Thứ Năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Kỷ niệm 75 năm Ngày kháng chiến toàn quốc (19/12/1946 – 19/12/2021)

Con thuyền cách mạng Việt Nam đã vượt qua ghềnh thác nguy hiểm

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: http://hochiminh.vn/)

(Stxdd.thanhuytphcm.vn) - Cách mạng tháng Tám 1945 thành công một cách nhanh chóng và triệt để. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhưng đất nước đứng trước những khó khăn và thử thách vô cùng to lớn, chồng chất, nền kinh tế bị đình đốn trong chiến tranh khiến hàng hóa khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, công nhân thất nghiệp nền tài chính kiệt quệ. Ngập lụt diễn ra ở 9 tỉnh miền Bắc cùng với nạn đói từ miền Trung trở ra làm hơn 2 triệu đồng bào chết đói. Trình độ văn hóa của nhân dân thấp kém, đa số còn thất học, mù chữ. Trong lúc đó, quân Tưởng kéo vào nước ta, tiếng là để giải giáp quân Nhật nhưng đến đâu chúng cũng cướp phá, lại còn đòi Chính phủ ta cung cấp lương thực hàng ngày cho chúng. Chúng kéo theo cả bọn tay sai người Việt trở về phá phách.

Trước tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Thư Gửi đồng bào Nam b ngày 26/9/1945: “Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi, vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng”.

Ngày 11/11/1945, Đảng ra tuyên bố tự giải tán, sự thật là rút vào hoạt động bí mật để làm mất mục tiêu quấy phá của kẻ thù. Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối.

Ngày 25/11/1945, Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, Chỉ thị nêu ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời, Chỉ thị đề ra công tác trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, xây dựng Đảng, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc.

Dưới ánh sáng của Chỉ thị, ta đã làm được những việc thiết yếu với kết quả tốt đẹp như: các phong trào tăng gia sản xuất, chống đói, chống nạn mù chữ, đời sống công nhân và nông dân bước đầu được cải thiện, lao động được làm việc theo chế độ ngày 8 giờ, nông dân nghèo được cấp ruộng đất công, được giảm tô. Về tài chính, chính phủ lập ngân hàng quốc gia, phát hành giấy bạc, tổ chức tuần lễ vàng được người dân nhiệt liệt hưởng ứng, đóng góp tất cả 370 kg vàng. Các đoàn thể quần chúng được củng cố và phát triển. Các tầng lớp trí thức, công thương gia, cả một số quan lại trong chế độ cũ, cũng hăng hái tham gia sự nghiệp kháng chiến kiến quốc đất nước vừa bước ra từ chế độ thuộc địa, với biết bao tập tục, l thói lạc hậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cuộc vận động đời sống mới, kêu gọi nhân dân theo lối sống mới, thói quen mới, phong tục mới, vứt bỏ các hủ tục.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền cách mạng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xúc tiến sớm cuộc tổng tuyển cử trong phạm vi cả nước và lập y ban dự thảo Hiến pháp. Cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, đã bầu ra 333 đại biểu. Quốc hội khóa I, họp kì đầu tiên ngày 2/3/1946, trao quyền cho Chủ tịch Hồ Chí Minh lập chính phủ chính thức. Quốc hội chính thức thông qua Chính phủ liên hiệp và chấp nhận 70 ghế Quốc hội của Đảng Việt Quốc, Đảng Việt cách không qua bầu cử, nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 403. Như vậy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự mềm dẻo về sách lược, nhưng vẫn nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập, thống nhất đất nước, không để kẻ thù nắm quần chúng. Đối với bọn phản cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương trấn áp nghiêm khắc, trừng trị những tên đầu sỏ. Chính phủ ra sắc lệnh giải tán 2 Đảng phản động là Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng, Đại Việt Quốc dân Đảng và ra sắc lệnh đưa những người chống chế độ mới nguy hiểm đi an trí.

Quân Nhật hồi hương, quân Anh làm xong nhiệm vụ giải giáp cũng rút về nước. Quân Tưởng đóng ở miền Bắc và một phần miền Trung. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: quân Tưởng ra sức thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng. Nhưng kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm lược. Ta phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào thực dân Pháp. Vì vậy, phải nhân nhượng, hòa hoãn với quân Tưởng để có thời gian xây dựng lực lượng về mọi mặt và chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến toàn quốc có thể xảy ra.

Chính quyền ta hợp tác tích cực với quân Tưởng trong việc giải giáp tàn quân Nhật và tự kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân Tưởng tránh để xảy ra xung đột về quân sự. Dù đang rất khó khăn về kinh tế, Chính phủ ta vẫn cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho 200.000 quân của chúng.

Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp ký kết ở Trùng Khánh, hai bên nhân nhượng nhau: Pháp trả cho Tưởng một số tô giới béo bở, đổi lại, Pháp được quyền đem quân thay thế quân Tưởng ở miền Bắc Đông Dương.

Nhưng Pháp muốn đem quân ra miền Bắc một cách êm thắm và không có đụng độ quân sự. Pháp thấy phải điều đình, đi đến một thỏa thuận với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Tình thế mới khi đặt ra câu hỏi: Chúng ta quyết đánh hay tạm hòa với Pháp? Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng kịp thời ra chỉ thị Tình hình và chủ trương, phân tích một cách khách quan điều kiện trong - ngoài, khó khăn - thuận lợi các mặt, đi tới chủ trương giảng hòa với Pháp”. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy nhanh quân Tưởng về nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm, tận dụng khả năng hòa bình để xây dựng lực lượng ta về mọi mặt.

Theo chủ trương mới, ngày 6/3/1946, Chính phủ ta ký với đại diện chính phủ Pháp bản hiệp định sơ bộ. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có nghị viện, Chính phủ, quân đội và tài chính riêng nằm trong liên bang Đông Dương và liên hiệp Pháp, Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng sau 5 năm phải rút hết về nước.

 Ngày 9/3/1946, Thường vụ Trung ương Đảng lại ra Chỉ thị Hòa để tiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần trình bày trước Quốc hội và khuyên nhủ cán bộ, nhân dân ta: “Kiên nhẫn không phải là hèn nhát mà là một phương pháp đấu tranh. Để cứu nước lúc này có phải làm như Câu Tiễn cũng làm”. Bọn Việt gian phản quốc nhân cơ hội này lớn tiếng phản đối, tổ chức mít tinh, biểu tình đòi Chính phủ phải đánh quân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Người ta cương thì mình phải nhu, phải khôn khéo lấy nhu thắng cương thì mới là biết mình, biết người”,phải dùng những phương pháp, dù là đau đớn để cứu vãn tình thế!”. Trong cuộc mít tinh chiều ngày 7/3/1946, trước Nhà hát Thành phố, Người trịnh trọng tuyên bố trước nhân dân Thủ đô: “Tôi, Hồ Chí Minh suốt đời đã cùng đồng bào chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước!”.

Lời tuyên bố của vị lãnh tụ làm xúc động hàng vạn trái tim của cán bộ đảng viên và đồng bào hôm đó nhanh chóng được truyền đến khắp mọi tầng lớp nhân dân.

Lịch sử còn ghi nhớ chuyến thăm nước Pháp của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu, từ ngày 16/4 đến 16/5/1946. Ngày 31/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đi thăm chính thức nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. Cả hai chuyến thăm đều không đạt được mục đích ký một hiệp định chính thức nhưng đã làm cho nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ nhân dân ta, làm cho dư luận quốc tế chú ý đến Việt Nam và hiểu nguyện vọng hòa bình tha thiết của một dân tộc Việt Nam. Trước khi rời nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946, thỏa thuận một số điều về quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước, đình chỉ xung đột quân sự ở miền Nam và sẽ tiếp tục đàm phán vào tháng 1/1947.

Nhưng không thể có cuộc đàm phán đó.

Ngày 20/11/1946, quân Pháp mở cuộc tiến công chiếm đóng thành phố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Sự kiện này là khởi điểm của kế hoạch mở rộng quy mô chiến tranh xâm lược trên toàn bộ đất nước ta và toàn Đông Dương.

Tại Hà Nội, chúng phân phát vũ khí cho khoảng 7.000 Pháp kiều, lập thêm nhiều ổ tác chiến xung quanh khu vực đóng quân. Xe tăng, xe bọc thép tràn ra khắp các đường phố. Lính mũ nồi đỏ, mũ nồi đen cờ Việt Nam, bắt cóc người, bắn vào tàu điện Tình hình Hà Nội mỗi buổi, mỗi ngày càng tăng căng thẳng.

Tệ hại hơn, ngày 23/11/1946, Thủ tướng Pp còn ra lệnh cho đại diện Chính phủ Pháp tại Đông Dương là D’Argenlieu Hãy bắn đại bác đi!”.

Từ giữa tháng 12/1946, quân Pháp ở Hà Nội tăng cường khiêu khích. Máy bay thám thính bầu trời, xe ủi húc phá các chiến đấu của ta, bao vây trụ sở công an, x súng vào dân thường, đặc biệt gây ra vụ thảm sát ở Yên Ninh, Hàng Bún…

Phía ta, để thực hiện sách lược hòa hoãn trên tinh thần còn nước còn tát, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Lời kêu gọi đến các nước Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và các nước thành viên khác của Liên hiệp quốc, đề nghị “vãn hồi hòa bình”. Ngày 15/12/1946, Người lại gửi thông điệp cho thủ tướng mới của nước Pháp là Léon Blum, đề nghị một giải pháp làm hòa dịu tình hình. Song quân Pháp lại gửi cho Chính phủ ta một tối hậu thư, rồi hai tối hậu thư với lời lẽ ngang ngược. “Quân đội Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc tran ở Hà Nội, chậm nhất là sáng ngày 20/12/1946.

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào lúc 20 ngày 19/12/1946! Một quyết định vô cùng chủ động và tự tin.

Chiều hôm đó, tại làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Đông, vị lãnh tụ của dân tộc đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Như vậy, chỉ 16 tháng ngắn ngủi nhưng là cả một thời kỳ lịch sử đặc biệt, vô cùng trọng đại. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, con thuyền cách mạng Việt Nam đã vượt qua ghềnh thác nguy hiểm, vững vàng đi tới. Từ 5.000 đảng viên trong Cách mạng tháng Tám, nay đã có trên 20.000 đảng viên. Từ những đội giải phóng quân nhỏ lẻ, nay trong cả nước đã có 80.000 quân chính quy, 1 triệu dân quân du kích và tự vệ. Lực lượng vũ trang Chiến khu 11 (Hà Nội) với 5 tiểu đoàn vquốc quân và 8.000 tự vệ công an xung phong đã cầm chân quân địch suốt 60 ngày đêm, gấp đôi thời gian dự định.

Trương Nguyên Tuệ


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo