Thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Gần 100 sinh viên Lào, Campuchia tham gia Hành trình “Theo dòng lịch sử - Biệt động Sài Gòn”

Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Xuân Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng các sinh viên Lào tại Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 2/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM tổ chức chương trình Hành trình “Theo dòng lịch sử - Biệt động Sài Gòn” cho gần 100 sinh viên Lào, Campuchia, nhân kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Tham gia cùng đoàn có Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Xuân Lâm.

Chia sẻ tại chương trình, đồng chí Hồ Xuân Lâm cho biết, nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay Lào và Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Campuchia, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào TPHCM và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP phối hợp tổ chức chương trình cho các em sinh viên Lào, Campuchia tham quan các địa điểm của Biệt động Sài Gòn trước đây, nhân kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc đến các tầng lớp Nhân dân, trong đó, chú trọng tuyên truyền cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên đang học tập trên địa bàn TP. Đồng thời, giúp các em sinh viên Lào, Campuchia hiểu được tình đất và tình người nơi các em sinh viên đang sinh sống và học tập.

Theo đồng chí Hồ Xuân Lâm, hoạt động này còn tạo môi trường cho sinh viên Lào, Campuchia có điều kiện tham gia trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử, các địa chỉ đỏ trên địa bàn TP. Qua đó, giúp các em hiểu được giá trị của hòa bình, để học tập tốt, sau này phục vụ cho đất nước của mình. Đồng thời, hiểu hơn về những người bạn Việt Nam.

Các sinh viên Lào tham quan và tìm hiểu di tích lịch sử tại Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn Các sinh viên Lào tham quan và tìm hiểu di tích lịch sử tại Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn

Ngoài ra, hoạt  động về nguồn này, cũng là kênh giúp các gia đình Việt đang nhận các em sinh viên Lào, Campuchia làm con nuôi hiểu hơn về truyền thống của gia đình Việt Nam, qua đó sẽ gắn bó với TPHCM là quê hương thứ hai của các em sinh viên, khi các em trở về nước phục vụ cho đất nước mình, sẽ luôn nhớ về những gia đình Việt Nam đã cùng với các em chia ngọt, sẻ bùi trong thời gian học tập và làm việc tại TPHCM.

Tại chương trình, các em sinh viên Lào, Campuchia tham quan, tìm hiểu về hầm vũ khí Biệt động Sài Gòn; Hộp thư bí mật và hầm nổi Biệt động Sài Gòn và Bảo tàng Biệt động Sài Gòn.

Tại đây các em sinh viên Lào, Campuchia còn thưởng thức cơm tấm Đại Hàn; cafe vợt… tại Quán cà phê Đỗ Phủ. Nơi đây vốn là di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn. Thời kỳ cách mạng, ông Năm Lai dưới vỏ bọc là một nhà tư sản, chuyên đi trang trí nội thất đã mua lại căn nhà ở địa chỉ này để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Ông giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn, người thợ làm cùng ông quản lý.

Các sinh viên Lào được trải nghiệm công nghệ trực quan khi tham quan, tìm hiểu về những chiến công của lực lượng biệt động tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn tại số 145, Trần Quang Khải Các sinh viên Lào được trải nghiệm công nghệ trực quan khi tham quan, tìm hiểu về những chiến công của lực lượng biệt động tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn tại số 145, Trần Quang Khải

Bề ngoài, ông Đỗ Miễn cùng vợ bán cơm tấm nhưng căn nhà thực chất là để nuôi giấu cán bộ; cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật, tiền vàng và cả thuốc Tây ra chiến khu và qua các nước bạn như Lào, Campuchia...

Tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn số 145, Trần Quang Khải, các sinh viên Lào, Campuchia được trải nghiệm công nghệ trực quan khi tham quan, tìm hiểu về những chiến công của lực lượng biệt động.

Long Hồ


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo