Thứ Năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 27/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đồng chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội. Tọa đàm là dịp để Quốc hội lắng nghe các ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, từ đó quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế - xã hội. Đây cũng là diễn đàn để các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý bày tỏ quan điểm chuyên sâu, độc lập, nhiều góc nhìn, mang tính xây dựng của mình để phát triển kinh tế - xã hội đạt chất lượng, bền vững.

Gợi mở các vấn đề cần thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu cho ý kiến thảo luận, đánh giá về bối cảnh chung trong nước và thế giới; chia sẻ những nhận xét, ý kiến về các diễn biến tài chính, đầu tư, thương mại toàn cầu năm 2021, dự báo năm 2022 và các năm tiếp theo; diễn biến mới nhất của kinh tế thế giới và những tác động tới kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã bày tỏ nhiều quan điểm chuyên sâu, độc lập, nhiều góc nhìn mang tính xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội chất lượng, bền vững.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Theo TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố là: khả năng kiểm soát dịch; tiến độ giải ngân đầu tư công; khả năng bảo đảm phục hồi sản xuất; khả năng bắt nhịp thực hiện một chương trình sâu rộng về phục hồi và phát triển kinh tế, khả năng tận dụng cơ hội từ đà phục hồi của kinh tế thế giới…

Kiến nghị ba giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế đã được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra. Theo đó, giai đoạn 1 (đến quý I/2022), ưu tiên phòng chống dịch Covid-19, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô để hỗ trợ cho doanh nghiệp “trụ vững” qua thời kỳ khó khăn và duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Giai đoạn 2 (đến hết 2023), sau khi kiểm soát dịch Covid-19, tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, đồng thời tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp. Giai đoạn 3 (sau 2023), bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô, hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn…

Đại diện Ngân hàng Thế giới dự và phát biểu tại Tọa đàm Đại diện Ngân hàng Thế giới dự và phát biểu tại Tọa đàm

Đề xuất 4 bài học để thúc đẩy quá trình phục hồi và giúp Việt Nam đi vào trạng thái bình thường mới, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh, tiêm chủng (đồng thời với xét nghiệm) có ý nghĩa quan trọng để kiểm soát đại dịch cũng để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế. Bên cạnh đó, vẫn cần có những hạn chế đi lại nhưng phải thông minh hơn; tìm điểm cân bằng phù hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; tăng cường trợ giúp xã hội để ngăn chặn tình trạng kiệt quệ tài chính ở các nhóm dễ bị tổn thương, hạn chế gia tăng bất bình đẳng.

Đại diện Ngân hàng Thế giới lưu ý Việt Nam cần tăng cường khả năng phục hồi thông qua một hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt. Để làm được điều này cần phân bổ thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội; xây dựng một cơ quan đăng ký xã hội quy mô lớn và áp dụng kỹ thuật số, để nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương; mở rộng quy mô thanh toán điện tử, để tiếp cận một cách hiệu quả những người thụ hưởng đã được xác định.

Vân Thanh


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo