăn lộn với phong trào, gặp khó khăn nhiêu về đời sống.

3/ Sữa đổi tác phong và lề lối làm việc:

- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ phê bình và tự phê bình trong nội bộ

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bô, quản lý đảng viên cán bộ về chế độ công tác quan hệ sinh hoạt.

- Tổ Đảng, chi bộ đảng ủy, Huyện ủy bảo đảm sinh hoạt đảng định kỳ, giữ nghiêm kỹ luật báo cáo, thỉnh thị sinh hoạt có nội dung, có kiểm điểm và xây dựng nghị quyết công tác.

- Khắc phục lối chỉ đạo hành chánh giấy tờ, mở hội nghị lù bù. Tăng cường chế độ đi, bám cơ sở, sâu sát tình hình.

- Cấp ủy viên và cán bộ ban ngành bảo đảm 1 tháng ít nhất 10 ngày đi bám cơ sở. Thiết thực giúp cho cấp dưới, chống qua loa và chi tiết phê phán.

- Bảo đàm nguyên tắc Đảng lảnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ, chống bao việc làm thay, quan liêu.

- tăng cường lãnh đạo ba đoàn thể và công đoàn, đẩy mạnh công tác dân vân, mặt trận.

- Bảo quản chế độ kiểm điểm 6 tháng, 1 năm một lần ở Huyện ủy và 3 tháng, 6 tháng một lần đối với cán bộ cơ sở.

Bình chánh, ngày 02 tháng 12 năm 1979

TM.CHỦ TỊCH ĐOÀN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

ĐẢNG BỘ LẦN II HUYỆN BÌNH CHÁNH

THÁI CÔNG ĐẤU

Thông báo