Thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tìm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tại các KCX - KCN

Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại chương trình. (Ảnh: Đan Như)

(Thanhuytphcm.vn) – Ngày 28/9, Ban Quản lý các Khu Chế xuất  - Khu Công nghiệp TPHCM (Ban Quản lý) đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ với Ban Quản lý và Tổng Giám đốc các doanh nghiệp tại KCN: Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Lê Minh Xuân 3 và An Hạ năm 2022.

Hội nghị được tổ chức nhằm lắng nghe và tiếp thu những ý kiến góp ý của các doanh nghiệp về khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất các chính sách hỗ trợ để Ban Quản lý và các sở ngành, cơ quan địa phương đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển sản xuất. Đồng thời, các doanh nghiệp hiến kế về định hướng phát triển các KCX - KCN thời gian tới.

Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn lao động

Tại hội nghị, các đại biểu trao đổi thảo luận về các vấn đề được doanh nghiệp đặt ra, trong đó có vấn đề liên quan đến môi trường, hạ tầng của các KCN, việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiến lao động, hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các thủ tục hành chính liên đến hoạt động của doanh nghiệp…

Đại diện công ty phản ánh tình cảnh họp chợ tự phát xung quan KCN, bán hàng rong trong KCN, tụ tập trước cổng công ty, gây ra các tình huống phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình trật tự. Các đơn vị liên quan cần sớm giải quyết tình trạng này.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp KCN TP Đào Xuân Đức, trong xu hướng ứng dụng công nghệ cao, ít sử dụng lao động đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình trước. Tự nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao được tính cạnh tranh trong thị trường hiện nay.

Phó trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất  - Khu Công nghiệp TPHCM Phạm Thanh Trực phát biểu tại chương trình. (Ảnh: Đan Như) Phó trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất - Khu Công nghiệp TPHCM Phạm Thanh Trực phát biểu tại chương trình. (Ảnh: Đan Như)

Đối với việc “giữ chân” công nhân làm việc tại các doanh nghiệp, ông Đào Xuân Đức cho biết, việc xây dựng nơi lưu trú, dịch vụ hạ tầng phục vụ công nhân chúng ta đã có chính sách. Trong đó, TPHCM triển khai dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân. Về an ninh trật tự, xử lý rác thải, giao thông, giải quyết tình trạng bán hàng rong, ông Đào Xuân Đức cho rằng, Ban Quản lý cần phối hợp các quận, huyện ký kết liên tịch để xử lý các vấn đề này.

Đại diện Công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc đề xuất, Ban Quản lý và các quận huyện có biện pháp hỗ trợ vấn đề an ninh trật tự cho lực lượng công nhân trên quãng đường từ ngoài KCN về các khu nhà trọ. Cùng với đó là hỗ trợ cung ứng lao động để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận tuyển dụng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau dịch, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường nhưng thiếu hụt lao động đang là vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất doanh nghiệp. Địa phương cần có Trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, cung ứng lao động. Có thể đưa các thông tin về nguồn cung ứng lao động lên website các đơn vị hạ tầng các KCX – KCN, để doanh nghiệp tham khảo khi có nhu cầu tuyển dụng.

Chăm lo đời sống công nhân nhiều hơn, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị

Phát biểu tại chương trình, Phó trưởng Ban Quản lý Phạm Thanh Trực cho biết, sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay TP đã có 3 KCX và 16 KCN được thành lập với tổng diện tích hơn 4.500 ha. Trong đó, 17 KCX - KCN đã hoạt động. Các KCX - KCN đã thu hút hơn 1.600 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,272 tỷ USD và thu hút hơn 276.000 lao động. Các KCX - KCN đã góp phần tích cực trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.

Trong các KCX - KCN có tổng số 1.664 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 1.456 dự án đang hoạt động (dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 509 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,5 tỷ USD; dự án có vốn đầu tư trong nước là 947 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 72.844,83 tỷ đồng); số dự án còn lại đang trong thời gian xây dựng cơ bản hoặc đang thực hiện thủ tục triển khai dự án theo quy định.

Các đại biểu tham dự chương trình. (Ảnh: Đan Như) Các đại biểu tham dự chương trình. (Ảnh: Đan Như)

Theo ông Phạm Thanh Trực, dịch bệnh Covid-19 đang được kiểm soát. Hầu hết các doanh nghiệp phục hồi sản xuất và hoạt động ổn định. Doanh nghiệp quan tâm thực hiện việc chăm lo đời sống công nhân nhiều hơn; chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường, nâng cấp, vận hành thường xuyên nhà máy xử lý nước thải tập trung, xử lý cục bộ nước thải đạt tiêu chuẩn đấu nối; đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. 

Báo cáo về công tác cải cách hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCX - KCN, ông Văn Vĩnh Thịnh, Phó trưởng Phòng Hỗ trợ giám sát và hoạt động đầu tư, Ban Quản lý cho biết, những năm gần đây, Ban Quản lý liên tục phấn đấu cắt giảm thời gian xử lý các thủ tục hành chính để đồng hành cùng với doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn TPHCM và cả nước xảy ra dịch bệnh Covid-19 cho đến nay. Hiện có 3 thủ tục hành chính được cắt giảm 30% thời gian xử lý. Giảm thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư từ 15 ngày xuống còn 10 ngày. Giảm thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư đăng ký điều chỉnh từ 10 ngày xuống 7 ngày. Giảm thời gian xử lý đối với thủ tục Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài từ 9 ngày còn 7 ngày. Việc cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Từ tháng 4 năm 2022, Ban Quản lý đã triển khai “Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4”, “Dịch vụ bưu chính công ích”, thanh toán trực tuyến các lệ phí thủ tục hành chính đối với 15 loại thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực lao động; điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; cấp phép xây dựng; ngừng, chấm dứt hoạt động dự án, văn phòng đại diện…; cắt giảm 50% lệ phí thủ tục hành chính đối với các thủ tục xin Giấy phép lao động, Giấy phép xây dựng nếu thực hiện trực tuyến.

S. Hải


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo